Cây Trồng Đặc Trưng Và Những Hình Thức Lao Động Đặc Trưng

bung ra để kiếm ăn. Người dân có nhiều cách để diệt chúng: gài rập, gài nhẹp, dùng thuốc...Thời điểm tháng 11 và tháng chạp âm lịch là chuột đồng béo mập, no tròn, gần bằng bắp tay người lớn.

Bắt được chuột, mang về làm sạch rồi ướp gia vị: ngũ vị hương, sả, ớt, tỏi, muối, đường, bột ngọt. Để một lúc cho ngấm gia vị đem khìa trên chảo khoảng vài phút, thịt chuột vừa săn, chặt dừa xiêm, đổ nước dừa vào xâm xấp, rồi bớt lửa để cháy liu riu cho đến khi nước dừa cạn, thịt chuột mềm ráo nước ngả màu vàng thơm là vớt ra đĩa.

Công đoạn cuối cùng là dùng dao chặt thịt chuột ra thành từng miếng vừa ăn, xếp lên đĩa rồi xếp củ hành tây xắt thành khoanh bên trên, rồi cho ngò rí và rắc đậu phộng rang lên. Nước chấm thịt chuột đồng khìa nước dừa phải là cẩm tương (tương xay, sả, ớt, tỏi, nước cốt dừa, đậu phộng rang đâm nhuyễn, đường, bột ngọt) thì mới đồng điệu. Rau ăn với thịt chuột đồng khìa nước dừa, chủ yếu là rau rừng: lá cách, ngò ôm, ngò gai, tai tượng, lá lốt, rau húng cây...

Chuột đồng khìa nước dừa là món ăn độc đáo của cù lao Ông Hổ, cũng bởi diện tích đất ruộng còn nhiều, tốc độ đô thị hóa thấp, nên lượng chuột đồng còn nhiều, đặc biệt là vào mùa lũ. Đây là món ăn mà cánh mày râu dùng trong những tiệc nhậu, đồng thời cũng được phụ nữ, trẻ em rất ưa, vì đây là món ăn vừa ngon, vừa bổ, chất dinh dưỡng rất cao.

Cá lóc nướng trui

Cá lóc nướng trui là món ăn đặc trưng gắn liền với tính dân dã của những người dân miền sông nước. Hương vị đặc biệt của món ăn khó có thể phai trong lòng người thưởng thức ngay từ lần ăn đầu tiên. Để có được hương vị đặc trưng, món ăn phải trải qua một quá trình chế biến khá độc đáo. Cá Lóc được bắt dưới sông lên, không cần qua các bước sơ chế, chỉ đơn giản là rửa sạch và sau đó xuyên cá vào một cái que, từ miệng tới đuôi, cái que cá này sẽ được vùi vào những đống rơm khô, hoặc được cắm xuống đất, phủ rơm lên, đốt lửa, cho đến khi tro tàn. Sau khi cá chín, người chế biến sẽ rút cá ra khỏi que, cạo sạch những phần bị cháy, cạo cả lớp vảy trên thân cá, cuối cùng, còn lại sẽ là phần thịt cá trắng tinh. Sau khi nướng cá hoàn tất những chú cá sẽ được đặt lên mâm có lót lá sen, lá chuối với các loại rau ăn kèm.

Nên ăn kèm cá lóc nướng trui với muối ớt, để cảm nhận được những mùi vị khác nhau: vị cay của ớt, vị mặn của muối và vị ngọt của cá lóc tươi ngon, cộng với mùi thơm của cá vừa được nướng rơm xong. Hoặc có thể dùng cá để cuốn rau sống, chấm với mắm me, mỗi cách sẽ đem lại cho thực khách những cảm nhận khác nhau.

Cá heo sông Hậu

Cá heo sông Hậu là những con cá mình dẹp, bự nhất cỡ ba ngón tay người lớn, dài chừng một tấc, thân cá màu xanh đen, đuôi vi kỳ cá màu đỏ cam đẹp mắt. Khi lặn dưới nước, người ta nghe tiếng chúng kêu éc éc và khi bị bắt lên bờ chúng giẫy giụa cũng phát ra âm thanh giống tiếng heo kêu nên người dân lưu vực sông Hậu đặt tên chúng như vậy. Ngày xưa người ta xem cá heo sông là loài vô dụng, khi chài lưới được thường loại bỏ. Nhưng gần đây, cá heo được người dân cù lao Ông Hổ và thành phố Long xuyên chế biến thành rất nhiều món ăn hấp dẫn.

Giản tiện nhất là cá heo nướng, bếp than với cái vỉ nhôm được đặt trên mặt bàn. Những con cá heo tươi xanh tuần tự gắp để trên vỉ nhôm dưới sức nóng của than đước tỏa mùi đặc trưng mà bếp gas không có được. Trở mặt cá lần nữa, trong chốc lát màu sắc của cá trở thành màu vàng rộm tỏa mùi thơm nức. Gắp cá ra chấm vào chén cơm mẻ giằm ớt xanh, ăn kèm với rau thơm các loại như xà lách, dưa leo, khóm, chuối chát. Cầu kỳ hơn là món cá heo kho thố, vị cay của tiêu bột, vị ngọt của thịt cá, vị béo của mỡ heo, vị mặn, ngọt của muối, nước mắm, đường hòa vào nhau tạo nên thứ hương vị tuyệt vời. Lẩu cơm mẻ cá heo cũng là món vừa để ăn cơm vừa để lai rai khi có bạn bè. Món này ăn kèm với một số loại rau, đặc biệt là bông điên điển. Vị cá ngọt, vị giòn và hơi nhẫn của bông điên điển hòa trong vị chua của cơm mẻ, tạo nên đặc trưng của món ăn. [65]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

2.2.3.6. Cây trồng đặc trưng và những hình thức lao động đặc trưng

Vườn sơ ri kết hợp du lịch sinh thái

Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang - 7

Sơ ri là loại quả mọng và có vị ngọt, chứa nhiều vitamin C và các chất dinh dưỡng khác. Quả sơ ri có dạng hình tròn, dẹt ở hai đầu, có múi. Vỏ quả nhẵn bóng, mỏng, mềm và rất dễ bị dập, sơ ri là một loại quả giàu vitamin C. Đặc biệt, nước ép từ quả sơ ri mang hàm lượng vitamin C rất cao, vì vậy quả sơ ri được dùng làm nguồn bổ sung vitamin C cho người ăn kiêng cũng như làm thành phần trong nhiều sản phẩm nhiều sản phẩm thực phẩm khác nhau.

Mô hình vườn sơ ri kết hợp du lịch sinh thái của gia đình anh Hồ Quốc Tuấn tại cù lao Ông Hổ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, vườn có 60 gốc sơ ri trên diện tích 1.000m2, diện tích còn lại trồng xoài cát hòa lộc đang trong giai đoạn sinh trưởng tốt. Diện tích đất trống được tận dụng trồng các loại rau, dưới ao nuôi cá đồng, phục vụ dịch vụ ăn uống, vui chơi như: tát ao bắt cá, trải nghiệm một ngày

làm nông dân… cho khách du lịch. Bên cạnh đó, sản phẩm rượu sơ ri ngày càng được ưa chuộng, sơ ri hái từ vườn, rửa sạch, bỏ cuống, ủ cho lên men, chưng cất. Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, vì chỉ cần sai lệch bất cứ điều kiện nào, tất cả sẽ thành giấm. Với giá 70.000 đồng/lít, mỗi tháng hộ gia đình cung cấp từ 150 – 200 lít cho các khách hàng quen thuộc trong vùng. Trong thời gian tới vườn sẽ mở rộng quy mô, đăng ký thương hiệu rượu sơ ri, đồng thời mở rộng phát triển du lịch cộng đồng để du khách đến và nhớ về trái sơ ri, về cù lao Ông Hổ nói riêng và An Giang nói chung.[64]

Vườn táo mận kết hợp kinh doanh ẩm thực

Nằm ở khu vực ấp Mỹ An 2, vườn táo mận của hộ gia đình anh Trần Đình Tùng mới đi vào hoạt động kinh doanh từ năm 2003. Ban đầu, gia đình sử dụng quỹ đất trồng hoa màu, sau đó chuyển đổi sang mô hình trồng táo, mận cung cấp cho thương lái. Tuy nhiên, sản lượng bấp bênh, thường bị thương lái ép giá, gia đình chuyển đổi mô hình từ chỗ chuyên canh trồng táo, mận sang mô hình kết hợp kinh doanh ẩm thực. Hiện nay, với 2 ha vườn táo, gia đình kết hợp xây dựng 15 chòi lá xen kẽ trong vườn, cải tại lối đi cao ráo, xây dựng nhà vệ sinh sạch sẽ và thực hiện mô hình tham quan, thu hoạch táo kết hợp kinh doanh ẩm thực. Khách đến vườn vừa được tham quan mô hình trồng táo của gia đình, tham gia thu hoạch, mua sản phẩm táo và mận do chính tay mình thu hái, thưởng thức ẩm thực địa phương trong không gian nhà vườn sinh thái mát mẻ, gần gũi thiên nhiên.

Sinh thái ẩm thực Vườn xoài

Nằm trên địa bàn ấp Mỹ Long, ven theo rạch Rích, khu sinh thái ẩm thực vườn xoài tận dụng lợi thế ven kênh rạch, vì vậy chủ vườn đã xây dựng những chòi lá khang trang ven bờ rạch, xung quanh là vườn cây trái xum xuê. Cây trái trồng chủ yếu ở đây là cây xoài, với nhiều loại xoài khác nhau: xoài cát, xoài cát chu, xoài tượng, xoài thái, xoài keo… Với không gian thoáng đãng, mát mẻ, khung cảnh thiên

nhiên đậm nét nông thôn Nam bộ, cơ sở vật chất khang trang, khu sinh thái ẩm thực vườn xoài chủ yếu bán các món ăn đặc sản, giá thành cao hơn các quán khác trong cù lao.

Ẩm thực Anh Tùng vườn táo

Là quán ăn nằm ở vị trí thuận lợi, ngay con đường trung tâm ấp Mỹ An 1, là con đường nối khu dân cư với khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, cùng với giá cả bình dân, quán rộng, có nhiều cây trái, có ao câu cá ngay giữa quán, vì vậy quán ẩm thực Anh Tùng vườn táo thu hút rất nhiều thực khách, cả khách du lịch và khách địa phương. Các món ăn trong quán hết sức đa dạng, nhưng chủ yếu vẫn là những món ăn đồng quê, dân dã phục vụ đối tượng khách Việt là chính, lượng khách nước ngoài đến với quán rất ít, hầu như không có.

Mô hình Tổ hợp tác trồng rau an toàn

Năm 2012, Hội nông dân xã Mỹ Hòa Hưng thành lập Tổ hợp tác rau an toàn nhằm tiếp nhận dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo hướng VietGap tại thành phố Long Xuyên” ở ấp Mỹ An, do Trạm Bảo vệ thực vật Long Xuyên làm chủ nhiệm dự án, với 13 thành viên diện tích sản xuất trên 2 héc-ta. Qua đó, Tổ hợp tác rau an toàn ở xã Mỹ Hòa Hưng được tiếp cận và ứng dụng quy trình canh tác khoa học như: tưới phun, trồng xen canh để hạn chế sâu bệnh, xây dựng nhà lưới ươm cây con, nhà sơ chế sản phẩm, xây hố thu gom rác thải, lập sổ tay ghi chép theo hướng VietGap, liên kết ban quản lý các chợ và siêu thị để tìm đầu ra cho sản phẩm.

Trồng rau an toàn đã hạn chế việc phun xịt thuốc bảo vệ thực vật xuống từ 2

– 4 lần/vụ, hệ số sử dụng đất tăng lên 7 – 8 lần/năm. Như vậy, việc phun thuốc giảm được 14 – 32 lần/năm, giảm chi phí sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường, ý thức xử lý rác thải nâng lên… Người trồng rau an toàn xây dựng vườn ươm cây con, xác định nguồn gốc và ghi chép quá trình sinh trưởng, giúp việc quản lý dịch hại trên cây trồng tốt hơn. Đặc biệt, những nông dân đã biết hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đây là hiệu quả rất lớn từ mô hình trồng rau an toàn ở xã Mỹ Hòa Hưng, Cụ thể là việc liên kết với dự án Du lịch nông nghiệp An Giang nhằm cung cấp rau cho bữa ăn của du khách, cung cấp những dịch vụ trải nghiệm nông nghiệp… góp phần phát triển mô hình du lịch homestay, du lịch dựa vào cộng đồng ở Mỹ Hòa Hưng phát triển.

Năm 2014 Tổ hợp tác trồng rau an toàn tại ấp Mỹ An tăng lên 25 thành viên và diện tích canh tác cũng tăng lên 7,7 héc-ta. Hội Nông dân xã Mỹ Hòa Hưng, Hội Nông dân thành phố Long Xuyên và Trạm Bảo vệ thực vật thành phố Long Xuyên nhân rộng thêm 1 tổ trồng rau an toàn ở ấp Mỹ Hiệp, có 8 thành viên canh tác 5,6 héc-ta theo hướng VietGap.

2.2.4. Trang thiết bị

2.2.4.1. Dịch vụ y tế

Cù lao Ông Hổ có Trạm y tế xã Mỹ Hòa Hưng được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Diện tích đất trạm y tế hiện nay 1.000m2. Do xã đông dân, với 22.000 dân, địa hình xung quanh là sông nước, do đó trạm y tế xã đang được nâng cấp, xây dựng mới nhiều hạng mục công trình và đầu tư trang thiết bị cho trạm y tế, bổ sung biên chế cho trạm nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân, tạo cơ sở cho sự phát triển địa phương.

Ngoài ra, phòng khám nội tổng hợp bác sĩ Thu Trang theo giấy phép số 000486/AG-CCHN tại ấp Mỹ Khánh 2 là địa chỉ tin cậy, góp phần chăm sóc sức khỏe người dân và khách du lịch trên cù lao Ông Hổ.

Hệ thống nhà thuốc tập trung tại khu vực chợ Trà Mơn, cầu Rạch Chùa đạt tiêu chuẩn GPP.

2.2.4.2. Thiết bị thông tin, truyền thông

Hiện nay cù lao Ông Hổ có một điểm bưu điện văn hóa thuộc ấp Mỹ an 2, cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông, internet, sách báo... Có 2 đại lý dịch vụ viễn thông VNPT An Giang cùng rất nhiều các điểm truy cập internet. Với 8/9 ấp có đường truyền internet, đạt 88%, xã đang cố gắng nâng cấp tỷ lệ 100% số ấp có đường truyền internet.[45]

2.2.4.3. Trang thiết bị giao thông

Tính đến năm 2013, tỷ lệ km đường giao thông chính về đến trung tâm xã đã đạt chuẩn 100%, tỷ lệ km đường giao thông từ trung tâm xã đến các ấp, liên ấp ra cánh đồng chuẩn đường loại A đạt 85%. Các tuyến đường giao thông chính về trung tâm xã đều được trải nhựa, các tuyến đường giao thông từ trung tâm xã đến các ấp phần lớn đã được bê tông hóa, phần còn lại đang được sửa chữa, nâng cấp. Năm 2014, nhiều tuyến đường, nhiều cây cầu được xây dựng mới. Sửa chữa nâng

cấp tuyến giao thông liên ấp Mỹ Khánh 2, xây dựng mới tuyến giao đường Rạch Nhỏ và tuyến đường ấp Mỹ Thạnh, sửa chữa nâng cấp 04 cầu giao thông : cầu Út Na, Hai Đải, cầu Năm Dần và cầu bên miếu ông Hổ, xây dựng mới cầu Trà Ôn.

Hai bến phà Trà Ôn và Ô Môi hoạt động liên tục đến 22 giờ hàng ngày, sau 22 giờ cứ 1 tiếng lại có một chuyến phà đưa khách sang sông. Với thời gian hoạt động liên tục của hai bến phà đều sang thành phố Long Xuyên, góp phần quan trọng trong việc vận chuyển hành khách, làm cầu nối phát triển kinh tế xã cù lao.[45]

2.2.4.4. Trang thiết bị dịch vụ du lịch

Cơ sở lưu trú

Cù lao Ông Hổ có 5 hộ dân kinh doanh loại hình dịch vụ homestay. Các hộ dân kinh doanh loại hình dịch vụ này đều có nhà sàn cổ, cảnh quan quanh nhà thoáng mát, có sân vườn đẹp, có khu chế biến thức ăn hợp vệ sinh, có nhà vệ sinh sạch sẽ, nguồn nước sạch. Ngoài ra còn có một hộ kinh doanh phòng nghỉ chất lượng, phòng ở đầy đủ tiên nghi: máy lạnh, tủ lạnh, hệ thống nước nóng lạnh….

Cơ sở kinh doanh ăn uống, ẩm thực

- Hệ thống vườn ẩm thực: Trên cù lao Ông Hổ có 4 vườn trái cây, kết hợp giữa du lịch sinh thái, tham quan nhà vườn với kinh doanh dịch vụ ăn uống. Du khách đến đây được phục vụ ăn uống tại các chòi lá, không gian thoáng mát, các món ăn mang đậm hương vị ẩm thực địa phương, đồng thời có thể tham quan, trải nghiệm đời sống nông nghiệp như bắt cá, thu hoạch trái cây...

- Quán ăn: Cù lao Ông Hổ có một số quán ăn với khung cảnh ven kênh rạch thoáng mát, với các món ăn như lẩu gà chọi, lẩu bò, các món chế biến từ cá ba sa, cá ngát và các loài cá đánh bắt trên sông Hậu.

- Dịch vụ ăn uống tại các hộ dân kinh doanh homestay: Tại các hộ kinh doanh dịch vụ homestay đều có phục vụ các bữa ăn cho du khách, điểm đặc biệt tại các điểm kinh doanh ẩm thực này là du khách được tham gia trải nghiệm chế biến đồ ăn cùng chủ nhà với những món ăn dân giã, mang đậm nét văn hóa địa phương.

2.2.5. Tính tiếp cận của điểm đến

- Giao thông: Cù lao Ông Hổ thuộc thành phố Long Xuyên – thủ phủ của tỉnh An Giang, vì vậy, các tuyến giao thông đến đây hết sức thuận tiện, từ Cù lao Ông Hổ có thể kết nối với các thành phố, các trung tâm du lịch theo đường bộ và

đường thủy. Theo đường bộ, trục giao thông chính của An Giang là quốc lộ 91 nối thành phố Long xuyên với cửa khẩu Tịnh Biên và thành phố Châu Đốc. Theo đường bộ từ Thành phố Long Xuyên, còn kết nối thuận tiện đến các thành phố trong khu vực như Cần Thơ, Cao Lãnh, Hà Tiên, Rạch Giá. Thành phố Long Xuyên cách Cần Thơ 65km, Mỹ Tho 125 km, Hà Tiên 150 km, TP. Hồ Chí Minh 190 km. Giao thông đường thủy tại cù lao Ông Hổ hết sức thuận lợi, từ cù lao có thể ngược dòng sông hậu lên Châu Đốc, khu vực biên giới CamPuChia, hay dọc sông Vàm Nao sang sông Tiền rồi hòa cùng tuyến giao thông huyết mạch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, qua Tam Nông, Cao Lãnh, Sa Đéc, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, thành phố Hồ Chí Minh... Từ cù lao Ông Hổ, xuôi dòng sông Hậu là tuyến giao thông đường thủy nội địa kết nối Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh...

- Kênh thông tin: Cù lao Ông Hổ nằm liền kề với nội thành thành phố Long Xuyên, tạo khả năng liên kết với các kênh thông tin như: dịch vụ viễn thông, truyền hình, bưu chính, internet... nhằm kết nối thông tin với các khu vực trong cả nước và trên thế giới. Ngoài ra, trung tâm du lịch nông thôn, hệ thống các công ty du lịch, người dân địa phương đều là những kênh thông tin truyền tải hình ảnh du lịch đại phương đến với du khách.

- Thủ tục hành chính: Tại cù lao Ông Hổ, những quy định thủ tục hành chính đối với khách du lịch hết sức đơn giản, thuận tiện, thông qua phiếu khai báo tạm trú tại cơ sở lưu trú. Địa phương phối hợp với các cơ sở lưu trú, các hộ kinh doanh homestay nhằm cập nhật thông tin du khách, thuận lợi cho công tác quản lý hành chính và hỗ trợ kịp thời cho du khách khi cần thiết.

2.2.6. Các dịch vụ bổ sung

Bên cạnh các dịch vụ du lịch, tại cù lao Ông Hổ có một số các dịch vụ bổ sung sẽ đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của khách du lịch:

- Dịch vụ vui chơi, giải trí: phòng chiếu phim tại khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng, một số quán cà phê hát với nhau khu vực gần bến phà Trà ôn.

- Dịch vụ thể thao, chăm sóc sắc đẹp: Ở Cù lao Ông Hổ có một phòng tập thể hình gần khu vực chợ Trà ôn, có nhiều tiệm gội đầu, làm tóc, làm móng quanh khu vực cù lao. Tuy nhiên, các dịch vụ bổ sung trên cù lao còn ít, quy mô nhỏ lẻ, chưa thực sự chuyên nghiệp.

2.2.7. Tính hợp lý của giá cả

Giá cả dịch vụ du lịch, giá cả phương tiện lưu thông và giá các dịch vụ bổ sung tại cù lao Ông Hổ đều ở mức hợp lý. Chi phí ăn uống, lưu trú trên cù lao tại các hộ dân kinh doanh homestay, tại các quán ăn, các vườn trái cây sinh thái đều ở mức hợp lý, tương xứng với chất lượng dịch vụ. Chi phí phương tiện lưu thông và các dịch vụ khác đều không cao.

2.2.8. An ninh trật tự

An ninh, trật tự xã hội trên địa bàn được giữ vững, với cơ quan Công an xã luôn chú trọng việc thực hiện các kế hoạch liên tịch, quản lý tốt nhân hộ khẩu, quản lý tạm trú tạm vắng, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn xã cù lao. Duy trì, các phong trào quần chúng tự quản toàn diện, lập các chốt tự quản nhằm bảo vệ an ninh tổ quốc, trật tự an toàn xã hội. Đến nay, xã Mỹ hòa Hưng được công nhận và giữ vững 8 năm xã lành mạnh không có tệ nạn xã hội.

2.3. Hiện trạng hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang

2.3.1. Tổ chức quản lý và quy hoạch phát triển du lịch

2.3.1.1. Tổ chức quản lý du lịch

Hội Nông dân tỉnh An Giang là cơ quan chịu trách nhiệm phát triển du lịch cộng đồng trên cù lao Ông Hổ, cơ quan phối hợp là Ủy ban Nhân dân xã Mỹ Hòa Hưng. Ngoài ra, khu Lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng nằm trên cù lao chịu sự quản lý của Bảo tàng tỉnh An Giang, thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang.

Hội Nông dân tỉnh An Giang triển khai dự án “Du lịch nông nghiệp” do Tổ chức Nông dân Hà Lan (Agriterra) tài trợ với tên gọi “Dự án xây dựng Trung tâm Du lịch Nông dân tỉnh An Giang”, Mỹ Hòa Hưng là một trong ba xã trong tỉnh An Giang được chọn thực hiện dự án này. Ban Quản lý điều hành dự án đã hình thành 3 bộ phận để tham mưu, giúp việc cho việc triển khai dự án: bộ phận marketing; bộ phận đào tạo, tập huấn; bộ phận quản lý tài chính của dự án, chọn và ký hợp đồng với 1 đơn vị kiểm toán tài chính độc lập. Xây dựng chương trình đào tạo, tập huấn về kỹ năng du lịch, các kỹ năng kinh doanh cho các hộ nông dân trực tiếp tham gia dự án. Đồng thời, đào tạo về marketing, homestay, về kiến thức tiếng Anh cơ bản

Xem tất cả 156 trang.

Ngày đăng: 04/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí