Thực Trạng Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Kĩ Năng Sống Cho Học Sinh Các Trường Thpt Huyện Mang Thít



7

Thông qua hình thức tự giáo dục của cá nhân học sinh


2,34


0,83


5


2,49


0,91


6

8

Thông qua hoạt động trải nghiệm

2,47

0,78

4

2,81

0,84

1

Chung

2,46

0,83


2,55

0,91


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long - 10

Từ kết quả khảo Bảng 2.6. có thể nhận thấy mặc dù có nhiều phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho HS, nhưng hiệu quả chỉ ở mức thấp, việc tổ chức GDKNS cho HS của THPT huyện Mang Thít nhìn chung mới chỉ dừng lại ở mức độ để biết, còn việc vận dụng, thực hành, áp dụng vào thực tiễn thì chưa được như mong muốn. Điều này đòi hỏi các trường THPT huyện Mang Thít ngoài việc đổi mới phương pháp còn phải tổ chức được các hoạt động nhằm giúp HS có thể vận dụng, rèn luyện được những KNS đã được học.

2.5. Thc trng qun lí hoạt động giáo dục kĩ năng sốngcho học sinh các trường THPT huyn Mang Thít

2.5.1. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục kĩ năng sống

Lập kế hoạch là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng quản lí, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển và tồn tại của mỗi tổ chức. Kết quả khảo sát ở Bảng 2.7. CBQL, GV, CB đoàn, hội cho thấy công tác lập kế hoạch GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít hiện được thực hiện chỉ ở mức trung bình (ĐTB chung = 2,23).

Nội dung được CBQL, GV, CB đoàn, hội đánh giá cao nhất là “Kế hoạch GDKNS được phổ biến và công khai trong trường” cũng chỉ ở mức thấp (ĐTB = 2,71; ĐLC = 0,83). Các nội dung được CBQL, GV, CB đoàn, hội đánh giá thấp nhất là “Lập kế hoạch GDKNS trong kế hoạch tổng thể công tác giáo dục toàn diện cho HS” (ĐTB = 2,05; ĐLC = 0,75) và “Thu hút sự tham gia của các chủ thể quản lí và các lực lượng giáo dục” (ĐTB = 2,08; ĐLC = 0,77).


Bảng 2.7. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục KNS cho HS THPT huyện Mang Thít


TT


Nội dung

CBQL, GV,

CB Đoàn

ĐTB

ĐLC

TB


1

Lập kế hoạch GDKNS trong kế hoạch giáo dục toàn diện cho học sinh.


2,05


0,75


6

2

Lập kế hoạch GDKNS riêng biệt

2,13

0,81

3


3

Thu hút sự tham gia của các chủ thể quản lí và các lực lượng giáo dục


2,08


0,77


5


4

Dự kiến được mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, phương thức và giải pháp


2,29


0,78


2

5

Kế hoạch GDKNS được phổ biến và công khai trong trường

2,71

0,83

1

6

Kế hoạch GDKNS có các chuẩn đánh giá rõ ràng

2,13

0,82

4

Chung

2,23

0,80



Theo ý kiến trao đổi với CBQL, công tác lập kế hoạch GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít hiện chủ yếu mang tính hình thức. Khi được hỏi về công tác lập kế hoạch GDKNS cho HS trong nhà trường, một CBQL cho rằng nội dung này nhà trường đang thực hiện chưa tốt, các kế hoạch mới chỉ được lồng ghép, dừng lại ở hình thức báo cáo mà chưa đi vào thực tiễn (Ý kiến của CBQL01).

2.5.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lí giáo dục kĩ năng sống

Tổ chức bộ máy quản lí GDKNS cho HS có vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành công các kế hoạch đặt ra hướng tới đạt mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường. Trong những năm gần đây, công tác này đang được các trường THPT huyện Mang Thít quan tâm thực hiện và ngày càng hoàn thiện,


tuy nhiên, kết quả khảo sát ở Bảng 2.8 cho thấy công tác tổ chức bộ máy quản lí GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế.

Bảng 2.8. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lí và tổ chức hoạt động GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít


TT


Nội dung

CBQL, GV,

CB Đoàn

ĐTB

ĐLC

TB


1

Xây dựng bộ máy quản lí GDKNS cho học sinh từ cấp trường đến các tổ


2,32


0,88


2


2

Xác định chức năng, nhiệm vụ, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, thành viên


2,09


0,80


4


3

Xác định mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ, hợp tác giữa các bộ phận, thành viên


2,19


0,77


3

4

Chương trình, nội dung tập huấn nâng cao năng lực cho các chủ thể quản lí

2,08

0,77

5


5

Tổ chức các hoạt động GDKNS phong phú và đa dạng


2,37


0,82


1

Chung

2,21

0,81


Theo đánh giá của CBQL, GV, CB đoàn, hội, những hạn chế lớn nhất trong công tác tổ chức bộ máy quản lí và tổ chức hoạt động GDKNS cho HS chỉ đạt mức độ trung bình.

Nội dung được CBQL, GV, CB đoàn, hội đánh giá cao nhất là “Tổ chức các hoạt động GDKNS phong phú và đa dạng” cũng chỉ ở mức thấp (ĐTB = 2,37; ĐLC = 0,82). Các nội dung được CBQL, GV, CB đoàn, hội đánh giá thấp nhất là “Chương trình, nội dung tập huấn nâng cao năng lực cho các chủ thể quản lí” (ĐTB = 2,08; ĐLC = 0,77) và “Xác định chức năng, nhiệm vụ, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, thành viên” (ĐTB = 2,07; ĐLC = 0,80).


Ngoài ra, việc xác định mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ, hợp tác giữa các bộ phận, thành viên trong bộ máy quản lí GDKNS cho HS cũng chưa tốt, việc tổ chức các hoạt động GDKNS cũng chưa phong phú và đa dạng.

2.5.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục kĩ năng sống

Kết quả khảo sát từ CBQL, GV, CB đoàn, hội cho thấy công tác chỉ đạo thực hiện GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít được thực hiện chưa tốt.

* Chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nguyên tắc GDKNS

GDKNS có mục tiêu là phát triển năng lực tâm lý – xã hội của HS để vượt qua những thách thức của cuộc sống, đồng thời làm thay đổi hành vi, thói quen có thể gây rủi ro, mang lại hậu quả tiêu cực thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực để nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển bền vững cho xã hội. Để thực hiện mục tiêu, nguyên tắc đó, cần phải thực hiện 4 nội dung. Kết quả khảo sát ở Bảng 2.9 cho thấy công tác này đang được thực hiện chỉ ở mức trung bình (1,75 ≤ ĐTB < 2,50).

Bảng 2.9. Thực trạng chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nguyên tắc GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít


TT


Nội dung

CBQL, GV,

CB Đoàn

ĐTB

ĐLC

TB

1

Thống nhất nhận thức GDKNS là một bộ phận thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện

2,02

0,87

2

2

Chỉ đạo GDKNS cho học sinh thông qua thực tiễn sinh động của xã hội

1,95

0,78

3

3

Chỉ đạo GDKNS cho học sinh theo nguyên tắc tập thể

2,05

0,82

1

4

Chỉ đạo GDKNS cho học sinh trên cơ sở nắm vững đặc điểm học sinh

1,83

0,75

4

Chung

1,96

0,80



Nội dung được CBQL, GV, CB đoàn, hội đánh giá cao nhất là “Chỉ đạo GDKNS cho học sinh theo nguyên tắc tập thể” cũng chỉ ở mức thấp (ĐTB = 2,05; ĐLC = 0,82). Các nội dung được CBQL, GV, CB đoàn, hội đánh giá thấp nhất là “Chỉ đạo GDKNS cho học sinh trên cơ sở nắm vững đặc điểm học sinh” (ĐTB = 1,83; ĐLC = 0,75) và “Chỉ đạo GDKNS cho học sinh thông qua thực tiễn sinh động của xã hội” (ĐTB = 1,95; ĐLC = 0,78).

Theo đánh giá của CBQL, GV, CB đoàn, hội các nội dung ở Bảng 2.10 chỉ nhận được ĐTB chung là 1,96. Điều này cho thấy công tác chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nguyên tắc GDKNS cho HS ở THPT huyện Mang Thít đang còn nhiều hạn chế.

* Chỉ đạo thực hiện nội dung, phương pháp tổ chức GDKNS

Kết quả khảo sát ở Bảng 2.10 cho thấy, công tác chỉ đạo thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít được thực hiện chưa tốt (ĐTB chung = 1,96; ĐLC = 0,77).

Bảng 2.10. Thực trạng chỉ đạo thực hiện nội dung, phương pháp tổ chức GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít


TT


Nội dung

CBQL, GV,

CB Đoàn

ĐTB

ĐLC

TB

1

Chỉ đạo các chủ thể giáo dục nắm vững 6 KNS cần giáo dục cho học sinh.

1,70

0,71

4

2

Chỉ đạo thực hiện GDKNS thông qua các môn học chính khóa.

1,75

0,75

3

3

Chỉ đạo thực hiện GDKNS thông qua các môn học ngoại khóa, các hoạt động xã hội

2,09

0,81

2

4

Chỉ đạo thực hiện GDKNS thông qua các tổ chức tự quản của học sinh.

2,12

0,82

1

5

Chỉ đạo thực hiện GDKNS thông qua các hoạt động tự rèn luyện

2,12

0,78

1

Chung

1,96

0,77



Trong số các nội dung khảo sát, nội dung “Chỉ đạo thực hiện GDKNS thông qua các tổ chức tự quản của học sinh” và “Chỉ đạo thực hiện GDKNS thông qua các tổ chức tự quản của HS” có ĐTB cao nhất. Những nội dung chỉ đạo còn lại có ĐTB thấp, số liệu đó cũng phản ánh lãnh đạo các trường THPT huyện Mang Thít chưa thực sự quan tâm chỉ đạo đến các nội dung khác. Trong đó, nội dung “Chỉ đạo các chủ thể giáo dục nắm vững 6 KNS cần giáo dục cho HS” có ĐTB thấp nhất. Thực tế cũng cho thấy, không ít CBQL, GV, CB đoàn, hội và HS THPT huyện Mang Thít không nắm được 06 KNS cần được giáo dục mà chúng tôi đưa ra.

* Chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ GDKNS

Công tác chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít được thực hiện chỉ ở mức trung bình (ĐTB chung = 2,11; ĐLC = 0,78).

Bảng 2.11. Thực trạng chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít


TT


Nội dung

CBQL, GV,

CB Đoàn

ĐTB

ĐLC

TB

1

Hệ thống phòng học đảm bảo các yêu cầu hoạt động giáo dục KNS

2,09

0,73

3

2

Trang bị TBDH, các phòng chức năng phục vụ hoạt động giáo dục KNS

2,06

0,72

4

3

Giáo trình, tài liệu về KNS và GDKNS.

2,14

0,85

2


4

Hệ thống thông tin phục vụ giáo dục và rèn luyện KNS


2,16


0,81


1

Chung

2,11

0,78


Bảng số liệu 2.11. cho thấy, các trường THPT huyện Mang Thít cũng đã chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ GDKNS


cho HS qua việc xây dựng được hệ thống phòng học đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh học đường, có trang thiết bị âm thanh hỗ trợ hoạt động giảng dạy và rèn luyện KNS cho HS; Trang bị đầy đủ máy chiếu, các phòng chức năng, câu lạc bộ phục vụ hoạt động giáo dục và rèn luyện KNS; có giáo trình, tài liệu về KNS và GDKNS; và có Hệ thống thông tin phục vụ giáo dục và rèn luyện KNS cho HS.

Tuy nhiên, hầu hết các nội dung này được dùng chung cho tất cả các hoạt động dạy và học trong nhà trường, không những thế, các nội dung này còn được ưu tiên cho các hoạt động chính khóa, ĐTB của các nội dung này cũng được các đối tượng khảo sát đánh giá chưa cao, điều này cho thấy đây cũng chính là một trong những hạn chế mà THPT huyện Mang Thít cần khắc phục để đạt hiệu quả cao trong HĐGDKNS cho HS trong thời gian tới.

Nội dung được CBQL, GV, CB đoàn, hội đánh giá cao nhất là “Hệ thống thông tin phục vụ giáo dục và rèn luyện KNS” cũng chỉ ở mức thấp (ĐTB = 2,16; ĐLC = 0,81). Nội dung được CBQL, GV, CB đoàn, hội đánh giá thấp nhất là “Trang bị TBDH, các phòng chức năng phục vụ hoạt động giáo dục KNS” (ĐTB = 2,06; ĐLC = 0,72).

* Chỉ đạo phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong GDKNS

Kết quả khảo sát từ CBQL, GV, CB đoàn, hội ở Bảng 2.12. cho thấy, công tác chỉ đạo phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít được thực hiện chưa tốt (ĐTB chung = 2,18; ĐLC = 0,81).

Số liệu ở Bảng 2.12. cũng cho thấy, công tác chỉ đạo phối kết hợp các lực lượng giáo dục bên trong và bên ngoài nhà trường cũng được thực hiện chưa tốt. Thể hiện qua việc sự phối hợp chưa thường xuyên, nội dung phối hợp chủ yếu là tuyên truyền mang tính một chiều, chưa tạo ra được mối tương tác tích cực giữa các báo cáo viên và HS, chưa tạo ra được không khí vui tươi, hào hứng ở HS nên hiệu quả thu được sau những


buổi tổ chức còn nhiều hạn chế.

Bảng 2.12. Thực trạng chỉ đạo phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít


TT


Nội dung

CBQL, GV,

CB Đoàn

ĐTB

ĐLC

TB

1

Chỉ đạo phối kết hợp các lực lượng giáo dục bên trong nhà trường.

2,18

0,81

1


2

Chỉ đạo phối kết hợp các lực lượng giáo dục bên trong và ngoài nhà trường.


2,18


0,81


1

Chung

2,18

0,81


Thực tế cũng cho thấy, trong những năm qua, các lực lượng giáo dục bên trong nhà trường đã có sự phối hợp trong việc thực hiện các hoạt động GDKNS cho HS. Tuy nhiên mức độ và hiệu quả của sự phối hợp đó là chưa cao. Các hoạt động GDKNS cũng đã được tổ chức dưới nhiều hình thức, nhưng nhìn chung còn mang tính cục bộ, riêng lẻ. Lực lượng chủ yếu tham gia GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít là Đoàn thanh niên, Hội LHTN và thường vắng mặt Ban giám hiệu trường và GV (Bảng 2.7. ở phần trên).

Để làm rõ hơn nội dung khảo sát, chúng tôi đã tiến hành phòng vấn 1 GV01, kết quả phỏng vấn như sau: “Hàng năm, Đoàn Thanh niên của Trường có rất nhiều hoạt động liên quan đến GDKNS cho HS như Hội trại, Hội thi, phong trào văn nghệ… tuy nhiên, chúng tôi chủ yếu thực hiện theo kế hoạch của Trường, hoặc kết hợp với huyện Đoàn Mang Thít mà chưa phối hợp với các tổ chức GDKNS. Nếu có sự phối hợp này, chắc chắn các bạn HS sẽ có nhiều cơ hội để vừa có kiến thức về lý thuyết, vừa có cơ hội thực hành thông qua các hoạt động đoàn của chúng tôi”.

2.5.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng

sống

Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS cho HS có vai trò quan

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 03/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí