Kiểm Tra Đánh Giá Hoạt Động Giáo Dục Giá Trị Sống Thông Qua Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo‌

- Chỉ đạo tổ chuyên trách quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động đã triển khai.

- Chỉ đạo tổ chuyên trách phối hợp với phụ huynh học sinh và các lực lượng trong và ngoài đơn vị để hiện các hoạt động giáo dục GTS thông qua HĐTNST.

1.4.4. Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo‌

Kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng trong hoạt động quản lý giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động TNST , việc kiểm tra đánh giá cần đáp ứng được một số yêu cầu sau:

Thành lập Ban kiểm tra hoạt động giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST trong nhà trường, tư vấn kịp thời trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng thời giúp Hiệu trưởng làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST. Sau mỗi hoạt động đều phải tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm cụ thể trong chỉ đạo quản lí và tổ chức thực hiện. Nếu việc tham mưu sâu sát và kịp thời cho Hiệu trưởng, theo dõi sát sao việc tổ chức hoạt động của giáo viên và học sinh các lớp, kiểm tra đánh giá trung thực, đảm bảo sự công bằng và khách quan, thì sẽ kích thích được công tác thi đua trong nhà trường.

Giáo viên đồng thời cũng luôn khuyến khích học sinh tự đưa ra những đánh giá nhận xét về bản thân, về bạn bè, về tổ, lớp với việc tham gia vào hoạt động giáo dục GTS thông qua các hoạt động TNST. Từ đó tạo động lực cho các em khi tham gia hoạt động. Mặt khác, giáo viên có thể đưa ra những nhận xét, rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho chính bản thân mình ở các lần tổ chức hoạt động kế tiếp. Cán bộ quản lý nhà trường cần căn cứ vào đó làm yêu cầu để tiếp tục điều chỉnh, đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức giáo dục

GTS thông qua các hoạt động TNST cho học sinh, vì vậy không được bỏ qua khâu này dù trong điều kiện thời gian hạn hẹp.

Kiểm tra có thể được thực hiện theo các phương pháp: Kiểm tra đột xuất và kiểm tra theo định kỳ, theo kế hoạch.

1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THCS‌

1.4.5.1.Nhận thức của giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội

Nhận thức của giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội chưa thật sự toàn diện về vai trò của công tác giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST dẫn đễn thiếu sự phối hợp với cán bộ quản lý nhà trường trong việc giáo dục học sinh.

Đa số mọi người chỉ biết phê phán học sinh hiện nay thiếu hụt rất nhiều về giá trị sống mà không biết đi tìm giải pháp khắc phục cho điều này.

1.4.5.2. Năng lực của cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên

Giáo dục nhà trường phải thực sự là hạt nhân, đảm bảo thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục để nhằm đạt được hiệu quả giáo dục cao. Năng lực của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác giáo dục.

Để công tác quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS thông qua các hoạt động TNST có hiệu quả thì chất lượng thực hiện các chức năng quản lý có vai trò quan trọng. Nếu người quản lý làm tốt các chức năng quản lý trong giáo dục giá trị sống (lập kế hoạch cụ thể, tổ chức phân công hợp lý, chỉ đạo sát sao việc thực hiện, kiểm tra, đánh giá đúng…) thì công tác quản lý sẽ đạt hiệu quả cao. Ngược lại, nếu người quản lý làm không tốt các chức năng quản lý thì công tác quản lý khó có thể đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ GV cũng là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Thực tế, trong các nhà trường sư phạm mới quan tâm chú trọng nhiều đến đào tạo GV về chuyên môn. Do vậy, khi ra trường công tác thường giáo viên ít có kinh nghiệm và kiến thức trong công tác

giáo dục GTS. Những kiến thức và kinh nghiệm giáo dục GTS thường chỉ được hình thành qua thực tiễn công tác của bản thân mỗi GV.

1.4.5.3. Hệ thống các quyết định, văn bản hướng dẫn của các cấp còn thiếu chưa đồng bộ

- Hiện nay các văn bản hướng dẫn hoạt động giáo dục giá trị sống đã được Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành để hướng dẫn các trường tổ chức thực hiện trong thời gian vừa qua, song chưa có văn bản nào hướng dẫn về hoạt động giáo dục GTS thông qua HĐTNST.

- Những bất cập: Tại huyện Hiệp Hòa, ngành giáo dục tuy đã có những Quyết định, các văn bản hướng dẫn thực hiện hoạt động giáo dục GTS, tổ chức các hoạt động TNST nhưng còn chung chung, chưa cụ thể. Kết quả hoạt động này chưa được xếp thành một tiêu chí để đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường cuối mỗi năm học. Chính vì vậy việc giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST lại càng gặp trở ngại, khó khăn.


Kết luận chương 1‌


Hoạt động giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST là một bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường, việc tổ chức hoạt động giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST thực sự là rất cần thiết và không thể thiếu của quá trình giáo dục ở trường THCS. Hoạt động TNST giúp học sinh được trải nghiệm và phát huy khả năng sáng tạo, là sự nối tiếp hoạt động dạy học trên lớp, là một hoạt động quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với HS. Chính từ những hoạt động như: Trò chơi, tham quan dã ngoại, sinh hoạt tập thể, hội thi …đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ việc hình thành các giá trị sống cần thiết từ đó góp phần hoàn thiện nhân cách của học sinh. Có thể nói việc tổ chức các hoạt động giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST là đi xây dựng cho các em hệ giá trị sống phong phú, đa dạng, có nội dung và phương pháp rất phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh THCS, gắn lý luận giáo

dục GTS với trải nghiệm thực tiễn, tạo sự thân thiện, sự tự tin, sẵn sàng thích ứng cao trong mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống.

Để quản lý giáo dục GTS cho học sinh THCS thông qua hoạt động TNST phải đảm bảo một số vấn đề như: Việc lập kế hoạch quản lý, tổ chức, chỉ đạo các hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua HĐTNST, quản lý kiểm tra và đánh giá. Quản lý giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST cho học sinh THCS phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Phối hợp tốt các yếu tố để tạo nên hiệu quả giáo dục tại các trường học đòi hỏi Hiệu trưởng phải thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm trong việc nâng sự hiệu biết về hệ giá trị sống nói riêng cho học sinh và nâng cao chất lượng đào tạo học sinh theo mục tiêu cấp học nói chung, góp phần đào tạo phát triển nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước.

Chương 2‌

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG Ở TRƯỜNG THCS, HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO‌

2.1. Đặc điểm tình hình trường THCS trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang‌

2.2.1. Đặc điểm tự nhiên‌

Hiệp Hòa là huyện trung du nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang. Huyện lỵ nằm ở thị trấn Thắng, là địa phương có sự tiếp giáp với nhiều tỉnh, thành phố lớn như: tỉnh Thái Nguyên, thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh, và giáp với các huyện Việt Yên và Tân Yên. Huyện Hiệp Hòa là một huyện trung du miền núi, điều kiện tự nhiên không thuận lợi đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân.

2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội‌

Là một huyện trung du, miền núi nên Hiệp Hòa chủ yếu sản xuất lương thực, rau màu, chăn nuôi gia súc gia cầm. Trong những năm gần đây Hiệp Hòa đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng các cụm công nghiệp nhằm thu hút đầu tư, nâng cấp hệ thống chợ nông thôn để phát triển thương mại.

2.2.3. Tình hình phát triển giáo dục‌

Hiện nay huyện Hiệp Hòa có 26 trường THCS được bố trí tại 26 xã, trong đó cơ bản là các xã miền núi.

Ngành GD&ĐT Hiệp Hòa hiện nay đang tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, đẩy mạnh các cuộc vận động và phong trào thi đua, hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm qua các năm học.

Tính đến năm học 2015 - 2016, mạng lưới trường, lớp tại huyện Hiệp Hòa đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân; Tuyển sinh vào các lớp đầu cấp Tiểu học, THCS (tuyển đạt 100%), Công tác xây dựng trường chuẩn quốc

gia được quan tâm chỉ đạo, số trường chuẩn quốc gia đạt kế hoạch đề ra. Chất lượng HS đại trà, chất lượng học sinh giỏi cấp tỉnh tăng vượt mặt bằng chung của tỉnh.

Tỷ lệ CBQL, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, đạt và vượt chỉ tiêu theo kế hoạch đã đề ra,…

Bên cạnh đó, giáo dục huyện Hiệp Hòa vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế cần khắc phục. Một số nội dung của phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực các trường triển khai chưa thực sự hiệu quả, còn mang tính hình thức. Việc tổ chức các hoạt động mang tính tập thể như trò chơi dân gian, múa hát tập thể còn chưa nhiều. Đặc biệt là các hoạt động hướng đến giáo dục giá trị sống cho học sinh còn là một vấn đề chưa thực sự được quan tâm xứng tầm với giá trị của nó đem lại.

2.2. Thực trạng giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang‌

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi tại 26 trường THCS trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, với các lực lượng có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST. Cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Bảng thống kê số lượng khách thể khảo sát‌


STT

Các khách thể

Số lượng

1

Cán bộ quản lý (Hiệu trưởng + Phó hiệu trưởng)

52

2

Giáo viên các trường THCS (GV chủ nhiệm, GV làm

công tác tổng phụ trách đội, GV dạy bộ môn)

78

3

Phụ huynh học sinh

260

4

Học sinh

260

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo - 7

2.2.1. Thực trạng nhận thức về vai trò của giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo‌

2.2.1.1. Nhận thức của giáo viên

Đề tìm hiểu nhận thức của GV về tầm quan trọng của giáo dục GTS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tác giả đã sử dụng câu hỏi số 01 phần phụ lục 1 và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động TNST‌‌‌

Mức độ

Ý kiến của GV

SL

%

Rất quan trọng

47

60,2

Quan trọng

24

30,7

Không quan trọng

7

10

Kết quả tại bảng trên cho thấy, có đến 47/78 GV chiếm 60,2% cho rằng giáo dục GTS thông qua hoạt động trải nghiệm rất quan trọng, tuy nhiêm vẫn còn 10% giáo viên cho rằng không quan trọng.

Để tìm hiểu các con đường giáo dục GTS mà các thầy cô giáo đã tổ chức cho học sinh, tác giả tiếp tục sử dụng câu hỏi số 04 phần phụ lục 1 để khảo sát trên tổng số 52 giáo viên và 26 tổng phụ trách đội, kết quả thu được như sau :

Bảng 2.3. Thực trạng các con đường giáo dục giá trị sống cho học sinh trường THCS huyện Hiệp Hòa - Tỉnh Bắc Giang‌

Các con đường để tổ chức hoạt động

giáo dục GTS cho học sinh

Ý kiến GV

Thứ tự

SL

%

Dạy học trên lớp

62

79,4

1

Tổ chức hoạt động tập thể

47

60,25

2

Hoạt động NGLL theo chủ đề

43

55,1

3

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

35

44,9

4

Các hoạt động khác (tham quan, dã

ngoại,...)

16

20,5

5

Kết quả khảo sát tại bảng 2.3 cho thấy: các con đường giáo dục GTS cho học sinh được sử dụng rất đa dạng, tuy nhiên con đường thông qua hoạt động TNST có 44,9% giáo viên đã từng thực hiện, là con đường ở vị trí thứ 4. Khi được hỏi giáo viên cho biết rất ngại tổ chức hoạt động TNST vì khi giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST sẽ gặp rất nhiều khó khăn, từ khâu xây dựng nội dung đến tổ chức hoạt động sẽ chiếm rất nhiều thời gian và kinh phí hoạt động của nhà trường. Trong khi đó thời gian để dạy các môn học trên lớp, dạy phụ đạo học sinh yếu kém về văn hóa, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, thời gian tổ chức các cuộc thi, các đợt khảo sát chất lượng giáo dục và các hoạt động khác đã chiếm gần như toàn bộ thời gian của giáo viên. Chính vì vậy 79,4% giáo viên cho rằng nội dung giáo dục GTS lồng ghép thông qua giáo dục kiến thức khoa học ở các bộ môn là con đường tối ưu nhất.

2.2.1.2. Nhận thức của học sinh

Để có cơ sở đánh giá nhận thức của học sinh về hoạt động GD GTS thông qua HĐTNST, tác giả khảo sát mức độ nhận thức về giá trị sống và sự cần thiết phải giáo dục giá trị sống trên 260 học sinh lớp 8 trong 26 trường THCS trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.4

Bảng 2.4. Nhận thức của học sinh về khái niệm giá trị sống‌


STT

Nội dung

Ý kiến

SL

%


1

Giá trị sống : Là tất cả những cái gì (vật chất và tinh thần) có ích lợi, được ưa chuộng, quý giá, quan trọng, có ý nghĩa với cuộc sống. Giá trị sống là một chuẩn mực chung nhất được áp dụng thống nhất cho con người trong các quốc gia, dân tộc, và các nền văn hóa

khác nhau.


135


51,9


2

Giá trị sống: Là những thứ về tinh thần và giá trị vật chất giúp con người sống có ý nghĩa. Giá trị sống không phải là một chuẩn mực chung, ở mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi nền văn hóa, mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì

giá trị sống lại khác nhau.


125


48,1

3

Giá trị sống là những giá trị vật chất và tinh thần có ý

nghĩa với cuộc sống, phù hợp với các chuẩn mực xã hội

100

38,5

Ngày đăng: 28/02/2023