Thực Trạng Quản Lí Giáo Dục Giá Trị Sống Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Ở Huyện Hiệp Hòa, Tỉnh Bắc Giang‌

khách quan về hệ thống văn bản pháp lý, cơ chế chính sách, cơ chế tài chính, vấn đề về thời gian, phòng học, không gian dành cho việc tổ chức các hoạt động này chính là khó khăn của trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

2.3. Thực trạng quản lí giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang‌

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý về tầm quan trọng của giáo dục GTS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo‌

Để triển khai có hiệu quả các hoạt động giáo dục GTS thông qua các hoạt động TNST trong trường THCS thì yếu tố rất quan trọng đầu tiên phải kể đến là nhận thức của đội ngũ CBQL. Để biết được thực trạng nhận thức của CBQL về vấn đề này tác giả đã tiến hành khảo sát 52 đối tượng quản lý (bao gồm Hiệu trưởng + Phó hiệu trưởng) ở 26 trường trong huyện Hiệp Hòa. Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.12

Bảng 2.12. Thực trạng nhận thức của CBQL về tầm quan trọng của giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động TNST trong trường THCS‌

Mức độ




Rất quan trọng

37

71,1

Quan trọng

10

19,3

Không quan trọng

5

9,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo - 9

Ý kiến của CBQL

SL %


Qua bảng thống kê 2.12 ở trên chúng ta thấy, có đến 71% CBQL ở các trường THCS được khảo sát đã đánh giá cao về tầm quan trọng của công tác giáo dục GTS thông hoạt động TNST. Điều này thể hiện nhận thức rõ ràng và đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong nhà trường. Nói cách khác, đội ngũ CBQL trường THCS huyện Hiệp Hòa đã nhận thấy hoạt động giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST là hoạt động giáo dục không thể thiếu ở trường THCS trong quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh, giúp học sinh mở rộng và nâng cao kiến thức, rèn luyện và phát triển

thể chất, phát huy tính sáng tạo, hình thành các giá trị sống cho bản thân phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. Tuy nhiên vẫn còn 9,6% CBQL chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục này.

2.3.2. Thực trạng công tác lập kế hoạch giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo‌

Để tìm hiểu thực trạng việc lập kế hoạch giáo dục GTS thông qua các hoạt động TNST của CBQL ở các trường THCS, tác giả đã tiến hành khảo sát với 52 cán bộ quản lý. Kết quả khảo sát thể hiện tại bảng 2.13

Bảng 2.13. Thực trạng việc lập kế hoạch quản lý giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động TNST của CBQL trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang‌


Các bước


Nội dung

Ý kiến của CBQL

Không

SL

%

SL

%


Bước 1

Tìm hiểu đặc điểm tình hình nhà trường, những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới việc giáo dục

GTS thông qua hoạt động TNST.


52


100


0


0

Bước 2

Xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ và biện pháp thực hiện giáo dục GTS

thông qua các hoạt động TNST


52


100


0


0

Bước

3

Xây dựng chương trình hoạt động

cụ thể theo tuần (tháng).

40

77

12

23

Bước

4

Tổ chức thực hiện kế hoạch

52

100

0

0

Kết quả khảo sát tại bảng 2.13 cho thấy việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST được thực hiện khá thường xuyên và hiệu quả thực hiện tương đối tốt. Đa số các CBQL tuân theo quy trình với các bước rõ ràng. Tuy nhiên vẫn còn một số CBQL tại một số

trường chưa xây dựng chương trình hoạt động cụ thể theo tuần (tháng) mà chỉ có kế hoạch chung chung cho cả năm học, dẫn tới việc giáo dục nội dung này đạt hiệu quả chưa cao.

Thực tế hiện nay CBQL thường tập trung vào công tác chuyên môn nên thời gian dành cho các hoạt động khác bị hạn chế. Chính vì vậy hoạt động giáo dục GTS thông qua tổ chức hoạt động TNST chưa được triển khai theo kế hoạch cố định trong mỗi nhà trường, việc đáp ứng những định hướng mới cùng với yêu cầu thực tiễn cần cập nhật thông tin, đổi mới hình thức, tăng cường nội dung… chưa được xây dựng hiệu quả như mong muốn.

Căn cứ vào các văn bản pháp quy, nhiệm vụ năm học và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT, Hiệu trưởng nhà trường trực tiếp hoặc phân công một phó hiệu trưởng tiến hành xây dựng kế hoạch giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST bên cạnh kế hoạch chung của nhà trường ngay từ đầu năm học, phổ biến cho hội đồng sư phạm góp ý và thống nhất thông qua trong Hội nghị cán bộ, viên chức hàng năm.

Tùy theo điều kiện của từng trường, Hiệu trưởng nhà trường có thể chia nhỏ các nội dung của giáo dục GTS gắn với các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo; và phân công các bộ phận, các lực lượng tham gia trong trường tiến hành xây dựng kế hoạch theo chức năng nhiệm vụ của mình. Trên cơ sở các kế hoạch của các bộ phận, Hiệu trưởng tổng hợp thành kế hoạch, chương trình công tác giáo dục GTS cho học sinh thông qua hoạt động TNST trong suốt cả năm học.

2.3.3. Thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo‌

Để tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức chỉ đạo các lực lượng giáo dục thực hiện nhiệm vụ giáo dục GTS cho học sinh thông qua hoạt động TNST, tác giả đã tiến hành khảo sát 52 cán bộ quản lý. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng 2.14.

Bảng 2.14. Thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục GTS cho học sinh thông qua hoạt động TNST‌


Lực lượng tham gia


Công việc thực hiện

Ý kiến của

CBQL

SL

%


Tổ chuyên môn

Xây dựng kế hoạch GD cho cả tổ

48

92

Đôn đốc thực hiện chương trình theo

kế hoạch

45

86

Chỉ đạo các thành viên lập kế hoạch

cá nhân

45

86

Chỉ đạo quản lí nội dung và phương

pháp tổ chức

44

84

Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá

23

44


Đoàn TN - Đội TNTP

Lập kế hoạch cụ thể của từng hoạt động

44

84

Chỉ đạo phối hợp với các đơn vị khác

0

0

Chuẩn bị các điều kiện vật chất, địa

điểm cho hoạt động

46

88


Tổ chủ nhiệm

Lập kế hoạch giáo dục lớp chủ nhiệm

48

92

Phối hợp với các lực lượng trong trường

48

92

Phối hợp với PHHS

26

50

Đánh giá kết quả GD ở HS

46

88


Công đoàn trường

Phối hợp thực hiện giáo dục GTS với

các lực lượng trong trường

48

92

Tham mưu, tư vấn các GTS cần GD cho

học sinh với BGH

44

84

Tham gia kiểm tra, đánh giá HS

20

38

Để các hoạt động giáo dục GTS cho học sinh thông qua hoạt động TNST đạt hiệu quả cao thì công tác tổ chức, chỉ đạo luôn đóng vai trò quyết định, làm tốt công tác này sẽ giúp các lực lượng tham gia hiểu rõ vai trò trách nhiệm và nhiệm vụ của mình, bản thân chủ động thực hiện công việc một cách tích cực hiệu quả. Theo kết quả khảo sát thu được ở bảng 2.14 thì công tác tổ chức, chỉ đạo các công việc của các lực lượng tham gia giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST được CBQL các nhà trường rất quan chú ý, trong đó phải kể đến việc chỉ đạo lập kế hoạch cụ thể ở từng bộ phận, việc chỉ đạo phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường, chỉ đạo việc xây dựng nội dung và phương pháp tổ chức. Điều đó thể hiện sự quyết tâm đưa các giá trị sống vào quá trình giáo dục của nhà trường nhằm hoàn thiện nhân cách của học sinh, giúp học sinh phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho xã hội.

Tuy nhiên trong công tác chỉ đạo phối hợp với phụ huynh học sinh, công tác phối hợp kiểm tra đánh giá chưa có sự chỉ đạo quyết liệt, một số CBQL vẫn xem nhẹ công tác này. Trong công tác phối hợp với phụ huynh học sinh và các đơn vị khác để giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST sự quan tâm cũng chưa được thỏa đáng, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động giáo dục GTS cho học sinh trong các nhà trường.

2.3.4. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo‌

Kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng trong hoạt động quản lý của CBQL. Để tìm hiểu thực trạng giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST tác giả đã tiến hành khảo sát với 52 cán bộ quản lý (Bảng 2.16); 26 giáo viên chủ nhiệm, 26 giáo viên dạy bộ môn, 26 giáo viên làm TPTĐ (Bảng 2.15). Kết quả khảo sát thể hiện trong Bảng 2.15 và 2.16.

Bảng 2.15. Bảng kết quả khảo sát việc giáo viên đánh giá kết quả giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST‌

Các mức độ

Ý kiến của GV

SL

%

HS biết về các giá trị sống phù hợp với lứa tuổi, có kĩ năng thực hiện.

55

71

HS có niềm tin vào các giá trị sống cần hình thành.

15

19

HS đã bước đầu có hành vi phù hợp với các giá trị sống được xác định.

8

10

Bảng 2.16. Bảng kết quả khảo sát việc thực hiện quy trình đánh giá kết quả giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST‌


Quy trình thực hiện

Ý kiến của CBQL

TS

%

Bước 1: Thành lập ban kiểm tra.

26

50

Bước 2: Tiến hành kiểm tra các hoạt động GD.

28

53,8

Bước 3: Điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục GTS.

28

53,8

Bước 4: Tổ chức rút kinh nghiệm.

25

48

Bước 5: Hoàn thiện báo cáo kiểm tra, đánh giá lưu giữ làm cơ sở triển khai các hoạt động GD tiếp theo.

10

19,2

Theo kết quả khảo sát thu được trong Bảng 2.15 thì cơ bản giáo viên đã có các mức độ đánh giá rõ ràng đối với các mức độ nhận thức giá trị sống của học sinh, đa số giáo viên cho rằng số học sinh biết về các giá trị sống phù hợp với lứa tuổi, có kĩ năng là mức độ cần thiết phải đạt được đối với mỗi học sinh.

Khi tiến hành khảo về thực hiện quy trình đánh giá kết quả giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST thì đa số các ý kiến đều đánh giá thấp việc thực hiện quy trình này, theo Bảng kết quả 2.16 thì phần lớn các trường chưa quan tâm đến việc kiểm tra và đánh giá hoặc có quan tâm thì cũng chưa thường xuyên liên tục. Thực trạng hiện nay ở các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang một số trường chưa thành lập được ban kiểm tra hoặc có thành lập thì cũng hoạt động kém hiệu quả, điều này dẫn đến các hoạt động kiểm tra bị xem nhẹ, các nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động không được điều chỉnh kịp thời, chưa thực hiện tốt việc rút kinh nghiệm để phục vụ cho các hoạt động giáo dục tiếp theo.

Chính vì thực trạng về công tác quản lý trên nên khi tiến hành kiểm tra kế hoạch giáo dục GTS của một số tổ chuyên môn, của GVCN và các lực lượng tham gia giáo dục GTS, tác giả nhận thấy rằng nội dung còn sơ sài, đôi khi còn sao chép lại nội dung của kế hoạch năm trước mặc dù năm nay đã được phân nhiệm vụ khác, phụ trách hoạt động khác. Đây là lý do chính dẫn đến việc giáo dục giá trị sống thông qua các hoạt động TNST không đạt được hiệu quả như mong đợi. Trước thực tế như vậy, BGH các nhà trường cần có kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động GD GTS học sinh thường xuyên hơn, đưa kết quả kiểm tra đánh giá vào tiêu chí xếp loại hàng năm nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của giáo viên trong quá trình thực hiện hiệu quả hoạt động này.

2.3.5. Nguyên nhân của thực trạng quản lí giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo‌

Trong một vài năm qua, việc quản lý hoạt động giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST cho học sinh ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc giang có được sự quan tâm và thực hiện ở cả 26 trường trong địa bàn huyện.

Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST cho học sinh được áp dụng về cơ bản là phù hợp lí luận về quản lý giáo dục, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng trường trong huyện và đã đem lại một số hiệu quả nhất định. Nhận thức về vai trò của hoạt động giáo dục GTS

thông qua hoạt động TNST cho học sinh cũng đã được nâng lên tạo nên sự chủ động trong hoạt động giáo dục GTS cho học sinh của cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh. Đó là những mặt tích cực trong công tác quản lý hoạt động giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện.

Bên cạnh những mặt tích cực đó, qua khảo sát thực trạng tác giả nhận thấy còn hạn chế cơ bản. Đó là đa phần học sinh nhận thức được về GTS và ý nghĩa của GTS trong cuộc sống nhưng còn hời hợt, chưa sâu sắc và chưa được trải nghiệm trong thực tế, vì thế chưa thể tạo nên nền tảng để hình thành những kỹ năng sống cần thiết. Mặt khác, một bộ phận học sinh chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ sự cần thiết của giá trị sống đối với bản thân và có những biểu hiện hành vi lệch chuẩn. Ngoài ra công tác quản lý chỉ đạo chưa thực sự khoa học dẫn đến trong quá trình triển khai còn nhiều vướng mắc dẫn đến hiệu quả hoạt động không cao.

Để tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên tôi đã tiến hành điều tra với 52 cán bộ quản lý trong 26 trường trên địa bàn huyện. Kết quả khảo sát ghi trong Bảng 2.17.

Bảng 2.17. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý giáo dục GTS cho học sinh thông qua hoạt động TNST‌

Yếu tố ảnh hưởng

Ý kiến của CBQL


SL

%

Tác động của xã hội (mặt trái của nền KTTT) đối với giáo dục các giá trị sống

42

80,7

Ảnh hưởng của gia đình và quan hệ xã hội

39

75

Các văn bản quy định hướng dẫn giáo dục GTS của cơ quan quản lí GD cấp trên.

47

90

Năng lực của cán bộ quản lí, đội ngũ GV

5

9,6

Nhận thức của PHHS, HS và các lực lượng xã hội khác

10

19,2

Điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính của nhà trường

47

90

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 28/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí