Tiếp Cận Theo Chức Năng Quản Lí Hoạt Động Dạy Học


trường THCS tại TPVL, tỉnh Vĩnh Long để biết những khó khăn và hạn chế trong quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh mà các trường gặp phải và nguyên nhân của những hạn chế. Từ đó, tác giả nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh mang tính khả thi.

7.1.4. Tiếp cận theo chức năng quản lí hoạt động dạy học

Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung cụ thể như sau: quản lí việc xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH môn Tiếng Anh; quản lí việc tổ chức hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh; quản lí việc chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh; quản lí việc kiểm tra, đánh giá hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh và quản lí các điều kiện hỗ trợ hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh tại các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long.

7.2. Phương pháp nghiên cứu

7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận

Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa lí thuyết có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài, định hướng cho việc thiết kế công cụ nghiên cứu vá quá trình điều tra thực tiễn.

7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long được khảo sát thông qua sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp điều tra bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp quan sát, phương pháp nghiên cứu sản phẩm và phương pháp thống kê toán học. Trong đó, phương pháp phỏng vấn sâu là phương pháp chính, các phương pháp khác là phương pháp hỗ trợ.

7.2.2.1. Phương pháp điều tra bảng hỏi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

+ Mục đích: Mô tả và đánh giá thực trạng hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh và quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh tại các trường THCS, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long và thông qua việc sử dụng bảng hỏi.

+ Nội dung: Tìm hiểu nhận thức của CBQL, GV, HS các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long về hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh và quản lí hoạt

Quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh tại các trường trung học cơ sở, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long - 3


động đổi mới PPDH môn tiếng Anh tại các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long.

+ Đối tượng: Điều tra 40 GV dạy môn Tiếng Anh tại 08 trường THCS tại TPVL, tỉnh Vĩnh Long.

+ Công cụ: Xây dựng bộ công cụ là phiếu khảo sát dùng cho các đối tượng sau: Phụ lục 1 dành cho GV dạy môn Tiếng Anh trường THCS (xem thêm phụ lục).

7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn

+ Mục đích: Thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp, hỏi và trả lời về hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh và biện pháp quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh của 08 trường trường THCS tại TPVL, tỉnh Vĩnh Long.

+ Nội dung: Tìm hiểu đánh giá chung về thực trạng hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh, đồng thời tìm hiểu, đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của một số biện pháp biện pháp, ý kiến và đề xuất một số biện pháp cụ thể.

+ Đối tượng: 10 CBQL (HT, PHTCM, TTCM), 10 GV dạy Tiếng Anh và 4 nhóm HS (24 HS) các khối 6,7,8,9 của 08 trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long.

+ Nội dung và cách thức tiến hành: Trao đổi với CBQL, GV dạy Tiếng Anh, HS để khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long. Đồng thời trao đổi với CBQL, GV dạy Tiếng Anh, tìm hiểu đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của một số biện pháp, ý kiến đề xuất một số biện pháp cụ thể.

+ Công cụ: biên bản phỏng vấn CBQL, GV và HS của các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long ( xem thêm phụ lục).

7.2.2.3. Phương pháp quan sát

+ Mục đích: Thu thập thông tin để đánh giá thực trạng hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh và quản lí đổi mới PPDH môn Tiếng Anh tại các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long thông qua việc sử dụng phiếu quan sát (Ðối tượng, địa chỉ, ngày giờ quan sát).

+ Nội dung và cách thức tiến hành: phương pháp quan sát được thông qua tham quan CSVC, phương tiện kĩ thuật phục vụ dạy học Tiếng Anh, tiết dạy chuyên đề của GV, nhằm thu thập thông tin về công tác tổ chức hoạt động đổi mới PPDH


môn Tiếng Anh tại các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long.

+ Công cụ: Biên bản quan sát (ghi chép, ghi hình).

7.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

+ Mục đích: sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu về quản lí công tác xây dựng kế hoạch hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh; chuyên đề đổi mới PPDH môn tiếng Anh, kế hoạch bài dạy của GV, biên bản họp, phiếu dự giờ GV.

+ Nội dung và cách thức tiến hành: nghiên cứu, phân tích các kế hoạch năm học của trường, kế hoạch tổ chuyên môn; giáo án của GV, biên bản họp tổ, phiếu dự giờ GV của CBQL.

+ Công cụ: kế hoạch năm học 2017-2018, kế hoạch tổ chuyên môn, giáo án của GV, biên bản họp tổ, phiếu dự giờ GV của CBQL.

7.2.3. Nhóm phương pháp xử lí số liệu

- Xử lí số liệu điều tra bằng bảng hỏi: Số liệu thu được sau khảo sát thực tiễn từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi sử dụng chương trình SPSS để xử lí và phân tích thống kê nhằm đánh giá về mặt định lượng và định tính, đảm bảo độ tin cậy của các kết quả thu được. Các thông số và phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận.

+ Phân tích thống kê mô tả: Các chỉ số sau được sử dụng trong phân tích thống kê mô tả: điểm trung bình cộng (Mean), độ lệch chuẩn (Std. Deviation),... Điểm trung bình (mean) được dùng trong việc tính điểm đạt được của từng nhóm mệnh đề. Độ lệch chuẩn (standardizied deviation) được dùng để mô tả sự phân tán hay mức độ tập trung của các câu trả lời mẫu, nhằm đánh giá thực trạng quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long.

+ Phân tích thống kê suy luận: phần phân tích thống kê suy luận sử dụng các phép thống kê: so sánh giá trị trung bình (Compare means). Đối với các phép so sánh tương quan giá trị trung bình của 2 nhóm, phép tương quan tuyến tính (hệ số tương quan Pearson, kí hiệu r) cho biết mức độ tương quan mạnh hay yếu giữa hai biến số có dạng là các điểm số (biến định lượng). Hệ số tương quan r được coi là có ý nghĩa về mặt thống kê khi p < 0,05. Cách xử lí này nhằm kiểm tra tính cần thiết và


tính khả thi của một số biện pháp được đề xuất nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh tại các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long.

- Xử lí số liệu phỏng vấn: dữ liệu phỏng vấn được chúng tôi ghi lại bằng văn bản, phân tích nội dung để phân loại ý, một số nội dung sẽ được trích dẫn nguyên văn trong những trường hợp cần thiết. Thông tin phỏng vấn sẽ được dùng vào việc đối chiếu, so sánh để làm rõ kết quả điều tra.

- Xử lí số liệu quan sát: CSVC (phòng lap, phòng học), phương tiện hiện đại (máy cassette, Tivi, bảng thông minh, đèn chiếu), các tiết dạy chuyên đề. Các thông tin ghi nhận qua buổi quan sát sẽ được mô tả, ghi lại một cách ngắn gọn và ghi hình nếu các đối tượng khảo sát cho phép.

- Xử lí số liệu từ nghiên cứu sản phẩm hoạt động: nghiên cứu nội dung các kế hoạch; giáo án của GV, biên bản họp tổ, phiếu dự giờ GV của CBQL, người nghiên cứu đối chiếu, so sánh với kết quả phỏng vấn và điều tra. Trên cơ sở đó, khẳng định, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh tại các trường THCS.

8. Cấu trúc đề tài

Luận văn gồm: phần mở đầu, 3 chương, kết luận, kiến nghị và phụ lục.

Mở đầu: Khái quát những vấn đề chung;

Chương 1: Cơ sở lí luận của quản lí hoạt động đổi mới PPDH Tiếng Anh ở trường THCS;

Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh tại các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long;

Chương 3 : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí đổi mới PPDH môn Tiếng Anh tại các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long.

Kết luận - kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục‌‌


Chương 1. CỞ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ‌‌

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề‌

Vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp dạy học Tiếng Anh được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, cả ở ngoài nước và ở trong nước. Chúng tôi tìm hiểu và tiếp cận một số công trình nghiên cứu về đổi mới PPDH và PPDH Tiếng Anh ở trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài theo các hướng cụ thể sau:

1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước‌

Nhiều nhà giáo dục học nổi tiếng trên thế giới đã nghiên cứu các PPDH nhằm phát huy tính tích cực, tư duy độc lập và sáng tạo của người học.

Tài liệu nghiên cứu lịch sử giáo dục thế giới về mối quan hệ tác động biện chứng giữa sự phát triển xã hội và giáo dục qua các thời kì lịch sử, lí luận và kinh nghiệm giáo dục có tính kế thừa và phát triển, trình bày các quan điểm của các nhà giáo dục nổi tiếng trên thế giới như: theo quan niệm của Khổng Tử, PPDH là cách gợi mở, đi từ xa đến gần, từ đơn giản đến phức tạp nhưng vẫn đòi hỏi người học phải tích cực suy nghĩ, phải hình thành nề nếp, thói quen trong học tập. Ông còn quan niệm phương pháp “Tri thức gắn với thực tiễn” giúp học trò vận dụng những hiểu biết để vận dụng trong cuộc sống, trở thành người quân tử, người quản lí xã hội. Theo John Dewey, nhà giáo dục nổi tiếng của nước Mỹ, ông chủ trương phải dựa vào kinh nghiệm thực tế của trẻ em. Việc giảng dạy phải kích thích được hứng thú, phải để trẻ em độc lập tìm tòi, thầy giáo vừa là người thiết kế vừa là người cố vấn (Hà Nhật Thăng và Đào Thanh Tâm, 1998).

Giáo sư Giordan André của Đại học Genève (Thụy Sĩ) đã đề cập và phân tích những chủ đề hết sức cần thiết cho việc học như: học hiểu về não bộ, học tự chủ, học ghi chép, học quản lí thời gian, những thái độ nên có, cách thức và phương pháp tổ chức việc học tập ở nhà cũng như ở trường, những lời khuyên hữu ích giúp bản thân thành công hơn trên con đường học tập (Nguyễn Khánh Trung, 2017).


Trong lịch sử phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, giảng dạy tiếng luôn gắn liền với các trào lưu trong ngôn ngữ học, tâm lí học và sư phạm học. Murcia quan niệm phương pháp giảng dạy ngoại ngữ luôn dựa vào ba hòn đá tảng: bản chất ngôn ngữ (giảng dạy tiếng và ngôn ngữ học), bản chất người học (giảng dạy tiếng và tâm lí học), và mục đích giảng dạy và học tập (mục đích của cá nhân và nhu cầu xã hội). Dựa trên khái niệm của Anthony, Richards và Rodgers nhìn nhận phương pháp như một cái ô bao trùm ba cấp độ: lí thuyết (approach - lối tiếp cận), xử lí (design - thiết kế) và ứng dụng thực tế (procedure - qui trình) (Trần Thị Lan, 2011).

Các tác giả trên đã giúp chúng ta định hình được cấu trúc của phương pháp bao gồm vai trò giáo viên và học viên, loại hình chương trình, đặc trưng tổ chức quá trình đào tạo và các ngữ liệu giảng dạy.

Nhìn chung, việc nghiên cứu về đổi mới PPDH nói chung, PPDH tiếng Anh nói riêng và quản lí giáo dục ở các nước đã có những thành quả to lớn, góp phần cải cách giáo dục.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước‌

Để nâng cao chất lượng, phát triển sự nghiệp giáo dục một trong những yếu tố quan trọng có tính chất định hướng là vấn đề quản lí nâng cao chất lượng dạy học. Điều này, được Đảng ta tiếp tục khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: "Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở các cấp học, bậc học”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ về PPDH “phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học” hoặc “Lấy tự học làm cốt, do thảo luận và chỉ đạo giúp vào”. Quan điểm này cho thấy muốn mang lại hiệu quả dạy học thì cần phải lựa chọn những PPDH đề cao năng lực tự học, phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của người học (Hồ Chí Minh toàn tập, 1995).

Nội dung Điều 28 của Luật giáo dục năm 2005, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông, phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; Bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học


sinh (Luật giáo dục, 2005).

Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đã nêu cụ thể các nhiệm vụ, giải pháp : Tiếp tục thực hiện chương trình đổi mới về dạy học các môn ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặc biệt là chương trình nâng cao hiệu quả dạy, học và sử dụng tiếng Anh; Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá định kì kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh; nhân rộng các mô hình, phương pháp dạy học tiên tiến, phù hợp với điều kiện phát triển giáo dục phổ thông; tiếp tục thực hiện phổ cập giáo dục và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia gắn với nâng cao chất lượng giáo dục; Nâng cao chất lượng thực hiện đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020; Tăng cường mời các giáo viên người nước ngoài đến dạy và giao lưu với giáo viên và học sinh trong tỉnh (Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long, 2016).

Hướng dẫn số 1206/HD-SGDĐT về việc triển khai dạy học tiếng Anh cấp THPT và THCS theo Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 năm học 2017–2018 nêu rõ các trường triển khai Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh theo Đế án “Dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống quốc dân giai đoạn 2008-2020” có cơ sở vật chất tối thiểu theo qui định, có đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng và đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ tối thiểu tương đương bậc 4 (B2) và phương pháp dạy học tiếng Anh (Sở GDĐT Vĩnh Long, 2017).

Có nhiều tác giả đã quan tâm nghiên cứu, biên soạn các tài liệu về PPDH và đổi mới PPDH và góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh trong giai đoạn hội nhập quốc tế của nước ta.

Tài liệu tổng thuật về “Quan niệm và xu thế phát triển PPDH trên thế giới” có đề cập đến những đặc điểm nổi bật trong nghiên cứu và phát triển PPDH như sau: nghiên cứu lí thuyết khái quát, nghiên cứu thực nghiệm tìm kiếm phương pháp tiếp cận tổng quát đối với quá trình đổi mới PPDH, tạo ra những giai đoạn sáng tạo các


PPDH cụ thể, hình thành các mô hình, kiểu dạy học cụ thể; nghiên cứu PPDH theo môn học, nét chung của xu thế này là nghiên cứu, phát triển PPDH cụ thể với mục đích thích ứng các tư tưởng, các mô hình lí thuyết với thực tiễn dạy học; kĩ thuật truyền thống trong quá trình sáng tạo các PPDH tích cực, dùng kĩ thuật truyền thống để tạo ra các PPDH mới, tích cực. Đây là một xu thế phổ biến hiện nay; kĩ thuật hiện đại hóa trong quá trình sáng tạo các PPDH mới, là xu thế tích hợp máy vi tính, công nghệ thông tin (CNTT) trong quá trình đổi mới PPDH (Đặng Thành Hưng, 2001).

Nguyễn Thị Mỹ Phượng (2006), tác giả nghiên cứu về một số chiến lược nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh. Tác giả đề cập đến những khó khăn của HS trong việc học tiếng Anh và đưa ra những chiến lược liên quan đến chất lượng dạy học, phương pháp và giáo trình giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của xã hội hiện tại và tương lai. Tác giả cũng đề xuất các GV vận dụng các chiến lược lấy HS làm trung tâm, tôn trọng HS và sử dụng các hoạt động vui nhộn như trò chơi nhằm gây sự chú ý của HS. Đổi mới PPDH tiếng Anh phải tăng cường cho HS thực hành giao tiếp và gắn liền với bối cảnh thật.

Ngô Tứ Thành (2008) đã chứng minh sự phát triển của CNTT trên toàn thế giới, ông đưa ra một số giải pháp đổi mới PPDH: xu hướng lấy HS làm trung tâm chủ đạo, dạy học phải là dạy cách học, cách nghiên cứu; cần phát huy mạnh mẽ tính chủ động của HS; công cụ cần khai thác triệt để là CNTT và truyền thông.

Qua nghiên cứu tư liệu ở thư viện trường Đại Học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, cũng như tham khảo một số đề tài nghiên cứu gắn với đề tài chúng tôi làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lí giáo dục như:

- Luận văn thạc sĩ Quản lí giáo dục “Thực trạng quản lí việc cải tiến phương pháp giảng dạy bộ môn Tiếng Anh của Hiệu trưởng các trường THCS Quận Gò Vấp, Tp.HCM” (Châu Thị Hoàng, 2009).

- Luận văn thạc sĩ Quản lí giáo dục “Thực trạng quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THPT tỉnh Bến Tre” (Phan Ngọc Trọng, 2010).

- Luận văn thạc sĩ Quản lí giáo dục “Thực trạng quản lí việc đổi mới phương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2023