Nhận Thức Về Mức Độ Cần Thiết Cần Giáo Dục Giá Trị Sống Của Học Sinh Trường Thcs Huyện Hiệp Hòa, Tỉnh Bắc Giang‌‌‌

Qua bảng số liệu trên cho thấy vẫn còn nhiều học sinh nhận thức chưa đúng về giá trị sống, còn mơ hồ khi nói về giá trị sống của bản thân, các em chưa hình dung được giá trị sống có biểu hiện như thế nào trong mỗi con người, mỗi quốc gia, dân tộc, nền văn hóa, và giai đoạn lịch sử khác nhau.

Để tìm hiểu rõ hơn nhận thức của học sinh về giá trị sống, tác giả tiếp tục khảo sát mức độ cần thiết được giáo dục giá trị sống cho học sinh ở các trường THCS bằng câu hỏi số 2 (phụ lục 3). Kết quả khảo sát thể hiện dưới bảng 2.5.

Bảng 2.5. Nhận thức về mức độ cần thiết cần giáo dục giá trị sống của học sinh trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang‌‌‌

Mức độ

Ý kiến của HS

SL

%

Rất cần thiết

182

70

Cần thiết

52

20

Không cần thiết

26

10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quản lý giáo dục giá trị sống cho học sinh trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo - 8


Với kết quả khảo sát như trên cho thấy đa số học sinh mong muốn được giáo dục giá trị sống, được tham gia các hoạt động TNST. Sở dĩ có sự mâu thuẫn giữa bảng 2.4 và 2.5 là do việc giáo dục giá trị sống và tổ chức các hoạt động TNST không thường xuyên, chưa thực sự bài bản, khoa học nên học sinh không nhận thức đúng về khái niệm giá trị sống nhưng các em đều cho rằng các hoạt động giáo dục GTS là rất cần thiết đối với các em. Nhận thức đúng về vai trò của các giá trị sống giúp các em sẽ có lý tưởng, có niềm tin, có ý thức phấn đấu để thực hiện ước mơ của mình, từ đó góp phần hoàn thiện nhân cách của bản thân. Sự cần thiết và mong muốn được giáo dục giá trị sống của các em đã đặt ra yêu câu đối với nhà quản lý đó là làm thế nào để triển khai hoạt động giáo dục GTS thông qua các hoạt động TNST trong trường THCS một cách thường xuyên, khoa học, có hiệu quả hơn.

2.2.2. Thực trạng nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo‌

Để đánh giá việc thực hiện nội dung giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST, tác giả đã tiến hành khảo sát 78 giáo viên (26 GVBM, 26 GVCN, 26 TPTĐ) tại 26 trường THCS bằng phiếu hỏi số 03 phụ lục 1. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Thực trạng nội dung giá trị sống được giáo dục qua tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo‌‌‌

TT

Nội dung giá trị sống

Ý kiến GV

SL

%

1.

Hòa bình

76

97,4

2.

Tôn trọng

74

94,8

3.

Yêu thương

75

96

4.

Khoan dung

76

97,4

5.

Trung thực

74

94,8

6.

Khiêm tốn

76

97,4

7.

Hợp tác

68

87

8.

Hạnh phúc

60

77

9.

Trách nhiệm

71

91

10.

Giản dị

70

89,7

11.

Tự do

50

64

12.

Đoàn kết

76

97,4

Qua kết quả khảo sát trên, chúng ta thấy về cơ bản 12 GTS đã được giáo viên đề cập đến khi tổ chức hoạt động TNST trong nhà trường. Đặc biệt các giá trị được 95% trở lên giáo viên quan tâm thuộc phạm trù đạo đức như: Yêu thương, Khiêm tốn, Trung thực và Hòa bình. Điều đó cho thấy giá trị Hòa bình và Hợp tác trong cuộc sống là vô cùng quan trọng vì vậy đã được giáo viên quan tâm giáo dục học sinh. Nội dung giáo dục Tự do là có tỷ lệ thấp nhất (64%), giáo viên ít đề cập đến giá trị này khi tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. Một số giáo viên có quan điểm cho rằng học sinh phải có

nền nếp, phải có kỷ luật không thể tự do thích làm gì thì làm và nếu để học sinh tự do thì cái tôi cá nhân của học sinh sẽ phát triển, làm việc theo sở thích bản thân mà không nghe lời cha mẹ, thầy cô giáo. Đây là một thực tế cho thấy nhận thức và triển khai của giáo viên chưa đầy đủ về giá trị này. Kết quả khảo sát này cho thấy cần phải nâng cao nhận thức của giáo viên về giá trị này đồng thời cần nghiên cứu thật kỹ tác dụng mà giá trị đó mang lại từ đó triển khai có hiệu quả trong tổ chức các hoạt động TNST.

Khi tiến hành khảo sát nội dung hệ giá trị sống dành riêng cho học sinh THCS được giáo dục qua tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo thì kết quả thu được rất tốt, đa số giáo viên đều quan tâm đến các giá trị trong hệ giá trị sống không thể thiếu hụt đối với học sinh THCS, song nội dung giáo dục Hoạt động tập thể tốt ít được quan tâm hơn. Nhiều giáo viên cho rằng việc tổ chức giáo dục nội dung Hoạt động tập thể tốt sẽ vất vả, mất nhiều thời gian để xây dựng nội dung và phương pháp triển khai hoạt động, mặt khác giáo viên còn thiếu kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động nhóm. Giá trị Chủ động, tự tin cũng được giáo viên ít quan tâm hơn xuất phát từ lý do nhận thức, đa số giáo viên cho rằng đến trường thì phải nghe lời thầy cô, về nhà phải nghe lời bố mẹ anh chị, muốn làm việc gì thì phải hỏi ý kiến người trên, không được tự ý, tự do thực hiện công việc theo ý thích của bản thân mình. Chính vì vậy học sinh hiện nay, đặc biệt là học sinh nông thôn và miền núi thường thiếu sự chủ động và tự tin cần thiết.

2.2.3. Thực trạng các hình thức giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo‌

Giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST có thể được tổ chức với các hình thức đa dạng. Để tìm hiểu thực trạng các hình thức giáo dục giá trị sống tại các trường THCS huyện Hiệp Hòa, tác giả đã sử dụng câu hỏi số 04 (phần phụ lục 1) với 26 GVBM, 26 GVCN, 26 TPTĐ và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7. Thực trạng hình thức giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động TNST‌‌‌

Hình thức tổ chức giáo dục GTS

thông qua hoạt động TNST

Ý kiến GV

SL

%

Hình thức câu lạc bộ

74

95

Hình thức trò chơi

76

98

Hình thức diễn đàn

9

11,5

Hình thức hội thi

72

93

Các hoạt động khác: hoạt động nhân đạo, lao động công ích, tham quan

dã ngoại, sinh hoạt tập thể...


62


80

Theo số liệu khảo sát thu được thì đa số các trường THCS đã sử dụng đa dạng các hình thức giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST, các hình thức được 90% trở lên giáo viên sử dụng là: Hình thức câu lạc bộ, hình thức trò chơi, hình thức hội thi, hình thức tham quan dã ngoại, hoạt động nhân đạo, sinh hoạt tập thể, điều đó nói lên vai trò rất quan trọng của các hình thức giáo dục này trong các trường THCS hiện nay. Tuy nhiên hình thức diễn đàn mặc dù vai trò quan trọng nhưng lại được rất ít giáo viên quan tâm. Nguyên nhân là do hình thức tổ chức diễn đàn thường có quy mô rất rộng, số lượng học sinh tham gia đông, phạm vi có thể là một khối, toàn trường, cấp huyện, cấp tỉnh, cấp khu vực. Chính vì quy mô rộng lớn như vậy nên đòi hỏi công tác chuẩn bị và sự đầu tư của giáo viên và nhà trường là không nhỏ, dẫn đến tâm lý e ngại và không muốn triển khai hình thức giáo dục GTS thông qua HĐTNST này. Đây cũng là một câu hỏi đặt ra cho nhà quan lý phải hết sức quan tâm đến nguồn nhân lực và nguồn lực tài chính khi thực hiện việc giáo dục GTS thông qua HĐTNST.

Để kiểm chứng kết quả khảo sát đối với giáo viên, tác giả đã tiến hành khảo sát đối với 260 học sinh về các hình thức hoạt động TNST mà giáo viên tổ chức để giáo dục GTS cho học sinh, kết quả khảo sát được thể hiện tại bảng 2.8.

Bảng 2.8. Thực trạng các hình thức tổ chức hoạt động TNST khảo sát trên học sinh‌‌‌

Các hình thức tổ chức hoạt động TNST để giáo dục GTS

cho học sinh

Ý kiến HS

SL

%

Hình thức câu lạc bộ

253

97,3

Hình thức trò chơi

251

96,5

Hình thức diễn đàn

30

11,5

Hình thức hội thi

245

94,2

Các hoạt động khác: hoạt động nhân

đạo, lao động công ích, tham quan dã ngoại, sinh hoạt tập thể...


230


88,5

Kết quả khảo sát cho thấy học sinh đã phản ảnh rất chân thực về thực trạng những hình thức hoạt động TNST mà giáo viên đã sử dụng để giáo dục GTS cho học sinh, qua bảng kết quả cho thấy học sinh rất ít được tiếp cận hình thức diễn đàn, mặc dù hình thức này rất phù hợp với các em học sinh và điều kiện phát triển công nghệ thông tin của đất nước như hiện nay.

2.2.4. Thực trạng lực lượng tham gia giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo‌

Để đánh giá thực trạng lực lượng tham gia giáo dục GTS cho học sinh thông qua HĐTNST, tác giả đã tiến hành khảo sát 78 giáo viên về sự phối hợp và mức độ phối hợp giữa các lực lượng bên trong và lực lượng bên ngoài nhà trường. Kết quả khảo sát được thể hiện như bảng 2.9

Bảng 2.9. Thực trạng các lực lượng giáo dục và mức độ phối hợp giữa các lực lượng giáo dục GTS cho học sinh thông qua HĐTNST‌

Lực lượng phối hợp

Ý kiến của GV

Không

Mức độ phối hợp

CBQL

78

0

2

GVBM

78

0

2

GVCN

78

0

2

Đoàn TN- Đội TN

78

0

2

Công đoàn trường

78

0

3

Phụ huynh HS

78

0

3

Chính quyền địa phương

78

0

3

(Chú thích: Mức độ 1: Rất thường xuyên; Mức độ 2: Thường xuyên; Mức độ 3; Thỉnh thoảng).

Theo kết quả thu được trong bảng 2.9 ta thấy được 100% giáo viên đều cho rằng các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường đã có sự phối hợp với nhau để giáo dục GTS cho học sinh thông qua hoạt động TNST, tuy nhiên sự phối hợp đó diễn ra ở các mức độ khác nhau. Với kết quả khảo sát về mức độ phối hợp thu được cho thấy chỉ có các lực lượng bên trong nhà trường mới thường xuyên phối hợp với nhau, trong đó lại tập trung vào nhóm lực lượng là CBQL, GV chủ nhiệm, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên bởi vì những hoạt động TNST khi được tổ chức thực hiện thì nguồn lực phục vụ chủ yếu đến từ Ban giám hiệu, Tổ chủ nhiệm và Đoàn thanh niên. Các lực lượng bên ngoài nhà trường và giáo viên bộ môn chỉ thỉnh thoảng mới có sự phối hợp trong công tác tham mưu xây dựng nội dung, hỗ trợ kinh phí hoạt động, họ cho rằng nhiệm vụ chủ yếu trong nhà trường là dạy và học các môn học trên lớp, các hoạt động khác không quan trọng đối với học sinh. Với kết quả khảo sát này đòi hỏi Hiệu trưởng phải hoạch định chiến lược, kế hoạch phối hợp thường xuyên hơn nữa, hiệu quả hơn nữa giữa các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường để qua đó làm tốt công tác giáo dục GTS cho học sinh thông qua các hoạt động TNST.

2.2.5. Thực trạng kết quả giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo‌

Để đánh giá thực trạng kết quả giáo dục GTS cho học sinh, tác giả đã tiến hành khảo sát 260 em học sinh trong 26 trường trên địa bàn huyện bằng câu hỏi số 4 phụ lục 3. Kết quả khảo sát thể hiện trong bảng 2.10

Bảng 2.10. Bảng kết quả khảo sát thực trạng nội dung GTS hình thành ở học sinh THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

STT

Nội dung các giá trị sống




1

Hòa bình

260

100

2

Tôn trọng

234

90

3

Yêu thương

260

100

4

Khoan dung

260

100

5

Trung thực

260

100%

6

Khiêm tốn

260

100%

7

Hợp tác

221

85%

8

Hạnh phúc

208

80%

9

Trách nhiệm

208

80%

10

Giản dị

195

75%

11

Tự do

169

65%

12

Đoàn kết

260

100%

Ý kiến học sinh

SL %


Kết quả khảo sát cho thấy, về cơ bản các nội dung giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST đã được đa số học sinh biết đến. Tuy nhiên giá trị Hợp tác, Tôn trọng, Trách nhiệm, Giản dị, Hạnh phúc tỉ lệ biết đến còn chưa cao, trong khi chúng ta thấy đây cũng là những giá trị rất quan trọng và cần thiết. Kết quả khảo sát đã phản ánh phần nào vấn đề đạo đức hiện nay của học sinh, do chưa biết đến các giá trị sống này nên trong các mối quan hệ các em thiếu đi sự hợp tác và ý thức trách nhiệm với tập thể, trong cuộc sống hàng ngày thường đua đòi, ăn chơi, thiếu đi sự giản dị cần thiết.

Khi tiến hành khảo sát thực trạng nội dung hệ GTS dành riêng hình thành ở học sinh THCS thông qua hoạt động TNST, kết quả thu được về cơ bản các nội dung đã được đa số học sinh biết đến. Tuy nhiên giá trị “Chủ động, tự tin” và giá trị “Hoạt động tập thể tốt” tỉ lệ biết đến còn chưa cao. Chính vì ít biết đến những giá trị này nên nhiều em học sinh chưa chủ động, thiếu sự tự tin và sự hợp tác trong các hoạt động.

2.2.6. Những yếu tố tác động đến giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo‌

Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục GTS thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tác giả đã sử dụng câu hỏi số 07 ở phần phụ lục 1. Kết quả khảo sát thu được như sau:

Bảng 2.11. Thực trạng các yếu tố tác động đến hoạt động giáo dục GTS cho học sinh thông qua hoạt động TNST‌

STT

Yếu tố tác động

Ý kiến GV

SL

%

1

Nhận thức của GV và CBQL về vai trò của hoạt động

GD chưa đầy đủ.

10

7,3

2

CBQL chưa quan tâm đến nội dung giáo dục này

0

0

3

PHHS chưa quan tâm ủng hộ

26

33,3

4

Chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, đầy đủ

78

97

5

Năng lực tổ chức của GV còn hạn chế

16

20,5

6

Học sinh chưa tích cực

10

14

7

Điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn

20

25,6

8

Quỹ thời gian dành cho các hoạt động không có nhiều

24

30,8

Qua bảng số liệu có thể thấy, giáo dục GTS thông qua hoạt động TNST trong nhà trường THCS chịu ảnh hưởng bởi nhiều tác động khác nhau gây nên những khó khăn nhất định. Những khó khăn chủ yếu ở các yếu tố như: chưa có cơ chế rõ ràng về trách nhiệm và điều kiện thực hiện; Điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí, tài liệu, sự ủng hộ của phụ huynh học sinh và quỹ thời gian dành cho hoạt động còn thiếu.

Qua tìm hiểu thực tế trên, tác giả nhận thấy điểm thuận lợi của các nhà trường là luôn có đội ngũ CBQL và đội ngũ giáo viên có nhận thức đúng đắn, thái độ tích cực, năng lực tổ chức tốt trong công tác chỉ đạo cũng như thực hiện các hoạt động giáo dục GTS và các hoạt động TNST. Tuy nhiên, các yếu tố

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/02/2023