Giới Thiệu 05 Trường Được Lựa Chọn Khảo Sát

2.2.2. Giới thiệu 05 trường được lựa chọn khảo sát

Để đánh giá hoạt động quản lý GDATGT các trường tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tác giả chọn 05 trường có các vị trí, số lượng HS, đặc điểm giao thông đặc biệt cần khảo sát nhất để phục vụ nghiên cứu đạt độ chính xác cao.

Bảng 2.2. Các trường Tiểu học được khảo sát trên địa bàn huyện Thanh Sơn



Stt


Tên trường

Số lượng

CBATGT

Số lớp

Số HS

GV

1

TH Kim Đồng

4

23

971

38

2

TH Nguyễn Bá Ngọc

4

19

798

32

3

TH Hương Cần

3

18

851

34

4

TH Võ Miếu 2

3

16

705

28

5

TH Lương Nha

2

10

386

20


Tổng

16

86

3.711

152

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay - 8


Trong các trường trên, trường Kim Đồng và trường Nguyễn Bá Ngọc là trường Chuẩn quốc gia. Nhìn chung 5 nhà trường được khảo sát đều có nề nếp hoạt động tốt, đầy đủ bộ máy quản lý. Đội ngũ cán bộ giáo viên đều đạt trình độ chuẩn trở lên, trong đó số giáo viên có trình độ Đại học chiếm 45%. Phần lớn giáo viên sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong dạy học, tích cực đổi mới PPDH. Chất lượng học sinh cũng ngày một nâng cao. Tỉ lệ HS hoàn thành chương trình tiểu học hàng năm đạt 100%.

2.2.3. Đặc điểm giao thông quanh khu vực 05 trường khảo sát

Vị trí 05 trường khảo sát nằm rải đều các vị trí chính yếu về giao thông trọng điểm trong huyện Thanh Sơn. Trường Kim Đồng nằm giữa trung tâm thị trấn Thanh Sơn trên quốc lộ nội tỉnh 32, gần chợ trung tâm, hướng bắc các phương tiện giao thông đi về phía huyện Tân Sơn, phía nam các phương tiện giao thông đi về huyện Tam Nông và ra thành phố Việt Trì. Hướng tổ chức và phân bổ giao thông tương đối cân bằng nhất trong huyện.

Trường Nguyễn Bá Ngọc nằm trong khu dân cư của thị trấn Thanh Sơn,

huyện Thanh Sơn, duy nhất chỉ 1 hướng dành cho các phương tiện giao thông ra khỏi ngõ của thị trấn, mặt ngõ 5m không rộng, phải rẽ 2 lần mới đến trường. Suốt 300m đường ngõ là nhà dân bán hàng và hàng rong lưu động, ngay cổng chợ nên mỗi ngày đến giờ đưa đón học sinh đều ùn tắc giao thông trong khoảng 60 phút đến 120 phút

Trường Hương Cần nằm trên quốc lộ 70B chạy qua, Nơi đây có mỏ khai thác đá lớn nhất của tỉnh Phú Thọ, trường có nhiều con em của công nhân lâm trường theo học, vào giờ tan học, số lượng lưu thông của các xe tải vận chuyển đá răm và các vật liệu xây dựng nhiều thường hay gây tình trạng bụi và tắc đường cục bộ.

Trường Võ Miếu nằm trên tuyến đường 322 liên huyện lên Tân Sơn, trường đi vào ngõ khu dân cư qua 2 cánh đồng lúa, nên thường khi vào các vụ chiêm mùa bà con xuống đồng và gặt hái và hay phơi rơm rạ, hoa màu như sắn, ngô ra đường hay xảy ra tình trạng ách tắc giao thông và các tai nạn về xe cộ.

Trường Lương Nha nằm trên tuyến đường 317 liên tỉnh đi lên Hòa Bình, lưu lượng xe trên đường hàng ngày rất nhiều

Tổng quan 05 trường nghiên cứu rải đều vị trí trong huyện. Vị trí trường tiểu học Kim Đồng trước cổng trường không tụ tập hàng rong, ít hộ kinh doanh. Tuy có tổ chức hướng xe máy lưu thông trước và trong sân trường mỗi ngày giờ cao điểm nhưng thỉnh thoảng vẫn có tình trạng ùn tắc ngõ do lưu lượng học sinh đông, nhiều CMHS đi ô tô đưa đón con đến trường. Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc nằm ở trong thị trấn Hùng Sơn, lối vào cổng trường rất khó lưu thông. Tuy trường có tổ chức kết hợp với lực lượng ATGT phường dọn dẹp lòng đường nhưng hiện nay đây vẫn là thực trạng nhức nhối với các em học sinh và nhà trường. Trường tiểu học Võ Miếu nằm trong khu dân cư hay phơi phóng nguyên liệu nông nghiệp, gây cản trở và ách tắc giao thông khi tan trường. Trường tiểu học Hương Cần mỗi ngày vẫn ùn tắc vì khó phân luồng xe cho giờ cao điểm, lối ra cho các em học sinh không thoáng, PHHS khó đón con em. Vị trí Lương Nha thường xuyên tắc đường do lưu lượng phương tiện tham gia giao thông luôn đông theo hướng về phía địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Đó là 5 vị trí thực trạng cấp thiết hiện nay về ATGT trường học ở Thanh Sơn, chính điều này là yếu tố ảnh hưởng tâm lý học sinh tiểu học rất lớn trong công tác giáo dục, truyền đạt tri thức. Đồng thời cũng là hiện thực rất cần sự đồng lòng giải quyết của tất cả các lực lượng giáo dục và các cấp lãnh đạo mà đại diện chủ yếu hiện nay là ban ATGT trong mỗi trường học.

2.3. Tổ chức khảo sát thực trạng an toàn giao thông

2.3.1. Mục đích khảo sát

Mục đích khảo sát nhằm phát hiện và đánh giá thực trạng giáo dục ATGT và quản lý hoạt động giáo dục ATGT trong các trường Tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

2.3.2. Khách thể khảo sát

Để đánh giá hoạt động quản lý GDATGT các trường tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tác giả chọn 05 trường với số lượng khách thể khảo sát có 169 người, cụ thể như sau:

Bảng 2.3. Mẫu khảo sát



Stt

Tên trường khảo sát

Số lượng

CBATGT

trường

GV

HS

CMHS

1

TH Kim Đồng

2

10

10

14

2

TH Nguyễn Bá Ngọc

2

10

10

12

3

TH Hương Cần

2

10

10

10

4

TH Võ Miếu 2

2

10

10

10

5

TH Lương Nha

2

10

10

13

Tổng cộng

10

50

50

59


2.3.3. Nội dung khảo sát

Khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS, CMHS về thực hiện an toàn giao thông đường bộ

Khảo sát nội dung GD ATGT trong các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Khảo sát việc thực hiện quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông của các nhà trường tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Khảo sát đánh giá tổng quan thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ATGT đường bộ trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

2.3.4. Phương pháp khảo sát

Phương pháp điều tra: Bằng phiếu câu hỏi bằng gửi đến các đồng chí CB ATGT trường và giáo viên 05 trường được lựa chọn nghiên cứu

- Phương pháp phỏng vấn thu thập thông tin trực tiếp: Tổ chức đội ngũ 05 thành viên thu thập thông tin số liệu bằng phỏng vấn trực tiếp theo bảng biểu khảo sát. Khảo sát trực tiếp đến GV, CMHS, PHHS.

2.3.5. Xử lý kết quả khảo sát

Sau khi sàng lọc thông tin, phân tích theo định tính, định lượng, lựa chọn kết quả khảo sát, tác giả phân ra 03 loại kết quả khảo sát theo bảng thống kê và biểu đồ như sau:

Kết quả khảo sát theo số lượng: lập bảng biểu tính theo phần trăm (%) nhu cầu Kết quả khảo sát theo chất lượng và nhu cầu: lập biểu bảng thực trạng

Kết quả khảo sát theo nhu cầu: tổng hợp cả 3 hình thức thống kê toán học theo số lượng, chất lượng và ý kiến cụ thể.

Quá trình khảo sát bằng bảng biểu xác định được các thực trạng cụ thể về GD ATGT trong các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

2.4. Thực trạng giáo dục ATGT cho học sinh tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

2.4.1. Thực trạng nhận thức của học sinh, CMHS và giáo viên về GD ATGT trong các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức của giáo viên, học sinh và CMHS - PHHS về sự cần thiết của việc GD ATGT ở trường tiểu học


Stt

Lực lượng điều tra

Cần thiết

Không cần thiết

Có cũng được Không cũng được

SL

%

SL

%

SL

%

1

Giáo viên

50

100

0

0

0

0

2

CMHS- PHHS

46

77

4

7

9

16

3

Học sinh

44

88

6

12

0

0

* 100% giáo viên đều cho rằng việc GD ATGT cho học sinh ở trường học là thực sự cần thiết, nó góp phần hình thành ý thức tham gia giao thông từ khi bắt đầu bước chân vào cấp Tiểu học.

* Có 88% các em học sinh đồng tình về sự cần thiết, nhưng vẫn còn 12% các em học sinh không đồng tình việc giảng dạy ATGT trong trường học, chứng tỏ sức hút của môn học này với các em còn chưa cao.

* Trong số CMHS được khảo sát, có 40% là đối tượng viên chức, 35% đối tượng là công nhân, nhân viên tư nhân, nhân viên phụ việc hành chính và 25% là làm nông nghiệp. Trong khi có 77% CMHS khẳng định sự cần thiết phải GD ATGT cho HS thì 7% CMHS cho rằng không cần thiết, 16% CMHS nêu ý kiến có cũng được mà không cũng được, thể hiện thái độ thờ ơ với GD ATGT học đường.

Như vậy, qua kết quả khảo sát cho thấy mặc dù vẫn còn một số ít ý kiến trái chiều nhưng đánh giá chung nhận thức về mức độ cần thiết của GD ATGT trong trường học là rất cần thiết.

Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa của việc GDATGT thông cho HS



Stt


Nội dung

CMHS

CBQL

GV

HS

Quan trọng

Rất quan trọng

Quan trọng

Rất quan trọng

Quan trọng

Rất quan trọng

Quan trọng

Rất quan trọng

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Mở rộng kiến thức và nâng cao hiểu biết ATGT cho HS


35


59


24


41


0


0


5


100


7


14


43


86


1


2


49


98

2

Phát triển nhân cách

toàn diện cho HS


56


95


3


5


2


40


3


60


33


66


17


34


6


12


44


88

3

Giáo dục tư tưởng đạo đức cho HS


51


85


8


15


2


40


3


60


39


78


11


22


7


14


43


86

4

Làm cho HS có trách nhiệm với XH


47


79


12


21


1


20


3


60


2


40


48


96


13


38


31


62

5

Gắn việc học tập trên lớp với thực tiễn XH


31


61


23


39


1


20


4


80


6


12


44


88


19


38


31


62

6

Nâng cao ý thức ATGT

5

12

54

88

0

0

5

100

0

0

5

100

0

0

5

100

* 100% cán bộ quản lý cho rằng GD ATGT giúp mở rộng kiến thức và nâng cao hiểu biết ATGT cho học sinh, bởi chính qua những bài học trên lớp, trong nhà trường sẽ giúp các em tiếp cận một cách tự nhiên và hiệu quả nhất những vấn đề cơ bản về tham gia giao thông ở lứa tuổi các em, từ đó giúp các em gắn việc học tập trên lớp với thực tiễn giao thông tại địa phương, hình thành kĩ năng tham gia giao thông an toàn và có ý thức.

* Đối với giáo viên, tỉ lệ đồng thuận cho rằng GD ATGT là quan trọng và rất quan trọng là 100%, trong đó tỉ lệ “rất quan trọng” chiếm 100% là đánh giá về tác dụng của GD ATGT đối với việc nâng cao ý thức ATGT cho học sinh. Bên cạnh đó, một số ý kiến cũng còn băn khoăn về việc GD ATGT góp phần phát triển nhân cách toàn diện và giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh. Bởi thời lượng dành cho việc GD ATGT còn ít, các hoạt động GD ATGT chưa được coi là trọng tâm mà chỉ là hoạt động tích hợp.

* Đối với CMHS, phần lớn số người được hỏi đều đồng thuận cao về tác dụng rất quan trọng của GD ATGT trong nhà trường. Song song đó, nhiều ý kiến cho rằng GD ATGT giúp gắn việc học tập trên lớp với thực tiễn xã hội, từ đó giúp các em vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn một cách hiệu quả. CMHS đều đồng quan điểm: giáo dục ATGT cho HS là làm cho HS có trách nhiệm với xã hội, thiết thực góp phần nâng cao ý thức an toàn giao thông. Đó chính là mục tiêu quan trọng nhất mà các nhà giáo dục đặt ra khi GD ATGT cho học sinh ở các trường tiểu học.

* Đối với học sinh, các em cũng cho rằng GD ATGT là “rất quan trọng”, giúp các em mở rộng kiến thức và nâng cao hiểu biết an toàn giao thông, từ đó nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn.

Như vậy, chúng ta thấy 100% số người được hỏi đều cho rằng việc GD ATGT ở trường tiểu học là quan trọng và rất quan trọng. Từ kết quả điều tra và phân tích về ý nghĩa của việc GDATGT thông cho HS tiểu học cho thấy, vấn đề GD an toàn giao thông cho học sinh cần được dành sự quan tâm thích đáng.

Tác giả đã trực tiếp phỏng vấn cô Hà Thị Ngọc Mai, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, cô cho biết: “Để nâng cao nhận thức pháp luật về trật tự ATGT, hàng năm nhà trường cho cán bộ, giáo viên học sinh ký cam kết chấp hành

pháp luật về trật tự ATGT và bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; đồng thời vận động phụ huynh khi đưa, đón con không để xe dưới lòng đường gây ùn tắc giao thông trước cổng trường. Ngoài ra, nhà trường phát động phong trào “Cổng trường sạch đẹp, an toàn” và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về ATGT; cuộc thi vẽ tranh chiếc ô tô mơ ước; cuộc thi ý tưởng trẻ thơ… thu hút đông đảo học sinh tham gia, qua đó góp phần nâng cao nhận thức, đảm bảo trật tự ATGT”.

2.4.2. Thực trạng nội dung chương trình giáo dục ATGT trong các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Bảng 2.6. Hệ thống bài giảng trong chương trình GD ATGT ở Tiểu học


Stt

Tên bài

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

1

Bài 1

An toàn và nguy hiểm

An toàn và nguy hiểm khi đi trên đường

Giao thông đường bộ

Biển báo hiệu GTĐB

Biển báo hiệu GTĐB

2

Bài 2

Tìm hiểu đường phố

Tìm hiểu đường phố

Giao thông đường sắt

Vạch kẻ

đường, cọc tiêu và rào chắn

Kỹ năng đi xe đạp an toàn

3

Bài 3

Đèn tín hiệu giao thông

Hiệu lệnh của CSGT, biển báo hiệu giao thông

Biển báo hiệu giao

thông đường bộ

Đi xe đạp an toàn

Chọn đường đi an toàn, phòng tránh TNGT

4

Bài 4

Đi bộ an toàn trên đường

Đi bộ và qua đường an toàn

Kỹ năng đi bộ và qua đường an toàn

Lựa chọn

đường đi an toàn

Nguyên nhân gây TNGT

5

Bài 5

Đi bộ và qua đường an toàn

Phương tiện giao thông đường bộ

Con đường an toàn đến trường

Giao thông đường thuỷ và PTGT

đường thuỷ

Em làm gì để thực hiện ATGT

6

Bài 6

Ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy

Ngồi an toàn trên xe đạp

An toàn khi đi ôtô, xe buýt

An toàn khi đi trên các PTGT công cộng


Bảng 2.7. Thực trạng nội dung GD ATGT trong nhà trường



Stt


Nội dung giáo dục an toàn giao thông

Mức độ phù hợp

Kết quả thực hiện

Rất phù hợp

Ít phù

hợp

Không phù

hợp


Tốt

Bình thường

Chưa tốt

SL

%



SL

%

SL

%


1

Đi bộ và qua đường an toàn trên đường phố, trục lộ giao thông

60

100

0

0

13

21

47

79

0

2

An toàn khi ngồi trên xe máy, xe đạp.

60

100

0

0

16

26

44

74

0

3

Cách đi xe đạp an toàn trên phố

60

100

0

0

6

10

54

90

0

4

An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng

60

100

0

0

0

0

60

100

0

5

Hiểu biết các hiệu lệnh điều khiển và chỉ huy giao thông

60

100

0

0

17

28

43

72

0


6

Đèn tín hiệu giao thông, biển báo hiệu giao thông, vạch kẻ trên đường


60


100


0


0


12


20


48


80


0

7

Những điều kiện an toàn, chưa an toàn của đường phố

60

100

0

0

14

23

46

77

0

8

Các loại đường giao thông và phương tiện giao thông

60

100

0

0

5

8

51

92

0


9

Tìm hiểu các nguyên nhân cơ bản gây tai nạn giao thông, cách phòng tránh TNGT, trách nhiệm của HS trong việc đảm bảo ATGT


60


100


0


0


54


90


6


10


0


Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết ý kiến các giáo viên của các trường TH đều đánh giá nội dung dạy học “Đi bộ và qua đường an toàn trên đường phố, trục lộ giao thông” rất tốt, rất phù hợp nhưng kết quả giảng dạy chỉ đạt 21% là tốt, 79% là bình thường. Riêng mục “An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng” đạt kết quả bình thường 100%. Như vậy chúng ta nhận thấy thực trạng về nội dung giáo dục có thể tốt, nhưng phương pháp giảng dạy không đồng nhất nên nhận

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 20/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí