Khảo Sát Quản Lí Hoạt Động Học Tập Môn Địa Lí Của Học Sinh


Bảng 2.8. Khảo sát quản lí hoạt động học tập môn Địa lí của học sinh



STT


Nội dung

Mức độ

thực hiện

Hiệu quả

thực hiện

ĐTB

Hạng

ĐTB

Hạng

1

Chỉ đạo GV giáo dục HS ýthức, động cơ

và mục đích học tập môn ĐL

3,45

2

3,03

3

2

Chỉ đạo GV hướng dẫn HS xâydựng nội

dung học tập môn ĐL

3,43

3

3,01

4

3

Chỉ đạo GV Hướng dẫn HS xâydựng

phương pháp học tập môn ĐL hiệu quả

3,28

4

3,15

1

4

Chỉ đạo GV giúp HS rèn luyện các kỹ

năng - kỹ xảo trong học tập môn ĐL

3,16

5

3,01

5

5

Kiểm tra việc tổ chức các hoạt động học

tập trên lớp cho HS của giáo viên

3,46

1

3,11

2

6

Kiểm tra GV tổ chức các hoạt động ngoại

khóa môn ĐL

3,05

6

2,95

7

7

Chỉ đạo GV hướng dẫn HS vận dụng kiến

thực liên môn trong việc học tập môn ĐL

3,03

7

2,99

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí ở các trường thpt trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long - 10


Kết quả khảo sát cho thấy các trường rất thường xuyên thực hiện việc tổ chức các hoạt động học tập trên lớp cho HS với ĐTB 3.46 và hiệu quả thực hiện đạt ở mức “khá” (ĐTB từ 3.11) xếp ở vị trí thứ 2 cho thấy GV môn ĐL đã tổ chức cho HS hoạt đông sôi nổi, gây hứng thú trong giờ lên lớp, trong chiều hướng lấy người học làm trung tâm, GV môn ĐL có thể tiến hành kiểu công việc này theo hai giai đoạn. Trong giai đoạn thứ nhất, GV môn ĐL cần tìm kinh nghiệm của HS và các phương pháp học tập mà các em ưa thích để trên cơ sở đó, với kinh nghiệm sẵn có của mình, GV có thể lựa chọn phương pháp giảng


dạy phù hợp. Trong giai đoạn thứ hai, GV cần thu hút sự tham gia tích cực của HS vào việc lập kế hoạch cho các chương trình học tập môn ĐL của các em. Công việc này có thể thực hiện được bằng cách khuyến khích HS suy nghĩ, tham gia vào các hoạt động học tập môn ĐL do GV tổ chức một cách tích cực, chủ động và sáng tạo. Do đó việc tổ chức hoạt động học tập môn ĐL cho HS trong các giờ học môn ĐL có vai trò đặc biệt quan trọng và rất cần được GV chú ý trong bước thiết kế chương trình, nội dung của bài giảng môn ĐL.

Từ kết quả khảo sát cũng cho thấy vai trò quan trọng tiếp theo là việc giáo dục HS ý thức, động cơ và mục đích học tập môn ĐL ở vị trí thứ hai với ĐTB = 3.45, tương ứng với lựa chọn ở mức rất thường xuyên và hiệu quả thực hiện với ĐTB = 3.03 xếp ở vị trí thứ 3, HS trường THPT Lưu Văn Liệt và trường THPT Nguyễn Thông có ý thức, động cơ và mục đích học tập môn ĐL hơn hẳn so với các trường còn lại. GV môn ĐL trường THPT Lưu Văn Liệt và trường THPT Nguyễn Thônggiúp HS tíchcực tìm tòi tài liệu, đọc thêm, làm thêm các bài tập, tìm những ví dụ trong thực tế cuộc sống để bổ sung kiến thức. TrườngTHPT Vĩnh Long quy định là mỗi HS phải giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài ít nhất 2 lần trong một tiết học. Tuy nhiên, việc phát biểu xây dựng bài của các em chỉ dừng lại ở mức đọc lại, (bắt chước lại) những nội dung trong sách giáo khoa đã vạch sẵn mà ít sáng tạo trong cách diễn đạt, ít khi nào trình bày theo cách hiểu của riêng mình, số ít trường THPT khác phần lớn các Hs cũng chưa xây dựng được cho mình cách trình bày bài học sao cho dễ nhớ, dễ hiểu, GV cho ghi vở như thế nào thì các HS chép như thế ấy.

Ở vị trí thứ ba với ĐTB =3.43, tương ứng với lựa chọn ở mức rất thường xuyên hiệu quả thực hiện với ĐTB =3.02 xếp ở vị trí thứ 4, hướng dẫn HS xây dựng nội dung học tập môn ĐL là trách nhiệm của GV môn ĐL, không lẽ trong công tác giảng dạy chúng ta lại để tồn tại mãi cách giáo dục thụ động, máy móc GV là trung tâm của tất cả, còn HS cứ mãi mãi thụ động. Phải đổi mới, phải thực sự lấy HS làm trung tâm. HS xây dựng nội dung học tập môn ĐL thành tự


học, tự ý thức, tự quản lấy chính mình. Chỉ có như thế chất lượng giáo dục của chúng ta mới không bị tụt hậu, mới thỏa mãn được những yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại.

Bên cạnh đó GV môn ĐL cũng thường xuyên hướng dẫn HS xây dựng phương pháp học tập môn ĐL (ĐTB=3.28), và hiệu quả thực hiện ở mức “khá” với ĐTB =3.15 xếp ở vị trí thứ 1, GV môn ĐL trường THPT Lưu Văn Liệt là trường nổi bật trong việc hướng dẫn HS tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin,... môn ĐL một cách cơ động, linh hoạt: Học ở lớp, ở nhà, trong thực tế cuộc sống,... học cá nhân, học đôi bạn, học theo cả nhóm, cả lớp đối diện với GV, HS dùng các phương pháp tìm tòi, điều tra, giải quyết vấn đề.

GV môn ĐL giúp HS rèn luyện các kỹ năng - kỹ xảo một cách thường xuyên (ĐTB=3.16), và hiệu quả thực hiện ở mức “khá” với ĐTB =3.01, quá trình dạy học không chỉ trang bị cho HS vốn kiến thức để hình thành thế giới quan mà còn rèn luyện cho các em năng lực nhận thức và năng lực hành động. Do vậy nhất thiết phải rèn luyện cho HS các kỹ năng cơ bản, đặc biệt là kỹ năng thực hành, sự hình thành kỹ năng, kỹ xảo là kết quả của việc nắm tri thức và cũng là điều kiện để nắm tri thức sâu hơn, tiếp tục lĩnh hội tri thức, kỹ năng mới. Mục đích cuối cùng của việc dạy học, vừa là yếu tố kích thích và là động cơ thúc đẩy việc nắm kiến thức và hình thành kỹ năng.

Tổ chức hoạt động ngoại khóa cho HS một cách thường xuyên (ĐTB=3.05). Tuy nhiên, về hiệu quả thực hiện chỉ đạt mức “khá” với ĐTB

=2.95 xếp ở vị trí cuối cùng. Trong 5 trường THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, đều mạnh dạn đưa việc tổ chức tham quan ngoại khóa vào trong kế hoạch dạy học của môn ĐL. Nhưng cũng chỉ hạn chế từ 1 lượt trong một năm ở khối

12. Việc tổ chức hoạt động này cũng gặp phải không ít khó khăn về kinh phí, thời gian và đôi khi cả sự bất hợp tác từ phía CMHS.

Hướng dẫn HS vận dụng kiến thực liên môn trong việc học tập môn ĐL


(ĐTB=3.03) xếp ở vị trí cuối cho thấy nó ít được GV môn ĐL chú trọng. Các mặt công tác quản lí về việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa môn ĐL và hướng dẫn vận dụng kiến thực liên môn trong việc học tập môn ĐL xếp ở vị trí sau cùng là do phần lớn lãnh đạo các trường chưa chú trọng đến vấn đề này, những khó khăn về chương trình, về thời gian và kinh phí còn hạn chế. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân từ sự e ngại, sợ trách nhiệm của một bộ phận GV.

Kết quả khảo sát trên hoàn toàn phù hợp với yêu cầu về nội dung chương trình môn ĐL ở trường THPT hiện nay. Để có thể thực hiện được mục tiêu môn học, đảm bảo dạy học bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, GV môn ĐL phải thường xuyên thực hiện những nội dung trên trong hoạt động dạy học của mình, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá chưa rõ, chủ yếu vẫn dạy chay, thuyết trình, đọc chép, độc thoại một chiều; lệ thuộc nhiều vào sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn giảng dạy, thiếu sáng tạo trong tổ chức các hoạt động dạy học, nên hiệu quả của công tác quản lí hoạt động học tập của HS trong môn ĐL còn chưa cao.

Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, đòi hỏi những người làm công tác quản lí cần quan tâm hỗ trợ nhiều hơn để GV môn ĐL có thể làm tốt vai trò chủ đạo của mình trong hoạt động dạy học môn ĐL, nâng cao chất lượng môn học này trong nhà trường, vì thông qua các bài học người giáo viên sẽ trang bị, hình thành cho học sinh những kiến thức, phẩm chất, những chuẩn mực, hành vi đạo đức cần thiết trong cuộc sống một cách có hệ thống, đúng phương pháp, đúng quy trình.

2.4.3. Quản lí các điều kiện hỗ trợ và môi trường dạy học môn Địa lí‌

Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới giáo dục: Cơ sở vật chất (CSVC), thiết bị dạy học (TBDH) là tiền đề quan trọng của việc thực hiện phương pháp dạy học mới, nó là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn, giữa học và hành, là thành tố quan trọng đảm bảo phương pháp, chất lượng DH bởi không thể nói đến giáo dục toàn diện một khi không có CSVC, TBDH trường học.


Quản lí các điều kiện hỗ trợ HĐDH môn ĐL tùy thuộc vào điều kiện thực tế ở mỗi trường, tuy nhiên cần đảm bảo những vấn đề cơ bản như quản lí csvc, thiết bị dạy học môn ĐL, chế độ chính sách đối với GV, các phong trào thi đua dạy tốt - học tốt trong nhà trường, công tác nghiên cứu khoa học tong môn ĐL.

Bảng khảo sát dưới đây sẽ cho thấy thực trạng quản lí các điều kiện hỗ trợ HĐDH môn ĐL ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long trong những năm vừa qua.

Bảng 2.9. Khảo sát việc quản lí các điều kiện hỗ trợ HĐDH môn Địa lí



STT


Nội dung

Mức độ thực hiện

Hiệu quả thực hiện

ĐTB

Hạng

ĐTB

Hạng

1

Tổ chức, chỉ đạo khai thác, sử dụng

có hiệu quả CSVC, TBDH môn ĐL

3,25

1

3,10

1


2

Tăng cường trang bị các phương

tiện dạy học hiện đại, phòng bộ môn cho môn ĐL


3,22


2


3,07


2


3

Tăng cường tài liệu tham khảo, SGK,... cung ứng tốt cho HĐDH môn ĐL, chỉ đạo và khuyến khích

GV - HS tự làm đồ dùng dạy học


3,07


3


2,89


5


4

Có chế độ, chính sách khen thưởng phù hợp đối với những GV và HS có đóng góp tích cực trong việc đổi

mới hoạt động dạy và học môn ĐL


3,05


4


3,03


4


5

Tổ chức phong trào thi đua hai tốt, tạo môi trường sư phạm thuận lợi

cho HĐDH môn ĐL


3,01


5


3,05


3

6

Tăng cường chỉ đạo việc nghiên

cứu khoa học trong môn ĐL

2,99

6

2,87

6


Qua kết quả khảo sát có thể thấy rõ, việc quản lí các điều kiện hỗ trợ HĐDH môn ĐL ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long diễn ra ở mức độ thường xuyên (ĐTB từ 2.99 - 3.25) và đạt hiệu quả “khá” (ĐTB từ 2.87

- 3.10).

Nội dung tổ chức, chỉ đạo khai thác, sử dụng có hiệu quả csvc, TBDH và tăng cường trang bị các phương tiện dạy học hiện đại, phòng bộ môn cho môn ĐLvới ĐTB = 3.25 và 3.22 đứng ở vị trí thứ 1và 2 ứng với thang điểm chuẩn ở mức độ “thường xuyên” và hiệu quả đạt được ở mức “khá” chiếm vị trí thứ 1 và 2, cho thấy nhà trường rất quan tâm đến việc đầu tư trang thiết bị, CSVC phục vụ cho hoạt động dạy học môn ĐL nói riêng và các hoạt động giáo dục trong nhà trường nói chung. Các trường THPT cũng đang từng bước hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học, tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS tổ chức các hoạt động dạy và học nhưng việc sử dụng còn hạn chế do năng lực sử dụng của GV.

Đứng ở vị trí thứ 3 là việc tăng cường tài liệu tham khảo, SGK,...cung ứng HĐĐH môn ĐL, chỉ đạo và khuyến khích GV- HS tự làm đồ dùng dạy học (ĐTB=3.07). Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học môn ĐL, cần phải tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học. Môn ĐL không chỉ cần các TBDH hiện đại như tivi, máy chiếu... mà còn cần rất nhiều tranh ảnh, bảng biểu, phim tư liệu,...v.v...Tuy nhiên, việc trang bị những TBDH loại này ở các trường còn rất hạn chế. Qua đó cho thấy, việc xây dựng CSVC-TBDH được các lãnh đạo nhà trường quan tâm, song nguồn kinh phí đầu tư chủ yếu dựa vào nhà nước còn hạn chế, nên việc trang bị còn thiếu thốn.

Để kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của GV và HS trong hoạt động dạy và học môn ĐL, cần có chế độ, chính sách khen thưởng phù hợp đối với những GV-HS có đóng góp tích cực trong việc đổi mới hoạt động dạy và học. Vì vậy, nội dung này tại các trường hiện nay cũng được đánh giá là thực hiện “thường xuyên” (ĐTB=3.05) và thực hiện ở mức “khá” (ĐTB=3.03).


Tổ chức phong trào thi đua dạy tốt và học tốt, tạo môi trường sư phạm thuận lợi cho HĐDH môn ĐL. Việc tổ chức các phong trào thi đua, tạo môi trường sư phạm năng động, thân thiện...sẽ là những yếu tố thuận lợi cho hoạt động dạy học môn ĐL trong nhà trường. Nội dung này được đánh giá ở mức độ “thường xuyên” và hiệu quả thực hiện “khá”, với điểm trung bình lần lượt là 3.01 và 3.05.

Đối với công tác nghiên cứu khoa học trong môn ĐL, kết quả khảo sát cho thấy nội dung này mặc dù thực hiện thường xuyên ở các trường và đạt hiệu quả “khá” (ĐTB=2.87) nhưng vẫn xếp ở vị trí cuối. Việc tăng cường nghiên cứu khoa học sẽ giúp nâng cao năng lực chuyên môn, tích cực tìm tòi, sáng tạo đổi mới hình thức và phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn ĐL.

CSVC, thiết bị đồ dùng dạy học của các trường đa dạng về chủng loại, nghiêm ngặt về quy cách và cách bảo quản. Vì vậy công việc quản lí csvc, thiết bị đồ dùng dạy học rất phức tạp và khó khăn, việc quản lí các csvc, thiết bị đồ dùng dạy học chưa được quan tâm nhiều, có nơi thì phân công cho GV thiếu tiết, có nơi thì giao cho tổ Văn phòng. Song có một thực tế đáng băn khoăn là công tác quản lí, sử dụng các csvc, thiết bị đồ dùng dạy học hiện có chưa đạt hiệu quả, việc bảo quản chưa đúng theo quy định.

2.5. Đánh giá tổng quát thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí ở trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long‌‌

2.5.1. Mặt mạnh


Hầu hết đội ngũ CBQL đã nhận thức đúng đắn hơn về vai trò, môn ĐL trong nhà trường THPT. Trên cơ sở đó chủ động nắm vững, chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức quản lí các nội dung của hoạt động dạy học môn ĐL.


Công tác quản lí của lãnh đạo nhà trường về hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập của HS đi dần vào nề nếp, ổn định và có bước phát triển khá.

Đội ngũ CBQL các trường đã quan tâm chỉ đạo việc đổi mới hình thức và phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng tiếp cận năng lực HS, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Đội ngũ CBQL các trường đã ban hành quy định nội bộ kịp thời tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho GV môn ĐL được sử dụng thiết bị CNTT của nhà trường, các tài liệu tham khảo về môn ĐL, truy cập Internet khai thác thông tin,... Lãnh đạo nhà trường đã xây dựng được đội ngũ GV môn ĐL đoàn kết nhất trí, có tinh thần trách nhiệm cao.

Các trường THPT đã có thững biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí như phân công phó Hiệu trưởng chuyên môn chỉ đạo trực tiếp tổ/nhóm ĐL và dự giờ thăm lớp thường xuyên, kêu gọi được xã hội hóa trong việc trang bị CSVC- TBDH phục vụ cho hoạt động dạy học bộ môn ĐL chỉ đạo và khuyến khích tổ/nhóm ĐL tổ chức các chuyên đề về đổi mới hình thực và phương pháp dạy học, chỉ đạo tổ chức các hoạt động ngoại khóa môn ĐL cho HS.

Như vậy, có thể thấy, trong xu thế đổi mới của ngành giáo dục, công tác quản lí HĐDH môn ĐL ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long cũng có nhiều thay đổi theo hướng tích cực để kịp thời đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, tuy nhiên so với yêu cầu đổi mới vẫn còn những mặt hạn chế.

2.5.2. Hạn chế


Mặc dù công tác quản lí hoạt động dạy học môn ĐL được thực hiện thường xuyên nhưng hiệu quả quản lí chưa cao, đa số chỉ đạt mức khá. Công tác

Xem tất cả 151 trang.

Ngày đăng: 13/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí