Lãnh đạo các trường THPT cần ban hành các văn bản hướng dẫn các lực lượng trực tiếp tham gia GDKNS cho HS có thể thông qua việc lồng ghép, tích hợp các môn học chính khóa có nội dung phù hợp tùy theo sở trường và năng lực của GV, điều kiện, phương tiện dạy học.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
- Các lực lượng tham gia GDKNS cho HS cần chuẩn bị kỹ nội dung giáo dục, phương tiện thực hiện, nội dung giáo dục phải đầy đủ dữ kiện để kích thích sự tranh luận và dẫn tới kĩ năng cần học một cách hiệu quả, thiết thực.
- Lãnh đạo các trường THPT huyện Mang Thít phải xác định rõ cho các lực lượng giáo dục biết HĐGDKNS cho HS không chỉ là của các cơ sở giáo dục mà là của tất cả các lực lượng giáo dục, vì vậy cần xây dựng ý thức cộng đồng trách nhiệm, tinh thần phối hợp hiệu quả, đúng mục đích giáo dục, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các lực lượng giáo dục chủ động và phát huy khả năng sáng tạo một cách tích cực như: thống nhất nội dung, trang bị tài liệu liên quan, trang thiết bị, kinh phí.
- GV phải tích cực tổ chức các hoạt động GDKNS cho HS của môn mình phụ trách và có sự phối hợp tham gia của tổ chức đoàn thể.
- Việc tích hợp GDKNS cho HS thông qua các môn học chính khóa có nội dung phù hợp trên cơ sở phân phối chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có tích hợp các KNS; phong phú hoá các hình thức đánh giá HS.
3.2.4. Quản lí tổ chức rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh qua hoạt động trải nghiệm
* Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Trải nghiệm làm cho nội dung giáo dục không bị bó hẹp trong giáo trình, sách vở, mà gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội; gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần đáp ứng mục
tiêu GDKNS. Tổ chức hoạt động trải nghiệm giúp HS trực tiếp gia nhập vào thực tiễn đời sống, qua đó HS trải nghiệm các tình huống, hoàn cảnh, cách giải quyết các vấn đề trong đời sống thực, đó là con đường hoạt động tích cực giúp HS rèn luyện các KNS nhanh và hiệu quả. Hơn nữa Vĩnh Long là vùng đất có bề dày truyền thống văn hoá, lịch sử, nghệ thuật, mỗi một trải nghiệm trong đời sống thực tiễn của vùng đất này sẽ giúp HS hình thành KNS.
* Nội dung - Cách thực hiện
- Lãnh đạo các trường THPT huyện Mang Thít chủ trì tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm.
- Với yêu cầu tất cả HS tham gia đầy đủ các bước khi tổ chức hoạt động trải nghiệm là nhiệm vụ mới mẻ, khó khăn nên đội ngũ tổ chức hoạt động trải nghiệm còn rất lúng túng trong khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện. Do vậy tổ chức tập huấn để đội ngũ tổ chức HĐTN nắm chắc mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và các hình thức tổ chức HĐTN là rất cần thiết. Bên cạnh đó, các trường THPT huyện Mang Thít cần có kế hoạch chỉ đạo điểm sau đó nhân rộng ra trong toàn trường.
- Khi tham gia hoạt động trải nghiệm đòi hỏi HS phải huy động kiến thức, kĩ năng, các phẩm chất năng lực tổng hợp để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn. Có nhiệm vụ của cá nhân, có nhiệm vụ đòi hỏi phải có sự hợp sức của cả nhóm. HS phải bàn bạc, trao đổi, thống nhất, ra quyết định.
Đoàn thanh niên các trường THPT tổ chức các đội tổ chức HĐTN, thông qua các đội này hướng dẫn cho HS tìm hiểu về HĐTN.
Xây dựng nội quy của lớp, của trường, các kĩ năng cơ bản; đội ngũ tổ chức hoạt động trải nghiệm cần giới thiệu, hướng dẫn cho HS hiểu về mục đích, các hình thức, cách tổ chức hoạt động trải nghiệm. Thông qua đó, HS biết lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp với nội dung; nắm được các bước cơ bản cần thực hiện, trách nhiệm của từng cá nhân khi tham gia hoạt động trải nghiệm.
Hoạt động trải nghiệm về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Thông qua hoạt động trải nghiệm hình thành những năng lực, KNS, phẩm chất tốt đẹp của HS.
Tổ chức HĐTN trong nhà trường góp phần thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực, tạo cơ hội cho HS phát huy khả năng sáng tạo, biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời biết chia sẻ và quan tâm tới mọi người xung quanh.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
- Phải gắn hoạt động trải nghiệm với các tình huống từ thực tiễn đời sống, những vấn đề cần giải quyết, gắn đặc điểm HS các trường THPT huyện Mang Thít với điều kiện tự nhiên, văn hóa địa phương.
- Đội ngũ tổ chức hoạt động trải nghiệm chỉ là người hỗ trợ, hướng dẫn.
- Phát huy tối đa vai trò tự chủ, sáng tạo, kinh nghiệm của HS trong tổ chức hoạt động trải nghiệm.
- Chủ đề trải nghiệm không ngoài “tầm với” kiến thức của HS và HS phải được trải nghiệm ý nghĩa của bài học.
3.2.5. Phát triển cơ sở vật chất phục vụ giáo dục kĩ năng sống
* Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Cơ sở vật chất và các điều kiện hỗ trợ GDKNS cho HS nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết và đồng bộ phục vụ cho các hoạt động GDKNS diễn ra thuận lợi, có kết quả và đạt được các mục tiêu mong muốn; thông qua đó làm tăng nguồn lực phục vụ cho các hoạt động giáo dục khác hỗ trợ cho GDKNS.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị là phương tiện lao động sư phạm của các chủ thể tổ chức GDKNS cho HS. Đây là một điều kiện thiết yếu để tiến hành hoạt động dạy học. Muốn đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục có hiệu quả, đòi hỏi phải có những điều kiện tương ứng. Do đó, phát triển cơ sở vật chất và các điều kiện hỗ trợ GDKNS cho HS để nâng cao
hiệu quả HĐGDKNS cho HS là hết sức cần thiết.
* Nội dung: Lãnh đạo các trường THPT huyện Mang Thít cần thực hiện theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2014 về Quy định Quản lí hoạt động GDKNS và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Đảm bảo có phòng học, phòng chức năng có đủ ánh sáng, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh trường học theo qui định. Thiết bị dạy học GDKNS phải đảm bảo an toàn, phù hợp với nội dung dạy học hoạt động và tâm lý lứa tuổi người học.
* Cách thực hiện
Lãnh đạo các trường THPT huyện Mang Thít có kế hoạch cụ thể để đầu tư trang bị cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị phục vụ tốt hoạt động giáo dục, giảng dạy, sinh hoạt học tập, vui chơi giải trí từ nguồn ngân sách nhà nước, tuy nhiên cũng cần có chiến lược huy động thêm các nguồn lực xã hội, sự hỗ trợ của địa phương, các doanh nghiệp trong việc đổi mới, đầu tư cơ sở vật chất một cách có hiệu quả theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Có kế hoạch đầu tư tài liệu giảng dạy KNS phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
Xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về đầu tư xây dựng, mua sắm mới cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo hướng hiện đại hóa, chuẩn hóa, phục vụ tốt nhất cho HS.
Có kế hoạch để khai thác một cách hợp lý đến mức tối đa công suất của cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện có.
Huy động tối đa các nguồn lực để phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập.
Tập huấn cho các lực lượng tổ chức GDKNS biết cách sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm các thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học.
Bồi dưỡng chuyên môn cho nhân viên phụ trách thiết bị và có kế hoạch
bảo dưỡng, tu sửa cơ sở vật chất, bên cạnh đó cũng cần phải nâng cao ý thức cho các lực lượng tổ chức GDKNS sử dụng trang thiết bị hiện đại đặc biệt là nâng cao ý thức giữ gìn bảo quản và sử dụng của HS.
Kiểm tra, đánh giá hiệu quả và hiệu suất sử dụng của các thiết bị trong quá trình tổ chức giáo dục nói chung và giáo dục KNS nói riêng.Thực hiện định kỳ công tác kiểm tra, kiểm kê lại tài sản, trang thiết bị và cơ sơ vật chất, để có hướng tu sửa, trang bị thêm thiết bị mới.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng của các trường THPT huyện Mang Thít phải nhận thức rõ vai trò của cơ sở vật chất và các điều kiện hỗ trợ trong việc nâng cao hiệu quả GDKNS cho HS.
Có sự thống nhất trong qui chế chi tiêu nội bộ, sử dụng đúng nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước và các nguồn lực xã hội cho hoạt động GDKNS.
3.2.6. Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng sống
* Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS cho HS dựa vào các tiêu chí đánh giá có vai trò quan trọng trong việc tìm ra, khẳng định những ưu điểm, phát hiện những hạn chế, sai sót, kịp thời thực hiện điều chỉnh cần thiết để hoạt động đi đúng hướng, đảm bảo thực hiện mục tiêu quản lí.
Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS cho HS các trường THPT huyện Mang Thít được thực hiện chưa tốt ở nhiều nội dung từ xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cho đến thực hiện đánh giá, rút kinh nghiệm sau đánh giá, kết quả phỏng vấn cũng cho thấy các trường THPT huyện Mang Thít cũng chỉ mới chú trọng kiểm tra kết quả học tập và rèn luyện của HS sau mỗi học kỳ. Do đó, đổi mới kiểm tra, đánh giá GDKNS cho HS là một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lí GDKNS cho HS.
* Nội dung
- Xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá hoạt động GDKNS cho HS một cách cụ thể, rõ ràng.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS cho HS hàng
năm.
- Thực hiện đầy đủ việc đánh giá, rút kinh nghiệm, thực hiện các điều
chỉnh kịp thời sau đánh giá.
* Cách thực hiện
- Xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá hoạt động GDKNS cho HS một cách cụ thể, rõ ràng, phù hợp với thực tiễn và công khai.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá cụ thể hàng năm, đảm bảo sự thống nhất về thời gian và sự đồng thuận của hội đồng sư phạm nhà trường. Trong kiểm tra, đánh giá phải linh hoạt vận dụng đồng bộ và sáng tạo các hình thức kiểm tra như: kiểm tra thường xuyên, đột xuất hoặc định kỳ…
- Tạo động lực khuyến khích, động viên cho mọi thành viên trong nhà trường cùng được hoạt động, để công tác quản lí GDKNS đạt hiệu quả hơn.
- GDKNS đảm bảo sự hứng thú từ nội dung đến hình thức thực hiện để HS cảm thấy trường học thật sự là nơi để HS được trau dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
Lãnh đạo nhà trường nắm vững các văn bản pháp quy hiện hành và có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ làm công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS. Công tác kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính khoa học và đồng bộ.
Cần có sự chỉ đạo thống nhất của các cấp lãnh đạo và sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể, địa phương để hoạt động GDKNS đi vào chiều sâu có chất lượng.
Có sự ủng hộ của CBQL, GV, HS trong việc cung cấp thông tin cần thiết làm cơ sở cho công tác kiểm tra, đánh giá, thi đua trong nhà trường.
* Mối quan hệ giữa các biện pháp
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, Luận văn đã đề xuất 06 biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lí GD KNS cho HS các trường THPT huyện Mang Thít. Mỗi biện pháp có một vai trò, ý nghĩa riêng, và hợp thành hệ thống các biện pháp. Chúng có mối liên hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ, tác động qua lại, bổ sung cho nhau, hỗ trợ nhau. Các biện pháp cần thực hiện đồng bộ thì có khả năng nâng cao hiệu quả quản lí GDKNS cho HS các trường THPT huyện Mang Thít. Trong quá trình quản lí, tuỳ theo môi trường, thời điểm, điều kiện, từng biện pháp có vị trí ưu tiên khác nhau, có thể sắp xếp thứ tự thực hiện các biện pháp để đạt hiệu quả cao nhất.
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Để có cơ sở cho việc khẳng định tính cần thiết và tính khả thi cho các biện pháp đề xuất, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm trên 145 đối tượng gồm: CBQL, GV, CB đoàn, hội của các trường THPT huyện Mang Thít.
Cách đánh giá kết quả:
- Tính cần thiết: mỗi biện pháp được đề nghị đánh giá ở 3 mức độ (1.
Không cần thiết, 2. Cần thiết, và 3. Rất cần thiết)
- Tính khả thi: mỗi biện pháp được đề nghị đánh giá ở 3 mức độ (1.
Không khả thi, 2. Khả thi, và 3. Rất khả thi).
* Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi
Các biện pháp đều được đánh giá là cần thiết với mức độ tán thành tương đối cao (ĐTB từ 2,74 đến 2,86). Biện pháp 3 được cho là cần thiết nhất (ĐTB = 2,86; ĐLC = 0,38). CBQL, GV, CB đoàn, hội các trường THPT huyện Mang Thít cho rằng để nâng cao hiệu quả quản lí GDKNS cho HS trước hết phải bắt đầu từ việc hoàn thiện nội dung, đổi mới phương pháp, đa dạng hoá hình thức tổ chức GDKNS phù hợp với đặc điểm HS các trường
THPT huyện Mang Thít.
Bảng 3.1. Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục KNS cho HS các trường THPT huyện Mang Thít
Biện pháp | Tính cần thiết | Tính khả thi | |||
ĐTB | ĐLC | ĐTB | ĐLC | ||
1 | Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống | 2,81 | 0,38 | 2,80 | 0,43 |
2 | Xây dựng cơ chế phối hợp và nâng cao năng lực bộ máy quản lí giáo dục kĩ năng sống | 2,74 | 0,49 | 2,84 | 0,46 |
3 | Hoàn thiện nội dung, đổi mới phương pháp, đa dạng hoá hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng sống | 2,86 | 0,38 | 2,86 | 0,47 |
4 | Quản lí tổ chức rèn luyện KNS cho HS qua hoạt động trải nghiệm | 2,83 | 0,44 | 2,82 | 0,42 |
5 | Phát triển cơ sở vật chất phục vụ giáo dục kĩ năng sống | 2,80 | 0,43 | 2,81 | 0,45 |
6 | Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng sống | 2,77 | 0,46 | 2,86 | 0,47 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Kĩ Năng Sống Cho Học Sinh Các Trường Thpt Huyện Mang Thít
- Thực Trạng Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Gdkns Cho Hs Thpt Huyện Mang Thít
- Xây Dựng Cơ Chế Phối Hợp Và Nâng Cao Năng Lực Bộ Máy Quản Lí Giáo Dục Kĩ Năng Sống
- Mức Độ Tương Quan Giữa Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Qlgdkns
- Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long - 15
- Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long - 16
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Các biện pháp đều được đánh giá là khả thi với mức độ tán thành tương đối cao (ĐTB từ 2,81 đến 2,86). Biện pháp 3 được cho là khả thi nhất (ĐTB = 2,86; ĐLC = 0,47).
Kết quả khảo sát ở Bảng 3.2 cũng cho thấy độ chênh lệch của tính cần thiết và tính khả thi của mỗi biện pháp không nhiều, mức độ chênh lệch lớn nhất giữa tính cần thiết và tính khả thi chỉ ở mức 0,1 (biện pháp 2). Điều đó cho thấy mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi là chặt chẽ.