Thực Trạng Hình Thức Tổ Chức Gd Atgt Trong Các Trường Tiểu Học Huyện Thanh Sơn, Tỉnh Phú Thọ

nhiều kết quả khác nhau. Tất cả các giáo viên đều cho rằng cần phải tổ chức GD ATGT nhưng qua khảo sát mới thấy rằng số lần tổ chức chưa có sự nhất quán, đồng đều, có trường đã đưa phương pháp tình huống, có sa bàn và địa hình vào giảng dạy cho các em, có trường lại chưa áp dụng…Và trong mỗi lần tổ chức hoạt động này, GV mỗi lớp, mỗi trường đã tổ chức như thế nào, về thời gian, về hình thức tổ chức ra sao chưa có câu trả lời cụ thể nên chưa thể khẳng định được chất lượng trong các giờ học hoặc trong các buổi sinh hoạt về GD ATGT.

Tác giả trao đổi với Thầy Hoàng Thế Sơn, giáo viên Trường tiểu học Lương Nha về nội dung giáo dục ATGT, trong quá trình giảng dạy, thầy cho biết: “Phương pháp xử lý tình huống vào giáo dục ATGT giúp học sinh đưa ra cách ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật về ATGT, qua đó củng cố kiến thức đã học và làm quen với kỹ năng vận dụng liên hệ vào thực tiễn đời sống. Đồng thời, học sinh sẽ quen với yêu cầu thể hiện quan điểm của mình trước các tình huống ATGT, từ đây có thể rèn luyện ý thức, kiến thức đúng cho các em”. Như vậy, trong giảng dạy GD ATGT, đưa phương pháp xử lý tính huống cho các em học sinh thực nghiệm là mang lại hiệu quả rất cao.

2.4.3. Thực trạng hình thức tổ chức GD ATGT trong các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Liên quan đến việc tìm hiểu thực trạng việc triển khai các hình thức tổ chức GD ATGT của các trường TH huyện Thanh Sơn, khi HS được hỏi: Em thích hình thức tổ chức nào về giáo dục an toàn giao thông và số lần em được tham gia? kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.8 như sau:

Bảng 2.8. Thực trạng các hình thức tổ chức GD ATGT trong trường tiểu học



Stt


Hình thức tổ chức GD ATGT

Thích

Không thích

SL

%

SL

%

1

Các cuộc thi tìm hiểu Luật ATGT

21

42

29

58

2

Trò chơi tập thể

50

100

0

0

3

Các hoạt động văn nghệ

50

100

0

0

4

Các tiết học GD ATGT trên lớp

6

12

44

88

5

Bày tỏ ý kiến cá nhân

27

54

23

46

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay - 9

Kết quả khảo sát cho thấy 100% các em đều thích các trò chơi tập thể ATGT, các hoạt động văn nghệ ATGT, điều này cũng dễ hiểu do tính hiếu kỳ của lứa tuổi tiểu học. 42% các em thích các cuộc thi tìm hiểu ATGT, chứng tỏ mức độ thu hút của các cuộc thi chỉ phần nào thu hút được sự chú ý năng nổ hoạt động tìm hiểu ATGT ở các em. Các tiết GD ATGT trên lớp chỉ thu hút được 12% các em có yêu thích. Nghĩa là sự chủ động học tập môn này hoàn toàn không cao. 46% các em ý kiến không thích phần bày tỏ cá nhân, chứng tỏ hầu như ½ số học sinh thụ động hoặc cảm giác bị động trong tiết học ATGT.

Bảng 2.9. Thực trạng nhu cầu của HS đối với hoạt động GD ATGT


Stt

Nội dung

SL

%

1

Tăng thời gian giáo dục an toàn giao thông

2

4

2

Giảm thời gian giáo dục an toàn giao thông

14

28

3

Giữ nguyên thời gian giáo dục an toàn giao thông hiện nay

34

68


Hầu hết các em đều yêu cầu giữ nguyên thời gian môn học ATGT hiện nay, điều này cho thấy nội dung môn học chưa thu hút các em nhiều. 28% học sinh có ý kiến giảm thời gian môn học ATGT càng cho thấy sự quá tải không cần thiết trong nội dung môn này hiện nay. Tuy nhiên có 4% các em đề nghị tăng thời gian môn học này cho thấy vẫn có sự thu hút nhất định với một phần nhỏ các em.

Khi tác giả phỏng vấn về các hình thức giáo dục ATGT trong nhà trường, Thầy Nguyễn Văn Thanh, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Lương Nha cho biết: “Hàng năm ngoài tổ chức cho cán bộ, giáo viên, học sinh ký cam kết thực hiện ATGT, nhà trường còn thành lập đội thanh niên xung kích theo dõi công tác ATGT trước cổng trường; đồng thời mời Ban ATGT huyện về phổ biến pháp luật, ATGT cho học sinh. Ngoài ra, nhà trường còn chỉ đạo giáo viên lồng ghép tuyên truyền ATGT vào giờ học của các bộ môn: Giáo dục Công dân, Lịch sử … nhờ đó học sinh đã chấp hành tốt các quy định về đảm bảo trật tự ATGT”.

2.5. Thực trạng quản lý hoạt động GD ATGT trong các trường TH huyện Thanh Sơn

2.5.1. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục ATGT cho học sinh các trường tiểu học huyện Thanh Sơn

Lập kế hoạch là bước rất quan trọng trong hoạt động quản lý giáo dục ATGT. Đó là quá trình dự tính một cách khoa học các mục tiêu, nội dung, phương thức hoạt động, chuẩn bị và phân phối nhân vật lực, thời gian, ... cho hoạt động GD ATGT trong nhà trường đạt được kết quả tốt nhất

Bảng 2.10. Thực trạng việc lập kế hoạch GD ATGT cho học sinh của Hiệu trưởng trường tiểu học‌


Stt


Các nội dung thực hiện

Kết quả thực hiện

Tốt

Bình thường

Chưa tốt

SL

%

SL

%


1

Khảo sát thực trạng trước khi lập kế hoạch

60

100

0

0

0

2

Xác định các mục tiêu GD ATGT trong bản kế hoạch

32

53

28

47

0

3

Dự kiến nhân lực cho việc triển khai

60

100

54

90

0

4

Dự kiến kinh phí cho việc tổ chức các hoạt động GD ATGT

60

100

0

0

0

5

Chuẩn bị các điều kiện về CSVC

36

60

24

40

0

6

Trù bị kế hoạch thời gian cho các hoạt động

26

43

34

57

0

7

Dự trù các hình thức tổ chức và các biện pháp thực hiện

35

58

25

42

0


Kết quả khảo sát cho thầy: Ý kiến của hầu hết giáo viên và cán bộ ATGT của các trường TH huyện Thanh Sơn cho rằng hoạt động khảo sát thực trạng trước khi lập kế hoạch hiện nay là rất tốt. Đây là ưu điểm đáng mừng vì việc khảo sát thực trạng cần cặn kẽ để sàng lọc ra được các vấn đề thiết yếu nhất cho việc lập kế hoạch. Tuy nhiên, bước xác định các mục tiêu trong bản kế hoạch chỉ đạt 53% ý kiến tốt, nửa còn lại nhận xét là bình thường. Nội dung dự kiến nhân lực triển khai

90% ý kiến cho rằng ở mức bình thường, điều này cho thấy việc phân công, điều động CB, GV, các bộ phận trong nhà trường còn hạn chế.

Khi xây dựng kế hoạch chưa giao đúng người đúng việc và hiệu quả công tác chưa đạt được như ý muốn. Như vậy, kỹ năng bố trí nhân lực cần được bổ sung cho đội ngũ quản lý nhà trường cũng như ban ATGT trường tiểu học.

Chuẩn bị các điều kiện về CSVC, lên kế hoạch thời gian cho các hoạt động và dự trù các hình thức tổ chức, các biện pháp thực hiện kế hoạch ý kiến gần như đồng đều, 60% tốt, 40% bình thường. Qua đó cũng phản ánh hiện trạng tổ chức phân bổ khối lượng công việc, đầu tư CSVC và thời gian chưa được phù hợp, còn bị động trong một số hoạt động tổ chức GD ATGT. Phần dự trù kinh phí 100% cho rằng đảm bảo được nguồn kinh phí hoạt động tổ chức kế hoạch ATGT hiện nay rất tốt.

Qua xem xét hồ sơ quản lý ATGT ở một số trường được lựa chọn nghiên cứu tác giả thấy các hiệu trưởng đều thực hiện nghiêm túc việc xây dựng kế hoạch GD ATGT, từ kế hoạch tổng thể đến kế hoạch chi tiết, nhưng các nội dung về dự kiến nguồn lực còn chưa đi vào chi tiết, chưa chỉ ra những hoạt động trọng tâm, còn các hoạt động thường xuyên thì chưa giao việc rõ ràng. Trao đổi với một số đồng chí Hiệu trưởng trong công tác xây dựng kế hoạch với câu hỏi: Theo đồng chí, trong khâu lập kế hoạch, việc nào là khó khăn nhất đối với đồng chí? Đa số các câu trả lời là: Vì nhà trường có rất nhiều nội dung giáo dục khác nhau, mỗi nội dung lại phải xây dựng 1 bản kế hoạch cụ thể, vì thế không tránh khỏi chồng chéo khi triển khai thực hiện các nhiệm vụ tổng thể của năm học. Đây chính là một thực trạng còn tồn tại trong quản lý nhà trường, điều này khiến nhiều hiệu trưởng gặp khó khăn khi xây dựng các kế hoạch và phân công thực hiện, dẫn đến bỏ sót việc hoặc không hoàn thành tiến độ theo kế hoạch định sẵn.

2.5.2. Thực trạng tổ chức hoạt động và tổ chức bộ máy hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học trong các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Tổ chức hoạt động và tổ chức bộ máy GD ATGT là khâu phối hợp nhịp nhàng giữa công tác quản lý nhà trường và các hoạt động giảng dạy - sinh hoạt

ATGT cho học sinh tiểu học trong và ngoài nhà trường. Vì thực trạng hiện nay, vị trí ban chỉ đạo công tác GD ATGT hoàn toàn 100% là kiêm nhiệm. Ban ATGT nhà trường cũng chính là các đồng chí giữ trách nhiệm QLGD nhà trường.

Bảng 2.11. Thực trạng tổ chức hoạt động và tổ chức bộ máy GD ATGT ở các nhà trường tiểu học huyện Thanh Sơn


Stt


Nội dung thực hiện

Kết quả thực hiện

Tần xuất thực hiện


Tốt

Bình thường

Chưa tốt

Thường xuyên

Đôi khi

Không thực hiện

SL

%

SL

%


SL

%

SL

%


1

Tổ chức bộ máy


Thành lập Ban chỉ đạo công tác GD ATGT trong nhà trường


57


96


3


4


0


Mỗi đầu năm học


Xây dựng các quy định thực hiện ATGT cho cán bộ, giáo viên, HS và CMHS


60


100


0


0


0


Hiệu trưởng, phân công giáo viên phụ trách từng nội dung trong công tác giáo dục ATGT


59


98


1


2


0

2

Tổ chức hoạt động


Tổ chức tập huấn về vai trò của GD ATGT cho các cán bộ, GV, NV trong trường


36


60


24


40


0


60


100


0


0


0


Tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho giáo viên thực hiện theo kế hoạch GD ATGT của nhà trường


26


43


34


57


0


59


98


1


2


0


Tổ chức các chuyên đề về dạy học ATGT theo bộ tài liệu


35


58


25


42


0


60


100


0


0


0



Stt


Nội dung thực hiện

Kết quả thực hiện

Tần xuất thực hiện


Tốt

Bình thường

Chưa tốt

Thường xuyên

Đôi khi

Không thực hiện

SL

%

SL

%


SL

%

SL

%



BGH, tổ trưởng chuyên môn phối hợp tổ chức các hội nghị trao đổi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp, sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy ATGT


32


53


28


47


0


60


100


0


0


0


Các thành viên trong Ban chỉ đạo GD ATGT giám sát các chương trình hoạt động theo nhiệm vụ được phân công


6


10


54


90



60


100





Tổ chức các cuộc họp giao ban định kì để theo dõi, đánh giá tính hiệu nghiệm của các hoạt động GD ATGT


60


100


0


0


0


60


100


0


0


0


Tiến hành điều chỉnh hoạt động khi nhận thấy hiệu quả giáo dục chưa cao


0


0


60


100


0


0


0


60


100


0


Từ kết quả khảo sát trong bảng 2.11 cho thấy:

* Về tổ chức bộ máy: Có 4% ý kiến đánh giá “bình thường” đối với việc thành lập ban chỉ đạo ATGT nhà trường, chứng tỏ các trường tiểu học vẫn còn hạn chế trong việc thành lập Ban ATGT trường tiểu học. Bên cạnh đó, việc phân công trách nhiệm đến các giáo viên của hiệu trưởng các trường vẫn còn 2% ý kiến cho rằng chưa tốt, chỉ ở mức bình thường. Tác giả đã trao đổi vấn đề này với một số giáo viên các trường, họ cho rằng: một số thành viên ban chỉ đạo ATGT của các nhà trường kiêm nhiệm quá nhiều công việc nên không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ chủ yếu của mình.

* Về tổ chức hoạt động: Việc tổ chức tập huấn về vai trò của GD ATGT cho các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường có 40% ý kiến đánh giá chưa tốt, điều này hiện là thực tế tình hình chung của huyện. Bởi giáo viên tiểu học phải dạy 2 buổi/ngày, thời gian hạn hẹp mà khối lượng công việc trên lớp khá nhiều, việc tập huấn chỉ có thể diễn ra ngoài giờ khi GV đã mệt mỏi sau 1 ngày lên lớp, hoặc tổ chức vào thứ 7, chủ nhật là ngày nghỉ của GV. Việc tổ chức tập huấn bổ sung kiến thức và kỹ năng ATGT cho giáo viên cán bộ trường học vẫn cần sự hỗ trợ của ban ATGT xã, huyện. Vấn đề này còn bất cập vì nhiều lý do: thời gian, lịch công tác của cán bộ, xin chờ quyết định, kinh phí... .

Việc tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho giảng viên thực hiện theo tổ chức cho giáo viên thực hiện theo kế hoạch GD ATGT của nhà trường và của tổ tuy được thược hiện thường xuyên nhưng hiệu quả không cao. Khâu này vẫn còn bất cập ở phương pháp xử lý còn cứng nhắc và chưa lưu động. Qua phỏng vấn trực tiếp, cho thấy cần phải có những ứng biến-xử lý tình huống linh hoạt để đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch.

Việc trao đổi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp, sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy ATGT tuy được 100% đánh giá là tiến hành thường xuyên nhưng hiệu quả cũng chưa cao, chỉ đạt 47% tốt. Sáng kiến, sáng tạo đồ dùng dạy học hiện nay được Bộ ngành hết sức hoan nghênh, hàng năm có tổ chức cuộc thi trưng bày đồ dùng dạy học. Dù các hình thức khuyến khích khen thưởng sáng kiến đồ dùng dạy học đa dạng nhưng vẫn còn rời rạc, chưa có tính thu hút cao. Cũng chưa có cách đánh giá xem xét sự thông minh của mỗi sáng kiến để đưa vào thành đồ dùng thường xuyên, chưa có hạng mục chấm điểm cho đồ dùng dạy học đạt chuẩn hay không chuẩn để lưu hành chính thức trong giáo dục môn ATGT... Vì tất cả những lý do đó, mà Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn phối hợp tổ chức các hội nghị trao đổi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp, sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy ATGT dẫu có bao nhiêu hội nghị trao đổi cũng chỉ mang tính nội bộ nhà trường, và “hạn sử dụng” mỗi sáng kiến chỉ trong một thời gian ngắn. Chưa có tính hệ thống trong quản lý đồ dùng dạy học. Điều này phù hợp với ý kiến của các giáo viên đánh giá 53% vấn đề này thực hiện chưa tốt, chỉ đạt mức bình thường.

Việc giám sát các hoạt động GD ATGT ở các trường tiểu học chỉ nhận được 10% ý kiến đánh giá tốt. Các ý kiến phỏng vấn trực tiếp cho rằng: việc giám sát còn mang tính hình thức, chưa sát thực tế hoạt động GD ATGT do cán bộ ban chỉ đạo đều là công tác kiêm nhiệm nên thời gian còn hạn chế. Khâu giám sát, kiểm tra cần tăng cường hoạt động hơn để có những đánh giá chuẩn hơn, động viên, đánh giá được đội ngũ, từ đó làm cơ sở để điều chỉnh hoạt động khi nhận thấy hiệu quả giáo dục chưa cao.

2.5.3. Thực trạng chỉ đạo các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học

Chỉ đạo hoạt động GD ATGT trường tiểu học hiện nay chủ thể vẫn là ban ATGT nhà trường, dựa trên nền tảng kế hoạch giáo dục của năm, của tháng có tiêu chí xây dựng kế hoạch môn học ATGT theo từng tháng. Căn cứ trên cơ sở đó chỉ đạo hoạt động chung và chi tiết từng tháng. Từ hoạt động giảng dạy môn học, đến sinh hoạt sân trường, sinh hoạt ngoại khóa. Ban ATGT nhà trường thực hiện chỉ đạo đến các giáo viên trên thực hiện mục tiêu hàng năm và tháng.

Bảng 2.12. Thực trạng chỉ đạo các hoạt động GD ATGT cho học sinh



Stt


Các nội dung thực hiện

Kết quả thực hiện

Tần xuất thực hiện

Tốt

Trung bình

Chưa tốt

Thường xuyên

Đôi khi

Không thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Hiệu trưởng chỉ đạo phó hiệu trưởng, Tổ chuyên môn xây dựng nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn bàn về dạy học ATGT


54


90


6


10


0


0


12


20


48


80


0


2

Chỉ đạo tổ chuyên môn thống nhất nội dung dạy ATGT lồng ghép trong các môn học chính khóa


32


53


28


47


0


0


14


23


46


77


0

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/06/2023