Quản Lý Hoạt Động Dạy Của Giáo Viên Và Hoạt Động Học Của Học Sinh Trong Giáo Dục Hướng Nghiệp‌


thành các năng lực hướng nghiệp, thông qua các phương pháp giảng dạy tích cực như: Vấn đáp, trình bày trực quan, làm việc nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, trình diễn thao tác mẫu, trình diễn thí nghiệm, quan sát...

Chỉ đạo GV, ngay từ khi lập kế hoạch bài học, căn cứ vào mục tiêu, nội dung GDHN để lựa chọn phương pháp, phương tiện giáo dục phù hợp;

Hướng dẫn, đôn đốc, giám sát giáo viên trong quá trình thực hiện GDHN, tùy theo mục tiêu cụ thể và tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp. Tuy nhiên, dù làm việc độc lập, theo nhóm hay theo đơn vị lớp, mỗi học sinh đều phải được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

Chỉ đạo GDHN thông qua hoạt động trải nghiệm và dạy học nghề phổ thông, hướng các em chọn nghề phù hợp: việc các em tham gia học nghề phổ thông do các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) đảm nhận theo quy chế chuyên môn Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Chỉ đạo GV sử dụng linh hoạt các phương pháp GDHN phù hợp với nội dung GDHN và các hình thức: học lý thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.

Trong quản lý cần tác động đến GV thực hiện GDHN theo định hướng phát triển năng lực hướng nghiệp cho học sinh thông qua sử dụng các phương pháp dạy học tích hợp kết hợp với phân hoá, thông qua trải nghiệm, GV vừa là người thầy, vừa là người thợ trong đó các thao tác mẫu và sự kiểm soát thao tác của HS sẽ là trải nghiệm quan trọng giúp HS hình thành các năng lực hướng nghiệp.

Về quản lý sử dụng phương tiện dạy học: Chỉ đạo GV sử dụng các thiết bị dạy học như máy chiếu, máy ảnh, các mô hình, các thiết bị mô phỏng...hợp lý trong quá trình GDHN

1.7.5. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh trong giáo dục hướng nghiệp‌

Quản lý hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS trong GDHN được thực hiện thông qua lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo,kiểm tra việc thực hiện hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS trong GDHN nhằm hỗ trợ người học hình thành các năng lực hướng nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 304 trang tài liệu này.


Việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện hoạt động dạy học trong GDHN gồm các nội dung như: yêu cầu và hướng dẫn GV chuẩn bị dạy học, lập kế hoạch bài giảng, chuẩn bị tài liệu, trang thiết bị, lựa chọn phương pháp giảng dạy, nghiên cứu đối tượng, lựa chọn hình thức tổ chức dạy học trong GDHN, phê duyệt các kế hoạch dạy học của GV...

Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 10

- Quản lý hoạt động dạy của giáo viên:

Căn cứ vào kế hoạch GDHN đã được xây dựng của trường, chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch GDHN lồng ghép với các môn học, các hoạt động tập thế của lớp (đối với GV chủ nhiệm); Các trường cần tập trung quản lý dạy học theo yêu cầu của GDHN và chú ý tới các yếu tố góp phần hình thành năng lực cho người học. Theo đó, dạy học trong GDHN đòi hỏi đội ngũ GV phải có chuyên môn, được tập huấn và các điều kiện về trang thiết bị hỗ trợ phải đầy đủ.

Các trường tổ chức quản lý việc thực hiện nội dung dạy học theo phân cấp từ tổ chuyên môn đến Ban giám hiệu với các kế hoạch đầy đủ, quy trình chi tiết và công khai, tổ chức thực hiện nghiêm túc và có điều chỉnh kịp thời khi cần thiết, có các bộ phận kiểm tra và giám sát đúng quy định. Theo yêu cầu của thực hiện CTGDHN theo CTGDPT mới, nội dung GDHN ở cấp THPT chiếm 30% nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; tức là chiếm 30% trong tổng số 105 tiết/ năm. Các trường cần căn cứ hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và điều kiện thực tế để có phân phối chương trình phù hợp, xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện. Theo đó hướng dẫn GV lập kế hoạch dạy học GDHN teo đúng qui định của chương trình giáo dục.

- Quản lý hoạt động học của học sinh: quản lý học sinh các trường THPT trong GDHN bao gồm ban hành các qui định của trường về GDHN trên cơ sở cụ thể hoá các qui định do Bộ GD&ĐT ban hành, nêu rõ quyền và trách nhiệm của HS trong tham gia GDHN để hướng dẫn HS thực hiện;

Giao cho GV dạy hướng nghiệp, GV chủ nhiệm lớp, cán bộ Đoàn, GV tư vấn học đường quản lý việc học của học sinh trong quá trình thực hiện các nội dung GDHN; Riêng đối với GVCN, hiệu trưởng chỉ đạo GV bao quát toàn diện học sinh của lớp, quản lý về sỹ số, đánh giá chuyên cần, tổng hợp kết quả GDHN của HS hàng năm theo qui định.

Phối hợp với các TT GDNN-GDTX, các cơ sở sản xuất, kinh doanh và gia đình để quản lý học sinh trong các hoạt động GDHN tại các cơ sở ngoài trường THPT;


Có thể thấy việc quản lý hoạt động học của HS trong GDHN gặp tương đối nhiều khó khăn vì với quan điểm học HN để “cộng điểm”. Ngoài ra, học sinh học GDHN thường chưa có tính tự giác cao nên trong quản lý học sinh cần quan tâm tới hình thành năng lực hướng nghiệp của học sinh trong quá trình quản lý GDHN như:

(i) Tổ chức tư vấn cho người học về động cơ, thái độ học tập, giúp học sinh hiểu đúng đắn về động cơ học tập, các yêu cầu sau khi tốt nghiệp THPT.

(ii) Tổ chức GDHN lồng ghép hợp lý qua các môn học và các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, tạo hứng thú cho HS trong quá trình GDHN; tổ chức các cuộc thi nghề phổ thông cho các nhóm học sinh nhằm tăng cường năng lực hướng nghiệp.

(iii) Khi gửi học sinh sang các trung tâm GDNN-GDTX để học nghề, hướng nghiệp, cần lập danh sách học sinh theo các lớp, có bàn giao, cam kết giữa trường THPT và các trung tâm trong quản lý học sinh suốt thời gian học tập, kiểm tra, đánh giá và bàn giao kết quả học tập của HS về trường THPT theo qui định; đồng thời giao nhiệm vụ cho GV chủ nhiệm theo dõi, hỗ trợ học sinh khi cần thiết; Phát huy vai trò tự quản của HS trong học nghề, tham gia hoạt động GDHN.

1.7.6. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp‌

Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả GDHN là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả GDHN cho HS của GV, nhằm hỗ trợ HS hình thành các năng lực hướng nghiệp.

Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả GDHN theo định hướng về đánh giá kết quả giáo dục như sau:

Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lý và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.

Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và chương trình hoạt động giáo dục. Phạm vi đánh giá bao gồm toàn bộ các hoạt động giáo dục bắt buộc, theo định hướng nghề nghiệp, chuyên đề học tập và môn học tự chọn. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.


Theo yêu cầu đó, CBQL trường học cần có kế hoạch phối hợp với các lực lượng tham gia GDHN để xây dựng các công cụ đánh giá, lựa chọn các hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp để đánh giá kết quả GDHN cho HS.

Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kỳ ở trường THPT; Phân cấp thực hiện đánh giá kết quả GDHN cho HS như sau:

- Việc đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, dựa trên kết quả đánh giá của giáo viên, của phụ huynh học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp. Ở nội dung này, CBQL trường THPT cần chỉ đạo GV thực hiện theo đúng qui định về đánh giá kết quả học tập của HS qua hoạt động GDHN.

- Việc đánh giá định kỳ do trường THPT tổ chức để phục vụ công tác quản lý các hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng ở trường THPT và phục vụ công tác phát triển chương trình. Ở hoạt động này, trường THPT có kế hoạch, tổ chức thực hiện trong sự phối hợp với trung tâm GDNN- GDTX, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất... trong đánh giá việc học nghề, đánh giá qua thu hoạch của HS sau các buổi học nghề, tư vấn hướng nghiệp tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất...

Trong quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả GDHN nên quan tâm đến các báo cáo về GDHN cần đi sâu vào những đánh giá tồn tại chủ quan và khách quan, tìm hiểu nguyên nhân, từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp cho kế hoạch thời gian tiếp theo.

Xây dựng các tiêu chí đánh giá học sinh trong GDHN theo yêu cầu: "đảm bảo tính khách quan, công bằng, kết quả đánh giá chung được coi là tiêu chí để đánh giá thi đua của các cơ sở giáo dục. Kết quả đánh giá của cá nhân được coi là một trong các tiêu chí để đánh giá hạnh kiểm và ghi vào học bạ". Về tiêu chí đánh giá, đó là đánh giá toàn bộ nỗ lực của HS vể các mặt nhận thức, thái độ tình cảm với nghề, khuynh hướng nghề nghiệp đúng đắn, ý thức tích cực tham gia vào các GDHN. Việc đánh giá sẽ giúp các em tự tin trong việc lựa chọn nghề phù hợp với bản thân, điều kiện gia đình và xã hội. Nội dung đánh giá cao gồm trên ba mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ. Có 4 mức độ để đánh giá kết quả học tập của học sinh là loại tốt, khá, trung bình và yếu. Hình thức đánh giá của các em học sinh tự đánh giá qua trả lời những câu hỏi hoặc phiếu hỏi theo 4 mức độ trên. Phiếu có thể kết hợp


với việc ghi nhận ý kiến của gia đình và phòng tư vấn hoặc trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, .....

Lập kế hoạch kiểm tra định kỳ và kiểm tra chuyên đề GDHN; Tổ TVHN phải có kế hoạch kiểm tra định kỳ và kiểm tra chuyên đề của GDHN, qua mỗi lần kiểm tra đề có đánh giá và rút kinh nghiệm để xây dựng ý thức tự kiểm tra của giáo viên và học sinh.

Nhà trường cần xây dựng các tiêu chí đánh giá giáo viên trong GDHN; Đánh giá hiệu quả hoạt động GDHN cũng giống như hiệu quả của hoạt động giáo dục khác, nó không thể thực hiện ngay tức thời mà phải sau một thời gian dài, khi học sinh đã ra trường, thậm chí khi đã trưởng thành, thành đạt trong công tác. Vì vậy để đánh giá hiệu quả công tác của giáo viên thực hiện GDHN ta cần căn cứ vào các mức độ hoạt động của từng cá nhân.

Có thể xây dựng chuẩn đánh giá của nhà trường thông qua các tiêu chí: Tiến độ thực hiện, ngày giờ công, nề nếp giảng dạy, nền nếp sinh hoạt chuyên môn, sự tham gia hoạt động do thầy cô tổ chức (Hoạt động này có thể thực hiện bằng phiếu thăm dò ý kiến) vv...

Trong quản lý phải sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động GDHN, đảm bảo hoạt động GDHN đạt được các mục tiêu theo đúng yêu cầu đổi mới giáo dục.

1.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Các yếu tố có ảnh hưởng đến quản lý GDHN cho HS THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục có nhiều; Trong khuôn khổ luận án đề cập đến một số yếu tố cụ thể như sau:

1.8.1. Nhóm các yếu tố chủ quan‌

(i) Nhận thức của CBQL lãnh đạo nhà trường đối với nhiệm vụ quản lý GDHN cho HS THPTtrong bối cảnh đổi mới giáo dục

Quản lý là một trong những yếu tố quyết định chất lượng GDHN. Hoạt động GDHN chỉ có thể thực thi hiệu quả khi CBQL trường học có sự hiểu biết về GDHN, nhiệm vụ của hiệu trưởng và CBQL trong tổ chức hoạt động GDHN. Nhận thức đúng về vị trí, nội dung và PP GDHN, xác định GDHN là một nội dung quan trọng trong CTGD THPT sẽ giúp CBQL chỉ đạo, hướng dẫn GV thực hiện GDHN đúng qui định, có chất lượng;


(ii) Sự quan tâm của CBQL lãnh đạo nhà trường đối với nhiệm vụ quản lý GDHN cho HS THPTtrong bối cảnh đổi mới giáo dục

Nếu CBQL, lãnh đạo trường quan tâm đến GDHN sẽ có sự chỉ đạo sát sao hoạt động này; luôn có kế hoạch, phân công lãnh đạo phụ trách sâu sát, tạo điều kiện cho GV, HS và các lực lượng GD khác thực hiện đầy đủ chương trình GDHN, thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh (nếu cần) để đảm bảo hoạt động GDHN đạt được mục tiêu một cách thực chất; Ngược lại nếu thiếu sự quan tâm, sẽ buông lỏng quản lý hoặc thực hiện GDHN hình thức, kém hiệu quả.

(iii) Trình độ, phẩm chất và năng lực của GV

Trình độ, phẩm chất, năng lực GV là yếu tố quyết định trực tiếp chất lượng GDHN; Vì vây nếu đội ngũ GV có trình độ chuyên môn, thấu hiểu đối tượng HS, có kiến thức về thị trường lao động, biết gắn kết hướng nghiệp trong quá trình dạy học và hoạt động giáo dục, giúp HS hiểu mối quan hệ gắn kết giữa năng lực, sở thích nghề nghiệp và nhu cầu xã hội thì sẽ lựa chọn nghề nghiệp thành công. Theo đó sẽ góp phần tích cực vào thực hiện mục tiêu phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho HS; tạo lòng tin trong HS và gia đình HS; Quan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ làm GDHN là yêu cầu và điều kiện nâng cao chất lượng GDHN.

(iii) Cơ chế quản lý GDHN cho HS của các trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Trong bối ảnh đổi mới GD, yêu cầu GDHN có những thay đổi, đòi hỏi các bên phải phối hợp với nhau để có được những thông tin về nhu cầu nhân lực lao động của đất nước, địa phương trong giai đoạn mới; Mỗi tổ chức như: trường THPT, của TT GDNN- GDTX, các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, gia đình học sinh đều có trách nhiệm nhất định trong GDHN; Trong đó trường THPT phải chủ động đề xuất cơ chế phối hợp, phân cấp quản lý rõ ràng, làm rõ trách nhiệm của từng bên liên quan, cam kết trách nhiệm thực hiện GDHN thì các kế hoạch GDHN sẽ được thực thi hiệu quả; Ngược lại nếu trách nhiệm quản lý không rõ ràng; cơ chế phối hợp thiếu đồng bộ, sẽ cản trở hoạt động GDHN.

(iv) Vai trò của các lực lượng giáo dục trong nhà trường trong quản lý GDHN

cho HS


Trong trường THPT, mỗi CBQL, GV đều có vai trò nhất định trong quản lý GDHN. Việc xác định rõ vai trò của từng cá nhân, mỗi người cũng thấy rõ vai trò của mình trong qunar lý GDHN như: Hiệu trưởng, các PHT có vai trò định hướng, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động GDHN thế nào; Tổ trưởng chuyên môn có vai trò trong xây dựng kế hoạch GDHN thông qua các môn học do tổ chuyên môn phụ trách, sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề GDHN, bồi dưỡng GV; các GV được phân công thực hiện nội dung GDHN chịu trách nhiệm trong quản lý học sinh, kiểm tra đánh giá kết quả GDHN của HS thế nào. Theo đó mỗi cá nhân làm tốt sẽ vai trò của mình để tác động đến các khâu của quá trình GDHN; Chủ động, linh hoạt trong triển khai GDHN phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường và địa phương. Ngược lại, nếu CBQL trường học và các lực lượng trong nhà trường không thấy rõ vai trò trách nhiệm của mình sẽ đùn đẩy, thoái thách trách nhiệm, gây khó khăn cho hoạt động GDHN

(v) Động cơ của ĐNCBQL&GV đối với quản lý GDHN cho HS THPT tỉnh

Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Trong bất cứ công việc gì, khi thực hiện xuất phát từ những động cơ lành mạnh, tích cực sẽ nỗ lực thực hiện bằng các phương pháp đúng đắn, sáng tạo; Trong QL GDHN cũng vậy, nếu đội ngũ CBQL và GV các trường THPT thực hiện nhiệm vụ với mong muốn giúp các học sinh của mình có được năng lực hướng nghiệp tốt, chọn nghề phù hợp, không làm việc vì chạy theo thành tích, đối phó thì kết quả GDHN sẽ thực chất.

(vi) Trình độ, phẩm chất và năng lực của ĐNCBQL&GV

Trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ CBQL và GV là yếu tố quyết định chất lượng GD nói chung và chất lượng GDHN cho học sinh nói riêng; Nếu đội ngũ CBQL và GV có năng lực đáp ứng các yêu cầu của chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở GDPT thì chắc chắn sẽ triển khai GDHN theo đúng các qui định, phù hợp với điều kiện địa phương, nhà trường, tạo được long tin trong HS và cộng đồng, có khả năng lôi cuốn các lực lượng xã hội cùng tham gia GDHN hiệu quả.

1.8.2. Nhóm các yếu tố khách quan‌

(i) Sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương

Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân; Thực hiện GDHN và quản lý GDHN là một trong những nội dung quản lý của nhà trường đặt


dưới sự quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước trong đó có chính quyền địa phương. Do đó nếu có được sự ủng độ, chỉ đạo kịp thời của các cấp Lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương sẽ rất thuận lợi trong triển khai và ngược lại. Do đó trong quản lý GDHN các CBQL trường học, đứng đầu là hiệu trưởng phải biết tranh thủ sự ủng hộ của cấp uỷ, chính quyền địa phương để GDHN đạt được các mục tiêu mong đợi.

(ii) Quyền tự chủ của nhà trường về quản lý GDHN cho HS THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Hoạt động GDHN và quản lý hoạt động GDHN phải phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương, nhà trường; Trong triển khai hoạt động GDHN cũng như quản lý GDHN phải được thực hiện linh hoạt và sáng tạo; Việc thực thi GDHN và quản lý GDHN là trách nhiệm của GV và các CBQL trường học. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ phải được trao quyền. Do đó vấn đề trao quyền tự chủ cho nhà trường trong hoạt động GDHN và quản lý GDHN như tự chủ về nguồn tài chính, về lựa chọn nhân sự thực hiện GDHN, chọn đối tác trong thực hiện các hoạt động GDHN gắn với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và dịch vụ là rất cần thiết.

(iii) Điều kiện kinh tế, thu nhập của CBQL&GV

Nếu điều kiện kinh tế, thu nhập của CBQL và GV được đảm bảo, giúp họ an tâm công tác, tận tâm với công việc sẽ giúp CBQL và GV thực hiện tốt nhiệm vụ GDHN; Nhưng nếu điều kiện kinh tế, thu nhập của CBQL và GV hạn hẹp sẽ không tạo được động lực cho họ trong thực thi nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ GDHN và quản lý hoạt động GDHN ở nhà trường.

(iv) Chính sách của nhà nước và của ngành đối với quản lý GDHN cho HS THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

Đây là yếu tố có tác động mạnh đến quản lý GDHN ở trường THPT. Vì việc thực hiện hoạt động GDNH cũng như quản lý GDHN đều phải đảm bảo tính pháp lý, tức là phải tuân thủ các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của Ngành; Các chủ trương về phát triển kinh tế - xã hội; dự báo nhu cầu nhân lực, chính sách về sử dụng nhân lực của quốc gia, vùng và của địa phương; qui định về chương trình GDHN và phát triển đội ngũ thực hiện GDHN...tác động trực tiếp đến GDHN và quản lý hoạt động này. Nếu chủ trương, chính sách cụ thể, cơ chế

Xem tất cả 304 trang.

Ngày đăng: 24/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí