Khái Quát Cơ Sở Hạ Tầng Giao Thông Đường Bộ Và Tình Hình Chấp Hành Luật Giao Thông Tại Huyện Thanh Sơn, Tỉnh Phú Thọ

Tiểu kết chương 1


Hoạt động giáo dục ATGT là một bộ phận của giáo dục trong nhà trường, góp phần thiết thực trong việc hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh.

Trong chương 1, tác giả đã tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về giáo dục ATGT, quản lý giáo dục ATGT, phân tích và hệ thống hóa những nội dung lý luận cơ bản như: khái niệm quản lý giáo dục, mục đích giáo dục ATGT, nội dung, hình thức giáo dục ATGT cho học sinh tiểu học và nội dung quản lý giáo dục ATGT theo 4 chức năng cơ bản của quản lý. Đó là:

Lập kế hoạch về giáo dục an toàn giao thông cho các em học sinh tiểu học Tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục an toàn giao thông

cho các em học sinh tiểu học

Chỉ đạo quản lý các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho các em học sinh tiểu học

Kiểm tra, đánh giá, tổng kết, thi đua khen thưởng các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học

Lứa tuổi học sinh Tiểu học đang phát triển mạnh về nhiều mặt: trí tuệ, thể chất, tình cảm,…Vì vậy giáo dục ý thức ATGT ở lứa tuổi này rất cần thiết để các em có những kiến thức, kĩ năng cơ bản ban đầu trong việc thực hiện ATGT.

Hoạt động quản lý giáo dục ATGT trong nhà trường chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như: gia đình, nhà trường, xã hội, sự phối hợp giữa các lực lượng, điều kiện cơ sở vật chất, môi trường sống, … Bởi vậy, người Hiệu trưởng không chỉ nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý mà cần đề ra những biện pháp sáng tạo linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ATGT, từ đó đạt được mục tiêu giáo dục một cách hiệu quả nhất.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TẠI CÁC

TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY


2.1. Khái quát cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và tình hình chấp hành luật giao thông tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

2.1.1. Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Thanh Sơn là huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ. Diện tích 620,63 km2 , dân số là 133.132 người (số liệu tính đến 31/12/2019), với 34 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 48%, dân tộc Kinh chiếm 51,7% còn lại là các dân tộc Dao, Tày, Nùng, Hoa, Thổ, Hmông, Khơme, Giáy, Cờ lao, Sán Chày, Sán Dìu, Sán Chi, Cao Lan,.... Toàn huyện Thanh Sơn có 23 đơn vị hành chính trực thuộc huyện, gồm 22 xã và 01 thị trấn với 285 khu dân cư, trong đó có: 08 xã kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trong chương trình 135 của Chính Phủ; 06 xã thuộc CT 229 và 9 xã, thị trấn miền núi vùng cao.

Phần lớn diện tích đất tự nhiên của Thanh Sơn là núi, gò đồi, núi thấp. Toàn bộ phía Nam và Tây Nam là vùng núi cao chạy thấp dần về phía Bắc, Đông Bắc, xen kẽ các vùng đồi, núi thấp là thung lũng, đất phù sa bồi của sông Đà, sông Bứa. Với điều kiện tự nhiên như vậy nên địa hình Thanh Sơn khá phong phú, có nhiều tài nguyên, khoáng sản và tiềm năng để phát triển kinh tế đa dạng, công nghiệp khai thác chế biến lâm sản, kinh tế đồi rừng và du lịch sinh thái, Địa hình của huyện thể hiện những nét đặc trưng của một vùng bán sơn địa. Những năm qua, kinh tế của huyện đã từng bước phát triển trên nhiều lĩnh vực như: sản xuất lương thực, thuỷ sản, chăn nuôi bò thịt, khai thác khoáng sản..., cơ sở hạ tầng khu công nghiệp đã được hình thành và đầu tư phục vụ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, huyện cũng là cửa ngõ quan trọng của miền Tây Bắc nối liền với đồng bằng Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội nên giao thông của huyện khá thuận lợi với nhiều tuyến đường như Quốc lộ 32A (Hà Nội - Sơn La - Lai Châu); quốc lộ 70B (Yên Lập - Thanh Sơn

- Hòa Bình), tỉnh lộ 317 (Thanh Thủy, Tinh Nhuệ, Hòa Bình). Với những thuận lợi về vị trí địa lý, tài nguyên, khoáng sản Thanh Sơn có điều kiện để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, trở thành vùng động lực trung tâm tiểu vùng kinh tế Tây Nam của tỉnh Phú Thọ.

Hiện nay, huyện Thanh Sơn hướng tới mục tiêu xây dựng nông thôn mới, hiện đại và phát triển bền vững. Về đầu tư cơ sở hạ tầng, huyện chú trọng đến hệ thống giao thông, các công trình đường, xóm ngõ, trụ sở làm việc của UBND thị trấn, các xã và các trường học; một số công trình đầu mối kỹ thuật hạ tầng đã và sẽ được đầu tư như dự án cải tạo quốc lộ 32, quốc lộ 70b…

Thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, bằng những chương trình dự án đầu tư có hiệu quả kết hợp với sự nỗ lực huy động ngân sách địa phương, sự đóng góp của nhân dân và các doanh nghiệp, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ngày càng được cải thiện, các tuyến đường Quốc lộ, Đường tỉnh, Đường huyện cơ bản được cứng hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các vùng miền và đi lại của nhân dân. Tuy nhiên với địa hình miền núi phức tạp, bị chia cắt bởi những dãy núi cao, sông suối, mật độ dân cư thưa, suất đầu tư lớn, hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ nhu cầu đầu tư lớn, điều kiện kinh tế xã hội của huyện còn nhiều khó khăn, vì vậy việc đầu tư xây dựng đường liên xã, liên thôn, liên xóm chưa đáp ứng nhu cầu xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch của tỉnh, đòi hỏi phải có nguồn vốn hỗ trợ của TW, của tỉnh hàng năm cho chương trình phát triển giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn huyện.

* Về thuận lợi

UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3294/QĐ-UBND ngày 20/10/2011 về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 26/6/2015 của ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Sơn lần thứ XXV

Được sự lãnh đạo thường xuyên của Huyện uỷ, HĐND và sự phối hợp của MTTQ, các đoàn thể chính trị, sự vào cuộc tích cực của các cấp ủy, chính quyền cơ sở, các tổ chức kinh tế - xã hội, doanh nghiệp và được sự đồng tình ủng hộ thực hiện các tầng lớp nhân dân.

Các chương trình dự án tiếp tục được đầu tư triển khai tạo điều kiện cho huyện thực hiện quy hoạch phát triển GTNT đã được phê duyệt.

Nhận thức của nhân dân về việc xây dựng giao thông nông thôn đã được nâng lên, phong trào GTNT đã từng bước được xã hội hoá.

* Về khó khăn

Là huyện miền núi điều kiện địa hình bị chia cắt bởi nhiều sông, suối, khe lạch có độ dốc lớn chịu ảnh hưởng thời tiết mưa nhiều, kéo dài vì vậy ảnh hưởng đến giao thông và nhiều tuyến đường bị hư hỏng nặng sau mùa mưa bão, tại nhiều điểm cua, điểm tràn gây ách tắc giao thông khi mưa lũ.

Là huyện miền núi vùng sâu vùng xa của tỉnh Phú Thọ, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, do đó việc đóng góp để phát triển giao thông nông thôn còn gặp nhiều hạn chế.

Các tuyến đường đã được đầu tư trước đều là đường cấp thấp không còn phù hợp với lưu lượng và tải trọng xe đến nay nhiều đoạn đã xuống cấp gây hư hỏng nặng.

Đường giao thông nông thôn hàng năm không được bố trí vốn để duy tu bảo dưỡng nên không kịp thời sửa chữa khắc phục hỏng hóc.

Tuy nhiên với địa hình miền núi phức tạp, bị chia cắt bởi những dãy núi cao, sông suối, mật độ dân cư thưa, suất đầu tư lớn, hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ nhu cầu đầu tư lớn, điều kiện kinh tế xã hội của huyện còn nhiều khó khăn, vì vậy việc đầu tư xây dựng đường liên xã, liên thôn, liên xóm chưa đáp ứng nhu cầu.

Thời gian tới, huyện Thanh Sơn sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, các cấp, các ngành, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân nhằm tạo sự nhất quán về nhận thức trong phong trào xây dựng giao thông nông thôn trên địa bàn toàn huyện. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển giao thông nông thôn, gắn với quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2020- 2025, định hướng đến năm 2030 và những năm tiếp theo. Trên cơ sở phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội hiện có, điều kiện tự nhiên, tình hình thực tiễn và nhu cầu của địa phương. Có sự phân cấp trách nhiệm cụ thể trong công tác quy hoạch xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch giao thông của địa phương; quy hoạch phải được công bố công khai, cắm mốc giới quy hoạch để

nhân dân được biết và thực hiện. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ cứng hóa đường GTNT toàn huyện đạt 75%.

2.1.2. Tình hình chấp hành Luật giao thông đường bộ ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Hiện nay, các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Thanh Sơn đang trên đà phát triển, cho nên, nhu cầu phát triển giao thông vận tải nói chung, giao thông đường bộ nói riêng cũng gia tăng đã kéo theo sự tăng nhanh của các phương tiện tham gia giao thông, nhất là phương tiện giao thông cá nhân (tốc độ tăng trung bình hàng năm từ 12-15%) và các loại hình giao thông, trong khi kết cấu hạ tầng cơ sở của Huyện còn kém phát triển, chưa đáp ứng được với sự gia tăng dân số và các loại phương tiện tham gia giao thông.

Những vấn đề bất cập giữa yếu tố cơ sở hạ tầng giao thông và các phương tiện tham gia giao thông cộng với yếu tố ý thức của người dân khi tham gia giao thông hiện nay đang là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng mất trật tự ATGT trên địa bàn huyện Thanh Sơn, nhất là tình trạng vi phạm các quy định của Luật giao thông đường bộ, ý thức chấp hành Luật giao thông của người dân còn tương đối nhiều. Do đặc thù là huyện miền núi, người dân chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, địa bàn rộng, có các tuyến Quốc lộ 32, 70B, 316, 312 đi qua kết hợp các tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã, liên thôn, luôn tiềm ẩn những nguy cơ phức tạp về an toàn giao thông.

Từ đầu năm đến nay, một số công trình hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện đang trong quá trình Xây dựng, việc cấm đường kéo dài, trong khi cơ quan chức năng mới hoàn thiện đầu tư 2 cụm đèn tín hiệu giao thông và vạch kẻ đường trong thị trấn.

Hạ tầng chưa được bổ sung, lượng phương tiện gia tăng. Một trong những hạn chế của giao thông huyện Thanh Sơn là hạ tầng thiết yếu uống cấp, chưa đáp ứng yêu cầu lượng phương tiện và hoạt động kinh tế- xã hội ngày càng tăng. 10 năm qua, Thanh Sơn không mở mới được tuyến đường nào, chủ yếu nâng cấp những tuyến đường hiện có. Bên cạnh đó, một số điểm đen trên quốc lộ 32 chạy qua thị trấn Thanh Sơn và 6 xã trên địa bàn huyện chưa cải tạo xong, lại phát sinh những

điểm đen mới, đó là những ngã ba, ngã tư chưa có đèn tín hiệu giao thông, chưa có điểm giao thông …, trong khi lượng xe tải nặng qua lại lên Sơn La và Hòa Bình nhiều gấp 10 lần so với trước và đang cần có giải pháp khắc phục. Bởi giao thương phát triển lượng người và phương tiện qua lại tăng, nếu không sớm tổ chức tốt giao thông tại tỉnh lộ 32, nguy cơ tai nạn sẽ khó lường.

Theo số liệu mới nhất từ Ban ATGT của huyện, năm 2019 trên địa bàn toàn huyện xảy ra 21 vụ TNGT, 23 người chết, 13 người bị thương. So với năm 2018 giảm 03 số vụ, giảm 02 người chết, số người bị thương không tăng, giảm. Tuyến đường xảy ra TNGT: Đường Quốc lộ: 13 vụ (61,9%); Đường tỉnh: 03 vụ (14,3%); Đường liên xã, đường thôn: 03 vụ (14,3%), Đường thôn xóm: 02 vụ (9,5%) [52]. Các tiêu chí về số vụ, số người chết đều giảm từ 5% trở lên so với cùng kỳ năm 2015. Đây là kết quả từ nỗ lực cao của huyện Thanh Sơn trong công tác bảo đảm trật tự ATGT trong những năm qua, nhưng nỗi lo còn đó khi hạ tầng giao thông chưa theo kịp sự phát triển phương tiện, cũng như ý thức người tham gia giao thông chưa cao … Cùng với việc phối hợp với các địa phương rà soát, tiến tới xóa bỏ dứt điểm các điểm đen giao thông, cơ quan chức năng chú trọng kiểm tra, xử lý các vi phạm về trật tự ATGT, tập trung điều phối tại các tuyến đường trọng điểm, thường xuyên mất ATGT, xử lý nghiêm các lỗi vi phạm quy định về nồng độ cồn, quá tốc độ quy định, đi không đúng làn đường, tránh, vượt sai quy định, sử dụng phương tiện không bảo đảm an toàn kỹ thuật, chở hàng quá tải quá khổ, chở số người quá quy định, không đội mũ bảo hiểm … Công tác xử lý vi phạm hành chính về trật tự ATGT cũng được thực hiện nghiêm túc, trong năm 2019 tổng số trường hợp vi phạm: 3.982 trường hợp; tổng số tiền xử phạt: 3.026.925.000 đồng [47].

Bên cạnh đó, phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao, ý thức chấp hành pháp luật giao thông của người dân bằng những biện pháp cụ thể: Phối hợp với các cơ quan chức năng, ban ngành, đoàn thể, trường học triển khai đồng bộ các biện pháp, trong đó đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến GD pháp luật dưới nhiều hình thức đa dạng phù hợp với học sinh các cấp học; Tăng cường kiểm tra, nhắc nhở, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; Gửi thông báo các trường hợp học sinh, sinh viên vi phạm về Sở GD&ĐT tới các trường, lớp (nơi đối tượng vi phạm học tập), yêu cầu viết kiểm điểm, có xác nhận của nhà trường mới xử lý

2.2. Khái quát các trường Tiểu học được lựa chọn khảo sát

2.2.1. Giới thiệu chung các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Theo thống kê của Phòng Giáo dục và Đào tạo, huyện Thanh Sơn có 27 trường tiểu học với 510 lớp và 12.628 học sinh. Tất cả các trường tiểu học trên địa bàn huyện đều tổ chức bán trú, dạy học sinh 2 buổi/ngày, 04 trường tiểu học đạt Chuẩn Quốc gia.

Chất lượng, số lượng học sinh giữa các trường không đồng đều như trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Thanh Sơn) có 971 học sinh trường Tiểu học Tinh nhuệ có 215 học sinh.Số lượng trường tiểu học có dưới 300 học sinh là 05 trường.

Có sự chênh lệch giữa trường điểm hay trường đạt chuẩn quốc gia. Sự phân bổ số lượng học sinh không đồng đều cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến ATGT, đặc biệt đối với các khu vực trên địa bàn thị trấn và quốc lộ liên tỉnh với số lượng CMHS, phụ huynh học sinh đưa đón con em giờ cao điểm tăng vọt theo số lượng học sinh trường điểm.

Trong thời gian vừa qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Sơn đã chỉ đạo các trường tiểu học tổ chức tốt các hoạt động giáo dục, xây dựng nền nếp kỷ cương học đường; tăng cường sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường tập trung vào chủ đề nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện đổi mới chương trình và thay sách sách giáo khoa phổ thông bắt đầu từ năm học 2020-2021. Tổ chức hiệu quả hoạt động trải nghiệm, mô hình trường học cuộc sống gắn với sản xuất thực tiễn tại địa phương,các hoạt động tập thể, HĐGD ngoài giờ lên lớp theo các chủ đề, chủ điểm trong năm học. Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi tiếp tục được duy trì và nâng cao; toàn huyện có 23/23 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.

Bảng 2.1. Số lượng HS, lớp học của các trường tiểu học huyện Thanh Sơn năm học 2019-2020‌

Stt

Trường tiểu học

Tổng số học sinh

1

TH Cự Đồng

428

2

TH Cự Thắng

572

3

TH Địch Quả

752

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại các trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay - 7


Stt

Trường tiểu học

Tổng số học sinh

4

TH Đông Cửu

340

5

TH Giáp Lai

290

6

TH Hương Cần

851

7

TH Khả Cửu

510

8

TH Kim Đồng

971

9

TH Lương Nha

386

10

TH Nguyễn Bá Ngọc

798

11

TH Sơn Hùng

287

12

TH Tân Lập

510

13

TH Tân Minh

477

14

TH Tất Thắng

413

15

TH Thạch Khoán

355

16

TH Thắng Sơn

330

17

TH Thục Luyện

351

18

TH Thượng Cửu

385

19

TH Tinh Nhuệ

215

20

TH Văn Miếu 1

482

21

TH Văn Miếu 2

266

22

TH Võ Miếu 1

493

23

TH Võ Miếu 2

705

24

TH Yên Lãng

370

25

TH Yên Lương

418

26

TH Yên Sơn 1

436

27

TH Yên Sơn 2

237

Cộng

12.628

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/06/2023