Hoạt Động Giáo Dục Hướng Nghiệp


một dạng quản lý xã hội trong đó diễn ra quá trình tiến hành những hoạt động khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực; các tác động của chủ thể quản lý theo kế hoạch chủ động và phù hợp với quy luật khách quan để gây ảnh hưởng đến đối tượng quản lý được thực hiện trong lĩnh vực giáo dục, nhằm tạo ra sự thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết vì sự tồn tại, duy trì, sự ổn định và phát triển của giáo dục trong việc đáp ứng các yêu cầu mà xã hội đặt ra đối với giáo dục.

* Quản lý giáo dục hướng nghiệp

Quản lý hoạt động GDHN là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý nhằm tổ chức, điều khiển và quản lý hoạt động GDHN của những người làm công tác giáo dục nhằm giúp cho học sinh sau khi ra trường có thể chọn được nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân, hoàn cảnh gia đình và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và đất nước.

Chủ thể quản lý HĐGDHN là một cá nhân hay nhóm người được giao quyền hạn quản lý và chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả các nguồn lực cho HĐGDHN trong nhà trường. Thông thường, dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, một Phó Hiệu trưởng sẽ chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về các hoạt động quản lý GDHN tại trường. Trên cơ sở quyền hạn, trách nhiệm và năng lực của mình, chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các phương pháp và công cụ nhất định thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý để đạt được mục tiêu GDHN cho học sinh.

Công cụ quản lý HĐGDHN chính là những phương tiện mà CB, GV thực hiện công tác GDHN sử dụng trong quá trình quản lý nhằm định hướng, dẫn dắt, khích lệ và phối hợp hoạt động của các tác nhân hướng nghiệp và học sinh trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục hướng nghiệp. Công cụ chủ yếu để quản lý HĐGDHN là các quy định của Nhà nước và Bộ GD&ĐT đối với hoạt động giáo dục hướng nghiệp, là các cơ chế và chính sách cho hoạt động


giáo dục hướng nghiệp. Có thể giới thiệu một vài công cụ quản lý như sau:

+ Các công cụ mang tính pháp lý, bao gồm các quy định của Chính phủ và Quốc hội về công tác GDHN cho học sinh, trong đó có một số văn bản quan trọng sau: Luật Giáo dục; Nghị định 75/2006/NĐ-CP; Quyết định 126/ CP ngày 19 tháng 3 năm 1981 của Hội đồng Chính phủ về “công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh phổ thông cơ sở, phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường”; Thông tư 31-TT ngày 17 tháng 11 năm 1981 về việc hướng dẫn thực hiện quyết định 126/CP; Chỉ thị 33/2003/CT-BGDĐT của Bộ trưởng GD&ĐT về việc “tăng cường GDHN cho học sinh phổ thông”.

+ Công cụ theo lĩnh vực quản lý của ngành, bao gồm: Chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, trong đó có: Chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp; Chương trình hoạt động giáo dục nghề phổ thông; Chương trình môn Công nghệ; Chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và chương trình các môn văn hóa cấp THCS, THPT; Tài liệu phân phối chương trình THCS, THPT môn Công nghệ của Bộ GD&ĐT dùng cho các cơ quan quản lý giáo dục và giáo viên, áp dụng từ năm học 2009-2010 - Ban hành theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH số 7475/BGDĐT- GDTrH.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

+ Công cụ kinh tế, kỹ thuật như kế hoạch, hướng dẫn chi tiêu và thống kê trong giáo dục,….

+ Các loại văn bản hành chính như hướng dẫn thực hiện năm học hàng năm của Bộ GD &ĐT, Sở GD&ĐT, …

+ Văn bản chuyên môn kĩ thuật như sách giáo khoa của hoạt động giáo dục hướng nghiệp, tài liệu hoạt động giáo dục nghề phổ thông; Sách giáo khoa và sách GV các môn học liên quan đến hướng nghiệp, tài liệu tập huấn về lý thuyết hướng nghiệp và kĩ năng tư vấn hướng nghiệp…


* Biện pháp quản lý công tác GDHN ở trường trung học phổ thông

- Biện pháp quản lý hoạt động GDHN là những cách thức tác động của chủ thể quản lý hướng vào việc giải quyết những vấn đề đặt ra của công tác GDHN, để hoạt động GDHN vận hành đạt được kết quả mong muốn.

- Biện pháp quản lý công tác GDHN cho học sinh THPT phải dựa trên nền tảng sự lãnh đạo của Đảng thông qua các quan điểm chỉ đạo về đổi mới chương trình giáo dục THPT, gắn với việc tích hợp các môn học với các lĩnh vực kinh tế xã hội, thị trường lao động, coi trọng giáo dục nghề phổ thông, cung cấp các thông tin cần thiết về nhu cầu lao động trong xu thế phát triển chung của thế giới, của thực tiễn đất nước đặt ra, từ đó tạo tiền đề cho học sinh có định hướng ngay từ cấp học THPT để rèn luyện, khẳng định bản thân, định hướng và có khả năng giải quyết tốt đối với nhu cầu nghề nghiệp sau cấp THPT học sinh có khả năng học tiếp lên cấp học cao hơn hoặc định hướng học nghề bảo đảm vừa đúng với sở thích và nhu cầu nghề nghiệp của địa phương.

- Nhằm giúp cho học sinh bậc THPT có nhận thức tốt về định hướng tương lai của mình, GDHN bảo đảm việc cung cấp đầy đủ kiến thức về lĩnh vực nghề nghiệp của xã hội, nghề nghiệp mà xã hội đang cần, thông tin rộng rãi về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động, những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của mỗi người thích ứng với từng lĩnh vực nghề nghiệp.

1.3. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp‌

1.3.1. Mục tiêu hoạt động GDHN‌

- Mục tiêu của HĐGDHN (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006) được quy định như sau:

+ Về kiến thức: học sinh biết được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề trong tương lai; Một số kiến thức cơ bản về vấn đề chọn nghề; Một số thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước và khu vực, về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động,


hệ thống giáo dục nghề nghiệp (TCCN và dạy nghề), CĐ và ĐH ở địa phương và cả nước; Biết cách tìm kiếm thông tin nghề và cơ sở đào tạo cần thiết cho bản thân; Và biết cách tự đánh giá năng lực bản thân, điều kiện gia đình và nhu cầu xã hội để định hướng học tập và chọn nghề tương lai.

+ Về kĩ năng: học sinh có khả năng tự đánh giá được năng lực bản thân và điều kiện gia đình trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai; Tìm kiếm được những thông tin nghề và cơ sở đào tạo cần thiết cho bản thân trong việc chọn nghề; Định hướng và lựa chọn được nghề nghiệp tương lai cho bản thân.

+ Về thái độ: học sinh chủ động, tự tin trong việc chọn hướng đi, chọn nghề; Có hứng thú và khuynh hướng chọn nghề đúng đắn.

- Mục tiêu của hoạt động GDHN cho học sinh cốt yếu để tìm ra điểm chung, mối tương quan giữa các yếu tố năng lực bản thân - Hoàn cảnh gia đình - Ngành nghề trong xã hội - Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và phát triển kinh tế của địa phương. Đó là tìm ra điểm chung nhất trong mối quan hệ giữa các yêu tố trong chỉnh thể các thành phần có ảnh hưởng đến định hướng chọn nghề của các em học sinh.

Điều kiện chọn nghề tối ưu Miền phù hợp hứng thú cá nhân đi nhu cầu xã 1

Điều kiện chọn nghề tối ưu


Miền phù hợp hứng thú cá nhân đi nhu cầu xã hội và hoàn cảnh gia đình Miền 2

Miền phù hợp hứng thú cá nhân đi nhu cầu xã hội và hoàn cảnh gia đình

Miền phù hợp năng lực cá nhân đi nhu cầu xã hội và hoàn cảnh gia đình


Miền chọn nghề tối ưu


(Nguồn: Tài liệu Đổi mới GDHN trường Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo 2013)

Các em không những cần thiết phải biết mình có năng lực gì, sở trường, thiên hướng, mong muốn nghề nghiệp của bản thân, các điều kiện hoàn cảnh của gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện nguyện vọng nghề


nghiệp mà còn phải biết đặt nó trong mối quan hệ với những nhu cầu phát triển nhân lực, phát triển kinh tế của địa phương và khu vực. Sự phù hợp nghề ở đây chính là sự phù hợp của ba yếu tố: tôi thích (hứng thú)-tôi cần phải (nhu cầu xã hội) - tôi có thể (năng lực). Đối với học sinh THPT, ngoài ba yếu tố trên, cần phải tính đến những điều kiện, hoàn cảnh gia đình của bản thân trong công việc tạo điều kiện cho các em theo đuổi nghề mình đã lựa chọn.

1.3.2. Nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp‌

- GDHN là nhằm giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội (Chính phủ, 2006).

- Nội dung chủ yếu


Sơ đồ Quy trình hướng nghiệp Nguồn Tài liệu Đổi mới GDHN trường Trung học 3

Sơ đồ: Quy trình hướng nghiệp

(Nguồn: Tài liệu Đổi mới GDHN trường Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo 2013)

Quy trình hướng nghiệp gồm 3 bước:

Bước 1: Là bước đầu tiên, quan trọng nhất cần làm trong hướng nghiệp là giúp cho học sinh trả lời được câu hỏi: Em là ai? trên cơ sở hướng dẫn học sinh khám phá bản thân qua những bài tập suy ngẫm, các bài trắc nghiệm và tư vấn cá nhân.


Bước 2: Giúp học sinh trả lời được câu hỏi: Em đang đi về đâu? trên cơ sở hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin nghề nghiệp qua các bài tập tìm hiểu nghề, qua trải nghiệm, qua các trang web, qua làm các bài tập phỏng vấn nghề nghiệp và tư vấn cá nhân.

Bước 3: Giúp học sinh trả lời được câu hỏi: Làm sao để đi đến nơi em muốn tới? trên cơ sở hướng dẫn, hỗ trợ học sinh lập kế hoạch nghề nghiệp để theo đó thực hiện nhằm đạt được mục tiêu nghề nghiệp.

Quy trình hướng nghiệp có thể được lặp đi lặp lại trong những giai đoạn khác nhau của cuộc đời mỗi người. Đặc điểm của quy trình hướng nghiệp là bước 1, bước 2 và bước 3 có ảnh hưởng, tác động qua lại chặt chẽ với nhau. Kết quả thực hiện bước trước là cơ sở để thực hiện bước sau. Ngược lại, kết quả thực hiện bước sau có thể giúp học sinh nhìn nhận, đánh giá lại kết quả thực hiện bước đã thực hiện trước đó để có sự bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ, sau khi lập kế hoạch nghề nghiệp (bước 3), học sinh có thể nhận ra mình chưa hiểu rõ về thị trường tuyển dụng lao động (bước 2) hoặc nhận ra mình chưa hiểu rõ về bản thân (bước 1). Trong trường hợp này, học sinh có thể quay trở lại thực hiện bước 2 hoặc bước 1 trước khi hoàn tất bước 3.

1.3.3. Nội dung hoạt động GDHN cho học sinh‌

- Nội dung GDHN phải đáp ứng mục tiêu đào tạo: góp phần hình thành nhân cách học sinh, giáo dục toàn diện học sinh, rèn tính năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng với tình huống, linh hoạt thích ứng với công việc, ngành nghề xã hội có nhu cầu sát hợp với nguyện vọng bản thân. Nội dung GDHN phải có tính mềm dẻo, phân hóa: nội dung hướng nghiệp phải được tiến hành dựa vào những khác biệt về năng lực, sở thích, nguyện vọng, các điều kiện...nhằm phát triển tốt nhất cho người học. Tăng thời lượng thực hành, thực tế, tham quan, trang bị các tri thức, kỹ năng lao động nghề nghiệp. GDHN có tính phân hóa đáp ứng yêu cầu đào tạo và phân công lao động xã


hội để mỗi thành viên đóng góp hiệu quả nhất trong công việc trên cơ sở đã được chuẩn bị tốt theo định hướng từ nhà trường.

- Nội dung GDHN mang tính cơ bản, thiết thực: GDHN phải chỉ rõ cho người học có nhận thức đúng đắn về vai trò định hướng nghề nghiệp mà xã hội đang cần, đồng thời giúp các em lựa chọn hướng đi của mình một cách tốt nhất, phù hợp với năng lực học tập và sở trường của mình. Đối với các em có học lực khá tốt được đánh giá qua các kỳ kiểm tra, các kỳ thi thì tiếp tục học lên và đi vào các trường đại học. Các em có học lực hạn chế được hướng nghiệp để lựa chọ con đường học nghề phù hợp với khả năng của mình, các em sẽ có tương lai rõ ràng hơn, một môi trường học tập, rèn luyện tốt để trở thành công dân có ích cho xã hội và cho bản thân.

1.3.4. Các hình thức hoạt động GDHN cho học sinh‌

Có nhiều hình thức khác nhau để GDHN cho học sinh trong các trường phổ thông nhưng phổ biến qua các hình thức sau:

* Hướng nghiệp thông qua các môn văn hóa

- Với học sinh THPT chuẩn bị bước vào cuộc sống tham gia lao động sản xuất và đào tạo nghề, nhà trường ngoài việc cung cấp những kiến thức cơ bản qua các môn học tự nhiên xã hội mà còn cung cấp những tri thức chung nhất về ngành nghề trong xã hội, vì vậy thông qua các môn học nhằm khai thác giữa chúng với ngành, nghề là một trong những biện pháp hướng nghiệp quan trọng. Quá trình đó làm cho bài giảng gắn liền cuộc sống, mở rộng tầm nhìn nghề nghiệp của học sinh, kích thích học sinh hăng say học tập. Do đó, hướng nghiệp thông qua các môn học nâng cao chất lượng dạy và học.

- Hướng nghiệp qua các môn học đòi hỏi giáo viên bộ môn phải thực hiện nghiêm chỉnh những tiết thực hành và tổ chức cho học sinh tham quan các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhằm rèn luyện kỹ năng quan sát, kỹ năng thực hành làm cơ sở cho việc học nghề, sử dụng công cụ, nâng cao tay nghề, tìm hiểu hoạt động sản xuất của địa phương, chuẩn bị cho việc phân luồng lao


động sau khi tốt nghiệp lớp 12.

* Hướng nghiệp qua giáo dục công nghệ và lao động

- Là môn khoa học ứng dụng kỹ thuật có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những nguyên lý cơ bản về kỹ thuật, công nghệ khoa học và quản lý tổ chức sản xuất; minh họa ứng dụng của các nguyên lý khoa học- kỹ thuật trong các quá trình sản xuất chủ yếu là cầu nối kiến thức cơ bản với sản xuất tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với các hoạt động ngành nghề khác nhau trong xã hội.

- Do đó kỹ thuật là con đường quan trọng để thực hiện giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp, nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ năng lực, dịch chuyển lao động trong điều kiện lao động đổi mới về nội dung và giáo dục sự chọn nghề một cách có ý thức.

- Môn kỹ thuật gồm nhiều phân môn: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản cơ khí, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, vẽ kỹ thuật, kỹ thuật phục vụ và quản lý kinh tế. Quá trình giảng dạy tri thức của các ngành trên đòi hỏi nội dung giảng dạy phải gắn với đối tượng lao động với công cụ lao động và gắn với hoạt động nghề. Vì vậy, truyền thụ kiến thức kỹ thuật dễ gắn với người thực hiện, việc thực, nghề thực tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, giáo dục lao động, định hướng thế hệ trẻ vào phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

* Hướng nghiệp qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp

- Để đảm bảo mục đích, nội dung của các môn học trên, việc giới thiệu nghề cho học sinh thông qua các bài học là lao động sản xuất chỉ có thể kết hợp trong quá trình dạy những chương, bài liên quan trực tiếp tới ngành nghề và việc thông tin về nghề không thể kéo dài làm phân tán nội dung học tập. Do đó, các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, giới thiệu nghề cho học sinh sâu hơn và có hệ thống nhằm làm cho học sinh có hiểu biết về cơ cấu kinh tế đất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2023