Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long - 2

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt Cụm từ viết tắt

CB Cán bộ

CNH Công nghiệp hóa

ĐHSP Đại học Sư phạm

GDKNS Giáo dục kĩ năng sống

GV Giáo viên

HĐH Hiện đại hóa

HĐTN Hoạt động trải nghiệm

KNS Kỹ năng sống

NXB Nhà xuất bản

HS Học sinh

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc

CBQL Cán bộ quản lí

WHO Tổ chức Y tế Thế giới

XHCN Xã hội chủ nghĩa

QL Quản lí

KNS Kĩ năng sống



DANH MỤC CÁC BẢNG



Bảng 2.1.


Đánh giá thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của việc

Trang


Bảng 2.2.


Bảng 2.3.


Bảng 2.4.

GDKNS…………………………………………………………. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của GDKNS…………………………………………………………. Đánh giá thực trạng KNS của HS THPT huyện Mang Thít……………………………………………………………… Đánh giá mức độ thực hiện nội dung GDKNS cho HS THPT

huyện Mang Thít………………………………………………...

55


56


57


59

Bảng 2.5.


Bảng 2.6


Bảng 2.7.


Bảng 2.8.


Bảng 2.9.


Bảng 2.10.


Bảng 2.11.


Bảng 2.12.


Bảng 2.13.


Bảng 2.14


Bảng 3.1


Bảng 3.2

Đánh giá mức độ thực hiện các phương pháp GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít………………………………………… Đánh giá kết quả sử dụng các phương pháp tổ chức GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít………………………………...

Thực trạng lập kế hoạch GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít……………………………………………………………… Thực trạng tổ chức bộ máy quản lí và tổ chức hoạt động GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít……………………… Thực trạng chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nguyên tắc GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít……………………………………. Thực trạng chỉ đạo thực hiện nội dung, phương pháp tổ chức GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít……………………… Thực trạng chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít……. Thực trạng chỉ đạo phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít……………………… Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít…………………………………………

Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lí GDKNS cho HS THPT huyện Mang Thít………………………………………… Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục KNS cho HS các trường THPT huyện Mang Thít………….

Mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QLGDKNS……………………………….…………..


60


62


64


65


66


67


68


70


71


72


97


98

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long - 2


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Sự phát triển nhanh của kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế đang tạo ra những tác động đa chiều, phức tạp ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Bên cạnh những thành tựu to lớn như sự phát triển của nền kinh tế tri thức, khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ

4.0 thì con người phải đối diện với nhiều thách thức đòi hỏi con người cần phải trang bị cho mình những kĩ năng sống (KNS) cần thiết để có thể chủ động sống và ứng phó một cách tích cực, hiệu quả trước những tình huống của cuộc sống. KNS chính là cầu nối, là công cụ chuyển hóa kiến thức giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân. Trong thực tế, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con người. Người ta có nhận thức đúng nhưng chưa chắc có hành vi đúng. Người có KNS sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách, biết ứng xử, giải quyết những vấn đề trong cuộc sống theo cách tích cực và phù hợp. Thông qua đó, KNS góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội bền vững, làm giảm thiểu các tệ nạn xã hội, các hành vi phạm pháp, giúp xây dựng và phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Giáo dục KNS nhằm rèn luyện và phát triển năng lực tâm lý – xã hội của học sinh để vượt qua những thách thức của cuộc sống, đồng thời làm thay đổi hành vi, thói quen có thể gây rủi ro thành những hành vi mang tính xây dựng, tích cực, hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống (Nguyễn Thanh Bình, 2013).

Giáo dục KNS ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế

- xã hội. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã


và đang đổi mới mạnh mẽ theo 4 trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận KNS đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống. Mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị năng lực cần thiết cho các em học sinh. Nội dung giáo dục KNS đã được tích hợp trong một số môn học, việc giáo dục KNS cho học sinh phổ thông còn được thực hiện thông qua nhiều chương trình, dự án như: Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục phòng chống HIV/ AIDS, giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích.

Tuy nhiên, vấn đề học sinh thiếu KNS, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân đang là những cản trở lớn cho sự phát triển của thanh thiếu niên khiến không ít các bậc cha mẹ, phải phiền lòng vì con, trong một xã hội phát triển năng động như hiện nay. Nhiều vị phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn tỏ ra rụt rè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các em không biết cách xử lý tình huống dù là thật đơn giản như kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác, tìm đường, định hướng, đi xe buýt, tự bảo vệ bản thân, nhiều em học sinh có cuộc sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong thế giới ảo của internet của thế giới game mà quên đi và đánh mất những cơ hội kết bạn, thể hiện những khả năng tiềm ẩn của mình, lo sợ rụt rè khi tiếp xúc với người khác trong cộng đồng, xã hội.

Quản lí GDKNS cho HS vì vậy trở thành một nội dung và nhiệm vụ quan trọng trong tổng thể công tác quản lí của các nhà trường, bên cạnh các nhiệm vụ giáo dục và quản lí giáo dục đã thực hiện. Quản lí GDKNS cho HS là vấn đề mới mẻ, cần phải được các chủ thể quản lí của nhà trường nhận thức đầy đủ, từ đó có kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, đảm bảo các điều kiện triển khai các hoạt động GDKNS phù hợp với đặc điểm của HS và điều kiện cụ thể của mỗi nhà trường để đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện cho HS.


Vì vậy, việc quản lí hoạt động giáo dục KNS cho học sinh hiện nay ở các nhà trường đang được đặt lên hàng đầu, bên cạnh việc nâng cao kết quả học tập của học sinh. Để giáo dục KNS cho học sinh đạt hiệu quả cao, góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của các lực lượng giáo dục trong xã hội mà tiên phong là đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên trong các nhà trường phổ thông.

Ở bậc THPT chưa có chương trình giáo dục KNS độc lập, việc giáo dục KNS cho học sinh chủ yếu được thực hiện trên cơ sở giáo dục tích hợp qua các môn học, qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, qua các hoạt động tập thể, ngoại khoá, qua tích hợp trong giảng dạy một số môn học có ưu thế như môn học Giáo dục công dân, Ngữ văn, Sinh học, Công nghệ. Từ thực trạng trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008; Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, hướng dẫn Số: 463/BGDĐT-GDTX ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Bộ GD&ĐT V/v hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục KNS tại các cơ sở GDMN, GDPT và GDTX. Theo đó, thì việc rèn luyện KNS cho học sinh và quản lí hoạt động giáo dục KNS trong trường THPT là một trong những nội dung thiết thực để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng việc bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014, 2015).

Bắt đầu từ năm học 2010 – 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo lồng ghép tích hợp giáo dục KNS cho học sinh qua các hoạt động dạy học và giáo dục. Trong kế hoạch bài học (giáo án), giáo viên phải đặt ra mục tiêu giáo dục KNS qua bài học. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện giáo dục KNS vẫn còn nhiều bất cập. Vẫn còn cán bộ quản lí, giáo viên chưa nhận thức được bản chất của KNS là năng lực tâm lý – xã hội của con người, chưa phân biệt


được KNS với những kĩ năng của cuộc sống. Vì thế việc khai thác những KNS trong các nội dung của hoạt động dạy học và giáo dục còn hạn chế. Việc nắm và vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực còn hạn chế nên chưa khai thác được tiềm năng giáo dục KNS của các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Giáo viên chưa nắm vững và vận dụng các nguyên tắc giáo dục KNS nên việc tổ chức giáo dục chưa hiệu quả. Thiếu công cụ đánh giá dẫn đến việc giáo viên thực hiện chưa thật sự nghiêm túc giáo dục KNS trong hoạt động dạy học và giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010).

Thực tế, việc giáo dục KNS tại các trường học mới chỉ dừng lại ở các tiết học ở bộ môn GDCD và các hoạt động nhỏ lẻ trong công tác chủ nhiệm lớp chứ chưa thành chương trình hoàn thiện. Chương trình, phương pháp giáo dục chưa phù hợp, hình thức tổ chức còn nghèo nàn, không hấp dẫn nặng về lý thuyết, giáo dục KNS trong các nhà trường hiệu quả chưa cao.

Một số các tệ nạn xã hội ngày càng trở nên phổ biến trong các nhà trường như: bạo lực học đường, lối sống ích kỉ, vô cảm, giới trẻ chìm trong thế giới ảo, xa lạ với thực tế cuộc sống, không có kĩ năng hoạt động nhóm, khó hòa nhập, có thái độ tiêu cực khi mâu thuẫn với bè bạn, gia đình, thầy cô giáo, lúng túng khi xử lý những tình huống phát sinh trong cuộc sống… là những biểu hiện của hầu hết học sinh THPT trong vài năm trở lại đây. Nếu thực tế này không được khắc phục giáo dục Việt Nam sẽ không thực hiện được mục tiêu là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của người công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Là cán bộ quản lí bản thân tôi nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lí hoạt động giáo dục KNS trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Trong các nghiên cứu đã có phần nhiều tập trung nghiên cứu về KNS,


GDKNS, còn quản lí GDKNS chưa được khai thác sâu. Nghiên cứu quản lí GDKNS cho HS ở các trường THPT ở huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long là một chủ đề chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu và có hệ thống.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, người nghiên cứu chọn thực hiện đề tài “Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long” cho luận văn thạc sĩ của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Đánh giá thực trạng và đề xuất một hệ thống biện pháp quản lí hoạt động giáo dục KNS mang tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của các trường THPT ở huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể: Quản lí hoạt động giáo dục cho học sinh các trường THPT.

3.2. Đối tượng: Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường THPT huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.

4. Giả thuyết khoa học

Công tác quản lí hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở các trường THPT huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long có thể đạt hiệu quả ở khâu xây dựng kế hoạch giáo dục KNS và triển khai thực hiện kế hoạch.

Tuy nhiên, việc chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch, đổi mới nội dung và hình thức giáo dục KNS còn hạn chế. Nguyên nhân có thể do các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục KNS trong các trường THPT huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long chưa thống nhất về nhận thức và hoạt động, chưa phù hợp điều kiện thực tế tại các trường.

Các biện pháp được đề xuất trên cơ sở thực trạng và lý luận về quản lí hoạt động giáo dục KNS mang tính cần thiết và khả thi với thực tiễn quản lí


hoạt động giáo dục KNS ở các trường THPT huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục KNS và quản lí hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở trường THPT.

5.2. Đánh giá thực trạng giáo dục KNS và quản lí hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở các trường THPT huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.

5.3. Đề xuất một số biện pháp mang tính cần thiết và khả thi trong quản lí hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở các trường THPT huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.

6. Giới hạn phạm vi và thời gian nghiên cứu đề tài

6.1. Giới hạn không gian nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng giáo dục KNS và quản lí hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở các trường THPT huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, gồm ba cơ sở giáo dục:

- Trường THPT Mang Thít.

- Trường THPT Nguyễn Văn Thiệt.

- Trường THCS-THPT Mỹ Phước.

Ở mỗi trường, người nghiên cứu chọn khảo sát đối tượng là cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh.

6.2. Giới hạn thời gian nghiên cứu

Khảo sát thực trạng của vấn đề nghiên cứu trong năm học 2018 - 2019.

6.3. Giới hạn nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lí hoạt động giáo dục KNS cho học sinh của Ban giám hiệu ở các trường THPT huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Trong đó tập trung khảo sát thực trạng về nhận thức của CBQL, GV, học sinh về GDKNS và QLGDKNS; thực trạng mức độ biểu hiện KNS của học sinh; thực trạng hoạt động GDKNS (chỉ khảo sát về các phương pháp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/08/2023