Những Khái Niệm Cơ Bản Của Đề Tài


tạo đã có một số văn bản quy định, Thông tư “Quy định Quản lí hoạt động GDKNS và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa”, ban hành ngày 28 tháng 02 năm 2014, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2014 trong đó chỉ rõ: hoạt động giáo dục giúp cho người học hình thành và phát triển những thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong việc ứng xử các tình huống của cuộc sống cá nhân và tham gia đời sống xã hội, qua đó hoàn thiện nhân cách và định hướng phát triển bản thân tốt hơn dựa trên nền tảng các giá trị sống. Thông tư đã quy định nguyên tắc, điều kiện hoạt động, thẩm quyền cấp phép, trong đó nêu cao trách nhiệm quản lí của các cấp, nhất là các cơ sở giáo dục.

Có thể nhận thấy ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề GD KNS, một số công trình đã đi sâu nghiên cứu một số lĩnh vực nội dung và phương thức GD KNS, các đề tài đã phân tích làm rõ thực trạng trước tính cấp bách của vấn đề GD KNS, một số đề tài đã đề xuất các biện pháp QLGD KNS cho HS. Tuy nhiên hiện nay ở các trường THPT việc GD KNS cho HS mới chỉ được thực hiện ở mức độ tích hợp ở một số môn học mà chưa khai thác hết nội lực của việc GD KNS thông qua các hoạt động tập thể, hoạt động GDNGLL trong nhà trường để thực hiện có hiệu quả nội dung GD KNS cho HS THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới GD.

1.2. Những khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Quản lí giáo dục

Quản lí

Quản lí đã và đang trở thành một chuyên ngành khoa học có tác động rất lớn và có tính chất quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đến nay khoa học quản lí ngày càng được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đời sống xã hội. Theo Harold Koontz: “Quản lí là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lí là hình thành một môi trường


mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” (Đặng Xuân Hải và Nguyễn Sỹ Thư, 2010).

Theo tác giả Nguyễn Dục Quang “Quản lí là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến tập thể những người lao động nói chung là khách thể quản lí nhằm thực hiện những mục tiêu đã dự kiến’ (Nguyễn Dục Quang, 2012).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Tác giả Phan Văn Kha: “Quản lí là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được mục đích đã định” (Phan Văn Kha, 2007).

Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lí là những tác động có tính định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến đối tượng bị quản lí trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt được mục đích nhất định (Trần Kiểm, 2012).

Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long - 4

Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí thì quản lí là “tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí (người quản lí) đến khách thể quản lí (người bị quản lí) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức (Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2004).

Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn: “Quản lí là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí nhằm sử dụng hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường” (Đỗ Hoàng Toàn, 1998).

Từ những khái niệm đã trình bày, tác giả nhận thấy có những điểm chung cơ bản sau:

Quản lí thì phải có chủ thể quản lí, đối tượng bị quản lí và mục tiêu quản

lí.


Mục tiêu của quản lí nhằm thay đổi hoạt động của tổ chức, trạng thái của hoạt động và nâng cao hiệu quả của hoạt động.

Chủ thể quản lí phải thực hiện việc tác động.

Chủ thể quản lí có thể là một người hoặc nhiều người, còn đối tượng bị quản lí có thể là một người, nhiều người hoặc nhà cửa, máy móc, vật nuôi, cây trồng.

Điều đầu tiên của quản lí chính là quản lí con người, tác động lên con người để họ làm việc có lợi cho tổ chức. Làm thế nào để họ có thể mang hết năng lực của họ ra để cống hiến, phục vụ một cách tự nguyện.

Quản lí là thực hiện những công việc có tính định hướng, điều tiết phối hợp các hoạt động của cấp dưới.

Quản lí là quá trình chủ thể quản lí tác động lên đối tượng bị quản lí một cách gián tiếp hay trực tiếp nhằm thu được những thay đổi tích cực nhất định của tổ chức.

Từ các quan niệm, định nghĩa trên về quản lí, ta có thể khái quát: Quản lí là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí trong tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục tiêu đề ra.

Ngoài ra ta có thể nói một cách khác là QL là quá trình tác động của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức bằng các chức năng quản lí. Nếu nhà QL nắm vững điều kiện khách quan, đối tượng quản lí thì sẽ đưa ra được những kế hoạch tốt nhất, những phương pháp phù hợp nhất và sẽ mang lại hiệu quả cao nhất và ngược lại nếu nhà QL không nắm được nguyên tắc quản lí, đối tượng QL, những yếu tố ảnh hưởng đến kế hoạch thì kết quả thu được sẽ rất thấp.

Quản lí giáo dục

Theo UNESCO, quản lí giáo dục là cách thức điều hành hệ thống giáo dục, là cách thức mà chúng ta áp dụng quyết định sự vận hành của hệ thống giáo dục và tất cả các cấu phần và hoạt động của hệ thống (UNESCO, 2001).


Quản lí giáo dục, một cách khái quát, là sự tác động có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lí giáo dục tới đối tượng quản lí giáo dục theo cách sử dụng các nguồn lực càng có hiệu quả càng tốt nhằm đạt mục tiêu đề ra (Đặng Quốc Bảo, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Lộc, Phạm Quang Sáng, Bùi Đức Thiệp, 2009).

Theo tác giả Nguyễn Dục Quang: “Quản lí giáo dục là hệ thống có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối, nguyên lý của đảng, thể hiện tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ; đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên tình trạng mới về chất (Nguyễn Dục Quang, 2007).

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “QLGD theo nghĩa tổng quan là điều hành phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ theo yêu cầu của phát triển xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người. Cho nên QLGD được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân” (Đặng Quốc Bảo, 2012).

Quản lí giáo dục cũng được xem là một hiện tượng giáo dục, là quá trình tác động có định hướng của chủ thể tới khách thể quản lí trong một tổ chức nhằm đạt được mục đích của tổ chức. Cách hiểu này có sự tương đồng với cách tiếp cận khái niệm của tác giả Trần Kiểm. Theo M.I.Kônđacôp: QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ quản lí ở các cấp khác nhau, đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em (Trần Kiểm, 2008).

Như vậy ta có thể hiểu rằng Quản lí giáo dục là quá trình tác động có


mục đích, có kế hoạch, có tổ chức của các cơ quan quản lí giáo dục tới các thành tố của quá trình dạy học - giáo dục nhằm làm cho hệ thống giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Từ những cách tiếp cận trên, cho thấy các định nghĩa đều quan tâm đến bản chất, tính mục đích, mối quan hệ giữa giáo dục với các lĩnh vực khác của xã hội, vừa quan tâm đến các cấp độ của quản lí giáo dục ở một quốc gia.

Tóm lại, quản lí giáo dục là hiện tượng xã hội, là hệ thống những tác động có mục đích, có ý thức, có kế hoạch, phù hợp với quy luật của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, ở các cấp độ (vi mô và vĩ mô) quản lí giáo dục đều hướng tới hiệu quả cao nhất về chất lượng và số lượng.

Quản lí nhà trường phổ thông

Nhà trường là cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, có đội ngũ các nhà sư phạm được đào tạo đặc biệt, được xã hội phân công chuyên trách; có nội dung chương trình được chọn lọc và có hệ phương pháp giáo dục, và các phương tiện giáo dục đặc thù, đã được thực tiễn kiểm nghiệm. Quản lí nhà trường là quản lí giáo dục được thực hiện trong phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nhà trường, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội. Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lí nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” (Phạm Minh Hạc, 2001).

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo, nội dung của quản lí nhà trường bao gồm 10 nhân tố cơ bản và mối liên hệ tương tác của chúng. Các nhân tố đó liên hệ tương tác với nhau và đều hướng vào trung tâm đó là sự phát triển của nhà trường. Quản lí nhà trường là một chuỗi hoạt động quản lí mang tính tổ chức sư phạm của chủ thể quản lí đến tập thể giáo viên và học sinh, đến các lực


lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm làm cho quá trình giáo dục và đào tạo vận hành một cách tối ưu, tiến tới mục tiêu dự kiến (Đặng Quốc Bảo, 2012).

Như vậy quản lí nhà trường là hoạt động của các cơ quan quản lí nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng GD&ĐT trong nhà trường. Mục đích của QL nhà trường là đưa nhà trường từ trạng thái hiện tại, chuyển biến lên một trạng thái phát triển mới bằng phương thức xây dựng và phát triển mạnh mẽ các nguồn lực để phục vụ cho việc tăng cường chất lượng GD; nhà trường là một thiết chế tổ chức riêng biệt trong hệ thống tổ chức xã hội, thực hiện chức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển xã hội.

Quản lí nhà trường là quá trình tác động có mục đích, có định hướng, có tính kế hoạch của các chủ thể quản lí (đứng đầu là hiệu trưởng nhà trường) đến các đối tượng quản lí (giáo viên, CB nhân viên, người học, các bên liên quan…) và huy động, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện sứ mệnh của nhà trường đối với hệ thống giáo dục và đào tạo với cộng đồng và xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đã xác định trong một môi trường luôn luôn biến động (Bùi Minh Hiền và Nguyễn Vũ Bích Hiền, 2015).

Từ những khái niệm và phân tích trên đây thì quản lí nhà trường là một hệ thống hoạt động có mục đích có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lí nhằm làm cho nhà trường vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thể hiện tính chất nhà trường XHCN, mà điểm hội tụ là hoạt động dạy học, giáo dục.


1.2.2. Giáo dục kĩ năng sống

Kĩ năng

Theo L. Đ.Lêvitôv nhà tâm lý học Liên Xô cho rằng: “Kĩ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định”. Theo ông, người có kĩ năng hành động là người phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả. Ông còn nói thêm, con người có kĩ năng không chỉ nắm lý thuyết về hành động mà phải vận dụng vào thực tế.

Theo tác giả Thái Duy Tuyên, “Kĩ năng là sự ứng dụng kiến thức trong hoạt động”. Mỗi kĩ năng bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và thực hành, thực hiện trọn vẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được mục đích đặt ra cho hoạt động. Điều đáng chú ý là sự thực hiện một kĩ năng luôn luôn được kiểm tra bằng ý thức, nghĩa là khi thực hiện bất kỳ một kĩ năng nào đều nhằm vào một mục đích nhất định.

Theo tác giả Vũ Dũng thì: “Kĩ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng”.

Từ sự phân tích trên ta có thể hiểu kĩ năng một cách chung nhất: Kĩ năng là năng lực thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động đúng đắn để đạt được mục đích đề ra.

Kĩ năng sống

Cho đến nay thuật ngữ KNS vẫn được hiểu theo những khía cạnh khác nhau, chẳng hạn:

Theo Tổ chức Văn hoá, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO): KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày – đó là những kĩ năng cơ bản như kĩ năng


đọc, viết, làm tính, giao tiếp ứng xử, giới thiệu bản thân, thuyết trình trước đám đông, làm việc nhóm, khám phá những thay đổi của bản thân, tư duy hiệu quả (Nguyễn Thanh Bình, 2007).

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): KNS là những kĩ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn, khoẻ mạnh. Đó là những kĩ năng mang tính tâm lý xã hội và kĩ năng giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác một cách có hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày (Nguyễn Thanh Bình, 2007).

Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Bình: KNS là năng lực, khả năng tâm lý - xã hội của con người có thể ứng phó với những thách thức trong cuộc sống, giải quyết các tình huống một cách tích cực và giao tiếp có hiệu quả (Nguyễn Thanh Bình, 2007).

Từ những khái niệm trên, KNS trong phạm vi lứa tuổi học sinh THPT thường gắn liền với phạm trù kiến thức, kĩ năng và thái độ mà học sinh được rèn luyện trong quá trình giáo dục. Tổng hợp kết quả giáo dục từ bài học trên lớp và từ những hoạt động HĐGDNGLL, học sinh hình thành được một số KNS phù hợp như: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng kiên định, kĩ năng đặt mục tiêu,… Những kĩ năng này bao giờ cũng gắn với một nội dung giáo dục nhất định như: giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục lòng nhân ái, giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, giáo dục sống an toàn, khoẻ mạnh (Nguyễn Thanh Bình, 2007).

Có nhiều cách tiếp cận khái niệm KNS (KNS ). Tuy nhiên, có thể tiếp cận khái niệm KNS qua 4 trụ cột của giáo dục theo UNESCO: Học để biết (Learning to Know), học để khẳng định bản thân (Learning to Be), học để chung sống (Learning to Live Together) và học để làm việc (Learning to Do). Tiếp cận theo 4 trụ cột trên thì KNS có thể hiểu là kĩ năng học tập, kĩ năng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/08/2023