Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường trung học phổ thông tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1. Danh sách các trường THPT được khảo sát 44

Bảng 2.2. Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về GDHN 47

Bảng 2.3. Xây dựng kế hoạch hoạt động của giáo viên về GDHN…48

Bảng 2.4. Quản lí tổ chức hoạt động của giáo viên ở học kỳ 1…49

Bảng 2.5. Quản lí tổ chức hoạt động của giáo viên ở học kỳ 2…50

Bảng 2.6 Mức độ đạt mục tiêu GDHN tại nhà trường… 52

Bảng 2.7. Số liệu GV chọn chủ thể thích hợp nhất với việc GDHN……… 54

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Bảng 2.8. Số liệu GV chọn thời điểm thích hợp nhất với việc GDHN……. 54

Bảng 2.9. Mức độ thực hiện và hiệu quả của việc xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động GDHN 57

Quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường trung học phổ thông tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long - 2

Bảng 2.10. Xây dựng kế hoạch quản lí hoạt động về GDHN. 59

Bảng 2.11. Mức độ thực hiện và hiệu quả tổ chức, chỉ đạo thực hiện các hoạt động GDHN… 60

Bảng 2.12. Quản lí tổ chức hoạt động của CBQL ở học kỳ 1…62

Bảng 2.13. Quản lí tổ chức hoạt động của CBQL ở học kỳ 2…62

63

Bảng 2.14. Mức độ thực hiện và hiệu quả quản lí đạt được việc kiểm tra, đánh giá hoạt GDHN…………………………………………….

64

Bảng 2.15. Mức độ thực hiện các cách thức quản lí hoạt động GDHN ở trường THPT thành phố Vĩnh Long……………………………..

Mức độ thực hiện và hiệu quả quản lí đạt được việc sử dụng

Bảng 2.16.

phương tiện, CSCV, huy động các nguồn lực cho việc tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp 65

Bảng 2.17. Mức độ thuận lợi đối với công tác GDHN tại nhà trường, CBQL

và giáo viên… 67

Bảng 2.18. Mức độ hạn chế của các yếu tố ảnh hưởng đến GDHN tại nhà trường theo ý kiến của giáo viên và CBQL. 69

Bảng 3.1. Bảng kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp……................................................................................. 88


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông đóng vai trò hết sức quan trọng, vì vậy, Nghị quyết TW8 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục - đào tạo yêu cầu phải “Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông”. Vai trò chủ yếu của giáo dục hướng nghiệp là phát hiện, bồi dưỡng tiềm năng của cá nhân, giúp họ hiểu rõ bản thân để chọn ngành, nghề phù hợp. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp bao gồm hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp học sinh phổ thông có kiến thức và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của cá nhân để họ có thể phát triển tới đỉnh cao trong nghề nghiệp, trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội. Giáo dục hướng nghiệp (GDHN) trong trường phổ thông được thực hiện dưới nhiều hình thức như: dạy học các môn khoa học cơ bản, thực hiện chương trình GDHN chính khóa, lao động sản xuất; tổ chức tham quan, sinh hoạt ngoại khóa... Công tác này đòi hỏi phải từng bước phát triển đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên, đầu tư kinh phí cho xây dựng và mua sắm trang thiết bị phục vụ GDHN và công tác phân luồng học sinh sau trung học.

Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long, GDHN và công tác phân luồng học sinh sau trung học ở tỉnh Vĩnh Long thời gian qua đã đem lại một số kết quả nhất định. GDHN và công tác phân luồng học sinh sau trung học đã được thể chế trong nghị quyết, chương trình, đề án của ngành giáo dục và đào tạo được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo và thực hiện. Từ đó, hệ thống trung tâm GDNN-GDTX được thành lập ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, GDHN và công tác phân luồng học sinh sau trung học chưa được sự quan tâm đúng mức. Hiệu trưởng một vài trường Trung học phổ thông (THPT) chỉ đạo tập trung


giáo dục kiến thức các môn thi THPT là chủ yếu mà ít chú trọng đến công tác GDHN cho học sinh. Một số giáo viên ở trường THPT chưa được đào tạo nghiệp vụ hướng nghiệp chuyên sâu, chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác hướng nghiệp cho học sinh. Hơn nữa, vẫn còn một bộ phận gia đình, cha mẹ học sinh chưa phối hợp chặt chẽ với nhà trường để tìm hiểu năng lực, sở trường của học sinh, để hướng các em chọn ngành nghề phù hợp mà còn tư tưởng áp đặt, ra quyết định theo mơ ước của cha mẹ. Bên cạnh đó, một bộ phận gia đình buông lõng, bỏ mặc con em nên một số học sinh không có mục tiêu định hướng cho mình, không xác định được nghề nghiệp hoặc chọn nghề theo trào lưu mà không xét đến năng lực, sở trường của bản thân… Vì vậy, việc đổi mới quản lí hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT hiện nay là hết sức cần thiết và cấp bách. Việc tìm hiểu, nghiên cứu và khảo sát thực trạng hoạt động hướng nghiệp và quản lí hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT tại Thành phố Vĩnh Long là cơ sở để đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp nhằm góp phần thay đổi diện mạo mới trong quản lí hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT của tỉnh Vĩnh Long nói riêng và cả nước nói chung.

Từ những lý do trên, tôi lựa chọn vấn đề “Quản lí hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT tại thành phố Vĩnh Long ” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động GDHN cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lí hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT tại thành phố


Vĩnh Long.

4. Giả thuyết khoa học

Công tác quản lí hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT tại thành phố Vĩnh Long chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động GDHN đề ra, vẫn còn nhiều hạn chế trong nhận thức CBGV, trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đánh giá, do chưa có biện pháp quản lí hoạt động GDHN đồng bộ và hiệu quả. Cần cải thiện hoặc đổi mới các biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT tại thành phố Vĩnh Long.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc quản lí hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT.

5.2. Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT tại thành phố Vĩnh Long.

5.3.Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT tại thành phố Vĩnh Long.

6. Phạm vi nghiên cứu

6.1. Nội dung nghiên cứu về quản lí hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT tại thành phố Vĩnh Long trên cả 02 bình diện chức năng và nội dung quản lí.

6.2. Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực tế ở năm học 2017-2018, dựa trên đối tượng khảo sát là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, Tổ trưởng và tổ phó, Giáo viên tại các trường THPT thành phố Vĩnh Long.

6.3. Không gian khảo sát nghiên cứu: Khảo sát thực tiễn ở 05 trường THPT tại thành phố Vĩnh Long: THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, THPT Lưu Văn Liệt, THPT Nguyễn Thông, THPT Vĩnh Long và THPT Trưng Vương.


Kết quả nghiên cứu sẽ giúp đề xuất các biện pháp nâng cao công tác quản lí hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT tại thành phố Vĩnh Long.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận

7.1.1. Tiếp cận hệ thống – cấu trúc

Quan điểm hệ thống - cấu trúc trong nghiên cứu đề tài này dược thể hiện ở việc nghiên cứu công tác quản lí hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT trong một hệ thống và có mối liên hệ biện chứng với nhau gồm: Mục đích, nội dung, chủ thể, khách thể, hình thức, biện pháp và các điều kiện, xem xét mối liên quan giữa hoạt động GDHN cho học sinh với các hoạt động giáo dục khác trong trường THPT và là một bộ phận của hoạt động sư phạm ở trường THPT.

7.1.2. Tiếp cận lịch sử - logic

Quan điểm lịch sử - logic trong nghiên cứu đề tài này là xem xét và phân tích hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT trong quá trình phát triển và xem xét mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn để tìm những biện pháp hiệu quả công tác quản lí hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT.

7.1.3. Tiếp cận thực tiễn

Tiếp cận quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu, đề tài khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lí hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT tại thành phố Vĩnh Long. Từ đó, đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT.

7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, hệ thống hóa, tổng hợp các tài liệu về hoạt động GDHN trong nhà trường THPT nhằm xác lập cơ sở lý luận của đề tài.


7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

* Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

+ Mục tiêu: trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động hướng nghiệp, quản lý các hoạt động GDHN cho học sinh THPT trong nhà trường cũng như những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại trong việc quản lí hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THPT.

+ Cách thức tiến hành: Tác giả thiết kế bảng hỏi có liên quan đến công tác quản lý hoạt động GDHN cho học sinh trong nhà trường THPT để khảo sát các đối tượng quản lí gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn; các tổ trưởng, tổ phó… và bảng hỏi có liên quan đến hoạt động GDHN cho học sinh để khảo sát các đối tượng là giáo viên bộ môn hướng nghiệp. Bảng hỏi sẽ được gửi trực tiếp cho các đối tượng để lấy ý kiến khảo sát.

* Phương pháp phỏng vấn

+ Mục tiêu: thu thập được những thông tin liên quan đến các hoạt động GDHN cho học sinh cũng như công tác quản lí hoạt động này tại các trường THPT.

+ Cách thức tiến hành: Trao đổi trực tiếp với CBQL và giáo viên các trường THPT tại thành phố Vĩnh Long về cách thức tổ chức hoạt động GDHN cho học sinh trong nhà trường, những khó khăn, hạn chế vướng mắc,... đối với hoạt động này.

* Phương pháp xử lí dữ liệu

+ Mục tiêu: xử lý các thông tin, số liệu đã thu thập được.

+ Cách thức tiến hành: Sử dụng phương pháp toán học để xử lý các số liệu thu được từ điều tra.

8. Cấu trúc luận văn

Luận văn được chia làm 3 phần

- Phần mở đầu

- Nội dung: gồm 3 chương


Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí hoạt động GDHN tại các trường THPT.

Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT tại thành phố Vĩnh Long.

Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT tại thành phố Vĩnh Long.

- Kết luận và khuyến nghị.


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TẠI CÁC TRƯỜNG THPT‌


1.1. Sơ lược lịch sử của vấn đề nghiên cứu‌

1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài‌

Hoạt động GDHN đã có lịch sử ra đời và phát triển nhiều năm trên thế giới. Cuốn “Hướng dẫn chọn nghề” đầu tiên ra đời ở Pháp, đề cập tới sự phát triển đa dạng của thế giới nghề nghiệp do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tăng trưởng kinh tế và việc nhất thiết phải giúp đỡ thanh niên trong sự lựa chọn nghề nghiệp (Phạm Huy Thụ, 1996). Việc hướng nghiệp cho học sinh dựa trên năng lực, năng khiếu, hứng thú, sở thích của cá nhân được Frank Parsons nghiên cứu ở năm 1909 (Parsons, Frank,1909) hoặc được N.K.Krupskaia khẳng định hiệu quả lao động phần lớn phụ thuộc vào sự phù hợp của con người đối với nghề nghiệp ở năm 1918 cho đến 1939 (Lê Vân Anh, 1982). Hướng nghiệp được thể chế hóa bằng sắc lệnh năm 1938 liên quan đến học sinh rời ghế nhà trường lúc 14 tuổi. Năm 1937, Keller và Viteles đưa ra tầm nhìn toàn thế giới về tư vấn và hướng nghiệp, họ khảo sát so sánh các quốc gia ở Châu Âu, Châu Á… (Nguyễn Minh Đường, 2009)

Suốt thế kỉ 20 và đầu thập kỉ thế kỉ 21, tư vấn và hướng nghiệp phát triển mạnh mẽ trong môi trường giáo dục. Tùy bối cảnh đặc thù của mỗi quốc gia, GDHN ở các nước đều xuất hiện một số lí luận và thực tiễn cho hoạt động GDHN. Ở Nga, những thập kỉ đầu thế kỉ 20, công tác hướng nghiệp rất được chú trọng, làm cơ sở để phát triển nguồn nhân lực phục vụ nền công nghiệp hóa đất nước bấy giờ (Đoàn Chi, 1990). Ở Pháp, có hệ thống giáo dục chuyên nghiệp mà thành phần chủ yếu xếp vào bậc trung học tương đương THPT, đó là con đường nghề nghiệp đi song song với con đường phổ thông hay công nghệ, một thành phần của con đường nghề nghiệp có thể có trình độ sau trung học tên gọi tiếng Pháp là enseignement spécialise. Ở nửa đầu thế kỉ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2023