Thực Trạng Quản Lí Hình Thức Lồng Ghép Nội Dung Gdgts Cho Hs Vào Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp Tại Các Trường Thpt Huyện Bình Tân



7

Ban giám hiệu quản lí sự phối hợp

giữa Đoàn Thanh niên với các cơ quan, tổ chức ngoài nhà trường


2.62


62


2.56


57


0.570

8

Ban giám hiệu quản lí công tác kiểm

tra, đánh giá của Đoàn Thanh niên

2.55

60.0

2.54

56.3

0.596

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THPT huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long - 11

Qua bảng số liệu 2.15, cho thấy:

Ở hình thức này, các nội dung quản lí mà nghiên cứu đề cập, các ý kiến đánh giá của CBQL,GV, họ đều cho rằng, Ban giám hiệu quản lí hình thức này thường xuyên. Cụ thể, các trị số TB và tỷ lệ ý kiến ở hai cột mức độ thực hiện và đáp ứng ở mức cao: các trị số TB từ 2,46 đến 62%; % ý kiến cao nhất là 62% và thấp nhất là 50%. Kiểm nghiệm hệ số tương quan giữa mức độ thực hiện và mức độ đáp ứng của hai nội dung quản lí, cho thấy, có sự tương quan ở mức ý nghĩa 1%, giá trị tương quan ở mức TB và tương đối chặt.

Kết quả trả lời phỏng vấn về quản lí chỉ đạo của nhà trường với tổ chức Đoàn thanh niên tham gia giáo dục GTS cho đoàn viên thanh niên cho thấy là lãnh đạo các trường chỉ đạo cho Đoàn trường xây dựng kế hoạch về việc tổ chức nhiều hoạt động để thu hút đoàn viên thanh niên tham gia nhằm lồng ghép nội dung GDGTS cho học sinh, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch. Công tác kiểm tra, đánh giá được thực hiện tương đối thường xuyên. Tuy nhiên, thời gian dành cho các hoạt động này còn ít. (Ý kiến của CBQL1,3,4.5.6.7.8.9).

Tóm lại, qua kết quả phân tích, Ban giám hiệu các trường THPT huyện Bình Tân đã tổ chức quản lí thường xuyên các hoạt động GDGTS được lồng ghép vào hoạt động của Đoàn Thanh niên và nhưng chỉ đáp ứng một phần yêu cầu.

2.4.6. Thực trạng quản lí hình thức lồng ghép nội dung GDGTS cho HS vào hoạt động ngoài giờ lên lớp tại các trường THPT huyện Bình Tân‌

Kết quả khảo sát mức độ thực hiện và mức độ đáp ứng của việc quản lí hình thức lồng ghép nội dung GDGTS vào hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS tại các trường THPT huyện Bình Tân được trình bày qua bảng sau:


Bảng 2.16. Mức độ thực hiện và mức độ đáp ứng của việc quản lí hình thức lồng ghép GDGTS cho HS vào hoạt động ngoài giờ lên lớp


TT


Các nội dung lồng ghép GDGTS cho HS vào hoạt động ngoài giờ lên lớp

Mức độ

thực hiện

Mức độ

đáp ứng


Tương quan Pearson


(X)

TX (%)


(X)

ĐƯ

YC (%)

1

Ban giám hiệu quản lí kế hoạch

hoạt động ngoài giờ lên lớp của GV

2.52

55.0

2.54

56.3

0.729


2

Ban giám hiệu quản lí việc tổ chức thực hiện các hoạt động ngoài giờ

lên lớp của GV


2.46


50.0


2.50


53.8


0.443


3

Ban giám hiệu quản lí sự phối hợp

giữa GV phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp với GV chủ nhiệm


2.65


65


2.66


66


0.624


4

Ban giám hiệu quản lí sự phối hợp giữa GV phụ trách hoạt động ngoài

giờ lên lớp với GV bộ môn


2.38


38


2.38


39


0.104


5

Ban giám hiệu quản lí sự phối hợp giữa GV phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp với cán bộ Đoàn Thanh

niên


2.69


69


2.65


65


0.233


6

Ban giám hiệu quản lí sự phối hợp giữa GV phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp với các tổ chức đoàn thể

trong nhà trường


2.36


37


2.33


34


0.412


7

Ban giám hiệu quản lí công tác kiểm tra, đánh giá của GV phụ trách hoạt

động ngoài giờ lên lớp


2.47


50.0


2.51


55.0


0.622

Qua bảng số liệu 2.16, cho thấy:


Kết qua đánh giá của các đối tượng về lồng ghép GDGTS cho HS vào hoạt động ngoài giờ lên lớp, cho thấy, Ban giám hiệu quản lí hoạt động này thường xuyên và đáp ứng yêu cầu, thể hiện ở giá trị hai cột mức độ thường xuyên và đáp ứng, với trị số TB từ 2.33 đến 2.69 và tỷ lệ % ý kiến ở hai mức độ này dao động từ 34% đến 69%. Kiểm nghiệm hệ số tương quan giữa mức độ thực hiện và mức độ đáp ứng của hai nội dung quản lí, cho thấy, có sự tương quan ở mức ý nghĩa 1%, tuy nhiên giá trị tương quan chỉ ở mức TB và tương đối chặt.

Kết quả trả lời phỏng vấn về quản lí giáo viên tích hợp hoạt động giáo dục giá trị sống vào nội dung của hoạt động giáo dục NGLL cho thấy là những nội dung mà BGH nhà trường đã quản lí trong hoạt động giáo dục GTS được lồng ghép vào HĐGDNGLL là lập kế hoạch, triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá. Cụ thể, BGH nhà trường phân công GV tham gia hoạt động, soạn bài theo chủ đề của HĐGDNGLL và tiến hành theo lịch phân công, đánh giá chất lượng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức. Tuy nhiên, các trường chưa có các tiêu chí đánh giá cũng chưa thường xuyên dự giờ đánh giá chất lượng tổ chức hoạt động của GV, chính vì vậy hiệu quả quản lí hoạt động chưa cao. (Ý kiến của CBQL2,3,4,5,6,7).

Tóm lại, qua kết quả phân tích, Ban giám hiệu các trường THPT huyện Bình Tân đã tổ chức quản lí thường xuyên các hoạt động GDGTS được lồng ghép vào hoạt động ngoài giờ lên lớp và đáp ứng được yêu cầu.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh tại các trường trung học phổ thông huyện Bình Tân‌

Bảng 2.17. Những yếu tố tạo thuận lợi và gây khó khăn trong quản lí hoạt động GDGTS


TT


Các yếu tố

Thuận lợi

Khó khăn

(X)

% thuận lợi nhiều

(X)

% khó khăn

nhiều

1

Nhận thức của lực lượng GD

3.00

40

2.88

37


2

Năng lực của GV và cán bộ Đoàn

Thanh niên

3.45

53

2.13

13

3

Đặc điểm tâm lí của HS

3.16

35

2.17

10

4

Sự phối hợp giữa lực lượng GD bên

trong nhà trường

3.35

46

1.99

07

5

Điều kiện, phương tiện trong nhà

trường

2.88

35

2.96

37

6

Cơ quan quản lí GD

3.16

40

1.89

06

7

Cha mẹ HS

2.95

31

2.13

13

8

Môi trường xã hội bên ngoài nhà

trường

2.93

20

1.89

29


9

Mối quan hệ giữa HS với những

người bên ngoài gia đình và nhà trường


2.84


26


2.89


39


Qua bảng 2.17, cho thấy:

Nhận thức của các lực lượng giáo dục và cha mẹ học sinh là hai yếu tố tạo thuận lợi và gây khó khăn ở mức vừa với ĐTB lần lượt là 3.00 và 2.88.

Năng lực của giáo viên và cán bộ Đoàn Thanh niên là yếu tố tạo thuận lợi nhất trong 9 yếu tố ảnh hưởng quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh, nhưng mức độ gây khó khăn chỉ ở mức vừa.

Đặc điểm tâm lí của học sinh là yếu tố không tạo ra nhiều thuận lợi (ĐTB: 3.16) và cũng không gây nhiều khó khăn (ĐTB: 2.17) cho công tác quản lí hoạt động này.

Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục bên trong nhà trường là yếu tố yếu tố tạo thuận lợi nhiều bên cạnh năng lực của giáo viên và cán bộ Đoàn Thanh niên. Tuy nhiên, yếu tố này ít gây ra khó khăn cho hoạt động quản lí GDGTS cho học sinh.

Điều kiện, phương tiện trong nhà trường là yếu tố gây khó khăn nhiều nhất trong các yếu tố ảnh hưởng với ĐTB 2.96.


Cơ quan quản lí giáo dục đào tạo và môi trường xã hội bên ngoài nhà trường là hai yếu tố tạo thuận lợi cho quản lí hoạt động GDGTS ở mức vừa, gây khó khăn cho quản lí ở mức ít.

Mối quan hệ giữa học sinh với những người bên ngoài gia đình và nhà trường là yếu tố gây khó khăn cao thứ hai sau điều kiện, phương tiện trong nhà trường, tạo thuận lợi ở mức vừa.

Xét về mặt thuận lợi, trong 9 yếu tố nêu ở bảng, có 7 yếu tố tạo thuận lợi ở mức vừa, bao gồm: Nhận thức của lực lượng GD, đặc điểm tâm lí của HS, điều kiện, phương tiện trong nhà trường, cơ quan quản lí GD, cha mẹ HS, môi trường xã hội bên ngoài nhà trường và mối quan hệ giữa HS với những người bên ngoài gia đình và nhà trường. Trong khi đó, năng lực của GV và cán bộ Đoàn Thanh niên; sự phối hợp giữa lực lượng GD bên trong nhà trường là hai yếu tố tạo nhiều thuận lợi nhất cho công tác quản lí hoạt động GDGTS.

Nhìn chung, xét về mặt khó khăn, đa số ý kiến của CBQL,GV về các yếu tố mà nghiên cứu đề cập, có 6 yếu tố gây khó khăn cho công tác quản lí ở mức ít. Riêng đối với yếu tố: Nhận thức của lực lượng GD, điều kiện và phương tiện trong nhà trường, và mối quan hệ giữa HS với những người bên ngoài gia đình và nhà trường là ba yếu tố gây khó khăn nhiều nhất trong quản lí hoạt động GDGTS tại các trường THPT huyện Bình Tân.

Tóm lại, qua phân tích kết quả về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động và quản lí hoạt động GDGTS cho HS tại các trường THPT huyện Bình Tân, cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng mà nghiên cứu đề cập, đã có những ảnh hưởng đến hoạt động này. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng về thuận lợi chỉ ở mức vừa và về khó khăn chỉ ở mức ít. 3 yếu tố thuận lợi nhất là năng lực của GV và cán bộ Đoàn Thanh niên; sự phối hợp giữa lực lượng GD bên trong nhà trường và cơ quan quản lí GD. Nhận thức của lực lượng GD, điều kiện, phương tiện trong nhà trường và mối quan hệ giữa HS với những người bên ngoài gia đình và nhà trường ba yếu tố khó khăn nhất đối với hoạt động GDGTS cho HS.


2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh tại các trường trung học phổ thông huyện Bình Tân

Qua việc tiến hành khảo sát ý kiến của CBQL,GV, và HS về thực trạng hoạt động và quản lí hoạt động GDGTS cho HS tại các trường THPT huyện Bình Tân, tác giả luận văn có thể rút ra những điểm mạnh và điểm yếu như sau:

2.6.1. Mặt mạnh

- Việc quản lí hoạt động GDGTS cho học sinh ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long có được sự quan tâm và thực hiện tương đối đồng bộ.

- CBQL, GV, phụ huynh và HS các trường THPT huyện Bình Tân có nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa của việc GDGTS cho HS THPT.

- Các trường THPT huyện Bình Tân đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động GD nhằm định hướng, rèn luyện và hình thành ở HS nhiều GTS mà nghiên cứu đề cập, bằng nhiều hình thức khác nhau.

- LLGD của các trường đã sử dụng khá thường xuyên các phương pháp dạy học, GD phù hợp với điều kiện của trường và đặc điểm của HS để nâng cao hiệu quả GDGTS trong nhà trường để định hướng, rèn luyện và hình thành các GTS cho HS. Hoạt động GDGTS cho HS được các trường tổ chức khá thường xuyên bằng hình thức lồng ghép vào môn học, tiết sinh hoạt chủ nhiệm, hoạt động của Đoàn Thanh niên và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trong đó, lồng ghép vào tiết sinh hoạt lớp và hoạt động của Đoàn Thanh niên được thực hiện thường xuyên hơn.

- Mặc dù, phòng chức năng, thiết bị đồ dùng dạy học, nguồn lực tài chính và thời gian ..., chỉ hỗ trợ ở mức thỉnh thoảng và chỉ đáp ứng một phần yêu cầu, nhưng Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện và hỗ trợ tích cực cho các hoạt động GDGTS trong nhà trường.

2.6.2. Mặt yếu

Bên cạnh những mặt mạnh trong hoạt động GDGTS cho HS, qua khảo sát thực trạng, cho thấy ở các trường THPT huyện Bình Tân vẫn còn một số điểm yếu trong hoạt động này. Cụ thể như sau:

- Các LLGD và HS chưa đồng ý cao về mục đích, ý nghĩa của GDGTS. Đây cũng là một vấn đề cần được lưu ý, khắc phục trong công tác quản lí giáo dục.


- Mặc dù các trường THPT huyện Bình Tân thường xuyên tổ chức các hoạt động GD để định hướng, rèn luyện và hình thành ở HS các GTS nhưng chỉ đáp ứng 1 phần yêu cầu.

- LLGD của các trường đã sử dụng khá thường xuyên các phương pháp dạy học, nhưng việc sử dụng các phương pháp này chỉ đáp ứng được một phần trong GDGTS cho HS.

- Kết quả khảo sát cũng cho thấy, Ban Giám Hiệu hỗ trợ các điều kiện cho hoạt động GDGTS chưa thường xuyên và chỉ đáp ứng một phần yêu cầu.

- Ban giám hiệu ở các trường thực hiện kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDGTS ở mức thỉnh thoảng, chưa đồng bộ giữa các hình thức và đáp ứng một phần yêu cầu.

- Tuy các trường THPT có sự quản lí các hình thức và sự phối hợp giữa các LLGD trong hoạt động GDGTS cho HS trong nhà trường tương đối chặt chẽ nhưng chỉ đáp ứng một phần yêu cầu, chưa có sự đồng bộ.

2.6.3. Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan

- Trong bối cảnh kinh tế - xã hội phát triển nhanh, bên cạnh những thành tựu đạt được, mặt trái của nó cũng có nhiều vấn đề tiêu cực, làm ảnh hưởng đến việc GDGTS cho các em ở gia đình cũng nhà trường.

- Trong quá trình dạy học, do phải truyền thụ khối lượng kiến thức tương đối nhiều trong khoảng thời gian nhất định, nên GV chưa bố trí thời gian phù hợp cho hoạt động GDGTS cho HS.

- Những biến đổi tâm sinh lí của HS ở cấp THPT.

- Phần lớn học sinh từ nông thôn nên các các em nhút nhát, ít giao tiếp, khả năng giao tiếp, khả năng tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn hạn chế.

- Trong điều kiện còn khó khăn về cơ sở vật chất, nên các trường không thể hỗ trợ thường xuyên và hiệu quả các điều kiện cho các hoạt động GDGTS cho HS, mà chủ yếu tập trung cho hoạt động dạy học.

* Nguyên nhân chủ quan


- BGH các nhà trường chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác quản lí hoạt động GDGTS, chủ yếu tập trung vào việc tổ chức và quản lí dạy các môn văn hóa cho HS.

- Quy trình quản lí công tác GDGTS chưa rõ ràng, chưa xây dựng được cơ chế phối hợp đồng bộ giữa GVCN, GV bộ môn và các tổ chức khác trong nhà trường. Việc phối hợp với các lực lượng GD bên ngoài nhà trường còn thiếu chủ động.

- GV chưa được đào tạo bài bản phương pháp GDGTS, chủ yếu thực hành bằng kinh nghiệm cá nhân. Bên cạnh đó, một bộ phận GV còn chưa thực sự quan tâm đến việc GDGTS mà chỉ tập trung vào truyền thụ kiến thức khoa học bộ môn nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lí, tổ chức các hoạt động GDGTS trong nhà trường

- Công tác kiểm tra, đánh giá và quản lí các hoạt động GDGTS cho HS của Ban giám hiệu chưa được quan tâm, chưa gắn chặt hoạt động này với công tác khen thưởng, kỷ luật cán bộ, giáo viên và học sinh. Tất cả mới chỉ dừng lại ở hình thức lồng ghép trong các môn văn hóa và một vài hoạt động ngoại khóa nên hiệu quả của công tác này chưa cao.

- Nhiều bậc phụ huynh, do dành nhiều thời gian vào công việc mưu sinh nên ít quan tâm đến việc định hướng, hình thành và rèn luyện các GTS cho các em, mà hầu như giao khoán cho nhà trường.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 21/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí