- Hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán: Kiểm tra, xác minh tính trung thực, hợp lý của các tài liệu được trình bày và số liệu các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thông qua các phương pháp như đối chiếu, điều ra, quan sát, kiểm kê, thử nghiệm dựa trên chuẩn mực kế toán Việt Nam.
- Hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng: Công tác tại các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng, cục thuế, hải quan, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng, công ty kiểm toán, thực hiện các công việc như chuyên viên tín dụng ngân hàng, giao dịch viên, nhân viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại, chuyên viên kinh doanh ngoại tệ, chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp, thẩm định giá tài sản, mua bán - sát nhập doanh nghiệp,...
- Hoạt động trong lĩnh vực quản trị kinh doanh: Quản trị doanh nghiệp, quản trị chất lượng, quản trị du lịch nhà hàng khách sạn, hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, giải quyết hiệu quả các vấn đề về quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, tạo lập doanh nghiệp mới. Các vị trí việc làm như nhân viên kế hoạch đầu tư, nhân viên bộ phận nhân sự, nhân viên phát triển hệ thống, nhân viên kinh doanh, nhân viên bộ phận kế hoạch bán hàng, nhân viên Marketing giám sát, trưởng phòng hoặc phó phòng quản lý nhân sự, giám đốc điều hành,...
- Hoạt động trong lĩnh vực KT đối ngoại: Bao gồm các hoạt động ngoại thương, hợp tác quốc tế về đầu tư và lao động, du lịch quốc tế và các dịch vụ thu ngoại tệ khác như dịch vụ thu bảo hiểm, dịch vụ kiều hối, tư vấn, thực hiện phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu, phân tích tình hình hoạt động du lịch quốc tế, sự biến động của tỷ giá hối đoái và đầu tư quốc tế, xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách thương mại và dự án đầu tư trong và ngoài nước, quản lý thị trường ngoại hối và đầu tư quốc tế.
- Hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn: Với các vị trí từ chuyên viên, trưởng nhóm, quản lý bộ phận, giám đốc điều hành, thực hiện các công việc như quản lý và tổ chức các hoạt động của nhà hàng, khách sạn một cách hiệu quả, lên kế hoạch làm việc cho từng bộ phận, xây dựng quy trình quản lý nhân sự, lập báo cáo kết quả tài chính, quản lý việc chế biến thực phẩm,…
- Hoạt động trong lĩnh vực Marketing: Đảm nhận các vị trí từ chuyên viên cho đến quản lý tại các công ty trong lĩnh vực Marketing, chuyên viên nghiên cứu
thị trường, chuyên viên chăm sóc khách hàng, chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu,…
- Hoạt động trong lĩnh vực Luật KT: Có thể đảm nhiệm các vị trí tại các văn phòng luật, bộ phận tư vấn luật của các doanh nghiệp hoặc tập đoàn như chuyên viên tư vấn pháp lý trong các doanh nghiệp, chuyên viên tư vấn pháp lý, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành của nền KT.
1.3.3. Vị trí làm việc của sinh viên sau khi ra trường
SV khối ngành KT trường ĐHLH khi ra trường họ có thể đảm nhiệm công việc của nghề KT ở các đơn vị khác nhau như:
- Các công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, các công ty thương mại dịch vụ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
- Các văn phòng đại diện, các trụ sở thương mại của nước ngoài tại Việt Nam;
- Làm việc được trong hệ thống ngân hàng; tại các sở, ban, ngành trong hệ thống quản lý nhà nước.
Do vậy, khi dạy các học phần Toán theo hướng rèn luyện KNNN, GV cần chọn được các nội dung Toán mang tính ứng dụng nghề nghiệp cao, giúp SV giải quyết bài toán cũng là hỗ trợ giải quyết các công việc trong tương lai. Có như vậy, việc học các môn Toán mới tạo được hứng thú và mang lại những hiệu quả nhất định cho SV.
1.4. Hệ thống những kỹ năng cần thiết của người làm nghề thuộc khối ngành kinh tế
1.4.1. Một số nghiên cứu về kỹ năng nghề nghiệp cho khối ngành kinh tế
James (2004) đã định nghĩa KN mềm hay KNNN là một cách để mô tả các khả năng hay năng lực mà một người có thể mang đến cho tổ chức nơi họ làm việc [105]. Trong thời gian qua, đã có nhiều nỗ lực trong việc tìm hiểu các KNNN cần thiết cho các ứng viên trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là các SV KT mới ra trường.
Để phát triển một danh sách KN phù hợp cần xem xét các thông tin sẵn có cùng với sự tham gia của các nhà tuyển dụng, SV, giáo viên và những đối tượng khác quan tâm đến sự phát triển của SV [99]. Dựa theo các tài liệu, như [15], [97], [99], [104], [109],... chúng tôi tổng hợp những KNNN khối ngành KT mà cần phải trang bị và rèn luyện cho SV.
Bảng 1.1. Tóm tắt các nghiên cứu KNNN khối ngành KT
Đối tượng nghiên cứu | Các kỹ năng đúc kết được | |
Chonko và Caballero (1991) [104] | Nhà tuyển dụng | KN tư duy phản biện; KN làm việc nhóm; KN truyền thông; KN văn hóa toàn cầu; KN chuyên môn; KN về công nghệ. |
Mitchell và cộng sự (2010) | Giáo viên | KN giao tiếp bằng lời, bằng văn bản; KN làm việc nhóm; KN quản lý thời gian/tổ chức; KN giải quyết vấn đề; KN tư duy phản biện. |
Kelley và Bridges (2005) | Nhà tuyển dụng và Giáo viên | KN truyền thông; KN thuyết trình; KN giải quyết xung đột; KN Công nghệ; KN xã giao kinh doanh; KN quan hệ đối tác. |
Vũ Thế Dũng và cộng sự (2008) [15] | Các mẫu quảng cáo của các nhà tuyển dụng | Nhóm KN cơ bản (Giao tiếp, Làm việc độc lập, Ngoại ngữ, Tin học văn phòng); Nhóm giá trị gia tăng (Tổ chức, Hoạch định, Truyền thông, Quản lý, Tin học chuyên ngành, Phân tích, Đàm phán, Làm việc nhóm) và Nhóm dành cho nhà lãnh đạo tương lai (Tổng hợp, Xây dựng và phát triển quan hệ, Tổ chức nguồn nhân lực, Ra quyết định, Lãnh đạo). |
Tomkovik và cộng sự (1996) [104] | Nhà tuyển dụng và SV | KN giao tiếp bằng lời; KN tổ chức; KN khởi sự kinh doanh; KN viết; KN sử dụng máy vi tính. |
Gray và cộng sự (2007) [97] | Nhà tuyển dụng, Giáo viên và SV | KN làm việc nhóm; KN giao tiếp bằng lời, thông qua viết; KN tự hoạch định công việc; KN giải quyết vấn đề; KN nhận xét, đánh giá độc lập; KN sáng tạo; KN phân tích; KN quan hệ. |
Hyman và Jing Hu (2005) [109] | Giáo viên | KN quản lý (Ra quyết định, Lãnh đạo, Hoạch định, Tổ chức, Quản lý thời gian); KN nhận thức (Giải quyết vấn đề, Tư duy phản biện, Phân tích); KN truyền thông (Nói, Viết); KN chung (Ngoại ngữ, Làm việc đa chức năng, Đa văn hóa); KN tương tác (Cá nhân, Nhóm, Thương lượng, Xây dựng mạng lưới quan hệ, Xã giao). |
Duke (2002) [99] | SV | KN lãnh đạo; KN truyền thông; KN tương tác cá nhân; KN phân tích; KN ra quyết định; KN công nghệ; KN kinh doanh. |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Các Kết Quả Nghiên Cứu Liên Quan Đến Đề Tài Luận Án
- Nghiên Cứu Về Dạy Học Cho Sinh Viên Đại Học Hướng Vào Đáp Ứng Chuẩn Đầu Ra
- Các Mục Tiêu Trong Chương Trình Đào Tạo Tích Hợp Theo Cdio
- Quan Hệ Giữa Kỹ Năng Nghề Nghiệp Trong Chuẩn Đầu Ra Theo Tiếp Cận Cdio Và Kỹ Năng Nghề Nghiệp Khối Ngành Kinh Tế
- Về Vai Trò Của Môn Toán Đối Với Khối Ngành Kinh Tế
- Biểu Đồ Trung Bình Cộng Về Mức Độ Cần Thiết Của Nội Dung Kiến Thức Toán
Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.
Hầu hết các cơ sở lý thuyết và TT về KNNN đã có trước đây trên cơ sở nghiên cứu quan điểm từ nhiều phía đều có sự thống nhất cao đối với các KN về lãnh đạo, truyền thông, công nghệ, làm việc nhóm, phân tích, ra quyết định, quan hệ/tương tác cá nhân. Các KN khác có thể xếp vào nhóm nhận thức toàn cầu, TT kinh doanh, hoạch định, tự quản và KN đạo đức cũng ngày càng thu hút sự quan tâm của các tác giả. Qua đó thấy rằng đào tạo khối ngành KT cần tập trung vào việc cung cấp cho SV không chỉ giỏi về các kiến thức KT mà còn phát triển được các KNNN cần thiết để vận dụng những kiến thức học được vào TT. SV có kiến thức nhưng không có KN sẽ không hoạt động tốt trong các vị trí của nghề khối ngành KT [100].
1.4.2. Các yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên khối ngành kinh tế của một số trường đại học trên thế giới
Dựa theo các tài liệu, như [121], [125], [128], [129],... chúng tôi tổng hợp những KNNN mà một số trường ĐH trên thế giới tập trung rèn luyện cho SV.
Bảng 1.2. Yêu cầu về KNNN của một số trường ĐH trên thế giới
Trường | Các kỹ năng đúc kết được | |
1 | Sheffield – England [128] | KN làm việc độc lập; KN giao tiếp; KN gây ảnh hưởng; KN phân tích và giải quyết vấn đề; KN giao tiếp; KN về CNTT; KN tính toán; KN thuyết trình; KN nghiên cứu; KN làm việc nhóm; KN quản lý thời gian. |
2 | Berkeley-USA [129] | KN tập trung; KN lập luận; KN giải quyết vấn đề; KN giao tiếp; |
3 | National Association of Colleges and Employers [125] | KN giao tiếp; KN phân tích giải quyết vấn đề. |
4 | Cambridge- England [121] | KN giao tiếp; KN ghi chép; KN tính toán; KN thông dịch dữ liệu; KN giải quyết vấn đề; KN công nghệ thông tin và truyền thông. |
Phần trên cho thấy các KNNN của các trường ĐH trên thế giới mong đợi được xem là các KN cốt lõi gồm: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, làm việc nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin,…. Hơn nữa, các trường ĐH này đều coi trọng KN về tính toán
đối với SV khối ngành KT. Điều này là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu về các KNNN có thể rèn luyện cho SV trong quá học tập các học phần Toán ở trường ĐHLH.
Các nghiên cứu trên đây còn khẳng định vai trò của hình thành và phát triển KNNN cho SV khối ngành KT là vô cùng quan trọng. Hơn nữa, có một sự tương đồng lớn về các KN, dù là nghiên cứu CĐR trên thế giới hay Việt Nam, nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau là: người lao động, người sử dụng lao động, nhà tuyển dụng.
1.4.3. Tổng kết các kỹ năng nghề nghiệp cần trang bị cho sinh viên khối ngành kinh tế
Kế thừa các nghiên cứu, chúng tôi tổng kết lại các KN cốt lõi của SV khối ngành KT theo các nhóm như sau:
Bảng 1.3. Tổng kết các KNNN khối ngành KT
Kỹ năng | Tác giả đề xuất | |
1. Lãnh đạo | 1.1. KN lãnh đạo nhóm 1.2. KN xây dựng nhóm hiệu quả 1.3. KN khuyến khích/truyền các giá trị được chia sẻ trong nhóm 1.4. KN giải quyết tình huống | Duke (2002) Mitchell & ctg (2010) Dũng & ctg (2008) Hyman & ctg (2005) |
2. Truyền thông | 2.1. KN viết một cách rõ ràng 2.2. KN nói một cách thuyết phục 2.3. KN lắng nghe một cách hiệu quả 2.4. KN giải thích cho người không cùng chuyên môn 2.5. KN truyền đạt ở một mức độ chi tiết thích hợp 2.6. KN quản lý thông tin truyền thông trong nhóm 2.7. KN đàm phán, thương lượng | Duke (2002) Chonko & ctg (1991) Mitchell & ctg (2010) Tomkovick & ctg (1996) Gray & ctg (2007) Kelley & ctg (2005) Dũng & ctg (2008) Hyman & ctg (2005) |
3. Tương tác cá nhân | 3.1. KN tạo quan hệ với những người ở trình độ khác nhau 3.2. KN giải quyết các xung đột 3.3. KN xây dựng và phát triển quan hệ 3.4. KN làm việc độc lập 3.5. KN xã giao kinh doanh | Duke (2002) Gray & ctg (2007) Dũng & ctg (2008) Hyman & ctg (2005) Kelley & ctg (2005) |
4. Phân tích | 4.1. KN ứng dụng công cụ chính xác cho các vấn đề kinh doanh 4.2. KN suy nghĩ một cách hệ thống 4.3. KN xác định mối quan hệ giữa các vấn đề 4.4. KN tư duy phản biện | Duke (2002) Chonko & ctg (1991) Mitchell & ctg (2010) Gray & ctg (2007) Hyman & ctg (2005) |
Kỹ năng | Tác giả đề xuất | |
5. Ra quyết định | 5.1. KN ra quyết định để giải quyết vấn đề 5.2. KN dự đoán và cung cấp các giải pháp thay thế 5.3. KN xác định các vấn đề chính của một khó khăn gặp phải 5.4. KN kết hợp thông tin thị trường và đối thủ cạnh tranh 5.5. KN đánh giá rủi ro trong các quyết định | Duke (2002) Dũng & ctg (2008) Hyman & ctg (2005) |
6. Công nghệ | 6.1. KN sử dụng chương trình xử lý văn bản 6.2. KN sử dụng chương trình cơ sở dữ liệu 6.3. KN chuẩn bị các trình di n đa phương tiện 6.4. KN tìm kiếm và tập hợp nhiều nguồn dữ liệu 6.5. KN giao tiếp bằng điện tử | Duke (2002) Chonko & ctg (1991) Tomkovick & ctg (1996) Dũng & ctg (2008) |
7. Nhận thức toàn cầu | 7.1. KN ngoại ngữ 7.2. KN nhận biết về sự khác biệt giữa các nền KT 7.3. KN nắm bắt xu hướng và sự phát triển của các nền KT 7.4. KN đánh giá tác động của nền KT thế giới với nền KT Việt Nam | Duke (2002) Chonko & ctg (1991) Hyman & ctg (2005) |
8. Đạo đức | 8.1. KN nhận diện xung đột đạo đức cá nhân 8.2. KN nhận diện xung đột đạo đức kinh doanh 8.3. KN ra các quyết định mang tính đạo đức | Duke (2002) Mitchell & ctg (2010) Gray & ctg (2007) |
9. Thực ti n kinh doanh | 9.1. KN thực hiện một cuộc họp kinh doanh 9.2. KN phân tích xu hướng ngành 9.3. KN tập trung vào nhu cầu của khách hàng | Duke (2002) Chonko & ctg (1991) Mitchell & ctg (2010) Dũng & ctg (2008) |
10. Hoạch định | 10.1. KN tổ chức 10.2. KN tự hoạch định, lên kế hoạch công việc | Mitchell & ctg (2010) Dũng & ctg (2008) Hyman & ctg (2005) |
11. Tự quản | 11.1. KN quản lý thời gian 11.2. KN quản lý áp lực công việc 11.3. KN sẵn sàng học hỏi 11.4. KN sáng tạo 11.5. Kỹ năng thích ứng với sự thay đổi | Tomkovick & ctg (1996) Gray & ctg (2007) Kelley & ctg (2005) |
Sau khi đã xác định được hệ thống KNNN khối ngành KT từ TT thì câu hỏi đặt ra là các KN này có phù hợp với yêu cầu của CĐR mà trường ĐHLH đã xây dựng hay không và môn Toán đóng góp vào việc hình thành và phát triển các KN nào? Vì thế ở phần tiếp theo chúng tôi nghiên cứu về CĐR khối ngành KT.
1.5. Chuẩn đầu ra của khối ngành kinh tế ở trường Đại học Lạc Hồng
1.5.1. Yêu cầu, nội dung chuẩn đầu ra của khối ngành kinh tế
Trường ĐHLH đã ban hành CĐR cho các ngành khối KT trong [86]. Qua tìm hiểu CĐR của các ngành khối KT đã ban hành, chúng tôi thấy rằng yêu cầu CĐR đối với môn Toán của tất cả các ngành khối ngành KT là : "ELO2: Vận dụng được kiến thức nền tảng về các lĩnh vực ứng dụng cơ bản như: TCC, XSTK, Quy hoạch tuyến tính."
Tuy nhiên, việc DH các học phần Toán như thế nào để đáp ứng CĐR này thì chưa được thực hiện nghiên cứu. Hơn thế nữa, với CĐR như trên thì việc xây dựng CĐR các học phần Toán tích hợp vào CĐR "ELO2" là điều khó khăn vì chưa có yêu cầu cụ thể về kiến thức và kĩ năng. Vì vậy, để thực hiện được việc giảng dạy các học phần Toán hướng đến đáp ứng CĐR, chúng tôi đã sử dụng CĐR khối ngành KT đã cụ thể hóa theo tiếp cận CDIO, nhằm xác định hệ thống kiến thức và KN cần trang bị cho SV trong quá trình học tập. Nhờ đó, có thể tích hợp được CĐR môn Toán với các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng trong CĐR theo tiếp cận CDIO và định hướng giảng dạy các học phần Toán, nhằm mục đích đáp ứng CĐR đã xây dựng.
1.5.2. Các kỹ năng nghề nghiệp trong chuẩn đầu ra khối ngành kinh tế theo tiếp cận CDIO
Dựa vào khung CĐR theo CDIO (xin xem phụ lục số 4), ĐHQGHN đã cụ thể hóa CĐR ngành KT đối ngoại chất lượng cao [19], chi tiết xin xem phụ lục số 5.
Từ CĐR khối ngành KT theo tiếp cận CDIO như đã nói ở trên và đặc điểm nghề nghiệp, việc làm của SV sau khi ra trường, các KNNN mà các trường ĐH trên thế giới chú trọng rèn luyện, chúng tôi chọn lựa các KNNN cần trang bị cho SV trong bảng sau:
Bảng 1.4. Các KNNN trong CĐR khối ngành KT theo tiếp cận CDIO
Kí hiệu | Tên kỹ năng | |
1 | 2.1.1 | KN phát hiện và hình thành vấn đề |
2 | 2.1.2 | KN tổng quát hóa vấn đề |
3 | 2.1.3 | KN đánh giá và phân tích định tính vấn đề |
4 | 2.1.4 | KN phân tích vấn đề khi thiếu thông tin |
5 | 2.1.5 | KN phân tích định lượng vấn đề |
6 | 2.1.6 | KN giải quyết vấn đề |
7 | 2.1.7 | KN đưa ra giải pháp và kiến nghị |
8 | 2.2.1 | KN hình thành các giả thuyết |
9 | 2.2.2 | KN tìm kiếm và tổng hợp tài liệu |
10 | 2.2.3 | KN nghiên cứu thực nghiệm |
11 | 2.2.4 | KN kiểm định giả thuyết |
12 | 2.2.5 | KN ứng dụng trong thực ti n |
13 | 2.2.6 | KN thu thập, phân tích và xử lý thông tin |
14 | 2.3.1 | KN tư duy chỉnh thể/logic |
15 | 2.3.2 | KN phát hiện các vấn đề và mối tương quan giữa các vấn đề |
16 | 2.3.3 | KN xác định vấn đề ưu tiên |
17 | 2.3.4 | KN phân tích sự lựa chọn giữa các vấn đề và tìm ra cách giải quyết cân bằng |
18 | 2.3.5 | KN tư duy phân tích đa chiều |
19 | 2.4.1 | KN sẵn sàng đi đầu và đương đầu với rủi ro |
20 | 2.4.7 | KN tư duy sáng tạo |
21 | 2.4.8 | KN tư duy phản biện |
22 | 2.4.10 | KN khám phá và học hỏi từ cuộc sống |
23 | 2.4.11 | KN quản lý thời gian và nguồn lực |
24 | 2.4.12 | KN thích ứng với sự phức tạp của thực tế |
25 | 2.4.15 | KN học và tự học |
26 | 2.4.16 | KN quản lý bản thân |
27 | 2.4.17 | KN sử dụng máy tính |
28 | 2.5.3 | KN lập kế hoạch cho nghề nghiệp tương lai |
29 | 2.5.4 | KN tổ chức và sắp xếp công việc |
30 | 2.5.6 | KN làm việc độc lập |
31 | 2.5.8 | KN đặt mục tiêu |
32 | 2.5.9 | KN tạo động lực làm việc |
33 | 2.5.10 | KN phát triển cá nhân và sự nghiệp |
34 | 2.5.11 | KN chăm sóc khách hàng và đối tác |
35 | 2.5.12 | KN sử dụng tiếng Anh chuyên ngành |
36 | 3.1 | KN làm việc theo nhóm |
37 | 3.2 | KN giao tiếp |