Cụ Thể Hóa Công Tác Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Giáo Dục Giá Trị Sống Học Sinh Gắn Với Công Tác Thi Đua Khen Thưởng


những hoạt động khác như tham quan, dã ngoại, cắm trại, các hoạt động tuyên truyền, văn nghệ, TDTT. Huy động sự tham gia đóng góp, ủng hộ của phụ huynh, các cơ quan, doanh nghiệp.

*Nội dung

Khai thác, sử dụng CSVC hiệu quả, phù hợp, bảo đảm tốt cho hoạt động GDGTS.

Đảm bảo kinh phí cho việc tổ chức các hoạt động GDGTS

* Cách thực hiện

Khai thác, sử dụng CSVC hiệu quả, phù hợp, bảo đảm tốt cho hoạt động GDGTS.

Cơ sở vật chất hiện có như phòng học, hội trường, phòng chức năng, hệ thống âm thanh, sân tập...: Ban giám hiệu phân công cho giáo viên thống kê, rà soát lại để có kế hoạch sử dụng cụ thể. Đối với các thiết bị, phương tiện còn sử dụng được, Ban giám hiệu phân công cho nhân viên thiết bị bảo quản để sử dụng lâu dài, tránh hư hao, thất thoát. Đối với các thiết bị, phương tiện bị hư thì cần được sửa chữa kịp thời bằng nguồn kinh phí duy tu, sửa chữa hoặc thanh lí theo quy định.

Cơ sở vật chất mà hiện tại nhà trường không có, hiệu trưởng lập kế hoạch mua sắm và trình cho Sở GD-ĐT để xin ý kiến cho phép nhà trường tự trang bị hoặc mua sắm tập trung theo kế hoạch của Sở Tài chính. Bên cạnh việc mua sắm, nhà trường cần huy động sự đóng góp của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, của cha mẹ học sinh và mạnh thường quân, của cựu học sinh và học sinh đang học.

Đảm bảo kinh phí cho việc tổ chức các hoạt động GDGTS

Đối với nguồn kinh phí được cấp, hiệu trưởng phải xây dựng dự toán cụ thể để có sự phân bổ hợp lí đủ cho các hoạt động GDGTS vận hành tốt. Đồng thời, các trường có kế hoạch dành kinh phí mua bổ sung, sửa chữa thiết bị phục vụ hoạt động GD nói chung và hoạt động GDGTS nói riêng trong điều kiện tiết kiệm chi tiêu hiện nay.

Đối với nguồn kinh phí tự có như tiền thu từ nhà xe, từ căn tin, từ các phong trào kế hoạch nhỏ của Đoàn trường, hiệu trưởng các trường cần xây dựng quy chế


chi tiêu nội bộ để sử dụng tiết kiệm, hợp lí cho các hoạt động của nhà trường, trong đó có hoạt động GDGTS.

Ngoài nguồn kinh phí được cấp theo ngân sách nhà nước, người quản lí và đội ngũ giáo viên cần phải thực hiện xã hội hóa GD. Nguồn kinh phí này được huy động từ tham gia đóng góp, ủng hộ vật chất của phụ huynh, các cơ quan, doanh nghiệp, của CB, GV, NV và các em cựu học sinh. Đây là nguồn kinh phí rất lớn và cần thiết trong hoạt động GDGTS cho HS. Muốn vậy, nhà trường cần tuyên truyền tốt về hoạt động GDGTS tới phụ huynh và các lực lượng ngoài xã hội để họ thấy được ý nghĩa và mục đích tốt đẹp, cần thiết của hoạt động, từ đó CBQL, GV kêu gọi phụ huynh, người hảo tâm hỗ trợ hoạt động, góp quỹ khuyến học, khuyến tài. Ngoài ra, các trường cần phải đánh giá, tổng kết, giám sát, kiểm tra việc huy động các nguồn lực vật chất và công khai tài chính.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Đảm bảo việc huy động các nguồn lực trong xã hội đối với trường. Việc sử dụng các nguồn lực cũng cần được thực hiện một cách đơn giản, tiện lợi, song vẫn đảm bảo tính pháp lí cần thiết.

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phải được đảm bảo, từng bước hiện đại

hóa.

3.3.6. Cụ thể hóa công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục giá trị sống học sinh gắn với công tác thi đua khen thưởng‌

* Mục tiêu

Đối với công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục GTS, nhà quản lí phải luôn luôn quan tâm hàng đầu. Kiểm tra đánh giá giúp cho người quản lí biết được kết quả rèn luyện của HS qua hoạt động từ đó có sự điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp; đồng thời cũng giúp cho HS tự đánh giá kết quả rèn luyện của bản thân và những người xung quanh... Việc kiểm tra, đánh giá nghiêm túc, chính xác, chân thực, khách quan sẽ có tác dụng trực tiếp tìm ra những nguyên nhân và đề ra các giải pháp quản lí hiệu quả hoạt động GDGTS của nhà trường.

*Nội dung


- Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động GDGTS cho HS đối với các LLGD và HS trong nhà trường

- Phát động phong trào thi đua khen thưởng trong GDGTS

. * Cách thực hiện

Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục giá trị sống

Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động GDGTS cho HS; phân công Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn thực hiện việc kiểm tra, đánh giá này.

Đối với GV bộ môn và GV phụ trách ngoài giờ lên lớp

Trong quá trình kiểm tra giáo án của GV, BGH hoặc Tổ trưởng chuyên môn, cần xem nội dung lồng ghép GDGTS qua các môn học hoặc qua hoạt động được tổ chức. Trong từng tiết dạy hoặc từng hoạt động, GV đã rèn luyện, định hướng và hình thành giá trị sống gì ở học sinh thông qua sử dụng các phương pháp dạy học và giáo dục.

Đánh giá hoạt động GDGTS của GV thông qua thao giảng, dự giờ. Trong góp ý, rút kinh nghiệm tiết dạy, ngoài góp ý về các nội dung theo quy định trong phiếu dự giờ, Ban giám hiệu chỉ đạo lồng ghép vào đó đánh giá việc rèn luyện GT cho HS.

Đối với GV chủ nhiệm

Ban giám hiệu cần chỉ đạo Tổ trưởng chuyên môn kiểm tra việc xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm trong năm học của GV và kế hoạch tổ chức hoạt động tiết sinh hoạt lớp hàng tuần. Ban giám hiệu cần chỉ đạo việc dự giờ trong tiết sinh hoạt lớp, qua đó đánh giá hiệu quả của hoạt động GDGTS cho HS trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm.

Đánh giá hiệu quả việc GDGTS cho HS lồng ghép vào tiết sinh hoạt lớp của GV chủ nhiệm thể hiện qua việc rèn luyện về đạo đức của HS.

Đối với hoạt động của Đoàn Thanh niên

Ban giám hiệu cần kiểm tra việc xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch hoạt động của Đoàn Thanh niên. Đánh giá hiệu quả việc GDGTS cho HS qua hoạt


động Đoàn Thanh niên thể hiện qua kết quả đạt được của học sinh trong việc định hướng và hình thành các GTS cho bản thân.

Đối với HS

Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ Đoàn và giáo viên phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp tổ chức kiểm tra, đánh giá việc rèn luyện và hình thành các GTS của HS thông qua hoạt động GDGTS do mình phụ trách. Kết quả kiểm tra, đánh giá này là cơ sở để các LLGD điều chỉnh về nội dung và cách thức tổ chức hoạt động GDGTS cho HS hiệu quả hơn.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Có kế hoạch rõ ràng cụ thể, các văn bản pháp quy cần thiết và thiết thực để đánh giá đạo đức học sinh trong giai đoạn hiện nay.

- Có sự chỉ đạo sát sao, có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng GD để đánh giá đạo đức học sinh một cách khách quan.

- Xây dựng chế độ thưởng phạt nghiêm minh với học sinh, sắp xếp, bố trí con người, thời gian và các điều kiện phục vụ công tác kiểm tra các bộ phận, cá nhân. Có thể một trong những người trong BGH làm trưởng ban thành lập một tổ kiểm tra công tác.

- Thời gian kiểm tra đưa ra phải phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ mang tính chất tổng kết kịp thời.

- Kiểm tra trên những tiêu chuẩn đã đề ra trước.

- Khi tiến hành kiểm tra soạn thảo mẫu biên bản trước để có những kết luận chính xác.

- Công tác này phải BGH quan tâm thường xuyên, nhắc nhở động viên kịp thời đội ngũ GVCN.

Tóm lại, công tác, kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục giá trị sống được cụ thể hóa qua bảng tóm tắt sau:


Hình thức

GDGTS

Người kiểm

tra

Người được

kiểm tra

Hình thức

kiểm tra

Thời gian kiểm

tra


Lồng ghép vào các môn học, vào HĐNGLL

Ban giám

hiệu, Tổ trưởng

Giáo viên bộ môn, GV phụ trách NGLL

Kiểm tra kế hoạch, giáo án, dự giờ

- Kế hoạch: 01 lần/ năm

- Giáo án, dự giờ: Kiểm tra

hàng tháng

Giáo viên

Học sinh

Bài kiểm tra của môn học, bài thu hoạch, đề thi có lồng

ghép

Kiểm tra hàng tháng


Lồng ghép vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm

BGH, Tổ

trưởng

GVCN

Kiểm tra kế hoạch, giáo

án, sổ chủ nhiệm, dự giờ

- Kế hoạch: 01 lần/ năm

- Giáo án, sổ chủ nhiệm, dự giờ: Kiểm tra

hàng tháng

Giáo viên

Học sinh

Bài thu hoạch,

bài cảm nhận có lồng ghép

Kiểm tra hàng tháng


Lồng ghép vào hoạt động của Đoàn Thanh niên

Ban giám hiệu

Cán bộ Đoàn được phân

công

Kiểm tra kế hoạch, tổ chức

thực hiện

Kiểm tra hàng tháng

Cán bộ Đoàn

Học sinh

Bài thu hoạch, Bài viết xử lí tình huống,

bài cảm nhận

Kiểm tra hàng tháng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THPT huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long - 14


Thi đua khen thưởng trong GDGTS

- Xây dựng các tiêu chí thi đua.

- Phát động phong trào thi đua rộng rãi trong toàn trường.

- Thành lập ban thi đua.

- Sơ kết, rút kinh nghiệm.

- Tổng kết (khen thưởng, nhắc nhở)

Đối với GV, cán bộ Đoàn: Kết quả đánh giá hiệu quả của việc tổ chức hoạt động GDGTS là một trong những tiêu chí xếp loại danh hiệu thi đua và đánh giá công chức, viên chức hàng năm (cộng điểm) và tuyên dương, khen thưởng cũng như nhắc nhở phê bình.

Đối với các lớp và học sinh: Sau mỗi tuần có sơ kết đánh giá, nhắc nhở, khen ngợi, nêu gương cụ thể những học sinh thực hiện tốt trong các buổi sinh hoạt dưới cờ. Kết quả rèn luyện của các em học sinh và tập thể lớp được dùng làm căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh, xếp loại thi đua tập thể học sinh.

3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh

Tác gỉả đề xuất 06 biện pháp quản lí hoạt động GDGTS cho HS tại các trường THPT huyện Bình Tân. Mỗi biện pháp đều được trình bày cụ thể về mục tiêu, nội dung, cách tổ chức thực hiện.

Biện pháp “Nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục giá trị sống cho các lực lượng tham gia” có ý nghĩa tiên quyết, tạo tiền đề để thực hiện có hiệu quả các biện pháp khác. Bởi vì, nếu các LLGD có nhận thức đúng và đầy đủ thì họ sẽ hành động đúng và đầy đủ.

Biện pháp: Bồi dưỡng năng lực cho lực lượng tham gia hoạt động GDGTS cho HS và kế hoạch hóa hoạt động giáo dục GTS” là hai biện pháp giữ vai trò then chốt, quyết định chất lượng và hiệu quả của hoạt động GDGTS cho HS bởi vì giáo viên là người trực tiếp trong các LLGD tổ chức các hoạt động GDGTS cho HS, còn lập kế hoạch là khâu đầu tiên, quan trọng trong công tác quản lí.

Biện pháp “Cụ thể hóa công tác kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện chương trình GDGTS gắn với công tác thi đua khen thưởng” là quan trọng vì kiểm


tra là khâu cuối cùng của quá trình quản lí, nó cho ta biết là ta có đạt mục tiêu hay không.

Biện pháp Tăng cường các hình thức phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động giáo dục giá trị sống” là cần thiết vì công việc giáo dục không chỉ của nhà trường.

Biện pháp “Tăng cường sử dụng hiệu quả các điều kiện cơ sở vật chất và tài chính phục vụ cho hoạt động giáo dục giá trị sống” là điều kiện đảm bảo thực hiện mục đích GDGTS.

Các biện pháp quản lí GDGTS không tách rời nhau, mà chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống, biện pháp này vừa là tiền đề, vừa là cơ sở cho biện pháp kia (nhận thức và CSVC là tiền đề cho hành động). Chúng bổ sung cho nhau và thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện (kế hoạch là cơ sở cho kiểm tra). Do đó, nhà trường phải triển khai thực hiện chúng một cách đồng bộ thì mới đạt chất lượng cao trong hoạt động GDGTS cho HS.

3.5. Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lí giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THPT huyện Bình Tân

Quy ước:


Mức độ

đạt yêu cầu hiện nay

Sự

cần thiết

nh khả

thi

Chưa đạt yêu cầu

Đạt một phần yêu

cầu


Đạt yêu cầu


Không cần thiết


Ít cần thiết


Cần thiết


Không khả thi


Ít khả thi


Khả thi

Điểm

Điểm

Điểm

Điểm

Điểm

Điểm

Điểm

Điểm

Điểm

TB:

TB:

TB:

TB:

TB:

TB:

TB:

TB:

TB:

1.00 -

1. 67 -

2.34 -

1.00 -

1. 67 -

2.34 -

1.00 -

1.67 -

2.34 -

1.66

2.33

3.00

1.66

2.33

3.00

1.66

2.33

3.00


Tác giả đã trưng cầu ý kiến của 80 CBQL, GV về mức độ đáp ứng yêu cầu hiện nay, sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động GDGTS cho HS.80 CBQL, GV, bao gồm: 9 CBQL và 71 GV. Kết quả như sau:

Bảng 3.1. Kết quả trưng cầu ý kiến về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh



STT


BIỆN PHÁP

Mức độ đạt yêu cầu hiện nay

(TB)

Sự cần thiết (TB)

Tính khả thi (TB)

Biện pháp 1

Nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục giá trị sống cho các lực lượng tham gia




1.1

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV

2.70

2.80

2.62

1.2

Nâng cao nhận thức cho HS

2.65

2.76

2.58

1.3

Nâng cao nhận thức cho phụ huynh

2.25

2.78

2.50

Điểm TB chung

2.53

2.78

2.57

Biện

pháp 2

Bồi dưỡng năng lực GDGTS cho các lực

lượng giáo dục





2.1

Nhà trường tổ chức tập huấn cho CBQL, GV và nhân viên về hoạt động giáo dục giá

trị sống


2.36


2.86


2.73

2.2

Nhà trường tổ chức hội thảo về hoạt động

GDGTS

2.23

2.82

2.68

2.3

Tổ chức dạy thao giảng, sinh hoạt tổ nhóm

chuyên môn có lồng ghép nội dung GDGTS

2.26

2.66

2.69

Điểm TB chung

2.28

2.79

2.70

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 21/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí