Khoản 3 Điều 14 Thông tư 36/2014/TT-NHNN giới hạn tổng mức dư nợ cấp tín dụng của NHTM đối với tất cả khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu không được vượt quá 5% vốn điều lệ của NHTM. Quy định của Thông tư 36/2014 và Thông tư 06/2016/TT-NHNN dùng từ “cổ phiếu” còn Luật các TCTD năm 2010 dùng từ chứng khoán. Nội hàm của hai từ này rất khác nhau. Cách dùng từ của Luật các TCTD năm 2010 khiến phạm vi cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu rộng hơn. Chính vì vậy, quy định tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN giảm mức giới hạn xuống còn 5%, trong khi theo quy định cũ là 20% vốn điều lệ khi cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán.
Quy định mới đã tác động đến hoạt động đến hoạt động cấp tín dụng của các NHTM do nhiều NH có công ty chứng khoán trực thuộc. Trong bài viết của mình, hai tác giả Trần Thanh Bình, Vũ Chí Dương213, cho biết tỷ lệ công ty con (liên kết) ở lĩnh vực chứng khoán của 9 NHTM có vốn điều lệ lớn nhất là 100%. Các NHTM có các công ty chứng khoán trực thuộc như NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam, NH Công thương Việt Nam, NHTM cổ phần Á Châu, NHTM cổ phần Sài Gòn-Hà Nội, NHTM kỹ thương Việt Nam, NHTM cổ phần đại chúng Việt Nam; NHTM cổ phần Đông Á; NHTM cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng.
Tham khảo kinh nghiệm của Mỹ, các NH đầu tư ở Mỹ không bị khống chế tỷ lệ cho vay chứng khoán trên vốn điều lệ, nhưng phải tuân thủ quy định cho vay giao dịch ký quỹ (margin) chứng khoán là 50% thị giá chứng khoán niêm yết. Nếu vay đầu tư chứng khoán không sử dụng margin thì có thể được vay tới 80% thị giá214. NH đầu tư bị hạn chế huy động vốn. Do đó, các NH này phải dùng vốn tự có để cho vay đầu tư chứng khoán hoặc kinh doanh chứng khoán.
Ngoài ra, theo Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, TCTD không được cho vay đối với các nhu cầu vốn như: (i) thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh ; (ii) thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm; (iii) mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh; (iv) mua vàng miếng; (v) để trả nợ khoản nợ vay tại chính TCTD cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật; (vi) để trả nợ khoản nợ vay tại TCTD khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
213 Trần Thanh Bình, Vũ Chí Dương (2013), “Một số bất cập khi phát triển mô hình ngân hàng đa năng tại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng [số 2+3], tr. 81
214 Nguyễn Trí Hiếu (2015), “Tiền nhàn rỗi phải khuyến khích chảy vào đầu tư”, Đầu tư chứng khoán, ngày 11/3/2015, tr.9
Đối với các nhu cầu vốn từ (i) đến (iii), việc bị cấm là điều đương nhiên vì lý do là pháp luật cấm ở những VB QPPL khác. Ở nhu cầu mua vàng miếng, người dân bị từ chối cho vay là vì độ rủi ro cho NHTM là rất cao, NHTM khó thu hồi vốn khi thị trường vàng và giá vàng đầy biến động. Trên thực tế, trong các năm 2012 và 2013, trong vòng vài tháng giá vàng có thể thay đổi đột ngột và chênh lệch đến 10 triệu đồng/ lượng. Thông tư 39/2014/TT-NHNN không trực tiếp sử dụng từ “đảo nợ” nhưng Mục (v) và
(vi) đã nói lên được bản chất của vấn đề là cấp tín dụng nhằm mục đích đảo nợ là bị cấm Bên cạnh đó, Khoản 5 Điều 126 Luật các TCTD quy định TCTD không được cấp
tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính TCTD hoặc công ty con của TCTD. Theo Điều 120 Luật Doanh nghiệp năm 2014, cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Quy định cấm cấp tín dụng có nhận bảo đảm bằng cổ phiếu này ra đời vì các lý do sau:
Thứ nhất, cổ phiếu có thể bị thay đổi giá trị theo thời gian. Khi cần xử lý tài sản bảo đảm là cổ phiếu có thể NHTM không nhận lại được tiền đã cho vay do giá trị cổ phiếu đã thay đổi theo chiều hướng giảm.
Thứ hai, nếu không cấm TCTD nhận chính cổ phiếu của họ để làm tài sản đảm bảo để cấp tín dụng thì đây sẽ là cách thức tuyệt vời để các NHTM lách quy định về sở hữu chéo.
Trước đây, khoản 6 Điều 126 Luật các TCTD năm 2010 quy định TCTD không được cho vay để góp vốn vào một TCTD khác trên cơ sở nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính TCTD nhận vốn góp. Quy định này được ban hành cũng trên cơ sở những lý do như trên. Tuy nhiên, quy định này còn xuất phát từ nguyên tắc vốn chủ sở hữu của TCTD nói chung, NHTM nói riêng cần phải là vốn thực có. Luật ngân hàng thương mại của Thái Lan cũng quy định tương tự. Theo đó, các NHTM không được dùng cổ phiếu của chính NHTM làm tài sản bảo đảm hoặc chấp nhận cổ phiếu, cổ phần của NHTM khác làm tài sản bảo đảm215. Sau này, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD năm 2017 đã bỏ một phần quy định trên và thay vào đó là quy định TCTD không được cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần của TCTD. Quy định này là hoàn toàn hợp lý vì nếu góp vốn bằng tiền đi vay thì khi khoản vay đến hạn, chủ nợ có quyền đòi. Lúc bấy giờ, sự ổn định của NH bị ảnh hưởng trầm trọng. Khi NH A bị ảnh hưởng thì NH B cũng khó tránh bị liên lụy do sự sở hữu chéo và đan xen nhau ở khía cạnh vốn giữa các TCTD.
215 Section 12. No commercial bank shall:
(3) accept its own shares as security or accept a commercial bank s shares from any other commercial bank as security; (Section 12 of Commercial Bank Act of Thailand)
Nguồn vốn của NHTM được dùng để cấp tín dụng trong những lĩnh vực, dự án được trình bày ở mục 4.3.
4.2.2. Quy định về hạn chế cấp tín dụng:
Khoản 1 Điều 127 Luật các TCTD năm 2010 quy định TDTC không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi với một số đối tượng như sau:
Đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng | Tỉ lệ cấp tín dụng | |
1 | Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại TCTD; thanh tra viên đang thanh tra tại TCTD; | Tổng dư nợ cấp tín dụng không được vượt quá 5% vốn tự có của TCTD. |
2 | Kế toán trưởng của TCTD; | |
3 | Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập; | |
4 | Doanh nghiệp có một trong những đối tượng theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật các TCTD năm 2010 này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó; | |
5 | Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng; | |
6 | các công ty con, công ty liên kết của TCTD hoặc doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm soát. | Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một đối tượng quy định tại đây không được vượt quá 10% vốn tự có của TCTD; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với tất cả các đối tượng quy định tại 6 không được vượt quá 20% vốn tự có của TCTD. |
Có thể bạn quan tâm!
- Chế Tài Cho Các Hành Vi Vi Phạm Quy Định Về Hoạt Động Sử Dụng Vốn Để Đầu Tư Của Nhtm
- Nguồn Vốn Của Ngân Hàng Thương Mại Được Sử Dụng Để Cấp Tín Dụng
- Những Quy Định Pháp Luật Để Hạn Chế Rủi Ro Trong Hoạt Động Sử Dụng Vốn Của Nhtm Thông Qua Việc Cấp Tín Dụng
- Các Quy Định Của Pháp Luật Về Các Lĩnh Vực Cấp Tín Dụng Cụ Thể Của Nhtm
- Quy Định Về Cấp Tín Dụng Cho Các Dự Án Đáp Ứng Yêu Cầu Về Môi Trường:
- Các Bất Cập Và Kiến Nghị Hoàn Thiện Pháp Luật Về Hoạt Động Sử Dụng Vốn Của Ngân Hàng Thương Mại Để Cấp Tín Dụng
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
(Bảng số 1: Danh sách đối tượng và tỉ lệ hạn chế cấp tín dụng)
Quy định trên có nghĩa là những đối tượng này vẫn được vay tại các TCTD đó nhưng họ phải có biện pháp bảo đảm, không được ưu đãi mà phải theo nguyên tắc thị trường (arm’s length transaction)216. Theo đó, giao dịch giữa các bên được tiến hành độc lập, đảm bảo rằng các bên trong giao dịch hành động vì quyền lợi của họ mà không có
216 An arm's length transaction is where the buyers and sellers of a product act independently and do not have any relationship to each other. The concept of an arm's length transaction assures that both parties in the deal are acting in their own self-interest and are not subject to any pressure or duress from the other party. It also assures third parties that there is no collusion between the buyer and seller. “Arm's Length Transaction Definition”, [https://www.investopedia.com/terms/a/armslength.asp#ixzz5IJi9GX3t], truy cập ngày 01-06-2018
bất kỳ áp lực hoặc sự cưỡng ép từ bên còn lại. Điều này cũng đảm bảo cho bên thứ ba là không có bất cứ sự thông đồng nào giữa bên mua và bên bán. Việc hạn chế, cấm như thế là đúng và cần thiết để tránh các chủ thể đó đạt được quá nhiều lợi ích từ việc được cấp tín dụng để hạn chế, triệt tiêu sự thiên vị đối với một số đối tượng, tránh cho các đối tượng đó trục lợi từ việc cấp tín dụng.
Như vậy, việc quy định một số đối tượng bị NHTM hạn chế trong việc cấp tín dụng, không được cấp tín dụng, cấp tín dụng phải có tài sản bảo đảm để đảm bảo an toàn cho hoạt động sử dụng vốn của các NHTM. Ngoài ra, các quy định này còn có một ý nghĩa nữa là để tránh xung đột lợi ích trong hoạt động cấp tín dụng. Xung đột lợi ích là tình huống khi một cá nhân, bộ phận đưa ra các quyết định theo thẩm quyền tạo ra lợi ích không phù hợp hoặc trái với lợi ích của NHTM217. Các xung đột lợi ích trong hoạt động sử dụng vốn của NHTM thường xuất hiện ở 2 trường hợp sau: (i) xung đột lợi ích giữa NHTM và cơ quan quản lý NN, NHNN luôn muốn đặt ra các quy định khắt khe cho hoạt động sử dụng vốn của NHTM, NHTM muốn dở bỏ các ngăn chặn đó; (ii) xung đột lợi ích giữa NHTM và những người quản lý của của NHTM, những người có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng, giữa NHTM và khách hàng là người có liên quan của những người có thẩm quyền nêu trên. Đối với dạng xung đột (i), việc cơ quan quản lý NN ban hành ra các quy định liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các NHTM. Đối với xung đột thứ (ii) NHTM luôn muốn các giao dịch tại NH mang lại lợi ích tối đa cho các NHTM, đối với những người đang quản lý các NHTM.
Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định thành viên HĐQT, thành viên Hội đồng thành viên không tham gia xem xét, phê duyệt các quyết định có rủi ro thuộc chức năng, nhiệm vụ của TGĐ (GĐ), trừ trường hợp thành viên HĐQT, thành viên Hội đồng thành viên là TGĐ (GĐ). Từ đó, thông qua quy định này, các NHTM đã giảm thiểu một phần sự xung đột trong hoạt động sử dụng vốn giữa TGĐ, thành viên HĐQT, Hội đồng thành viên với chính NHTM.
4.2.3. Quy định về giới hạn sử dụng vốn của NHTM để cấp tín dụng
Giới hạn sử dụng vốn của NHTM để cấp tín dụng thông qua nhiều công cụ như:
(i) quy định giới hạn việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cấp tín dụng trung và dài hạn;
(ii) hạn mức tăng trưởng tín dụng cho từng NHTM theo từng năm; (iii) giới hạn tỉ lệ cấp tín dụng trên vốn huy động (LDR: loan deposit ratio); (iv) giới hạn cấp tín dụng đối với
217 Điều 3 Thông tư số 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM, chi nhánh NH nước ngoài, ban hành ngày 18-05-2018, sẽ có hiệu lực từ ngày 01-01-2019
các chủ thể khách hàng trên cơ sở vốn tự có; (v) giới hạn cấp tín dụng đối với phòng giao dịch của NHTM, (vi) tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu.
Việc duy trì tỉ lệ vốn cấp tín dụng trên tổng vốn huy động hay tiền gửi được đặt ra để để đảm bảo an toàn hoạt động, khả năng thanh khoản của NH. Quy định trước đây hay hiện tại đều giới hạn mức cho vay trên vốn huy động của NHTM. Điều này đòi hỏi NH chỉ có thể tăng mức cho cấp tín dụng khi huy động vốn tăng và ngược lại. Khi tỉ lệ này vượt quá mức quy định trên sẽ là dấu hiệu cảnh báo các NHTM đang đối mặt với rủi ro thanh khoản, các NH cần có giải pháp đưa tỷ lệ này về mức an toàn nhằm tăng tính thanh khoản cho NH. Giai đoạn 2009-2011, LDR của các NHTM Việt Nam từ trên 100% đến 120%, mức khá cao so với các nước trong khu vực như của Thái Lan là 95,8%, Malaysia 79,3%, Indonesia 75,5%, Philippines 62,6% (năm 2011)218.
Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu bao gồm tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất. Tỉ lệ này trong luật các TCTD năm 2010 là 8% và trong Thông tư 36/ 2015/TT-NHNN là 9%. Nghĩa là NHTM muốn cho vay 100 đồng thì phải có vốn tự có là 10 đồng (với điều kiện là hệ số rủi ro là 100%). Việc nâng hệ số an toàn vốn tối thiểu xuất phát từ lý do là nếu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NH nào càng thấp thì năng lực tài chính của NH sẽ giảm và ngược lại. Cụ thể, khi hệ số an toàn vốn tối thiểu tăng lên 1 đơn vị thì năng lực tài chính của hệ thống các NH tăng 1.79%. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả trước đó, như David VanHoose (2007); Guy Kaplanski, Haim Levy (2007); Frank Heid (2007); Christine Brown và Kevin Davis (2005)219. Nhóm nghiên cứu Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cho biết theo nghiên cứu của NH Thanh toán quốc tế (BIS: Bank for International Settlement), khi chỉ số an toàn vốn tối thiểu là 7% thì xác suất trung bình xảy ra khủng hoảng NH là khoảng 4,1%. Khi tỉ lệ này tăng thêm 1% lên 8% thì xác suất xảy ra khủng hoảng NH giảm đi khoảng 25%- 30%220. Các nghiên cứu về mặt kinh tế là tiền đề cho việc xây dựng pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Chính vì vậy, dựa trên các nghiên cứu kinh tế này, việc tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là điều kiện cần thiết để tăng cường năng lực tài chính của các NHTM, giảm thiểu khả năng xảy ra khủng hoảng NH.
Từ năm 2012, nhiều NHTM ở Việt Nam đã vượt qua ngưỡng 9%, ví dụ như BIDV và Sacombank. Tham khảo hệ số này ở các NH trên thế giới cho thấy mức thực tế của họ là khá cao: Thái Lan là 15,5%, Philipines là 16,7%, Pakistan và Ấn Độ là 13,6%, Malaysia là 16,4%, Indonesia là 17,6%, Trung Quốc là 11,8%. Trong khi đó, tỉ
218 Nguyễn Lê Nguyên Dung (2015), “Đánh giá an toàn tài chính trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”,
Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng số 135, tháng 4-2015, tr. 41
219 Phan Thị Hằng Nga (2013), luận án tiến sĩ Năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam, đại học Ngân hàng TP.HCM, 181tr, người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lý Hoàng Ánh, tr. 114
220 Phạm Bảo Khánh và nhóm nghiên cứu Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) (2015), “Basel II tác động và thách thức với Việt Nam”, Đầu tư chứng khoán, 3-11-2014, tr.38
lệ tuân thủ trung bình của Việt Nam là 11,85% (gồm TCTD Việt Nam là 11,13% và TCTD nước ngoài là 28,58%)221. Tuy nhiên, để hệ số an toàn vốn như đã thống kê thực sự có ý nghĩa thì phải điều chỉnh lại hệ số vốn cấp 1 và 2 trong công thức tính hệ số này. Trên thực tế, tuân thủ Thông tư số 19/2017/TT-NHNN222, các NHTM ở Việt Nam có hệ số an toàn vốn giảm do phải trừ 25% khỏi vốn tự có cấp 2 (Tier 2) đối với các khoản nợ thứ cấp(1) (subordinated debt) được mua, đầu tư bởi các TCTD khác. Từ ngày 1-1- 2021, toàn bộ số vốn tự có cấp 2 được phát hành theo cách này sẽ bị trừ toàn bộ khỏi vốn tự có của các NH. Đây là cách mà NHNN triệt tiêu việc các NHTM gian lận tăng vốn tự có bằng cách cho nhau vay và đây cũng là cách để hệ số an toán vốn tối thiểu được thực chất hơn.
Theo quy định của NHNN Việt Nam, hệ số an toàn vốn tối thiểu của các NHTM phải duy trì là 9%. Tuy nhiên, cách xác định tỷ lệ vốn chủ sở hữu của các NHTM ở Việt Nam còn có sự khác biệt nhiều so với tiêu chuẩn của Basel 1,2 và 3 nên tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu này chưa phải là chính xác. Khác biệt ở đây là ngoài rủi ro tín dụng, Basel II còn tính đến rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Chính vì vậy, đối với những NH có hệ số CAR là khoảng 9%, nếu tính theo cách tính của Basel II sẽ bị giảm xuống dưới 9%. Để cải thiện hệ số CAR, các NH ở Việt Nam phải tăng vốn cấp 1 hoặc cấp 2.
Theo quy định của Basel, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được quy định là 8%. Sau cuộc khủng hoảng tài chính gần đây, tiêu chuẩn Basel 3 đã được thiết lập nhưng không thay đổi tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu mà chỉ tập trung thay đổi cách xác định các thành phần trong cơ cấu vốn cấp 1, cấp 2 và quy định thêm tỷ lệ vốn đệm (dự phòng) theo lộ trình từ 2013 đến 2019. Mục đích chính của việc ban hành cách xác định mới trong cơ cấu vốn cấp 1, 2 và thêm tỷ lệ vốn đệm là để giúp các NHTM tăng khả năng chống đỡ rủi ro. Ủy ban Basel không bắt buộc các NHTM trên thế giới phải tuân theo khuyến nghị của Ủy ban này về hệ số an toàn vốn tối thiểu mà việc áp dụng có thể khác biệt ở các quốc gia. Các quốc gia khi ban hành quy định sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Một văn bản của Việt Nam đã có những quy định tiệm cận với Basel là Thông tư 41/2016/TT-NHNN223 quy định tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%. Quy định này đến 2020 mới bắt đầu có hiệu lực và được xem là tiệm cận với khuyến nghị của Basel, ít nhất là giống với Basel ở tỉ lệ 8%. Giữa tháng 6-2018, theo Tiến sĩ Bùi Quang Tín, NH VCB mới đây đã ước tính hệ số an toàn vốn tối thiểu theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN giảm
221 Xem Nguyễn Đức Trung, “Định hướng và giải pháp cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011- 2015”, [http://www.sbv.gov.vn], truy cập ngày 22-2-2017
222 Ban hành ngày 28-12-2017, về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2016/TT-NHNN, hiệu lực 12- 2-2018.
223 Được ban hành 30-12-2016, quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,
hiệu lực 1-1-2020
từ 10% xuống còn 6,5%, tức thấp hơn mức 9% theo yêu cầu hiện nay224. Vào tháng 3- 2019, một lãnh đạo cao cấp thuộc cơ quan thanh tra giám sát NH, NHNN, cho biết tính đến 31-12-2018, tỷ lệ an toàn vốn của 4 NH có vốn nhà nước như sau: Vietcombank 9.85%, Vietinbank 9.65%, BIDV 8.02%, Agribank 9,54%225.
Việc đặt ra các giới hạn, tỉ lệ trong hoạt động sử dụng vốn của các NHTM dù ở quốc gia nào đều không nhằm mục đích để làm giới hạn quyền tự do kinh doanh của các NHTM. Điều này xuất phát từ các lý do sau đây:
Thứ nhất, tự do không có nghĩa là làm mọi việc theo ý thích mà tự do có nghĩa là làm những điều mà luật cho phép226.
Thứ hai, tất cả những hoạt động liên quan đến huy động và sử dụng vốn của NHTM không thể được tùy nghi tiến hành mà cần có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Điều này xuất phát từ lý do vốn của NHTM phần lớn là vốn của xã hội, vốn huy động, vốn vay của nhiều chủ thể trong xã hội.
Việc sử dụng vốn của NHTM để cấp tín dụng phải đáp ứng các giới hạn như sau:
Giới hạn cấp tín dụng đối với các chủ thể khách hàng trên cơ sở vốn tự
có:
Trước khi Luật các TCTD năm 2010 được ban hành và có hiệu lực, hàng loạt VB
QPPL đã được ban hành và áp dụng tại Việt Nam đề cập đến việc giới hạn cho vay đối với các chủ thể, giới hạn mức mà một NHTM cấp tín dụng cho một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng. Tuy nhiên, Luật các TCTD năm 1997 chưa giới hạn cho vay đối với một nhóm khách hàng hay đối với khách hàng và người có liên quan mà chỉ giới hạn mức cho vay đối với một khách hàng. Việc này là lỗ hổng khiến Ông Tăng Minh Phụng lợi dụng bằng cách dùng tư cách pháp nhân của các công ty con để vay vốn tại nhiều NH. Thực tiễn vụ việc liên quan đến vụ án của Tăng Minh Phụng và công ty Epco là lý do để quy định về giới hạn cấp tín dụng cho một khách hàng và người có liên quan ra đời.
Theo khoản 1 Điều 128 Luật các TCTD năm 2010, giới hạn cấp tín dụng cho các chủ thể được quy định như sau:
Chủ thể được cấp tín dụng | Giới hạn cấp tín dụng | |
Mức dư nợ cấp tín dụng quy bao gồm cả tổng mức đầu tư vào trái phiếu do | Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng | không được vượt quá 15% vốn tự có của NHTM |
tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan | không được vượt quá 25% vốn tự có của NHTM |
224 Thiên Phong (2018), “Siết vốn vào bất động sản”, Nhịp cầu đầu tư, ngày 4-6-2018, tr.24
225 Nhuệ Mẫn (2019), Nâng tỷ lệ an toàn vốn, nước đã đến chân, Đầu tư chứng khoán, 6-3-2019, tr.24
226 “Liberty is the right to do what the law permits (Charles de Secondat Montesquieu)
Trong trường hợp đặc biệt | Khi thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợp vốn của các TCTD chưa đáp ứng được yêu cầu vay vốn của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn này đối với từng trường hợp cụ thể | không được vượt quá bốn lần vốn tự có của TCTD. |
khách hàng phát
(Bảng số 3: Giới hạn cấp tín dụng cho các chủ thể)
Dù cho trước đây hay hiện nay, giới hạn cấp tín dụng đối với các chủ thể là luôn cần thiết để duy trì tình trạng thanh khoản của NH, ngăn ngừa rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro vỡ nợ vì tập trung hóa. Tập trung hóa ở đây là tập trung vào lĩnh vực, ngành nghề liên quan và tập trung vào các khách hàng có mối liên hệ với nhau. Tuy nhiên, việc giới hạn sử dụng vốn để cấp tín dụng của các NHTM ngày càng bị thắt chặt: Luật các TCTD năm 2010 và Thông tư 36/2014/TT-NHNN giảm tỉ lệ giới hạn cho vay đối với một khách hàng xuống 15% (từ mức 25%), tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng xuống 25% (từ mức 50%), tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh đối với một nhóm khách hàng có liên quan xuống 25% (từ mức 60%). Bên cạnh đó, việc quy định dư nợ cấp tín dụng bao gồm cả dư nợ liên quan đến mua trái phiếu doanh nghiệp đã khiến cho việc giới hạn cấp tín dụng càng bị thắt chặt hơn.
Sau khủng hoảng tài chính năm 1997, nhằm phân tán rủi ro, Chính phủ Thái Lan cũng đã quy định hạn mức cho vay đối với một khách hàng không quá 25% vốn tự có227. Như vậy, đối chiếu với quy định tại Điều 128 Luật các TCTD năm 2010 và Điều 13 Thông tư 36/2014/TT-NHNN, tỉ lệ phần trăm giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng của Thái Lan vẫn ở mức cao hơn. Tỉ lệ giới hạn mức cho vay đối với một khách hàng của Việt Nam và của Thái Lan có thể khác nhau đôi chút nhưng mục đích để quy định đó ra đời vẫn là để hạn chế và phân tán rủi ro. Quy định tại Thái Lan đề cập đến việc cấp tín dụng khi nền kinh tế có những diễn biến bất lợi228. Theo đó, Bộ trưởng được
227 Hoàng Đức (2004), “Hệ thống ngân hàng của một số nước châu Á và những bài học kinh nghiệm”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 10-2004, tr.28
228 Section 13 ter. For purposes of national development or rectification of any adverse economic conditions, the Minister shall have power, upon recommendation of the Bank of Thailand, to impose the following measures: (1) directing commercial banks to grant credits to any type of enterprise at not less than the rate prescribed; (2) prohibiting commercial banks to increase the amount of credits granted to any type of enterprise or to increase such amount to the level in excess of the rate prescribed. The various rates prescribed under (1) for all types of enterprises shall not altogether amount to more than twenty per cent of the total deposits of a commercial bank as