hiểu lầm là một điều gì đó không có giới hạn, tức là cho phép mình “Làm những gì tôi muốn, bất cứ khi nào tôi cần và bất cứ người nào tôi thích”.
Cách hiểu này mang tính chất đánh lừa và dễ dẫn người ta đến việc lạm dụng sự lựa chọn.
Chúng ta chỉ thật sự cảm thấy tự do khi các quyền được cân bằng với trách nhiệm, sự lựa chọn được cân bằng với lương tâm.
Lứa tuổi THCS là lứa tuổi đang có sự biến chuyển mạnh mẽ về tâm sinh lí, các em đang rất mong được thoát khỏi những khuôn khổ và chuẩn mực, đòi hỏi sự tự do cho bản thân. Giáo dục giá trị Tự do cho các em học sinh THCS sẽ giúp các em có nhận thức đúng đắn về sự tự do, tránh sự tác động xấu dẫn đến những hành vi tiêu cực vì chưa nhận thức được giới hạn của sự tự do.
1.3.2.12. Đoàn kết
Đoàn kết là sự hòa thuận. Đoàn kết được tồn tại nhờ việc chấp nhận và hiểu rõ giá trị của mỗi người, cũng như biết đánh giá đúng sự đóng góp của họ đối với tập thể. Đoàn kết giúp cho những nhiệm vụ khó khăn trở nên dễ dàng. Đoàn kết mang đến tinh thần hợp tác, nâng cao lòng nhiệt tình và làm cho bầu không khí trở nên ấm áp.
Chỉ cần một biểu hiện của sự thiếu tôn trọng cũng có thể khiến cho mối đoàn kết bị đổ vỡ. Việc ngắt lời, gây cản trở người khác, đưa ra những lời phê bình, chỉ trích liên tục và thiếu tính xây dựng… sẽ ảnh hưởng không tốt đến các mối quan hệ.
Đoàn kết là nền tảng của sự phát triển bền vững. Có đoàn kết mới có dân chủ. Trong xu thế hội nhập hiện nay của thế giới, đoàn kết lại càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Chúng ta phải biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh tổng hợp, cùng hướng tới một sự phát triển bền vững.
Cần giáo dục giá trị Đoàn kết cho học sinh để các em hiểu được ý nghĩa của tinh thần đoàn kết và tự biết xây dựng cho mình tinh thần đoàn kết trong
tập thể. Biết đoàn kết là các em đã biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông và tôn trọng người khác.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo - 2
- Những Nghiên Cứu Trên Thế Giới Về Giáo Dục Giá Trị Sống, Quản Lý Giáo Dục Giá Trị Sống, Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo
- Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Giáo Dục Giá Trị Sống Cho Học Sinh Thcs Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo
- Đánh Giá Kết Quả Giáo Dục Giá Trị Sống Cho Học Sinh Thcs Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo
- Kiểm Tra Đánh Giá Hoạt Động Giáo Dục Giá Trị Sống Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo
- Nhận Thức Về Mức Độ Cần Thiết Cần Giáo Dục Giá Trị Sống Của Học Sinh Trường Thcs Huyện Hiệp Hòa, Tỉnh Bắc Giang
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
* Hệ GTS dành riêng cho học sinh THCS và cũng là những GTS được hình thành thông qua các hoạt động TNST:
Lứa tuổi học sinh có những yêu cầu và nhiệm vụ phát triển đặc trưng. Do vậy cần phải xác định được những giá trị sống nào cần được ưu tiên nuôi dưỡng, giáo dục. Các nghiên cứu về giá trị sống ở lứa tuổi học sinh THCS đã chỉ ra những giá trị sống dưới đây là rất quan trọng, không thể thiếu hụt [dẫn theo 11, tr.71]:
- Giàu tình thương: Được biểu hiện ở tình cảm nồng nhiệt, tạo ra sự gắn bó mật thiết và có trách nhiệm giữa con người với người, giữa con người với sự vật, tình thương khiến cho người ta luôn hướng về nhau để chia sẻ, thông cảm, đùm bọc lẫn nhau.
- Trung thực: Là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. Người trung thực là người thật thà, ngay thẳng chân thành trong cách đối xử với mọi người, luôn nhìn nhận khách quan về các sự việc trong cuộc sống, luôn tôn trọng và bảo vệ chân lí, bảo vệ lẽ phải.
- Biết quan tâm đến người khác: Là biết để ý, chia sẻ, chăm sóc tới mọi người xung quanh bằng tình cảm, tình yêu thương ở một mức độ tha thiết nào đó.
- Ham học hỏi: Là quá trình tích cực đi tìm kiếm, khám phá những tri thức mới, đặt ra những thắc mắc và tìm sự hỗ trợ hoặc tự mình tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc ấy. Đồng thời giúp ta hiểu biết nhiều hơn về cuộc đời, và nhờ học hỏi, chúng ta sẽ hiểu rõ được bản chất ở những vấn đề tiếp cận, rút ra được đâu là điều nên làm, đâu là điều không nên làm, điều nào là tốt, điều nào là xấu.
- Siêng năng, cần cù: Sự chăm chỉ làm việc và chăm chỉ học tập một cách thường xuyên và đều đặn, đó người ta gọi là siêng năng. Còn cần cù là
chăm chỉ chịu khó làm việc, cho dù khó khăn cũng không bỏ cuộc, nhất là trong học tập và trong lao động.
- Sống tôn trọng pháp luật:
+ Sống tôn trọng pháp luật là tự giác chấp hành những quy định của pháp luật ở mọi nơi, mọi lúc trong cuộc sống hàng ngày.
+ Tôn trọng pháp luật giúp cho cuộc sống của gia đình, xã hội có trật tự, kỉ cương, nề nếp; đảm bảo lợi ích của bản thân và cộng đồng; đảm bảo dân chủ trong xã hội.
- Yêu hòa bình: Là mong muốn một xã hội không có chiến tranh, không dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp trong các mối quan hệ giữa các nhóm chính trị xã hội, giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên. Hòa bình đối ngược với chiến tranh. Nhìn chung hòa bình thường không liên tục, luôn bị gián đoạn bởi các cuộc chiến tranh.
- Biết nhận lỗi và biết tha thứ:
+ Là biết nhìn ra lỗi lầm, khuyết điểm mà mình mắc phải trong cuộc sống để sửa chữa. Thực tế cho thấy khuyết điểm luôn hiện hữu quanh ta, chỉ tiếc rằng đôi khi ta không hề hay biết gì hết (hoặc xem thường nó) trong khi đó lại làm cho người khác cảm thấy khó chịu. Nếu loại bỏ lỗi lầm, con người mới tiến bộ trong việc tự tu sửa và trở thành người tốt. Ngoài ra nó còn giúp con người vượt qua được mọi trở ngại, để tiến tới thành công trong cuộc sống.
+ Biết tha thứ: Tha thứ là hành động bỏ qua lỗi lầm của một người khác, tha thứ không có nghĩa là dung túng tội lỗi, là giả vờ như chưa hề có lỗi, là để người khác lợi dụng mình, bỏ qua lỗi lầm mà không biết lý do chính đáng. Khi tha thứ luôn phải ý thức rõ những lợi ích của nó mang lại.
- Sống chủ động, tự tin:
+ Chủ động: Là tự mình quyết định hành động, không bị chi phối bởi người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài. Thường khi làm việc gì, muốn thành
công thì phải chủ động. Chủ động nghĩa là hành động theo những dự tính của mình định ra chứ không phải do người khác áp đặt.
+ Tự tin: Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi công việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động, người tự tin cũng là người hành động cương quyết, dám nghĩ nghĩ, dám làm.
- Chấp nhận thử thách và luôn vượt khó: Là biết chấp nhận các tình huống, việc làm khó khăn, gian khổ, và đòi hỏi con người phải có nghị lực, khả năng để vượt qua.
- Hoạt động tập thể tốt: Là biết rõ chức năng và nhiệm vụ của bản thân trong tập thể, có năng lực phối kết hợp linh hoạt với các thành viên để giải quyết tốt các vấn đề, nhiệm vụ của tập thể.
- Học giỏi: Là một phẩm chất tốt đẹp của con người, nó nói lên nỗ lực vượt bậc, hơn nhiều người khác của bản thân trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập và nghiên cứu khoa học. Học giỏi cũng được đánh giá dựa vào những giá trị tốt đẹp mà một người nào đó đóng góp để phát triển xã hội. Học giỏi sẽ giúp cho con người thích ứng tốt hơn ở mọi điều kiện hoàn cảnh trong cuộc sống.
- Ngoan ngoãn, lễ phép với mọi người:
+ Ngoan ngoãn là biết nghe lời và làm theo lời khuyên, lời dạy đúng đắn đã được xã hội đúc kết mà ai cũng nên theo và khuyên người khác làm theo. Còn với điều không đúng thì chỉ biết nghe nhưng không làm theo.
+ Lễ phép là sự tôn trọng của bản thân đối với người khác và cũng là tự tôn trọng mình. Sự tôn trọng được thể hiện ở cả ở cử chỉ, hành động và lời nói.
1.3.3. Các hình thức tổ chức giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Việc tổ chức giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST có nhiều hình thức tổ chức rất đa dạng và phong phú. Cùng một chủ đề, một nội dung giáo
dục GTS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể tổ chức theo nhiều hình thức hoạt động khác nhau: hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, tham gia diễn đàn, tham quan dã ngoại, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, tình nguyện, sinh hoạt tập thể, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao, bảo vệ môi trường… tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi nhà trường và đối tượng học sinh.
Mỗi hình thức đều có ưu thế giáo dục nhất định, nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục GTS cho học sinh được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn không gò bó khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí cũng như nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. Khi tham gia hoạt động giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST cả học sinh và giáo viên đều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động linh hoạt làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hình thức tổ chức hoạt động.
Hình thức tổ chức giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST có thể chia thành các nhóm như sau:
- Hình thức câu lạc bộ: Các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật (Thanh nhạc, nhạc cụ, câu lạc bộ học thuật (Toán học, Văn học, Tiếng anh, Tin học...), câu lạc bộ thể dục thể thao (bóng đá, bóng rổ...).
- Hình thức trò chơi: Nhảy dây, nhảy bao bố, chơi ô ăn quan, kéo co, mèo đuổi chuột, đánh bi...
- Hình thức diễn đàn:
+ Diễn đàn là hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của học sinh thông qua việc các em tham gia trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến, đề xuất nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của mình với đông đảo, bạn bè, nhà trường, thầy cô, cha mẹ và những người lớn khác có liên quan về một vấn đề nào đó. Ngoài ra đây cũng là dịp để các em biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau. Diễn đàn là một sân chơi rất linh hoạt, phong phú, đa dạng với các hình thức hoạt động cụ thể, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh THCS.
+ Một số diễn đàn đã đem lại hiệu quả cao trong việc giáo dục GTS cho học sinh: Diễn đàn “Lắng nghe trẻ em nói” với nội dung tập trung vào “Game online và những hệ lụy, tình yêu tuổi học trò, xâm hại quyền trẻ em, bạo lực học đường”, Diễn đàn “Toán học”, “Tin học online”.
- Hình thức hội thi:
+ Hội thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động giáo dục GTS hấp dẫn, lôi cuốn học sinh và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho học sinh. Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể luôn hoạt động tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra người thắng/đội thắng cuộc.
+ Một số hội thi đã được triển khai và đem lại hiệu quả tích cực: Hội thi văn nghệ, Hội thi vẽ tranh, cuộc thi “Rung chuông vàng”, “Đấu trường 100”.
- Các hoạt động nhân đạo, lao động công ích, tham quan dã ngoại, sinh hoạt tập thể.
+ Để giáo dục các giá trị “Biết quan tâm đến người khác, giàu tình thương, tiết kiệm, tôn trọng, chia sẻ, cảm thông, trách nhiệm, hạnh phúc...” thì hoạt động tình nguyện nhân đạo là một nội dung hoạt động có tác động rất lớn đến các em học sinh với các hoạt động cụ thể như “Hiến máu nhân đạo”, “Xây dựng quỹ ủng hộ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn”, “Tết vì người nghèo, “Trái tim cho em”, “Quỹ ủng hộ nhân dân vùng bão lụt”.
+ Tham quan dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với học sinh, thông qua hoạt động tham quan dã ngoại học sinh thăm và tìm hiểu, học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, công trình,...giúp các em có được kinh nghiệm thực tế, cách làm hay và hiệu quả trong một lĩnh vực nào đó, từ đó xây dựng, vun đắp, củng cố thêm hệ giá trị của chính bản thân các em. Các loại hình tham quan, dã ngoại: Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa; Tham quan hướng nghiệp;
Tham quan các viện bảo tàng; Tham quan lịch sử truyền thống, tham quan chủ đề học tập, chủ đề nhân đạo.
+ Sinh hoạt tập thể là hình thức chuyền tải những bài học về đạo đức, nhân bản, luân lý, các giá trị sống đến với học sinh một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn. Sinh hoạt tập thể được tổ chức dưới những hình thức như: Ca hát tập thể, nhảy múa, vui chơi, dân vũ, vở kịch, múa hát sân trường...
1.3.4. Các lực lượng tham gia giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Để giáo dục GTS cho học sinh thông qua hoạt động TNST đạt hiệu quả cao thì mỗi trường học phải huy động và phối hợp tốt các lực lượng giáo dục, trong đó bao gồm lực lượng giáo dục trong nhà trường và lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.
Lực lượng giáo dục trong nhà trường bao gồm:
* Tổ chức Công Đoàn nhà trường:
Công đoàn là tổ chức chính trị - xă hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xă hội.
Tương ứng với các chức năng của công đoàn, các lĩnh vực công tác mà hiệu trưởng cần phối hợp với công đoàn để làm tốt nội dung giáo dục GTS là:
- Phối hợp với Hiệu trưởng để xây dựng và thực hiện kế hoạch GD GTS. Thực hiện chế độ động viên các lực lượng tham gia vào công tác giáo dục GTS.
- Đưa nội dung giáo dục GTS vào Hội nghị cán bộ công chức đầu năm và các phong trào thi đua của Công đoàn.
- Tuyên truyền giúp đỡ các đoàn viên công đoàn thực hiện tốt kế hoạch giáo dục GTS mà đơn vị đã xây dựng.
* Tổ chức Đoàn thanh niên:
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị-xã hội của thanh niên Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn thanh niên cộng sản Việt Nam là đội dự bị của đảng, là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, là Người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ.
Trong mỗi trường THCS người đứng đầu tổ chức Đoàn thanh niên và Liên đội thường là đồng chí Bí thư đoàn trường kiêm Tổng phụ trách đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, để phát huy tốt việc giáo dục GTS cho học sinh thông qua hoạt động TNST thì Bí thư đoàn thanh niên phải làm tốt một số nội dung sau:
Tham mưu cho Hiệu trưởng thiết kế nội dung, chương trình hoạt động giáo dục GTS cho Đội viên và Đoàn viên của trường theo phương hướng được đề ra đầu năm học.
Tổ chức hệ thống liên đội trong nhà trường; bồi dưỡng, huấn luyện các Chi đội trưởng nhằm thực hiện tốt công tác tuyên truyền và thực hiện kế hoạch giáo dục GTS mà nhà trường đã đề ra.
Kế hoạch giáo dục GTS của nhà trường xây dựng phải được thống nhất với kế hoạch hoạt động của Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên ngay từ đầu năm để nội dung giáo dục GTS được lồng ghép phối hợp hoạt động đạt hiệu quả tốt.
* Tổ chuyên môn:
Tổ chuyên môn được thành lập và hoạt động theo Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Mỗi tổ chuyên môn đều có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục GTS thì tổ chuyên môn phải thực hiện tốt một số nội dung công việc sau: