Hoạt Động Giáo Dục Kĩ Năng Sống Ở Trường Thpt


làm chủ bản thân, kĩ năng thích ứng và hòa nhập với cuộc sống, kĩ năng làm việc. Tuy nhiên, KNS (Life Skills) có thể hiểu là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội và khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Có thể nói KNS chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh (Nguyễn Thị Mai Hà, 2007).

Theo UNICEF: “KNS là khả năng chuyển đổi kiến thức (phải làm gì) và thái độ (ta đang nghĩ gì, cảm xúc như thế nào hay tin tưởng vào giá trị nào) thành hành động (làm gì và làm như thế nào)” (Nguyễn Thị Mai Hà, 2007).

Từ những quan niệm trên cho thấy các quốc gia đều dựa trên quan niệm về KNS của các tổ chức quốc tế nhưng có tính khác biệt do phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa của từng quốc gia. Một số quốc gia coi trọng các kĩ năng như: kĩ năng tư duy, kĩ năng thích ứng, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác và cạnh tranh; một số nước lại chú trọng đến các kĩ năng: phòng chống HIV/AIDS, kĩ năng xóa đói, giảm nghèo.

Giáo dục kĩ năng sống

GDKNS là giáo dục hình thành những kĩ năng mang tính xã hội và cá nhân giúp HS có thể chuyển tải những gì mình biết (nhận thức), những gì mình cảm nhận (thái độ) và những gì mình quan tâm (giá trị) thành những kĩ năng hành động biết làm gì, làm như thế nào trong những tình huống khác nhau của cuộc sống. GDKNS là quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục một cách có khoa học của nhà giáo dục nhằm giúp người học biết cách chuyển dịch kiến thức, thái độ, giá trị thành hành động thực tế một cách tích cực và mang tính chất xây dựng. Như vậy, bản chất của GDKNS là hướng đến thay đổi hành vi cho người học. Từ đây, GDKNS cho HS được hiểu là quá trình hình thành những hành vi tích cực giúp HS giải quyết thách thức trong cuộc sống thường nhật (Nguyễn Thanh Bình, 2013).


Theo UNICEF hay UNESCO cho rằng giáo dục KNS không phải là một lĩnh vực hay môn học nhưng nó được áp dụng lồng vào trong những kiến thức, kĩ năng quan trọng trong quá trình phát triển của cá nhân và học tập suốt đời (Nguyễn Thanh Bình, 2007).

Nội dung giáo dục KNS cụ thể của từng trường tùy thuộc tập quán, điều kiện CSVC, sự nhận thức, năng lực của Hiệu trưởng và đội ngũ giáo viên nhà trường để định hướng nội dung, chương trình giáo dục KNS theo hướng lồng ghép trong các môn học, thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động giáo dục khác do nhà trường, địa phương tổ chức.

Giáo dục KNS có mục tiêu chính là làm thay đổi hành vi của người học từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, mang lại hậu quả tiêu cực chuyển thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực và có hiệu quả; thông qua hoạt động giáo dục KNS học sinh được rèn luyện năng lực tư duy qua đó chất lượng các môn học cũng như chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường được nâng lên góp phần phát triển bền vững cho xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

1.2.3. Quản lí giáo dục kĩ năng sống

Quản lí giáo dục KNS là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lí tới các đối tượng quản lí nhằm đưa việc giáo dục KNS đạt được kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất. Quản lí giáo dục KNS cho học sinh THPT không thể tách rời khỏi các chức năng của quản lí, quản lí giáo dục và quản lí nhà trường nó bao gồm hàng loạt những hoạt động tiến hành lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của nhà quản lí, của tập thể sư phạm, của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường theo kế hoạch chủ động và chương trình giáo dục nhằm thay đổi nhận thức hay tạo ra hiệu quả giáo dục cần thiết (Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Văn Tính, Vũ Phương Liên và Đinh Thị Kim Thoa, 2012).

Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long - 5

Quản lí GDKNS chính là những công việc của nhà trường mà người CB quản lí các cơ sở đào tạo thực hiện những chức năng quản lí để tổ chức, triển


khai HĐGDKNS. Đó chính là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lí tác động tới các hoạt động GDKNS trong nhà trường nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà tiêu điểm là quá trình giáo dục và dạy KNS cho học sinh (Nguyễn Thị Mỹ Lộc et al., 2012).

Như vậy, quản lí GDKNS trong nhà trường được hiểu như là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lí đến tập thể giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội trong và ngoài trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động GDKNS của nhà trường, hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục và rèn luyện KNS cho học sinh đã đề ra.

Các chủ thể quản lí trong hệ thống phân cấp quản lí giáo dục KNS

Phân cấp là việc chuyển giao quyền quyết định xuống các cấp thấp hơn cho phù hợp với trách nhiệm và quyền hạn; hoặc phân cấp tương đương với cấu trúc tổ chức mà trong đó nhiều cá nhân hay các đơn vị thành phần có thể ra các quyết định. Phân cấp bao gồm hai mặt: một mặt là sự phân công lại hay cơ quan cấp trên trao thêm trách nhiệm và quyền quyết định phù hợp với chức năng của cấp dưới; mặt khác, đó còn là quá trình chịu trách nhiệm của mỗi cấp và mối quan hệ giữa các cấp trong và ngoài hệ thống. Do đó, phân cấp quản lí nhà trường là quá trình thiết kế lại hệ thống trách nhiệm, quyền hạn và tính chịu trách nhiệm theo hướng dịch chuyển từ cấp trên xuống cấp dưới trong đó có nhà trường nhằm sử dụng tối đa các nguồn lực để đạt tới mục tiêu giáo dục đã đề ra (Nguyễn Công Khanh, 2013).

Các chủ thể quản lí trong hệ thống phân cấp quản lí GDKNS cho HS trong các trường THPT gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng.

Trong quản lí GDKNS cho HS trong các trường THPT, các chủ thể có các chức năng, nhiệm vụ sau: Phó Hiệu trưởng có chức năng tham mưu và giúp Hiệu trưởng nhà trường trong việc quản lí, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ giáo dục và dạy học các bộ


môn. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đào tạo theo kế hoạch chung của trường. Các chủ thể quản lí trong hệ thống phân cấp quản lí GDKNS cho HS trong các trường THPT có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục và rèn luyện KNS cho học sinh đã đề ra (Nguyễn Công Khanh, 2013).

1.3. Hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường THPT

1.3.1. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống

Mục tiêu giáo dục KNS của Việt Nam đã chuyển từ cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học để đáp ứng được sự phát triển và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việt Nam thực hiện mục tiêu giáo dục của thế kỷ XXI mà UNESCO đã đề xuất: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống. Trước những yêu cầu hiện tại giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường THPT nhằm giúp cho học sinh:

Có kĩ năng bảo vệ trước những vấn đề xã hội có nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống an toàn và khỏe mạnh của các em học sinh. Giúp phòng ngừa những hành vi nguy cơ có hại cho sức khỏe và sự phát triển của các em.

Biết làm chủ bản thân, có khả năng thích ứng, biết cách ứng phó trước những tình huống căng thẳng, khó khăn trong giao tiếp hằng ngày của các em. Rèn luyện và định hướng cho các em biết sống có trách nhiệm với bản thân, bạn bè, gia đình và cộng đồng khi các em lớn lên trong một xã hội hiện

đại.

Tạo cho các em những cơ hội, hướng suy nghĩ, hướng đi tích cực và tự tin cũng như giúp các em có quyết định và lựa chọn đúng đắn những vấn đề của cuộc sống.

Theo UNESCO có ba thành tố hợp thành năng lực của con người là: kiến thức, kĩ năng và thái độ. Hai yếu tố sau thuộc về KNS có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách, bản lĩnh, tính chuyên nghiệp. Thành công


chỉ thực sự đến với những người biết thích nghi để làm chủ hoàn cảnh và có khả năng chinh phục hoàn cảnh. Vì vậy, KNS sẽ là hành trang không thể thiếu. Quá trình hội nhập với thế giới đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngoài kiến thức chuyên môn, yêu cầu về các KNS ngày càng trở nên quan trọng. Thiếu KNS con người dễ hành động tiêu cực, nông nổi. Giáo dục cần trang bị cho người học những kĩ năng thiết yếu như ý thức về bản thân, làm chủ bản thân, đồng cảm, tôn trọng người khác, biết cách hợp tác và giải quyết hợp lý các mâu thuẫn, xung đột (Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Kim Dung, Lưu Thu Thuỷ và Vũ Thị Sơn, 2003).

1.3.2. Ý nghĩa của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT

KNS thúc đẩy sự phát triển của cá nhân và xã hội

Thực tế cho thấy, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con người, có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng. KNS chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi, thói quen tích cực, lành mạnh. Người có KNS phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại, người thiếu KNS thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong học tập, giao tiếp và cuộc sống.

Không những thúc đẩy sự phát triển của cá nhân, KNS còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các tệ nạn xã hội và bảo vệ quyền con người. Việc giáo dục KNS sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm các tệ nạn. Giáo dục KNS còn giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân được ghi trong luật pháp Việt Nam và quốc tế (Nguyễn Thanh Bình, 2015).


Giáo dục KNS là yêu cầu cần thiết đối với thế hệ trẻ

Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có KNS, các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước.

Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động...Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường như hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đạt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục KNS, nếu thiếu KNS, các em sẽ dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực và lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách (Nguyễn Thanh Bình, 2015).

Vì vậy việc giáo dục KNS cho học sinh, thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh (Nguyễn Thanh Bình, 2015).

Giáo dục KNS nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông với mục tiêu giáo dục toàn diện

Phương pháp giáo dục KNS chủ yếu được áp dụng là các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực như: hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, đóng vai, trò chơi cũng là phù hợp với định hướng về yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay (Phạm Thị Nga, 2016).


Giáo dục KNS cho học sinh trong các nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới

Hiện nay đã có trên 155 nước và vùng lãnh thổ quan tâm đến việc đưa KNS vào nhà trường, trong đó có 143 quốc gia đã đưa vào chương chình chính khoá ở bậc tiểu học và trung học. Việc giáo dục KNS ở các nước được thực hiện theo ba hình thức:

- KNS là một môn học riêng biệt

- KNS được tích hợp vào một vài môn học chính

- KNS được tích hợp vào nhiều hoặc tất cả các môn học trong chương trình (Nguyễn Thanh Bình et al., 2003).

Từ những lí do trình bày ở trên có thể khẳng định, việc giáo dục KNS cho học sinh trong các nhà trường hiện nay là rất cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt.

1.3.3. Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống

Tương tác

KNS không thể hình thành chỉ qua việc nghe giảng và tự đọc tài liệu mà phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác. Việc nghe giảng và tự đọc tài liệu chỉ giúp học sinh thay đổi nhận thức về một số vấn đề nào đó. Nhiều KNS được hình thành trong quá trình học sinh tương tác với bạn cùng học và với những người xung quanh thông qua hoạt động học tập hoặc các hoạt động xã hội trong và ngoài nhà trường. Trong khi tham gia các hoạt động có tính tương tác, học sinh có dịp thể hiện các ý tưởng của mình, xem xét ý tưởng của người khác, được đánh giá và xem xét lại những kinh nghiệm sống của mình trước đây theo một cách nhìn khác. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động có tính chất tương tác cao trong nhà trường tạo cơ hội quan trọng để giáo dục KNS hiệu quả (Nguyễn Thanh Bình, 2015).


Trải nghiệm

KNS được hình thành khi người học được trải nghiệm qua các tình huống thực tế. Học sinh chỉ có kĩ năng khi các em được tự làm việc đó, chứ không chỉ nói về việc đó. Kinh nghiệm có được khi học sinh được hành động trong các tình huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kĩ năng phù hợp với điều kiện thực tế. Giáo viên cần thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động trong và ngoài giờ học sao cho học sinh có cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân, tự trải nghiệm và biết phân tích kinh nghiệm sống của chính mình và người khác. Giáo dục KNS là giúp học sinh nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau. Quyết định phải xuất phát từ học sinh. Vì thế học phải hết sức gần gũi với cuộc sống hay ngay trong cuộc sống. Nội dung phải xuất phát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của học sinh. Học sinh cần có điều kiện để cọ xát các ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, tập tành, thực hành, áp dụng. Học sinh phải tham gia chủ động vì có thế học sinh mới thay đổi hành vi (Nguyễn Thanh Bình, 2015).

Tiến trình

Giáo dục KNS không thể hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà đòi hỏi phải có cả quá trình: nhận thức – hình thành thái độ - thay đổi hành vi. Đây là một quá trình mà mỗi yếu tố có thể khởi đầu của một chu trình mới. Do đó nhà giáo dục có thể tác động lên bất kì mắt xích nào trong chu trình trên: thay đổi thái độ dẫn đến mong muốn thay đổi nhận thức và hành vi hoặc hành vi thay đổi tạo nên sự thay đổi nhận thức và thái độ (Nguyễn Thanh Bình, 2015).

Thay đổi hành vi

Mục đích cao nhất của giáo dục KNS là giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Giáo dục KNS thúc đẩy người học thay đổi hay định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình sao cho đúng chuẩn. Thay đổi hành vi, thái độ và giá trị ở từng người là một quá trình khó khăn,

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 03/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí