Bồi Dưỡng Năng Lực Giáo Dục Giá Trị Sống Cho Các Lực Lượng Giáo Dục


- 11 phương pháp GDGTS: Đàm thoại, thuyết trình, giải quyết vấn đề, nhóm nhỏ, trực quan, nêu gương, trách phạt, kể chuyện, giao việc, thi đua và luyện tâp thói quen.

2.2. Thực hành

- Mỗi hình thức hình thành 01 lớp riêng (4 lớp).

- Nội dung thực hành gồm: Lập kế hoạch, thiết kế chuẩn bị bài giảng, tổ chức thực hiện.

3. Hình thức, phương pháp tổ chức

- Hình thức tập huấn: Kế hoạch tập huấn được tổ chức ở Hội trường.

- Phương pháp tập huấn: Thuyết trình, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề.

4. Đối tượng tham dự và báo cáo viên

- Đối tượng tập huấn: Giáo viên bộ môn có lồng ghép nội dung GD giá trị sống, giáo viên phụ trách ngoài giờ lên lớp, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ Đoàn Thanh niên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

- Báo cáo viên: Giảng viên Trường ĐHSPTPHCM

5. Thời gian và địa điểm tập huấn

Quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THPT huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long - 13

-Thời gian: 02 tuần.

- Địa điểm: tại trường THPT

3.3.2. Bồi dưỡng năng lực giáo dục giá trị sống cho các lực lượng giáo dục‌

Đội ngũ giáo viên là lực lượng trực tiếp tham gia tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh. Bồi dưỡng để giáo viên nâng cao năng lực sư phạm và kỹ năng tổ chức hoạt động là việc làm vô cùng quan trọng.


* Mục tiêu

Nhằm đưa trình độ sư phạm và kỹ năng tổ chức hoạt động GDGTS của CBQL, GV được nâng cao, tạo khả năng đưa hiệu quả hoạt động giáo dục giá trị sống đạt kết quả như mong muốn.

* Nội dung

- Tập huấn nâng cao trình độ và kỹ năng cho CBQL, GV và nhân viên về hoạt động giáo dục giá trị sống.

- Tổ chức hội thảo về hoạt động giáo dục giá trị sống.

- Tổ chức dạy thao giảng, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn có lồng ghép nội dung GDGTS.

* Cách thực hiện

Tập huấn nâng cao trình độ và kỹ năng cho CBQL, GV và nhân viên về hoạt động giáo dục giá trị sống

- Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch, có thể xây dựng riêng hoặc lồng ghép vào kế hoạch phát triển của nhà trường hàng năm.

- Hiệu trưởng cử CBQL, Tổ trưởng chuyên môn, Bí thư Đoàn Thanh niên hoặc GV cốt cán trong nhà trường tham gia các lớp tập huấn về GDGTS cho HS THPT do Bộ GD-ĐT hoặc Sở GD-ĐT tổ chức (nếu có). Trên cơ sở đó, đội ngũ này tổ chức tập huấn lại cho CBQL và GV trong nhà trường theo các nội dung đã được tiếp thu.

- Nếu cơ quan quản lí cấp trên không có tổ chức tập huấn về hoạt động GDGTS, thì Hiệu trưởng có thể mời các chuyên gia từ các trường Đại học về lĩnh vực này, để tổ chức tập huấn cho đội ngũ CBQL và GV. Để thực hiện hoạt động này có hiệu quả, Hiệu trưởng cần bố trí thời gian để tổ chức tập huấn cho phù hợp với điều kiện trong nhà trường, đồng thời cần bố trí khoản kinh phí cho tổ chức hoạt động.

- Sau mỗi đợt tập huấn BGH phải có tổ chức, đánh giá các nội dung đã tập huấn cho giáo viên thông qua việc tổ chức hoạt động của các giáo viên với học sinh, lắng nghe các đề xuất, kiến nghị của các tổ nhóm chuyên môn từ đó rút kinh nghiệm, bổ sung, điều chỉnh để xây dựng kế hoạch tập huấn cho năm sau.


Tổ chức hội thảo về hoạt động giáo dục giá trị sống

- Hiệu trưởng hoặc phân cấp cho phó hiệu trưởng hoặc Tổ trường chuyên môn cần xây dựng kế hoạch về GDGTS.

- Nhà trường tổ chức hội thảo về hoạt động GDGTS cho HS mời GV tham

dự.

- Trong học kỳ hoặc năm học, Ban giám hiệu chọn một trong những vấn đề

yếu kém trong rèn luyện và hình thành GTS của HS để làm chủ đề cho hội thảo chuyên đề, chỉ đạo cho tổ chuyên môn hoặc Đoàn Thanh niên thiết kế chương trình của hội thảo. Thông qua Hội thảo, các ý kiến đóng góp và kinh nghiệm chia sẽ sẽ giúp cho GV cập nhật, bổ sung những kiến thức, kinh nghiệm tổ chức hoạt động này trong nhà trường.

Tổ chức dạy thao giảng, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn có lồng ghép nội dung GDGTS

- BGH các trường chỉ đạo GV tổ chức giờ dạy thao giảng có tích hợp giáo dục giá trị sống, lựa chọn những giáo viên có năng lực tổ chức hoạt động GDGTS hoặc giáo viên đã được tham dự các chương trình tập huấn ở cấp trên, tổ chức giờ dạy thao giảng cấp trường, để GV đến dự, sau đó đánh giá rút kinh nghiệm và bổ sung ý kiến, để cho GV trong nhà trường học tập, tiếp cận với hoạt động giáo dục GTS.

- BGH tổ chức chỉ đạo các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn một cách hiệu quả, chú trọng đến nội dung và hình thức tổ chức tích hợp GDGTS vào các bài dạy trong tuần của các nhóm.

* Điều kiện thực hiện

- Có sự quan tâm của BGH, đặc biệt là người hiệu trưởng.

- Có kinh phí hoạt động trong công tác bồi dưỡng đội ngũ và có chế độ đãi ngộ động viên hành tháng để đội ngũ GVCN toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp GD.


3.3.3. Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục giá trị sống‌

* Mục tiêu

Kế hoạch hóa công tác giáo dục GTS cho học sinh có vai trò rất quan trọng, nó giúp cho người quản lí chủ động định hướng trước các nội dung, biện pháp, thời gian, giúp xây dựng tốt cơ chế phối hợp các lực lượng để thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục GTS cho học sinh trong suốt năm học, tránh được sự tùy tiện, cảm tính và bị động trong hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường. Bên cạnh đó còn tránh chồng chéo, giúp cho các kế hoạch hoạt động được đầy đủ, hoàn chỉnh, thông suốt từ lãnh đạo tới người thực hiện.

Kế hoạch hóa công tác giáo dục GTS giúp nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch giáo dục GTS cho học sinh; chủ động dành phần nhân lực, tài lực, vật lực cho từng hoạt động cụ thể để công tác giáo dục GTS cho học sinh đạt hiệu quả cao.

*Nội dung

- Trang bị cho CBQL, GV những nội dung chính trong xây dựng kế hoạch GDGTS.

- Xây dựng cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện xây dựng kế hoạch GDGTS.

* Cách thực hiện

Trang bị cho CBQL, GV những nội dung chính trong xây dựng kế hoạch GDGTS

Trong kế hoạch cần có các nội dung chính sau:

- Mục tiêu chung và cụ thể cần đạt sau năm học, học kỳ, tuần.

- Những nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức thực hiện.

- Các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện.

- Thời điểm tổ chức thực hiện.

- Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm chính.

- Các lực lượng khác, như CMHS, các tổ chức xã hội cần được huy động.

- Các nguồn lực như: cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính...

Xây dựng cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện xây dựng kế hoạch GDGTS.


Để xây dựng một kế hoạch tốt, khả thi trong điều kiện của nhà trường, từ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cùng toàn thể giáo viên phải chung sức thực hiện các việc sau:

- Nghiên cứu bối cảnh địa phương trường đóng, nhằm xác định:

+ Những đặc điểm về trình độ phát triển kinh tế- xã hội, lịch sử, văn hóa, truyền thống địa phương.

+ Những đặc điểm về trình độ dân trí của người dân, trong đó có CMHS, các phong trào, các cuộc vận động của địa phương.

+ Những đặc điểm tâm lí, thói quen sở trường, điểm yếu... của học sinh trong trường khi ứng xử giao tiếp, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của các em.

- Đánh giá lại đội ngũ giáo viên, GVCN, các tổ chức trong nhà trường, xác định điểm mạnh, điểm yếu trong giáo dục GTS.

- Đánh giá lại điều kiện cơ sở vật chất và tài chính.

- Đánh giá lại thành tích dạy học các năm trước liền kề.

- Nghiên cứu kỹ nhiệm vụ năm học. Sau đây là một đề xuất về kế hoạch

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH

Phần mở đầu.

Nội dung kế hoạch.

- Những giá trị sống cần rèn luyện.

- Chia các GTS vào các thời điểm phù hợp trong học kỳ và năm học.

- Xác định các hình thức tổ chức.

- Cơ chế phối hợp, huy động lực lượng.

- Cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát, thanh tra trong quá trình thực hiện kế

hoạch.


* Điều kiện để thực hiện biện pháp

Để đạt được mục tiêu đã đề ra các tổ chức, bộ phận, cá nhân phải nắm chắc

tình hình đặc điểm của mình từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động có tính khả thi. Đảm bảo sự phân công hợp lí, tránh hiện tượng chồng chéo.


3.3.4. Tăng cường các hình thức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động giáo dục giá trị sống‌

* Mục tiêu

GDGTS là trách nhiệm của toàn xã hội, do đó tất yếu phải tiến hành nhiều hình thức phối kết hợp các lực lượng GD đặc biệt là gia đình, nhà trường và xã hội trong lĩnh vực GDGTS học sinh. Do vậy, hiệu trưởng phải là người thật sự chủ động quan hệ, phối hợp, liên kết với phụ huynh học sinh, các ban ngành đoàn thể, chính quyền địa phương để bàn bạc nội dung hình thức, biện pháp GDGTS học sinh phù hợp với truyền thống địa phương, đặc điểm tâm sinh lí học sinh cấp THPT.

Sự phối hợp thống nhất giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội tạo ra môi trường thuận lợi, phát huy sức mạnh tổng hợp để hoạt động GDGTS học sinh đạt hiệu quả.

* Nội dung và cách thức thực hiện

Hiệu trưởng và tập thể sư phạm huy động xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho công tác giáo dục nói chung và công tác GDGTS học sinh nói riêng. Cụ thể là:

Xây dựng các môi trường nhà trường, gia đình, xã hội theo hướng phối hợp với nhau.

- Xây dựng môi trường nhà trường: Hiệu trưởng phải huy động các lực lượng xã hội cùng chăm lo xây dựng nhà trường từ CSVC, cảnh quan, nề nếp, kỷ cương, không khí học tập... Trong đó, hiệu trưởng chú ý xây dựng mối quan hệ lành mạnh, trong sáng giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa bạn bè, giữa tập thể và cá nhân... Đây là mối quan hệ giữa người và người, những mối quan hệ tốt đẹp sẽ tạo nên những nét bản chất, tạo nên môi trường đạo đức thuận lợi nhất để hình thành nên nhân cách cao đẹp ở học sinh.

- Xây dựng môi trường gia đình: Gia đình là tế bào của xã hội, để bảo vệ, chăm sóc, GDGTS học sinh. Có thể nói, gia đình là môi trường thứ nhất, đầu tiên và lâu dài trong quá trình rèn luyện và hình thành nhân cách thế hệ trẻ. Do đó, hiệu trưởng phải chỉ đạo các bộ phận thường xuyên phối hợp với gia đình HS, giúp cho gia đình nâng cao ý thức chăm sóc, giáo dục học sinh một cách chu đáo, tạo điều


kiện thuận lợi cho học sinh học tập, rèn luyện. Đồng thời, hiệu trưởng phải cùng với các lực lượng xã hội khác giúp đỡ, hỗ trợ phong trào xây dựng gia đình văn hóa, cha mẹ mẫu mực, con cái chăm ngoan, hỗ trợ các bậc PHHS xây dựng, củng cố sự bền vững, hạnh phúc của gia đình, thúc đẩy các thành viên của gia đình làm tốt chức năng giáo dục con em họ.

- Xây dựng môi trường xã hội: xã hội là môi trường rộng lớn, phức tạp, luôn biến động, cái tích cực, cái tiêu cực đan xen nhau, không dễ dàng phân biệt giữa cái tốt và cái xấu. Do đó nhà trường cùng các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền, cơ quan đoàn thể cùng phối hợp, ra sức xây dựng môi trường xã hội tích cực. Cụ thể là xây dựng cộng đồng, đường phố văn minh, tạo lối sống lành mạnh, dư luận xã hội tích cực, đề cao giá trị xã hội chân chính, các quan hệ tốt đẹp giữa người với người, xây dựng cuộc sống văn minh, đoàn kết, công bằng dân chủ.

Hiệu trưởng chỉ đạo các lực lượng trong nhà trường thường xuyên phối hợp với các lực lượng xã hội để xây dựng và phối hợp tốt 3 môi trường. Nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự tác động đồng thuận theo hướng tích cực để GDGTS cho HS theo những chuẩn mực xã hội.

Nhà trường chủ động thu hút được các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình GDGTS học sinh

- Đề nghị các cơ quan, ban ngành có liên quan tham gia vào việc sưu tầm, cung cấp tư liệu, soạn tài liệu, phần mềm có tác dụng GDGTS học sinh. Chẳng hạn như cung cấp các tài liệu lịch sử địa phương, những kinh nghiệm xã hội, những giá trị chuẩn mực trong xã hội và trong cuộc sống, quan hệ ứng xử tốt đẹp trong cộng đồng.

- Đề nghị và phối họp với các ngành chức năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh. Cụ thể:

Ngành y tế: tuyên truyền những tri thức về dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục giới tính, vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ môi trường...

Ngành công an: cung cấp tri thức về pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã

hội.


Các đơn vị quân đội: giúp nhà trường giáo dục quân sự, giáo dục quốc phòng, phối hợp với hội cựu chiến binh giáo dục về truyền thống quân đội, về lịch sử, lối sống, kỷ cương, đạo đức.

Ngành văn hóa thông tin: tham gia giáo dục thể chất, GD văn hóa thẩm mỹ cho HS thông qua một số hoạt động như thi đấu TDTT, văn nghệ, triển lãm...

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: phối hợp cùng nhà trường tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, QL HS trong hè, GD truyền thống, lí tưởng của Đoàn- Hội.

Hội PHHS: phối hợp cùng nhà trường tổ chức các buổi hội thảo nhằm bàn bạc các biện pháp nâng cao hiệu quả GDGTS cho học sinh.

Tóm lại, tăng cường các hình thức phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là yếu tố quan trọng góp phần GDGTS cho học sinh. Để nội dung và hình thức phối hợp đa dạng, phong phú, hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện công tác này một cách thường xuyên, có kế hoạch để huy động được sức mạnh của toàn xã hội chăm lo cho GDGTS học sinh.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó giữa nhà trường, gia đình và

xã hội.

- Các lực lượng tham gia phối họp giáo dục đạo đức cho học sinh phải nhiệt

tình tâm huyết, hết lòng vì thế hệ trẻ.

3.3.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng các điều kiện cơ sở vật chất và tài chính phục vụ cho hoạt động giáo dục giá trị sống‌

* Mục tiêu

Hoạt động GDGTS cho HS là một trong những hoạt động quan trọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng đạo đức và hoàn thiện nhân cách cho các em học sinh, với hoạt động này nó không chỉ cần nguồn lực con người mà còn rất cần có đầy đủ những điều kiện về cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động. Với mục tiêu bảo đảm tốt nguồn lực cơ sở vật chất, các phương tiện tài liệu, tài chính cho hoạt động GDGTS và khai thác, sử dụng hợp lí, hiệu quả các nguồn lực trên, BGH phải có kế hoạch phân bổ kinh phí cũng như việc tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động này như những hoạt động tổ chức tại lớp học, tại sân trường,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/06/2023