rõ ràng, minh bạch sẽ thuận lợi cho thực hiện GDHN và quản lý GDHN cho học sinh và ngược lại;
(v) Điều kiện môi trường làm việc của CBQL&GV
Điều kiện làm việc là điều kiện cần để giúp CBQL và GV thực hiện nhiệm vụ; Do đó nếu những điều kiện CSVC, phương tiện làm việc của CBQL và GV đảm bảo, cùng với môi trường sư phạm thân thiện, đoàn kết, đồng thuận sẽ đem đến những thuận lợi trong thực hiện GDHN và quản lý hoạt đông GDHN ch HS ở các trường THPT và ngược lại.
(vi) Tác động của cơ chế kinh tế thị trường
Cơ chế thị trường đem đến cả tác động tích cực lẫn rào cản trong GDHN cũng như quản lý GDHN ở các trường THPT; Việc nhận ra các rào cản để vượt qua hay tận dụng, tranh thủ các tác động có lợi từ cơ chế kinh tế thị trường trong thực hiện quản lý GDHN sẽ chi phối hiệu quả hoạt động GDHN
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Quản lý GDHN cho HS Trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục có vai trò quan trọng góp phần phân luồng học sinh, tiền đề cho công tác đáp ứng nhu cầu lao động của địa phương và xã hội.
Trên cơ sở tổng quan vấn đề nghiên cứu, phân tích một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu, xác định cơ sở lí luận cơ bản và hiện đại về GDHN THPT và quản lý GDHN cho HS THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục, có thể khái quát: Giáo dục hướng nghiệp cho HS THPT có thể thực hiện bằng nhiều con đường: qua dạy học các môn học và qua các hoạt động giáo dục; GDNH có sự tham gia của nhiều lực lượng: GV, CMHS, các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động... và cần được thực hiện bằng các phương pháp tích cực. Giáo dục hướng nghiệp cần được thực hiện trong sự gắn kết với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đất nước, nhu cầu nhân lực trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Quản lý GDHN cho học sinh THPT là quá trình tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý (GV, HS và các lực lượng giáo dục khác thực hiện GDHN), thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý (kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra) để đạt được các mục tiêu GDHN của trường. Tác giả đã vận dụng tích hợp trong tiếp cận chức năng quản lý để quản lý các thành tố của quá trình GDHN, để xác định nội dung quản lý GDHN cho học sinh THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục bao gồm: quản lý thực hiện mục tiêu GDHN, quản lý thực hiện nội dung chương trình GDHN, quản lý thực hiện phương pháp, hình thức GDHN, quản lý GV với hoạt động dạy, quản lý HS với hoạt động học và quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động GDHN
Trong quản lý GDHN cho học sinh THPT cần tính đến tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GDHN cho HS THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục để lựa chọn các giải pháp quản lý phù hợp. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng về GDHN cho HS THPT và quản lý GDHN cho HS THPT tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục ở chương 2.
Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH TUYÊN QUANG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng
Luận án nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nâng cao chất lượng GDHN trong các trường THPT, thực trạng GDHN cho học sinh THPT, quản lý GDHN cho học sinh THPT. Trên cơ sở khung lý thuyết được xây dựng, tác giả lựa chọn các tiêu chí cần khảo sát để thiết kế bộ công cụ khảo sát, lập kế hoạch khảo sát và tiến hành điều tra khảo sát định tính và định lượng sau thu thập được xử lý, phân tích, đánh giá từ đó xây dựng cơ sở thực tiễn. Cơ sở thực tiễn được đối chiếu với cơ sở lý luận từ đó xác định nhưng điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công tác quản lý GDHN cho học sinh THPT tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đối mới giáo dục.
Nội dung khảo sát: Điều tra, khảo sát về các vấn đề thực trạng GDHN cho học sinh THPT, thực trạng quản lý GDHN cho học sinh THPT tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Phạm vi và đối tượng khảo sát: Khảo sát được tiến hành tại 12 trường
THPT, phiếu điều tra được gửi đến CBQL, GV, CBDN và học sinh.
Đối với doanh nghiệp, NCS tiến hành khai thác thông tin thực tế tại 06 doanh nghiệp có quan hệ trong công tác hướng nghiệp.
Phương pháp, công cụ, hình thức khảo sát: Công cụ khảo sát được sử dụng gồm: Phiếu hỏi, phiếu phỏng vấn và đề cương tọa đàm.
Phương pháp điều tra định lượng: thông tin chủ yếu được khai thác bằng phiếu hỏi được thiết kế trước.
Phương pháp khảo sát định tính chủ yếu là tọa đàm và phỏng vấn sâu nhằm tăng thêm tính đúng đắn cho các mẫu khảo sát định lượng.
Hình thức điều tra khảo sát: trực tiếp, qua mail, qua điện thoại...
Thời gian: Tiến hành vào tháng 02/2017 đến tháng 12/2017.
Mẫu và cách chọn mẫu:
Mẫu khảo sát định lượng được thực hiện tại trường THPT: Mẫu khảo sát được lựa chọn tại mỗi trường THPT gồm: 02 cán bộ quản lý, 06 người dạy (có kinh nghiệm trong xây dựng chương trình hướng nghiệp), 60 học sinh và 03 cán bộ liên quan đến công tác hướng nghiệp tại các doanh nghiệp liên kết.
Mẫu khảo sát định tính được thực hiện trên số lượng hơn 100 người gồm CBQL, người dạy và cán bộ phụ trách hướng nghiệp tại Sở GD&ĐT, cán bộ doanh nghiệp.
Kết quả khảo sát: Số phiếu phát ra 891 phiếu, số phiếu nhận về được làm sạch gồm 876 phiếu.
Bảng 2.1. Quy mô mẫu khảo sát định lượng
Tên trường | CBQL | GV | CBDN | Học sinh | CBPTHN | Tổng | |
1 | Trường THPT Hàm Yên | 2 | 6 | 6 | 75 | 3 | 87 |
2 | Trường THPT Thái Hòa | 2 | 5 | 1 | 60 | 3 | 73 |
3 | Trường THPT Phù Lưu | 2 | 5 | 3 | 60 | 3 | 73 |
4 | Trường THPT Ỷ La | 2 | 3 | 1 | 60 | 3 | 69 |
5 | Trung tâm GDNN-GDTX Tỉnh | 2 | 3 | 1 | 60 | 3 | 69 |
6 | Trường THPTHòa Phú | 2 | 5 | 3 | 60 | 3 | 73 |
7 | Trường THPTChiêm Hóa | 2 | 6 | 1 | 58 | 3 | 70 |
8 | Trường THPTĐầm Hồng | 2 | 3 | 5 | 60 | 3 | 73 |
9 | Trường THPTSơn Dương | 2 | 5 | 1 | 60 | 3 | 71 |
10 | Trường THPTNguyễn Văn Huyên | 2 | 5 | 3 | 55 | 3 | 73 |
11 | Trường THPT Sông Lô | 2 | 5 | 3 | 57 | 3 | 70 |
12 | Trường THPT Tháng 10 | 2 | 5 | 5 | 60 | 3 | 75 |
Tổng | 876 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hướng Nghiệp Qua Các Môn Văn Hóa Và Môn Công Nghệ
- Quản Lý Gdhn Cho Học Sinh Thpt Trong Bối Cảnh Đổi Mới Giáo Dục
- Quản Lý Hoạt Động Dạy Của Giáo Viên Và Hoạt Động Học Của Học Sinh Trong Giáo Dục Hướng Nghiệp
- Thực Trạng Sử Dụng Các Hình Thức Giáo Dục Hướng Nghiệp
- Thực Trạng Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Giáo Dục Hướng Nghiệp
- Thực Trạng Quản Lý Thực Hiện Phương Pháp, Sử Dụng Phương Tiện Giáo Dục Hướng Nghiệp
Xem toàn bộ 304 trang tài liệu này.
Cách tính điểm, nhận định đánh giá được qui ước và xác định như sau
(i) Đối với sử dụng thang đo 4 bậc, qui ước điểm đánh giá như sau:
Điểm | |
Tốt/ Thường xuyên/ rất quan tâm... | 4 |
Khá/ Thỉnh thoảng/quan tâm... | 3 |
Trung bình/ Ít khi/ Ít quan tâm/ | 2 |
Yếu/ Không bao giờ/ không quan tâm.... | 1 |
Xác định các khoảng điểm để đưa ra các nhận định đánh giá như sau:
Đánh giá | |
Từ 1,0 đến 1,75 | yếu/ không bao giờ/ không quan tâm... |
Từ 1,76 đến 2,5 | trung bình/ Ít khi/ ít quan tâm... |
Từ 2,51 đến 3,25 | khá/ thỉnh thoảng/ quan tâm |
Từ 3,26 đến 4 | tốt/ thường xuyên/ rất quan tâm... |
(ii) Nếu sử dụng thang đo 3 bậc trong đánh giá, qui ước điểm là
Điểm | |
Rất phù hợp/ Nhiều/ Thường xuyên... | 3 |
It phù hợp/ Ít/ Thỉnh thoảng... | 2 |
không phù hợp/ Không bao giờ... | 1 |
Xác định khoảng điểm để đưa ra nhận định đánh giá như sau:
Đánh giá | |
Từ 1,0 đến 1,66 | Không phù hợp/ không bao giờ... |
Từ 1,67 đến 2,33 | Ít phù hợp/ Ít/ thỉnh thoảng... |
Từ 2,34 đến 3,0 | Rất phù hợp/ nhiều/ thường xuyên |
2.2. Thực trạng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục
Biểu đồ 2.1. Xếp loại học tập và rèn luyện của học sinh THPT
Nhìn vào biểu đồ 2.1 trên có thể thấy năng lực tiềm ẩn của học sinh tương đối tốt, vấn đề còn lại là việc phát huy hơn nữa vai trò của nhà trường trong việc
quản lý, GDHN cho học sinh nhằm tạo sự cân bằng cần thiết về kiến thức, kỹ năng, thái độ, kết quả học tập của học sinh với lựa chọn nghề nghiệp tương lai nhằm đáp ứng yêu cầu GDHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Những đánh giá chủ quan từ CBQL, giáo viên bảng 2.1 cho thấy chất lượng học tập chủ yếu ở mức trung bình, chỉ đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất sử dụng công cụ lao động thủ công và nửa cơ giới, nhưng khi cách mạng công nghiệp phát triển, tỷ lệ tự động hóa cao thì khả năng đáp ứng yêu cầu hướng nghiệp của học sinh sau khi tốt nghiệp trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vẫn là một thách thức lớn.
2.2.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục hướng nghiệp
Mục tiêu GDHN của hầu hết các trường THPT được xây dựng trên cơ sở định hướng của Bộ GD&ĐT. Các nội dung GDHN được cụ thể hóa trong kế hoạch hoạt động giáo dục của từng trường.
Mục tiêu GDHN được cụ thể hóa trong chương trình GDHN đã bao gồm các yêu cầu năng lực hướng nghiệp cần thiết trong đó bao gồm các chuẩn về kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh. Việc thực hiện mục tiêu và chương trình GDHN cũng chính là việc thực hiện rèn luyện các năng lực hướng nghiệp được thể hiện trong mục tiêu của chương trình GDHN đã được thiết kế.
Qua điều tra thực tế cho thấy một số trường có tổ chức xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình GDHN. Kết quả thể hiện qua bảng 2.2. dưới đây:
Bảng 2.2. Đánh giá thực trạng xây dựng và thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình GDHN
Xây dựng và thực hiện mục tiêu,nội dung, chương trình GDHN | Tỉ lệ thực hiện (%) | ||||
Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Ít khi | Không thực hiện | ||
1 | Rà soát nội dung CT, SGK hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu đồng thời bổ sung những thông tin mới gắn với GDHN | 12.4 | 15.5 | 25.1 | 47.0 |
2 | Phát hiện và xử lý trong phạm vi cấp học THPT không còn những nội dung trùng nhau trong từng chủ để GDHN và giữa các môn học | 32.1 | 11.2 | 54.1 | 2.6 |
3 | Phát hiện và xử lý những nội dung, câu hỏi trong sách giáo khoa không phù hợp với mục tiêu của CTGDHN | 22.1 | 7.9 | 56.3 | 13.7 |
Xây dựng và thực hiện mục tiêu,nội dung, chương trình GDHN | Tỉ lệ thực hiện (%) | ||||
Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Ít khi | Không thực hiện | ||
4 | Phát hiện và xử lý những nội dung sắp xếp chưa hợp lý, không phù hợp với địa phương của nhà trường | 54.3 | 25.4 | 12.2 | 8.1 |
5 | Cấu trúc, sắp xếp lại nội dung chương trình theo định hướng phát triển năng lực hướng nghiệp học sinh | 35.6 | 34.2 | 26.6 | 3.6 |
6 | Xây dựng nội dung chương trình gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương | 76.6 | 19.5 | 2 | 1.9 |
7 | Thu hút sự tham gia của cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp trong xây dựng chương trình và đánh giá kết quả GDHN cho HS THPT. | 78.3 | 16.7 | 4 | 1 |
Bảng 2.2 cho thấy nhiều trường vẫn quan tâm tới việc xây dựng các mục tiêu, nội dung chương trình GDHN thể hiện ở các thông số nhận xét tại nội dung 4, 5, 6, 7 trong chương trình GDHN.
Thực trạng thực hiện mục tiêu GDHN được tiến hành thăm dò trên CBQL, GV và Cán bộ hợp tác GDHN. Nội dung thăm dò nhằm tìm hiểu việc thực hiện mục tiêu GDHN trong tổ chức thực hiện kế hoạch, lựa chọn hình thức GDHN, sử dụng phương pháp giảng dạy, việc tổ chức GDHN và việc kiểm tra đánh giá kết quả GDHN có theo định hướng mục tiêu GDHN không; Kết quả thu được trong biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.2. Ý kiến đánh giá về thực hiện mục tiêu và chương trình GDHN
Ghi chú
1. Xây dựng chương trình GDHN hướng đến mục tiêu GDHN
2. Lập kế hoạch bài dạy bám sát mục tiêu HDHN
3.Lựa chọn PPDH phù hợp để thực hiện mục tiêu GDHN
4.Lựa chọn hình thức tổ chức GDHN phù hợp để thực hiện mục tiêu GDHN 5.Tổ chức GDHN theo đúng mục tiêu
6. Kiểm tra đánh giá kết quả GDHN theo định hướng mục tiêu GDHN
Các ý kiến đánh giá biểu đồ 2.2 cho thấy kết quả đánh giá việc thực hiện mục tiêu và CT GDHN ở CBQL, người dạy và CB hợp tác GDHN là khác nhau.
Ở CBQL thì việc thực hiện mục tiêu, chương trình GDHN trong xây dựng chương trình học, lập kế hoạch, lựa chọn hình thức, phương pháp GDHN tương đối cao và đồng đều trong đó việc lựa chọn thực hiện mục tiêu trong quyết định hình thức GDHN được cho là quan tâm thấp nhất 49,3%; thực hiện mục tiêu GDHN trong chương trình chi tiết được thực hiện tương đối đồng đều là ý kiến đánh giá ở cả CBQL và người dạy (87,2% - 89,7%).
Đối với người dạy thì việc thực hiện mục tiêu, chương trình GDHN trong lập kế hoạch bài giảng và lựa chọn hình thức GDHN ít được quan tâm hơn (24,5% - 27,7%). Nguyên nhân qua phỏng vấn sâu một số người dạy thì việc lên kế hoạch giảng dạy và lựa chọn hình thức dạy học phần lớn đã nằm trong kế hoạch GDHN được xây dựng bởi bộ phận phụ trách GDHN nên người dạy ít quan tâm hơn (ý kiến của cô H. Trường THPT T.T); tuy nhiên vẫn có một số người dạy tâm huyết quan tâm tới việc này.
Đối với cán bộ hợp tác GDHN (Cán bộ phụ trách mảng GDHN tại một số doanh nghiệp) thì việc thực hiện mục tiêu và chương trình GDHN trong xây dựng chương trình chi tiết, lập kế hoạch giảng dạy, lựa chọn phương pháp... dường như ít được quan tâm hơn. Tuy nhiên các doanh nghiệp lại rất quan tâm tới chất lượng đầu ra và mục tiêu GDHN nên việc lập kế hoạch GDHN và kiểm tra đánh giá năng lực hướng nghiệp của học sinh lại rất được quan tâm (trên 75%).
Tóm lại việc thực hiện mục tiêu và chương trình GDHN tức là việc hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học chưa thực sự như mong muốn.