Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục giá trị sống | ||||
3.1 | Trang bị cho CBQL, GV những nội dung chính trong xây dựng kế hoạch GDGTS. | 2.78 | 2.65 | 2.84 |
3.2 | Xây dựng cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện xây dựng kế hoạch GDGTS. | 2.75 | 2.71 | 2.80 |
Điểm TB chung | 2.77 | 2.68 | 2.82 | |
Biện pháp 4 | Tăng cường các hình thức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động GDGTS | |||
4.1 | Xây dựng các môi trường nhà trường, gia đình, và xã hội theo hướng phối hợp với nhau | 2.30 | 2.90 | 2.90 |
4.2 | Nhà trường chủ động thu hút được các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình GDGTS học sinh | 2.23 | 2.86 | 2.88 |
Điểm TB chung | 2.27 | 2.88 | 2.89 | |
Biện pháp 5 | Nâng cao hiệu quả sử dụng các điều kiện, cơ sở vật chất và tài chính phục vụ cho hoạt động GDGTS | |||
5.1 | Khai thác, sử dụng CSVC hiệu quả, phù hợp, bảo đảm tốt cho hoạt động GDGTS | 2.36 | 2.36 | 2.92 |
5.2 | Đảm bảo kinh phí cho việc tổ chức các hoạt động GDGTS | 2.78 | 2.34 | 2.89 |
Điểm TB chung | 2.57 | 2.35 | 2.90 | |
Biện pháp 6 | Cụ thể hóa công tác kiểm tra, đánh giá hoạt dộng GDGTS cho HS gắn với công tác thi đua khen thưởng |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Biện Pháp Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Giá Trị Sống Cho Học Sinh Các Trường Trung Học Phổ Thông Huyện Bình Tân, Tỉnh Vĩnh Long
- Bồi Dưỡng Năng Lực Giáo Dục Giá Trị Sống Cho Các Lực Lượng Giáo Dục
- Cụ Thể Hóa Công Tác Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Giáo Dục Giá Trị Sống Học Sinh Gắn Với Công Tác Thi Đua Khen Thưởng
- Quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THPT huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long - 16
- Quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THPT huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long - 17
- Quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THPT huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long - 18
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục giá trị sống | 2.36 | 2.82 | 2.41 | |
6.2 | Phát động phong trào thi đua khen thưởng trong GDGTS | 2.24 | 2.79 | 2.35 |
Điểm TB chung | 2.23 | 2.80 | 2.38 |
Qua bảng 3.1, cho thấy:
Về mức độ đạt yêu cầu hiện nay của các biện pháp GDGTS cho HS tại ở các trường huyện Bình Tân, các ý kiến của CBQL và GV, cho thấy, có 03 biện pháp đạt một phần yêu cầu và 03 biện pháp đạt đầy đủ yêu cầu. Điều đó cho thấy có một nữa số biện pháp chưa đạt yêu cầu một cách đầy đủ .
Về sự cần thiết của các biện pháp, các ý kiến đánh giá của CBQL, GV, họ cho rằng, các biện pháp này cần thiết đối với quản lí hoạt động GDGTS cho HS đối với các trường THPT huyện Bình Tân.
Về tính khả thi của các biện pháp, ý kiến của CBQL và GV đều cho rằng tất cả các biện pháp mà nghiên cứu đề cập rất khả thi, thể hiện giá trị điểm TB dao động từ: 2.58 đến 2.93.
Tóm lại, qua khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp mà nghiên cứu đề cập, cùng với việc phân tích bảng số liệu thu được từ kết quả khảo sát, cho thấy, tất cả ý kiến của CBQL và GV được hỏi các biện pháp này đều cần thiết và khả thi đối với quản lí hoạt động GDGTS cho HS tại các trường THPT huyện Bình Tân.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng quản lí hoạt động GDGTS cho HS tại các trường THPT huyện Bình Tân, tác giả đề xuất 6 biện pháp như sau: Nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục giá trị sống cho các lực lượng tham gia; bồi dưỡng năng lực GDGTS cho các lực lượng giáo dục; kế hoạch hóa hoạt động giáo dục GTS; tăng cường các hình thức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động giáo dục giá trị sống; quản lí tốt các điều kiện cơ sở vật chất và tài chính phục vụ cho hoạt động giáo dục giá trị sống và cụ thể hóa công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình GDGTS gắn với công tác thi đua khen thưởng.
Các biện pháp thực hiện trên đều phải tiến hành một cách đồng bộ thì mới nâng cao chất lượng quản lí hoạt động GDGTS cho HS. Qua kết quả trưng cầu ý kiến, cho thấy các biện pháp trên được CBQL và GV đánh giá là cần thiết và khả thi ở mức cao.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Giáo dục giá trị sống là một nội dung giáo dục quan trọng đối với học sinh nói chung và học sinh trung học phổ thông nói riêng. Học sinh trung học phổ thông cần được giáo dục những giá trị sống theo yêu cầu của giáo dục. Việc giáo dục giá trị sống cho thế hệ trẻ cần được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và cần có sự phối hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống là hệ thống những tác động có mục đích của nhà quản lí để đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục giá trị sống cho học sinh nói chung, học sinh trung học phổ thông nói riêng. Công việc quản lí cần được thực hiện bởi nhiều cấp, bằng nhiều tác động trong đó tác động của Ban giám hiệu các trường là quan trọng nhất. Đối với từng hình thức giáo dục giá trị sống, Ban giám hiệu cần tổ chức thực hiện một cách khoa học để đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục giá trị sống cho học sinh. Bên cạnh đó, Ban giám hiệu các trường cần xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố trong và ngoài nhà trường để chủ động trong công tác quản lí của mình.
Nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh tại các trường trung học phổ thông huyện Bình Tân, cho thấy, công tác quản lí hoạt động này đã đạt được những kết quả nhất định: các lực lượng giáo dục có sự quan tâm và đã thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động giáo dục giá trị sống cho HS, nhưng chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đề ra. Học sinh các trường trung học phổ thông huyện Bình Tân được giáo dục nhiều về các giá trị sống. Các hình thức giáo dục giá trị sống cho HS tại các trường được thực hiện thường xuyên, nhưng chỉ đáp ứng một phần yêu cầu. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận trong các lực lượng giáo dục chưa nhận thức đầy đủ, đã áp dụng phương pháp nhưng kết quả chưa cao. Các phương tiện thiết bị, các điều kiện cơ sở vật chất trong nhà trường chưa được hỗ trợ thường xuyên. Công tác chỉ đạo, kiểm tra đánh giá của Ban giám hiệu các trường chưa cụ thể, chưa đi vào chiều sâu. Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa được chặt chẽ .
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh tại các trường trung học phổ thông huyện Bình Tân, đề xuất 6 biện pháp quản lí như sau nhằm nâng cao chất lượng giáo dục giá trị sống: Nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục giá trị sống cho các lực lượng tham gia; bồi dưỡng năng lực giáo dục giá trị sống cho các lực lượng giáo dục; kế hoạch hóa hoạt động giáo dục giá trị sống; tăng cường các hình thức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động giáo dục giá trị sống; quản lí tốt các điều kiện cơ sở vật chất và tài chính phục vụ cho hoạt động giáo dục giá trị sống và cụ thể hóa công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục giá trị sống gắn với công tác thi đua khen thưởng. Những biện pháp này đều được cho rằng là cần thiết và có tính khả thi.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Bộ GD-ĐT
Đưa nội dung giáo dục GTS vào chương trình Giáo dục phổ thông, trở thành một môn học cơ bản trong chương trình GD chính khóa.
Cần biên soạn, xuất bản nhiều tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lí, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh về nội dung biện pháp GTS cho HS phù hợp với giai đoạn hiện nay.
2.2. Sở GD-ĐT Vĩnh Long
Mở các lớp tập huấn về giáo dục GTS cho cán bộ quản lí, giáo viên bộ môn, GV chủ nhiệm lớp, Bí thư ĐTN các nhà trường để nâng cao kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục GTS.
Xây dựng nội dung, chương trình giáo dục GTS tích hợp vào các môn văn hóa một cách cụ thể và là nội dung bắt buộc của mục tiêu môn học.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá thường xuyên với các trường trong hoạt động giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục GTS nói riêng.
2.3. Đối với Ban giám hiệu các trường THPT tỉnh Vĩnh Long
Chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình, phương pháp và chuẩn bị các phương tiện cần thiết, phối hợp đồng bộ các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục GTS cho học sinh.
Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn cấp trên, triển khai hoạt động tập huấn cấp trường, tổ chức tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên trong trường, đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động, động viên, khen thưởng kịp thời.
2.4. Đối với Đoàn thanh niên các trường THPT tỉnh Vĩnh Long
Tham dự đầy đủ các buổi tập huấn, hội thảo nhẳm nâng cao trình độ tổ chức và thực hiện hoạt động giáo dục giá trị sống.
Tổ chức nhiều hoạt động cho học sinh tham gia.
2.5. Đối với giáo viên các trường THPT tỉnh Vĩnh Long
Cần tâm huyết, có trách nhiệm với nghề, đa dạng hóa các hình thức giáo dục phù hợp. Có ý thức học tập nâng cao trình độ năng lực, trình độ quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống.
2.6. Đối với cha mẹ HS các trường THPT tỉnh Vĩnh Long
Thường xuyên giữ mối liên lạc với nhà trường thông qua giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục học sinh.
Tham dự đầy đủ các phiên họp phụ huynh học sinh của trường.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban chấp hành TW (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW hội nghị lần thứ 8 ban chấp hành trung ương khóa XI.
Bộ GD&ĐT (2009). Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, THPT (Ban hành kèm theo thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo).
Bộ GD&ĐT (2011). Điều lệ trường THPT.
Bộ GD&ĐT (2011). Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, thông tư ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Bộ GD&ĐT (2014). Tài liệu tập huấn bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Mô đun Giáo dục giá trị.
Đảng cộng sản Việt Nam (2015). Văn kiện hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành trung ương khóa XI.
Đặng Quốc Bảo (2006). Hoạt động quản lí và sự vận dụng vào quản lí nhà trường phổ thông. Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội.
Đặng Quốc Bảo (2011). Kế thừa các giá trị, suy ngẫm về GD giá trị cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội.
Hội khoa học tâm lí giáo dục Hà Nội, Kỷ yếu Hội thảo khoa học (2011). Nghiên cứu GDGTS cho HS.
Lê Văn Hồng, Lê Thị Ngọc Lan (1998). Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm.
Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Lục Thị Nga, Nguyễn Thanh Bình (2012). Hiệu trưởng trường trung học với vấn đề giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống và giao tiếp ứng xử trong quản lí. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nguyễn Lân (1993). Từ điển Hán – Việt. TPHCM: Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh
Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa (2010). Tài liệu tập huấn bồi dưỡng giáo viên. Mô đun Giáo dục giá trị và kỹ năng sống cho học sinh phổ thông. Truy cập từ trang web https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/
Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, Vũ Phương Liên (2010). Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh. Hà Nội: Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội.
Phạm Minh Hạc (2011). Biến động phức tạp một số giá trị ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Phạm Minh Hạc (2012). Định hướng giá trị xã hội con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Phạm Minh Hạc (2012). Giá trị học. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Phan Minh Tiến (2010). Giáo dục giá trị. TPHCM: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
Quách Đình Lương (2016). Quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông Chu Văn An, tỉnh Thái Bình. Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục. Chuyên ngành Quản lí giáo dục. Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Thái Nguyên
Trần Kiểm. (2011). Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục. TPHCM: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
Trần Thị Hương (2017). Lí luận dạy học và giáo dục toàn diện. TPHCM: Trường ĐHSP TP.Hồ Chí Minh.
Trần Văn Tính, Đỗ Dung Hòa (2010). Bài giảng về giá trị sống, kỹ năng sống. Truy cập từ trang web https://tailieu.vn/doc/ebook-giao-duc-gia-tri-song-va-ky- nang-song
Trịnh Thu Hương (2014). Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng. Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục. Chuyên ngành Quản lí giáo dục. Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Thái Nguyên
Wachrig (1986). Từ điển Đức. Lexiikin: Nhà xuất bản Bertelman