Quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh tại các trường trung học cơ sở, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

TT

Ký hiệu

Tên bảng

Trang

1

Bảng 2.1

Thống kê tổng số học sinh năm học 2017 - 2018

50

2

Bảng 2.2

Thống kê cán bộ quản lí và giáo viên giảng dạy môn

Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở

51

3

Bảng 2.3

Thống kê chất lượng giáo dục trung học cơ sở

52

4

Bảng 2.4

Thống kê kết quả xếp loại học lực môn Tiếng Anh

52

5

Bảng 2.5

Bảng tóm tắt mẫu nghiên cứu

53

6

Bảng 2.6

Bảng tóm tắt các thành viên và nhóm tham gia

phỏng vấn sâu

55


7


Bảng 2.7

Đánh giá của giáo viên về mức độ quan trọng và

mức độ thực hiện mục tiêu của hoạt động đổi mới môn Tiếng Anh


57


8


Bảng 2.8

Đánh giá của giáo viên về mức độ quan trọng và

mức độ thực hiện định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh


59


9


Bảng 2.9

Đánh giá của giáo viên về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện vận dụng phương pháp dạy học

theo hướng tích cực


64


10


Bảng 2.10

Đánh giá của giáo viên về các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật hỗ trợ hoạt động đổi mới

phương pháp dạy học môn Tiếng Anh


66


11


Bảng 2.11

Đánh giá của giáo viên về mức độ quan trọng và

mức độ thực hiện quản lí công tác lập kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh


68


12


Bảng 2.12

Đánh giá của giáo viên về mức độ quan trọng và

mức độ thực hiện công tác tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh


70


13


Bảng 2.13

Đánh giá của giáo viên về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện công tác quản lí kiểm tra, đánh giá

việc thực hiện kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh


73


14


Bảng 2.14

Đánh giá của giáo viên về mức độ quan trọng và

mức độ thực hiện quản lí các điều kiện hỗ trợ hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh


76

15

Bảng 2.15

Đánh giá của giáo viên về mức độ ảnh hưởng của

các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đổi mới phương

78

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh tại các trường trung học cơ sở, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long - 2




pháp dạy học môn Tiếng Anh


16

Bảng 3.1

Bảng tóm tắt mẫu khảo nghiệm

100

17

Bảng 3.2

Bảng tóm tắt các thành viên tham gia phỏng vấn

101


18


Bảng 3.3

Tổng hợp ý kiến giáo viên về đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp nâng cao nhận

thức cho cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh về đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh


103


19


Bảng 3.4

Tổng hợp ý kiến giáo viên về đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy

học môn Tiếng Anh


106


20


Bảng 3.5

Tổng hợp ý kiến giáo viên về đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng chương trình chuyên đề đổi mới

phương pháp dạy học môn Tiếng Anh


108


21


Bảng 3.6

Tổng hợp ý kiến giáo viên về đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp tổ chức, chỉ đạo sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, sinh hoạt

chuyên đề


110


22


Bảng 3.7

Tổng hợp ý kiến giáo viên về đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp tổ chức, chỉ đạo hoạt động dự giờ, thao giảng, đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy theo các tiêu chí đổi mới phương

pháp dạy học


111


23


Bảng 3.8

Tổng hợp ý kiến của giáo viên về đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp tổ chức, chỉ đạo công tác bồi dưỡng kĩ năng sử dụng thiết bị

dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên


113


24


Bảng 3.9

Tổng hợp ý kiến giáo viên về đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp bồi dưỡng

năng lực chuyên môn đội ngũ giáo viên


116


25


Bảng 3.10

Tổng hợp ý kiến giáo viên về đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát giờ dạy của giáo viên

trong thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh


118


26


Bảng 3.11

Tổng hợp ý kiến giáo viên về đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp đầu tư cơ sở vật chất, sử dụng có hiệu quả các phương tiện kĩ

thuật phục vụ hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh


120

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ



TT

Ký hiệu

Tên sơ đồ

Trang

1

Sơ đồ 1.1

Mối liên hệ giữa các chức năng quản lí

36

2

Sơ đồ 3.1

Sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các biện pháp

99



1. Lí do chọn đề tài‌

MỞ ĐẦU

Trong xu thế hội nhập quốc tế, sự chuyển biến và phát triển của nền kinh tế tri thức diễn ra ngày càng rộng lớn và mạnh mẽ trên qui mô toàn cầu. Việt Nam đang từng bước thực hiện công cuộc cách mạng trí tuệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển và tiến bộ xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã đề ra giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” (Đảng cộng sản Việt Nam, 2013, tr.5).

Chương trình giáo dục phổ thông mới – mà trước hết là chương trình tổng thể được xây dựng theo định hướng tiếp cận năng lực, phù hợp với xu thế phát triển chương trình của các nước tiên tiến, nhằm thực hiện yêu cầu của Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội: "tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông”. Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một giải pháp được xem là then chốt, có tính đột phá cho việc thực hiện chương trình này. Việc đổi mới PPDH theo hướng tiếp cận năng lực người học, lấy người học làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của học sinh (HS) trong điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông, trong bối cảnh mở rộng giao lưu và hợp tác, tạo cơ hội cho học sinh, đặc biệt là tâm lí lứa tuổi học sinh, lứa tuổi nhạy bén, linh hoạt được tiếp cận nguồn trí thức mới, đa dạng và phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống để hình thành năng lực nhận biết và giải quyết vấn đề.

Tiếng Anh với tư cách là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế, người học biết Tiếng


Anh có thể dễ dàng lĩnh hội những tri thức khoa học, kĩ thuật tiên tiến trên thế giới, tham gia hợp tác và chia sẻ với cộng đồng quốc tế trên mọi lĩnh vực. Do đó, việc dạy và học Tiếng Anh đạt hiệu quả giữ vai trò quan trọng trong việc góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập quốc tế.

Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008- 2020 của Bộ GDĐT nêu rõ mục tiêu chung: “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (Thủ tướng Chính phủ, 2008).

Để đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GDĐT) trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, mục tiêu dạy và học tiếng Anh theo đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, việc đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở trường học nói chung, bậc THCS nói riêng là nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Quản lí hoạt động đổi mới mới PPDH nói chung, môn tiếng Anh nói riêng của hiệu trưởng (HT) các trường THCS, thành phố Vĩnh Long (TPVL) đã có những thành tựu đáng kể, chất lượng môn Tiếng Anh đang chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là đổi mới sách giáo khoa môn Tiếng Anh, thực hiện dạy học Tiếng Anh theo chương trình đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, công tác quản lí hoạt động đổi mới mới PPDH môn Tiếng Anh tại các trường THCS ở tỉnh Vĩnh Long nói chung, TPVL nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đạt hiệu quả. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân như: giáo viên (GV) dạy tiếng Anh chưa được tập huấn đầy đủ về đổi mới PPDH môn Tiếng Anh, chưa được bồi dưỡng


năng lực chuyên môn, các trường chưa có đủ cơ sở vật chất (CSVC), phương tiện kĩ thuật hiện đại để phục vụ tốt cho việc dạy và học Tiếng Anh theo hướng tích cực, đặc biệt là công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra của cán bộ quản lí (CBQL) trong thực hiện quản lí hoạt động đổi mới mới PPDH môn Tiếng Anh tại trường THCS.

Trước thực tế đó, nâng cao chất lượng quản lí hoạt động đổi mới PPDH đã và đang được Đảng, Nhà nước và Bộ GDĐT quan tâm chỉ đạo. Vì vậy việc nghiên cứu quản lí hoạt động đổi mới PPDH nói chung, quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh tại các trường THCS nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, người nghiên cứu chọn đề tài: “Quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh tại các trường THCS, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long” để nghiên cứu, viết luận văn.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lí luận về hoạt động đổi mới PPDH dạy học và quản lí hoạt động đổi mới PPDH dạy học môn Tiếng Anh ở trường THCS, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh tại các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh các trường THCS này.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh ở trường THCS.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh tại các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long.

4. Giả thuyết nghiên cứu

Quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh của HT các trường THCS tại TPVL, tỉnh Vĩnh Long có thể đã đạt được những kết quả nhất định: CBQL có xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đổi mới PPDH nhưng vẫn còn hạn chế ở các


khâu như chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc thực hiện đổi mới PPDH của GV. Nếu khảo sát và đánh giá đúng thực trạng quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh tại các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long, người nghiên cứu có thể đề xuất biện pháp cần thiết và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh tại các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lí luận về hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh và quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở trường THCS.

Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh tại các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long.

Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh tại các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long.

6. Phạm vi nghiên cứu

6.1. Về nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu lí luận, khảo sát thực trạng, khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi các biện pháp quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh tại các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long do chủ thể quản lí là HT, phó hiệu trưởng chuyên môn (PHTCM) và tổ trưởng bộ môn Tiếng Anh của trường THCS trên cơ sở thực hiện các chức năng quản lí: quản lí công tác xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH môn Tiếng Anh của CBQL; quản lí công tác tổ chức hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh, quản lí công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH Tiếng Anh, quản lí công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh và quản lí các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh.

Xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh tại các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long.

6.2. Về địa bàn khảo sát

Các trường THCS tại TPVL, tỉnh Vĩnh Long: THCS Lê Quí Đôn, THCS Nguyễn Trường Tộ, THCS Nguyễn Trãi, THCS Trần Phú, THCS Cao Thắng, THCS Nguyễn Khuyến, THCS Lương Thế Vinh, THCS Nguyễn Đình Chiểu.


6.3. Về đối tượng khảo sát

Khảo sát: 10 CBQL (HT, PHT, TTCM), 40 GV và 24 HS của 08 trường THCS tại TPVL, tỉnh Vĩnh Long.

6.4. Về thời gian khảo sát

Khảo sát thực trạng năm học: 2017-2018

7. Phương pháp luận nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận

7.1.1. Tiếp cận hệ thống- cấu trúc

Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc vào đề tài, chúng tôi xem xét công tác quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh các trường THCS tại TPVL, tỉnh Vĩnh Long là một hệ thống với các bộ phận hợp thành: chủ thể quản lí, đối tượng quản lí, mục tiêu, nội dung, phương pháp, chức năng quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh có liên quan với nhau. Chủ thể quản lí với mục tiêu quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh thực hiện các nội dung và chức năng quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh bằng các biện pháp quản lí để đạt được kết quả.

Khi đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh, các biện pháp được nghiên cứu trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm tạo ra sự hỗ trợ hợp lí giữa các biện pháp trong nâng cao hiệu quả quản lí đổi mới PPDH môn Tiếng Anh các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long.

7.1.2. Tiếp cận lịch sử- logic

Vận dụng quan điểm lịch sử- logic vào đề tài nhằm nghên cứu thực trạng quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh các trường THCS trong điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, phát triển giáo dục (GD) của tỉnh nhà nói chung và đơn vị TPVL nói riêng dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của Sở GDĐT Vĩnh Long, Phòng GDĐT TPVL.

7.1.3. Tiếp cận thực tiễn

Vận dụng quan điểm thực tiễn vào đề tài nhằm nghiên cứu và đánh giá công tác quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh trong điều kiện cụ thể của các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2023