Giáo Dục Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Trong Bối Cảnh Đổi Mới Giáo Dục


hoạt động khác cũng cung cấp cho các em những bài học rất giá trị về nghề nghiệp. Như vậy, vấn đề quan trọng nhất và là sự bận tâm nhất của HS trong việc xây dựng kế hoạch đường đời là vấn đề nghề và chọn nghề, chọn trường học nghề. Việc chọn nghề trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng nhưng vô cùng khó khăn đối với các em. Về chủ quan, sự hiểu biết về nghề của HS còn hạn chế. Nhiều HS chưa thực sự hiểu rõ nghề nghiệp hiện có trong xã hội, chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa nghề và trường đào tạo nghề, nên ít em hướng đến việc chọn nghề mà chủ yếu chọn trường để học. Việc chọn nghề của số HS này không phải với tư cách là chọn một lĩnh vực việc làm ổn định phù hợp với khả năng và điều kiện của mình, không phải là một nghề để mưu sinh, mà chủ yếu chỉ là sự khẳng định mình trước bạn hoặc chủ yếu là theo đuổi chí hướng có tính chất lí tưởng hoá của mình. Vì vậy, mặc dù các em ý thức được tầm quan trọng của việc chọn nghề nhưng hành vi lựa chọn của các em vẫn cảm tính. Về khách quan, trong nền kinh tế hiện đại, hệ thống nghề rất đa dạng, phong phú và biến động, nên việc định hướng và lựa chọn giá trị nghề của HS trở lên rất khó, do vậy giáo dục nghề và hướng nghề cho HS luôn là việc làm rất quan trọng của trường phổ thông và của toàn xã hội.

1.6. Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục

GDHN ở THPT được nhiều tác giả tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên theo quy định về GDHN ở THPT, GDHN được tiếp cận như là một quá trình giáo dục ở THPT và bao gồm các thành tố sau đây:

1.6.1. Mục tiêu giáo dục hướng nghiệp ở trung học phổ thông‌

Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018[15], ở cấp THPT, giáo dục hướng nghiệp có mục tiêu là hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; GD hướng nghiệp cấp THPT giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở. Kết thúc giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, học sinh có khả năng thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau; thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân; có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai;


xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người

công dân có ích.

Một cách cụ thể mục tiêu giáo dục hướng nghiệp là giúp học sinh có thể:

Về kiến thức: hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai; biết cách tìm hiểu bản thân, tìm hiểu nghề nghiệp, thông tin thị trường lao động và xây dựng kế hoạch nghề nghiệp cho bản thân; biết được một số thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, đất nước và khu vực.

Về kỹ năng: tự đánh giá được sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của bản thân và điều kiện gia đình trong việc định hướng nghề nghiệp; tìm kiếm được thông tin nghề, thông tin thị trường tuyển dụng lao động và các cơ sở đào tạo cần thiết; lựa chọn và xây dựng kế hoạch nghề nghiệp cho bản thân.

Về thái độ: chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường để tăng thêm nhận thức về bản thân, nhận thức nghề nghiệp; tự tin thực hiện kế hoạch nghề nghiệp của bản thân sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông

Mục tiêu GDHN cho HS THPT phải hướng tới việc tìm ra miền chọn nghề tối ưu cho mỗi cá nhân HS.

Sơ đồ 1 4 Miền chọn nghề tối ưu GDHN cho HS THPT một mặt phải trang 1

Sơ đồ 1.4. Miền chọn nghề tối ưu‌

GDHN cho HS THPT, một mặt, phải trang bị cho các em những kiến thức Phổ thông cơ bản, những kỹ năng nghề nghiệp ban đầu, những phẩm chất đạo đức của người lao động trong thời kỳ mới, đồng thời, làm cho các em có những nhận thức đúng đắn về thế giới nghề nghiệp để từ đó định hướng phân luồng cho HS một cách phù hợp, đảm bảo sự kết hợp giữa các yếu tố: năng lực, nguyện vọng của bản


thân cá nhân HS, điều kiện hoàn cảnh của gia đình, yêu cầu và xu hướng phát triển nhân lực của địa phương và xã hội.

1.6.2. Nội dung giáo dục hướng nghiệp ở trung học phổ thông‌

Ở cấp THPT, GDHN được thực hiện ở tất cả các môn học và hoạt động giáo dục. Trong Chương trình GDPT mới, GDHN có vai trò quan trọng trong hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh và được tích hợp trong một số môn học, hoạt động giáo dục:

Môn Công nghệ

Giáo dục hướng nghiệp trong môn Công nghệ được triển khai chủ yếu ở các lớp cuối cấp THCS và toàn bộ giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, môn Công nghệ trang bị cho học sinh tri thức nền tảng và các năng lực cốt lõi phù hợp với sự lựa chọn ngành nghề thuộc một trong hai định hướng công nghiệp hoặc nông nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT. Môn Tin học

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0, có nhiều ngành nghề và việc làm mới xuất hiện đòi hỏi kiến thức, kỹ năng tin học chuyên sâu. Môn Tin học có cơ hội góp phần giúp học sinh định hướng nghề nghiệp tương lai hoặc ra đời khởi nghiệp, lập nghiệp trong lĩnh vực tin học. Do vậy, Chương trình môn Tin học rất coi trọng giáo dục hướng nghiệp.

Chương trình dành từ 6% đến 10% cho các chủ đề hướng nghiệp với tin học. Đồng thời, tích hợp giáo dục hướng nghiệp thông qua việc giới thiệu cho học sinh một số nghề nghiệp liên quan tới ứng dụng tin học, mạng máy tính và Internet, một số chủ đề hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hướng dẫn học sinh thực hiện các dự án học tập, tạo sản phẩm số.

Môn Giáo dục công dân

Giáo dục hướng nghiệp cũng thể hiện rõ trong môn Giáo dục công dân, Giáo dục kinh tế và pháp luật. Ở cấp THPT, Chương trình môn Giáo dục kinh tế và pháp luật yêu cầu học sinh bước đầu biết tạo lập, xây dựng ý tưởng cho một hoạt động kinh doanh nhỏ; lựa chọn được mô hình hoạt động kinh tế thích hợp trong tương lai đối với bản thân; xác định được hướng phát triển phù hợp của bản thân sau THPT. Chương trình hướng dẫn học sinh tìm hiểu những chủ đề và chuyên đề học tập làm nền tảng cho định hướng nghề nghiệp như: Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh


tế, Thị trường và cơ chế thị trường, Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh, Mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ (lớp 10); Lạm phát, thất nghiệp, Thị trường lao động, Việc làm, Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh, Đạo đức kinh doanh, Một số vấn đề về luật pháp lao động (lớp 11); Hội nhập kinh tế quốc tế, Lập kế hoạch kinh doanh, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Một số quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh tế, Một số vấn đề về Luật Doanh nghiệp.

Môn Nghệ thuật

Môn Nghệ thuật là một môn học ghép, gồm hai môn là Âm nhạc và Mỹ thuật. Chương trình môn Âm nhạc góp phần định hướng nghề nghiệp cho những học sinh có năng khiếu và nguyện vọng được làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến âm nhạc. Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, Chương trình môn Âm nhạc giúp học sinh nâng cao năng lực âm nhạc và kĩ năng thực hành, mở rộng hiểu biết về âm nhạc trong mối tương quan với các yếu tố lịch sử, văn hoá và xã hội; giúp học sinh phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc, có định hướng nghề nghiệp phù hợp với khả năng của bản thân...

Nội dung dạy học trọng tâm bao gồm những kiến thức và kĩ năng âm nhạc mở rộng, nâng cao về hát, chơi nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thưởng thức âm nhạc (thời lượng học tập là 70 tiết/năm). Bên cạnh đó, những học sinh có sở thích và năng khiếu âm nhạc có thể chọn các chuyên đề học tập (35 tiết/năm học) về kĩ năng biểu diễn âm nhạc, phương pháp soạn đệm cơ bản, sử dụng một số phần mềm âm nhạc để phát triển kĩ năng, kiến thức có thể chuẩn bị cho những nghề nghiệp liên quan đến âm nhạc trong tương lai.

Trong môn Mỹ thuật, nội dung giáo dục hướng nghiệp được thực hiện qua mạch Mỹ thuật ứng dụng. Ở cấp THPT, chương trình gồm nhiều nội dung lựa chọn gắn với các ngành nghề liên quan đến mỹ thuật và có tính ứng dụng cao trong thực tiễn, như: Thiết kế đồ họa, Thiết kế thời trang, Lý luận và lịch sử mĩ thuật, Hội họa, Đồ họa; trong đó có một số ngành nghề có ưu thế tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như: Thiết kế công nghiệp, Thiết kế mỹ thuật đa phương tiện, Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh…


Hướng nghiệp trong hoạt động trải nghiệm

Hoạt động hướng nghiệp là một trong bốn mạch nội dung hoạt động chính và được thực hiện trong cả hai giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp, giúp học sinh hiểu biết về nghề nghiệp và những phẩm chất liên quan tới nghề nghiệp, có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sự tư vấn của thầy cô và gia đình, biết lập và thực hiện kế hoạch học tập đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp.

Nội dung hoạt động hướng nghiệp gồm:

- Tìm hiểu nghề nghiệp (Ý nghĩa, đặc điểm và yêu cầu của nghề. Tìm hiểu yêu cầu về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp. Tìm hiểu thị trường lao động);

- Hoạt động rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp (Tự đánh giá sự phù hợp của bản thân với định hướng nghề nghiệp. Rèn luyện phẩm chất và năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp);

- Hoạt động lựa chọn hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp (Tìm hiểu hệ thống trường trung cấp, cao đẳng, đại học và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác của địa phương, Trung ương. Tham vấn ý kiến của thầy cô, người thân và chuyên gia về định hướng nghề nghiệp. Lựa chọn cơ sở đào tạo trong tương lai và lập kế hoạch học tập phù hợp với định hướng nghề nghiệp). [15]

1.6.3. Các hình thức giáo dục hướng nghiệp‌

"GDHN cho HS phổ thông bằng các hình thức: Tích hợp nội dung hướng nghiệp vào các môn học, lao động sản xuất và học nghề phổ thông, hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp và các hoạt động ngoại khóa khác” [18]. Theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, có thể tóm tắt các hình thức hướng nghiệp cho HS cấp trung học như sau:


Hình thức hướng nghiệp

HĐGDHN

Thông tin và kỹ năng về nghề


- Lớp 9 THCS: 9 tiết/năm học

- Lớp 10,11,12 THPT:

9 tiết/năm học


Tích hợp vào các môn văn hóa


Môn Công nghệ


Hoạt động giáo dục nghề phổ thông



Tổ chức tại các trường phổ thông cấp trung học, các cơ sở sản xuất, kinh

doanh…


Tổ chức tại các trường phổ thông cấp trung học

Giáo dục ngoài giờ lên lớp (2tiết/tháng)

+ trải nghiệm tham quan, ngoại khóa

Lớp 9: 35 tiết

Lớp 10,11: 52,5 tiết

Lớp 12: 35 tiết


Tổ chức tại các trường phổ thông cấp trung học

Lớp 9: 75 tiết (không bắt buộc) Lớp 11: 105 tiết

Tổ chức tại các trường phổ thông cấp trung học Và/hoặc các TTGDNN-GDTX

Sơ đồ 1.5. Các hình thức GDHN cho học sinh trung học‌

Mỗi hình thức có tác động tới một hoặc nhiều khía cạnh khác nhau trong hệ thống các năng lực hướng nghiệp cần hình thành ở HS. Mỗi địa phương, nhà trường cần thực hiện đầy đủ các hình thức GDHN nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu hướng nghiệp.

1.6.3.1. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Hoạt động GDHN (HĐGDHN) (trước đây gọi là sinh hoạt hướng nghiệp) được chính thức đưa vào kế hoạch dạy học của các trường THCS và THPT với tư cách là một hoạt động giáo dục, có chương trình dạy học, bao gồm mục tiêu, nội dung, yêu cầu cần đạt [15].


LỚP 10

NỘI DUNG

YÊU CẦU CẦN ĐẠT


Hoạt động rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp

Đánh giá được sự phù hợp của bản thân với nhóm nghề định lựa chọn.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện bản thân theo định hướng nghề nghiệp.

Lựa chọn được cách rèn luyện phù hợp về phẩm chất và năng lực cần thiết cho nhóm nghề định lựa chọn.


Hoạt động lựa chọn hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp

Trình bày được một số thông tin cơ bản về hệ thống trường đào tạo liên quan đến nghề định lựa chọn.

Tham vấn ý kiến thầy cô, gia đình, bạn bè về dự định lựa chọn nghề và định hướng học tập của bản thân.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập, rèn luyện theo nhóm nghề lựa chọn.

LỚP 11


Hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp

Phân loại được các nhóm nghề cơ bản; chỉ ra được đặc trưng, yêu

cầu của từng nhóm nghề.

Phân tích được yêu cầu của nhà tuyển dụng về phẩm chất và năng lực của người lao động.

Giải thích được ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp của người lao động.

Sưu tầm được tài liệu về xu hướng phát triển nghề trong xã hội và

thị trường lao động.


Hoạt động rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp

Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối với từng nhóm nghề và chỉ ra được phẩm chất và năng lực của bản thân phù hợp hoặc không phù hợp với nhóm nghề, nghề lựa chọn.

Đánh giá được khó khăn, thuận lợi trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện theo nhóm nghề lựa chọn.

Đề xuất được giải pháp học tập, rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp.


Hoạt động lựa chọn hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp

Trình bày được các thông tin cơ bản về các trường trung cấp, cao đẳng, đại học liên quan đến nhóm nghề, nghề mà bản thân định lựa chọn.

Tham vấn được ý kiến của thầy cô, gia đình, bạn bè về dự kiến ngành, nghề lựa chọn.

Xác định được những trường đào tạo nghề liên quan đến việc học tập hướng nghiệp của bản thân.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập theo định hướng ngành, nghề lựa chọn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 304 trang tài liệu này.


LỚP 12


Hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp

Trình bày được xu hướng phát triển nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chỉ ra được những phẩm chất và năng lực cần có của người lao

động trong xã hội hiện đại

Tìm hiểu tính chuyên nghiệp trong công việc, đảm bảo yêu cầu về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp.

Phân tích được những thông tin cơ bản về thị trường lao động, nhu cầu sử dụng của thị trường lao động.


Hoạt động rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp

Đánh giá được sự phù hợp của nghề với khả năng và sở thích của bản thân.

Xác định những phẩm chất, năng lực, hứng thú, sở trường của bản thân phù hợp với ngành, nghề lựa chọn.

Rèn luyện được một số phẩm chất và năng lực phù hợp với nghề định lựa chọn và có thể chuyển đổi nghề khi cần thiết.

Tự tin về bản thân và tự tin với định hướng nghề nghiệp của

mình.


Hoạt động lựa chọn hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp

Phân tích và xử lí được các thông tin nghề nghiệp, thông tin về các cơ sở đào tạo và giáo dục nghề nghiệp.

Tham khảo được ý kiến của gia đình, thầy cô, chuyên gia làm cơ sở cho việc chọn hướng học tập nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Đưa ra được quyết định lựa chọn nghề, nhóm nghề hoặc lựa chọn được ngành học, trường học và chuẩn bị tâm lí thích ứng với môi trường làm việc hoặc học tập tương lai.

Có tâm thế sẵn sàng bước vào thế giới nghề nghiệp, sẵn sàng tham gia và hoà nhập với lực lượng lao động xã hội.


Mục tiêu của HĐGDHN được quy định như sau:

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở. Kết thúc giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, học sinh có khả năng thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau; thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân; có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2023