Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Kns Cho Học Sinh Thpt.


tổ chức GDKNS); thực trạng công tác quản lí HĐGDKNS; các yếu tố ảnh hưởng tới quản lí GDKNS .

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận

7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc

Giáo dục KNS là một hoạt động gồm nhiều thành tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hiện nay việc giáo dục KNS chủ yếu thông qua lồng ghép trong các môn học, các hoạt động giáo dục ngoại khóa. Các hoạt động này là một thành tố của quá trình dạy học, quá trình giáo dục, cho nên phải xem xét nó trong mối quan hệ chi phối bởi các yếu tố như người quản lí, người dạy, người học, nội dung, hình thức, phương pháp, môi trường dạy học và giáo dục. Vận dụng quan điểm hệ thống – cấu trúc cần đảm bảo mục tiêu quản lí, chủ thể quản lí, đối tượng quản lí, kết quả quản lí trong công tác quản lí hoạt động giáo dục KNS ở các trường THPT huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.

7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic

Vận dụng quan điểm này giúp người nghiên cứu xem xét, xác định không gian, thời gian, điều kiện hoàn cảnh cụ thể để tiến hành nghiên cứu, thu thập thông tin một cách chính xác, có hiệu quả, trình bày kết quả nghiên cứu có trình tự, hợp lý, có tính khoa học, có sức thuyết phục.

7.1.3. Quan điểm thực tiễn

Tiến hành nghiên cứu xuất phát từ thực trạng quản lí hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở các trường THPT huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn. Trên cơ sở đó người nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động giáo dục KNS ở các trường THPT huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

7.2. Phương pháp nghiên cứu

7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long - 3

Nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến GDKNS, quản


lí GDKNS; phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, những tư liệu, tài liệu lý luận về quản lí giáo dục, quản lí GDKNS, những kết quả nghiên cứu lý thuyết về GDKNS, quản lí GDKNS để xây dựng các khái niệm công cụ và khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu.

Tham khảo các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước được đăng tải trong các chuyên khảo, các bài báo khoa học, các tạp chí chuyên ngành liên quan đến đề tài nghiên cứu để hình thành tổng quan nghiên cứu vấn đề, hoàn chỉnh cơ sở lý luận của đề tài.

7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

* Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Tiến hành thu thập thông tin, số liệu từ cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh và học sinh các trường THPT huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long về thực trạng giáo dục KNS và quản lí hoạt động giáo dục KNS.

* Phương pháp phỏng vấn

Người nghiên cứu tìm hiểu thực trạng giáo dục KNS và quản lí hoạt động giáo dục KNS, thông qua các đối tượng chọn phỏng vấn trực tiếp để tìm hiểu quan điểm cá nhân về vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp được thực hiện nhằm tìm hiểu, bổ sung đánh giá thực trạng, nguyên nhân về thực trạng GDKNS, quản lí GDKNS cho HS và tìm hiểu quan điểm của các đối tượng được phỏng vấn về GDKNS, quản lí GDKNS cho HS.

Phương pháp được thực hiện chủ yếu với các cán bộ quản lí và học sinh các trường THPT huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.

* Phương pháp nghiên cứu sản phẩm quản lí

Phương pháp này giúp củng cố, thu thập thông tin về khách thể và đối tượng nghiên cứu.

Quan sát các hoạt động dạy và học KNS, các hoạt động của chủ thể quản lí khi tổ chức các hoạt động GDKNS thông qua đó đánh giá trình độ và năng


lực GDKNS, quản lí GDKNS của các chủ thể có liên quan ở các trường THPT huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long .

* Phương pháp khảo nghiệm

Tiến hành khảo nghiệm tính khả thi và cần thiết của một số biện pháp quản lí hoạt động giáo dục KNS ở các trường THPT huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.

7.2.3. Phương pháp hỗ trợ

Sử dụng phần mềm thống kê để xử lý các kết quả thu thập thông tin, khảo nghiệm.

8. Dự kiến đóng góp của luận văn

8.1. Về mặt lý luận

Đề tài nhằm góp phần cụ thể hóa những vấn đề lý luận về giáo dục KNS, về quản lí giáo dục nói chung và quản lí giáo dục KNS nói riêng.

8.2. Về mặt thực tiễn

Trên cơ sở đánh giá tổng quan về thực trạng, về những kết quả và những hạn chế, luận văn đề xuất một số giải pháp mang tính cần thiết và khả thi trong công tác quản lí hoạt động giáo dục KNS ở các trường THPT huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, từ đó góp phần giáo dục toàn diện học sinh trong bối cảnh hiện nay.

9. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, khuyến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THPT.

Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THPT ở huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.

Chương 3: Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường THPT ở huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Những nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu về giáo dục KNS được nhiều tác giả đề cập đến. Nhà sư phạm nổi tiếng của Liên Xô A.S. Macarenko (1888-1939) đã nhấn mạnh: “Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho các quá trình GD chỉ thực hiện trên lớp học mà đáng ra phải trên mỗi mét vuông của đất nước chúng ta…” (Đặng Quốc Bảo, 2015).

Thuật ngữ KNS bắt đầu xuất hiện năm 1996, qua một chương trình của UNICEF “Giáo dục KNS để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài trường” do các chuyên gia Australia tập huấn. Trước tiên là chương trình “giáo dục những giá trị sống” với 12 giá trị cơ bản cần giáo dục cho thế hệ trẻ. Những nghiên cứu về KNS trong giai đoạn này mong muốn thống nhất được một quan niệm chung về KNS cũng như đưa ra được một bảng danh mục các KNS cơ bản mà thế hệ trẻ cần có. Phần lớn các công trình nghiên cứu về KNS ở giai đoạn này quan niệm về KNS theo nghĩa hẹp, đồng nhất nó với các kĩ năng xã hội (Nguyễn Thị Mai Hà, 2007).

Dự án do UNESCO tiến hành tại một số nước Đông Nam Á là một trong những nghiên cứu có tính hệ thống và tiêu biểu cho hướng nghiên cứu về KNS nêu trên. Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội và xu thế hội nhập cùng phát triển của các quốc gia nên hệ thống giáo dục của các nước đã và đang thay đổi theo định hướng khơi dậy và phát huy tối đa các tiềm năng của người học; đào tạo một thế hệ năng động, sáng tạo, có những năng lực chủ yếu (như năng lực thích ứng, năng lực tự hoàn thiện, năng lực hợp tác, năng lực hoạt động xã hội) để thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội (Nguyễn Thị Mai Hà, 2007).


Trong chương trình hành động Dakar (họp tại Senegan vào năm 2000): Giáo dục phải mang lại cho mọi người không chỉ kiến thức mà cả KNS để sống trong xã hội dựa vào năng lực. Ngoài ra trong chương trình cũng yêu cầu mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục KNS phù hợp và đánh giá kết quả giáo dục cần phải đánh giá cả KNS của người học (Nguyễn Thị Mai Hà, 2007).

Trong chương trình hành động của UNESCO (Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên Hợp Quốc), WHO (Tổ chức y tế thế giới), UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc) và một số chương trình hành động của một số xã hội trên thế giới đã xây dựng hệ thống kĩ năng của từng loại hoạt động, mô tả chân dung các kĩ năng cụ thể và các điều kiện, quy trình hình thành và phát triển hệ thống các kĩ năng đó. Các chương trình đó đã giới thiệu những kĩ năng cơ bản như: Kĩ năng nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xác định giá trị và kĩ năng ra quyết định (Nguyễn Thị Mai Hà, 2007).

Bộ Giáo dục Malaysia coi KNS là môn kĩ năng của cuộc sống. GDKNS ở Malaysia được xem xét và nghiên cứu dưới 3 góc độ: Các kĩ năng thao tác bằng tay, kĩ năng thương mại và KNS trong đời sống gia đình. Trong khi đó, ở hai quốc gia Nam Á là Bangladesh, GDKNS được khai thác dưới góc độ các kĩ năng hoạt động xã hội, kĩ năng phát triển, kĩ năng chuẩn bị cho tương lai và Ấn Độ, GDKNS nhấn mạnh đến ý nghĩa giúp cho con người sống một cách lành mạnh về thể chất và tinh thần, nhằm phát triển năng lực của con người. Các KNS được khai thác để giáo dục là: kĩ năng giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, giao tiếp, ra quyết định, quan hệ liên nhân cách (Nguyễn Thị Mai Hà, 2007).

Năm 2003 tại Bali (Indonesia) đã diễn ra hội thảo về GDKNS trong giáo dục không chính quy với sự tham gia của 15 quốc gia. Qua báo cáo của đại diện tham gia hội thảo đã xác định mục tiêu của GDKNS trong giáo dục không chính quy cho thấy, có nhiều điểm tương đồng và khác biệt trong định nghĩa về GDKNS của các nước. Mục tiêu của GDKNS trong giáo dục không


chính quy ở hội thảo Bali là nhằm nâng cao tiềm năng của con người khi có hành vi thích ứng và tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu sự thay đổi, các tình huống của cuộc sống hàng ngày đồng thời tạo ra sự thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống (Nguyễn Thị Mai Hà, 2007).

Như vậy, các tổ chức ở các nước trên thế giới đã có sự quan tâm nhiều đến các hiệu quả của GDKNS và QLGDKNS cho học sinh. Tác giả sẽ tiếp thu có chọn lọc các hướng nghiên cứu trên để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.

1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam

Giữa thập niên 90 của thế kỉ XX, thuật ngữ KNS mới xuất hiện có hệ thống ở nhà trường Việt Nam gắn với dự án “GDKNS để bảo vệ sức khoẻ và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường” do Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện. Từ đó đến nay, nhiều cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế đã tiến hành các hoạt động GDKNS, đa dạng về hình thức lẫn nội dung, gắn với các vấn đề xã hội như: phòng chống ma tuý, phòng chống mại dâm, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống tai nạn bom mìn, bảo vệ môi trường (Nguyễn Thanh Bình, 2007).

Hội thảo “Chất lượng giáo dục và KNS” do UNESCO tổ chức tại Hà Nội từ ngày 23 đến 25 tháng 10 năm 2003 đã làm rõ hơn khái niệm về KNS, từ đó khái niệm KNS đã được các nhà giáo dục Việt Nam hiểu một cách đầy đủ hơn về giá trị của KNS cũng như ý nghĩa cần thiết phải GDKNS cho thế hệ trẻ đặc biệt là đối tượng HS nói riêng và toàn xã hội nói chung (Nguyễn Thanh Bình, 2007).

Một trong những tác giả có những nghiên cứu mang tính hệ thống về KNS và GDKNS ở Việt Nam là tác giả Nguyễn Thanh Bình, nhiều bài báo, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và giáo trình, tài liệu tham khảo điển hình như: Nguyễn Thanh Bình (2003), “GDKNS cho người học”; Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Kim Dung, Lưu Thu Thuỷ, Vũ Thị Sơn (2003): “Những nghiên cứu và


thực hiện chương trình GDKNS ở Việt Nam”; Nguyễn Thanh Bình (2007), GDKNS…đã làm sáng tỏ nội hàm về khái niệm cũng như ý nghĩa của GDKNS. Quan trọng hơn, các công trình trên có cách tiếp cận mới đối với quá trình giáo dục nói riêng, quá trình sư phạm và quá trình đào tạo nói chung.

Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, trong cuốn “Giáo dục giá trị và KNS cho học sinh phổ thông” (2010) đã định hướng những giá trị và KNS cần giáo dục cho học sinh.

Năm 2008, trong phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, GD KNS đã xuất hiện như một yếu tố của trường học thân thiện

Từ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo lồng ghép, tích hợp giáo dục KNS qua các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh. Trong Điều lệ trường trung học cơ sở, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo thông tư số 12/2011/TT- BGD&ĐT ngày 28/3/2011, tại khoản 1, khoản 3 Điều 26 xác định: Các hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trong giờ lên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2011).

Công trình của tác giả Nguyễn Dục Quang (2012) và các cộng sự với “GDKNS thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở cấp trung học cơ sở (THCS)”; “GDKNS thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở cấp THPT” (2012); đã được áp dụng trong chương trình giáo dục ở cấp học THCS và THPT. Một số công trình dưới dạng Luận văn tiến sĩ trong lĩnh vực Lý luận và lịch sử giáo dục những năm gần đây đã ít nhiều đề cập đến các biện pháp GDKNS. Luận văn tiến sĩ “GDKNS cho học sinh PTTH thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” bảo vệ năm 2010 của tác giả Phan


Thanh Vân đã làm rõ khái niệm, tầm quan trọng, các cách thức, phương pháp giảng dạy của KNS.

Trong những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu quản lí hoạt động giáo dục KNS trong các nhà trường. Có thể kể ra một số công trình như sau:

Tác giả Lữ Thị Kim Hoa thực hiện đề tài luận văn Thạc sĩ quản lí giáo dục “Biện pháp quản lí giáo dục KNS cho học sinh các trường tiểu học quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng” (2012), tác giả phân tích thực trạng quản lí giáo dục KNS và đưa ra một số giải pháp quản lí giáo dục KNS cho học sinh.

Đề tài luận văn Thạc sĩ quản lí giáo dục của tác giả Từ Thanh Nguyên “Những biện pháp quản lí giáo dục KNS cho học sinh của Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Trà Vinh” (2009), trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động này, tác giả đưa ra một số biện pháp như nâng cao nhận thức, tổ chức hình thức quản lí, tăng cường đánh giá chất lượng giáo dục KNS.

Tác giả Hà Quang Đỉnh “Quản lí hoạt động giáo dục KNS ở trường THPT huyện Đại Từ - Thái Nguyên” (2014).

Tác giả Phạm Thị Nga “Quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống và KNS cho học sinh các trường trung học cơ sở trong bối cảnh đổi mới giáo dục” (2016). Tác giả đã đề xuất 06 biện pháp quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống và KNS cho học sinh các trường trung học cơ sở.

Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu có thể thấy những công trình này đã khái quát những vấn đề GDKNS và đưa ra các kĩ năng cụ thể cần thiết cho HS dựa trên nghiên cứu về tâm sinh lý lứa tuổi, đây là các tài liệu thiết thực đối với HĐGDKNS cho các nhà trường. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay mục tiêu giáo dục của chúng ta đang tập trung vào việc truyền thụ kiến thức để đạt những điểm số cao trong các kỳ thi, HS hầu như thiếu các KNS cần thiết.

Ở cấp độ quản lí nhà nước, cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục và Đào

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 03/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí