Thực Trạng Công Tác Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Các Trường Thpt


của đại phương. Đây là những tiền đề lý luận giúp các nhà quản lý giáo dục thực hiện tốt hơn công tác quản lý giáo dục trong đó có GDHN, cũng là cơ sở để chúng tôi tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lí hoạt động hướng nghiệp tại các trường THPT thành phố Vĩnh Long tỉnh Vĩnh Long. Từ đó, tác giả sẽ đề xuất những nhóm biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí giáo dục hướng nghiệp tại địa phương.


Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT

TẠI THÀNH PHỐ VĨNH LONG


2.1. Khái quát tình hình KT- XH, giáo dục và đào tạo thành phố Vĩnh Long‌

2.1.1. Khái quát về KT-XH‌

* Điều kiện tự nhiên

Thành phố Vĩnh Long nằm phía Bắc Tỉnh Vĩnh Long, tại ngã ba sông Tiền và sông Cổ chiên; phía Bắc giáp huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang và huyện Chợ Lách - tỉnh Bến Tre, phía Đông và phía Nam giáp huyện Long Hồ; phía Tây giáp huyện Châu Thành - tỉnh Đồng Tháp. Thành phố Vĩnh Long có 11 đơn vị hành chính, gồm có 07 phường (Phường 1, 2, 3, 4, 5, 8, 9) và 04 xã (xã Trường An, xã Tân Ngãi, xã Tân Hòa và xã Tân Hội).

* Tình hình kinh tế - xã hội

Thành phố Vĩnh Long có tổng diện tích đất tự nhiên 4,793 km2, trong đó diện tích nội thị 2,071 km2, diện tích ngoại thị 27,22 km2. Địa hình Thành phố Vĩnh Long phần lớn thấp trũng thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long và bị chia cắt bởi các sông rạch chằng chịt. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc điểm khí hậu của Thành phố Vĩnh Long mang những nét đặc trưng sau: Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động trong khoảng 27,70C - 280C; tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4,5 (34,5 - 37,60C), tháng 12 và tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất (19,2 - 24,30C), biên độ nhiệt dao động trong tháng khoảng 8,7 - 140C vào mùa khô và từ 10 - 14,10C vào mùa mưa.

Tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 2700 - 2800 giờ; tổng lượng mưa trung bình hàng năm 1186 - 1193 mm; độ ẩm tương đối trung bình cả năm 80 - 81 %. Tại thời điểm năm 2009, tổng số dân là 147.039 người, số dân thường trú trong khu vực nội thành phố Vĩnh Long là 93.813


người, tổng số lao động tham gia trong các ngành kinh tế là 45.534 người, trong đó lao động phi nông nghiệp là 43.829 người, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 96,3 %.

2.1.2. Khái quát về giáo dục và đào tạo‌

Theo báo cáo của ngành GD-ĐT Vĩnh Long, toàn thành phố Vĩnh Long hiện có 54 trường - gồm các trường mầm non, tiểu học, THCS, Trung học phổ thông và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên (TTGDN-GDTX) và có 07 trường tư thục gồm 06 trường mầm non (MN) và 01 trường tiểu học. Trong đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vĩnh Long quản lý các trường Mầm non có 21 trường (20 trường MN gồm 14 công lập và 6 tư thục và 01 Nhà trẻ), tiểu học có 19 trường (18 công lập và 1 tư thục), trung học cơ sở có 8 trường; Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long quản lý các trường THPT 5 trường công lập (trong đó có 01 trường THCS – THPT); Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Vĩnh Long quản lý TTGDNN- GDTX: 01 đơn vị. Trường lớp được xây dựng mới, được duy tu sửa chữa ngày khang trang hơn; trang bị các thiết bị dạy – học ở các trường được đầu tư theo hướng hiện đại và chuẩn hóa đáp ứng công tác đổi mới giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng ở địa phương, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn thành phố Vĩnh Long.

Công tác xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được ngành quan tâm đúng mức, thực hiện quyết liệt dưới sự chỉ đạo của Thành ủy và UBND thành phố, đến thời điểm tháng 7/2017 toàn thành phố có 27/46 trường (công lập) đạt chuẩn Quốc gia, chiếm tỉ lệ: 58,7%. Đây là kết quả của sự chỉ đạo sâu sát, hiệu quả cao của Sở Giáo dục và Đào tạo, Thành ủy, UBND thành phố Vĩnh Long, sự phấn đấu và hỗ trợ đầy tâm huyết của các ban ngành, của người dân và của tập thể Cán bộ giáo viên, Công nhân viên (CBGV, CNV) ở các nhà trường trên địa bàn thành phố. Cụ thể: MN: 10/15 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 66,67% (4 trường đạt mức độ 2); Tiểu


học : 11/18 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 61,11% (6 trường đạt mức độ 2); THCS: 04/08 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 50% và THPT: 03/05 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 60%.

2.1.3. Tình hình GDHN ở trường THPT của thành phố Vĩnh Long‌

Theo báo cáo của ngành Giáo dục - Đào tạo Vĩnh Long, toàn thành phố Vĩnh Long có 05 trường THPT, năm học 2016-2017 có 181 lớp/6562 học sinh, so với năm học 2015-2016 tăng 11 lớp/546 học sinh. Trong đó, học sinh nữ có 3581 em, tỷ lệ 54.57% trên tổng số học sinh; học sinh người dân tộc: 52 em, so cùng kỳ tăng 14 em; học sinh khuyết tật: 09 em, so cùng kỳ không thay đổi. Bên cạnh, TTGDNN-GDTX thành phố Vĩnh Long có 27 lớp/790 học sinh (có 01 lớp 9/19học sinh), so với năm học 2015-2016 giảm 1 lớp/13học sinh. Trong đó, học sinh nữ có 163/771 em, tỷ lệ 21.14% trên tổng số học sinh hệ THPT; học sinh khuyết tật: 02 em.

Công tác GDHN đối với học sinh ở các trường THPT thời gian qua đã được quan tâm vì có sự quan tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo trong công tác chỉ đạo GDHN các trường THPT, qua việc mở các chuyên đề hướng nghiệp: “Hướng đi sau khi tốt nghiệp THPT ”, “Định hướng phát triển KT - XH của đất nước và địa phương” giúp giáo viên biết được ý nghĩa của công tác hướng nghiệp ở các trường THPT, giúp học sinh xác định nghề nghiệp đúng theo năng lực của bản thân, hạn chế đi sai nghề, hoặc chuyển nghề. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế như vẫn còn một bộ phận giáo viên dạy hoạt động GDHN chưa qua một lớp đào tạo sư phạm nào về hướng nghiệp, do đó thường thiếu những kiến thức cần thiết để soạn bài và thường lúng túng về cách tổ chức và phương pháp dạy học một bài trước học sinh. Ngay cả giáo viên dạy các môn kỹ thuật trong trường THPT hoặc giáo viên dạy nghề phổ thông ở trung tâm GDNN-GDTX cũng gặp phải tình trạng lúng túng bởi hầu hết chỉ hiểu sâu về một nghề và hiểu sơ bộ về một số nghề có chuyên môn lân cận với nghề của mình mà thôi, nên khi giới thiệu cho học sinh một nghề khác sẽ gặp nhiều


khó khăn.

2.2. Thể thức nghiên cứu‌

2.2.1. Mẫu khảo sát‌

Các phiếu khảo sát thu thập ý kiến của giáo viên và cán bộ quản lí ở 05 trường THPT thành phố Vĩnh Long, gồm:

Bảng 2.1. Danh sách các trường THPT được khảo sát


Thành phần

Đội ngũ quản lí

Giáo viên


Tên trường


Hiệu trưởng


Phó Hiệu trưởng


Tổ trưởng, tổ phó

Giáo viên chủ nhiệm

Giáo viên bộ môn

THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm


1


1


10


10


20

THPT Lưu Văn Liệt


1


1


10


10


20

Trường THPT Nguyễn Thông


1


1


10


10


20

Trường THPT Vĩnh Long


1


1


10


10


20

Trường THCS- THPT Trưng Vương


1


1


10


10


20


Tổng cộng:

05

05

50

50

100

60

150

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường trung học phổ thông tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long - 7

2.2.2. Công cụ khảo sát‌


Nhằm đánh giá thực trạng của công tác quản lí GDHN cho học sinh THPT trên địa bàn Thành phố Vĩnh Long, tác giả đã xây dựng các phiếu điều tra.


* Phiếu điều tra dành cho đối tượng Giáo viên gồm giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn để khảo sát thực trạng hoạt động GDHN ở trường THPT thành phố Vĩnh Long. Các nội dung khảo sát gồm 2 phần:

- Phần 1 về thông tin cá nhân.

- Phần 2 về nội dung khảo sát.

. Câu 1 về nhận thức của giáo viên về hoạt động GDHN.

. Câu 2 - 4 về xây dựng kế hoạch giảng dạy, thực hiện hoạt động

GDHN.


. Câu 5 - 6 về những yếu tố thuận lợi và khó khăn.

. Câu 7 - 8 về mức độ thực hiện hoạt động, hiệu quả đạt được hoạt

động GDHN và mức độ đạt được mục tiêu GDHN.

. Câu 9 - 11 về nhận thức của giáo viên chủ thể thực hiện, thời điểm thích hợp cho hoạt động GDHN.

* Phiếu điều tra dành cho đối tượng CBQL gồm Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và Tổ trưởng, tổ phó. Các nội dung khảo sát gồm 2 phần:

- Phần 1 về thông tin cá nhân.

- Phần 2 về nội dung khảo sát.

. Câu 1 về nhận thức CBQL về hoạt động GDHN.

. Câu 2 - 4 về xây dựng kế hoạch quản lý, tổ chức thực hiện, cách thức quản lý hoạt động GDHN và mức độ hoàn thành, hiệu quả từng nội dung quản lý.

. Câu 5 - 6 về những yếu tố ảnh hưởng công tác quản lý, thuận lợi và khó khăn.

. Câu 7 - 8 về mức độ thực hiện, hiệu quả quản lý đạt được hoạt động GDHN và mức độ đạt được mục tiêu GDHN.

. Câu 9 - 11 về nhận thức CBQL về chủ thể thực hiện, thời điểm thực hiện thích hợp cho hoạt động GDHN.

Số lượng phiếu khảo sát phát ra và nhận về đầy đủ thông tin thu thập


của 150 giáo viên và 60 cán bộ quản lí.

2.2.3. Cách thức xử lý số liệu‌

- Ở nội dung nhận thức, tác giả tính toán số liệu về tần số và tỷ lệ %.

- Ở nội dung quản lý, tác giả thực hiện cách tính điểm trung bình với các quy ước “ điểm trung bình càng thấp thì kết quả đạt càng cao” cụ thể như sau:

+ Với cách cho điểm “rất thường xuyên” = 1, “thường xuyên” = 2, “thỉnh thoảng” = 3 và “không thực hiện” = 4, điểm trung bình (Mean) đạt từ 1.0 -

1.75 là rất thường xuyên; điểm trung bình từ 1.76 - 2.50, là thường xuyên; điểm trung bình từ 2.51 - 3.25, là thỉnh thoảng; điểm trung bình từ 3.26 – 4.0, là không thực hiện.

+ Với cách cho điểm “rất hiệu quả” = 1, “hiệu quả” = 2, “ít hiệu quả” = 3 và “không hiệu quả” = 4, điểm trung bình (Mean) đạt từ 1.0 - 1.75, thực hiện rất hiệu quả; từ 1.76 - 2.50, hiệu quả; từ 2.51 - 3.25, ít hiệu quả và từ 3.26 – 4.0, thực hiện không hiệu quả.

- Điểm trung bình cho mức độ đạt được mục tiêu giáo dục và yếu tố thuận lợi, hạn chế khó khăn được tính theo quy ước như sau:

+ Với cách cho điểm “tốt” = 1, “khá” = 2, “trung bình” = 3 và “yếu” = 4, điểm trung bình (Mean) đạt từ 1.0 - 1.75, đạt mức độ “tốt”; từ 1.76 - 2.50, đạt mức “khá”; từ 2.51 - 3.25, “trung bình” và từ 3.26 – 4.0, “yếu”.

+ Với cách cho điểm “rất thuận lợi” = 1, “thuận lợi” = 2, “ít thuận lợi” = 3 và “khó khăn” = 4, điểm trung bình (Mean) đạt từ 1.0 - 1.75, thực hiện “rất thuận lợi”; từ 1.76 - 2.50, “thuận lợi”; từ 2.51 - 3.25, “ít thuận lợi” và từ 3.26

– 4.0, thực hiện “khó khăn”.

+ Với cách cho điểm “không hạn chế” = 1, “ít hạn chế” = 2, “hạn chế” = 3 và “rất hạn chế” = 4, điểm trung bình (Mean) đạt từ 1.0 - 1.75, thực hiện “không hạn chế”; từ 1.76 - 2.50, “ít hạn chế”; từ 2.51 - 3.25, “hạn chế” và từ

3.26 – 4.0, thực hiện “rất hạn chế”.


2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường THPT tại thành phố Vĩnh Long‌

2.3.1. Nhận thức của CBQL, Giáo viên về tầm quan trọng của GDHN đối với học sinh THPT‌

Để tìm hiểu nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý về công tác GDHN ở nhà trường, tác giả đã khảo sát 10 CBQL cấp trường và 50 CBQL cấp tổ (tổ trưởng, tổ phó) cùng với 150 giáo viên của 05 trường THPT của thành phố Vĩnh Long để khảo sát thực trạng nhận thức của đối tượng này.

Bảng 2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về GDHN



Ý nghĩa của GDHN đối với học sinh

CBQL

GV

Tần số

Tỷ lệ %

Tần số

Tỷ lệ %

GDHN rất quan trọng vì giúp học sinh hiểu biết và chọn nghề đúng đắn, phù hợp với bản thân


50


84


123


82

GDHN không quan trọng vì GDHN

chỉ giúp học sinh được cộng điểm tốt nghiệp THPT

7

11


21


14

GDHN không cần thiết vì không có hoạt động GDHN, học sinh vẫn có thể

lựa chọn nghề nghiệp từ các nguồn hỗ trợ khác.


3


5


6


4


Kết quả thăm dò ý kiến của 60 CBQL thì đa số họ đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông (84%). Tuy nhiên còn một số CBQL chưa nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp (11%) cho là GDHN không quan trọng với quan niệm “GDHN chỉ giúp học sinh được cộng điểm tốt nghiệp THPT”. Ngoài ra có 05% CBQL cho rằng GDHN không cần thiết vì không có hoạt động GDHN, học sinh vẫn có thể lựa chọn nghề nghiệp từ các nguồn hỗ trợ khác hoặc GDHN không có ý nghĩa giáo dục học sinh.

Bảng số liệu cũng cho thấy đa số giáo viên (82%) có sự quan tâm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2023