B. Có thể sống trong ruột non hoặc ruột già.
C. Sống trong ruột non.
D. Sống ở trực tràng.
2. Giun đũa sử dụng nguồn thức ăn nào trong ruột người ?:
A. Máu.
B. Chất nhầy ở ruột non.
C. Chất dinh dưỡng trong ruột non.
D. Mảnh thức ăn dư thừa ở ruột non.
3. Để chẩn đoán giun đũa trưởng thành phương pháp hiệu quả nhất là:
A. Chụp X quang và xét nghiệm phân tìm trứng.
Có thể bạn quan tâm!
- Vi sinh ký sinh trùng - Trường Tây Sài Gòn - 6
- Trực Khuẩn Bạch Hầu (Corynebacterium Diphteriae)
- Chẩn Đoán Xét Nghiệm: Chủ Yếu Bằng Xét Nghiệm Phân Tìm Trứng Giun Đũa.
- Vi sinh ký sinh trùng - Trường Tây Sài Gòn - 10
- Vi sinh ký sinh trùng - Trường Tây Sài Gòn - 11
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
B. Xét nghiệm phân và xét nghiệm máu.
C. Xèt nghiệm phân và xét nghiệm công thức bạch cầu.
D. Chỉ cần xét nghiệm phân là đủ.
4. Chu trình phát triển của giun đũa được diễn biến:
A. Vào tiêu hoá- tuần hoàn-lên phổi- và trở về ký sinh ở ruột.
B. Nuốt phải trứng có ấu trùng- xuống ruột-ký sinh thành giun trưởng
thành.
C. Theo bụi bặm vào thực quản về ruột ký sinh thành giun trưởng thành.
D. Nuốt phải ấu trùng trong rau, lên phổi, rồi theo thực quản về ruột ký sinh
thành giun trưởng thành.
5. Giun đũa trưởng thành:
A. Con đực dài và lớn hơn con cái.
B. Đuôi con cái hình cong, con đực nhọn thẳng.
C. Con cái dài hơn con đực, đuôi hình thẳng.
D. Kích thước con đực và cái tương đương nhau, toàn thân được bao bọc bởi lớp kitin.
AMIBE, TRÙNG ROI, TRÙNG LÔNG
Mục tiêu:
1. Nêu đặc điểm một số loại ký sinh trùng thường gặp.
2. Trình bày được chu trình phát triển của amibe, trùng roi, trùng lông
1. Amip (Entamoeba histolytica)
1.1 Hình thể
Amip là loại đơn bào, di chuyển nhờ chân giả hình thành từ nguyên sinh chất.
Amip có 3 dạng hình thể khác nhau.
- Thể ăn hồng cầu:
Đó là thể gây bệnh thường thấy ở phân người bị bệnh lỵ amip, hoặc khu trú ở các áp xe thành ruột, hoặc ở các phủ tạng do amip di chuyển tới và gây nên. Thể ăn hồng cầu có kích thước từ 20- 40µm. soi tươi thấy nó di chuyển nhanh bằng cách phóng ra một chân giả trong suốt do nguyên sinh chất phía ngoài (ngoại nguyên sinh chất) tạo thành. Phía trong nguyên sinh chất (nội nguyên sinh chất) có các hạt nhỏ và chứa hồng cầu do amip ăn vào. Nhân nằm ở trong, giữa nhân có trung thể.
- Thể hoạt động chưa ăn hồng cầu (minuta)
Cũng giống như thể hoạt động ăn hồng cầu nhưng nhỏ hơn 10 – 12µm, trong nội nguyên sinh chất không có hồng cầu
- Thể bào nang (thể kén)
Đó là thể bảo vệ và phát tán amip. Bào nang có hình cầu, kích thước 10 – 12µm, vỏ dày và chiết quang, không chuyển động. Bào nang non chứa 1 hoặc 2 nhân, một không bào và một vài thể hình que, bào nang già có 4 nhân.
1.2 Chu kỳ phát triển :
Người nhiễm amip do ăn phải bào nang, gián tiếp qua sự ô nhiễm của môi trường. Các dịch tiêu hoá làm tan vỏ của bào nang, 4 nhân và nguyên sinh chất phân chia thành 8 amíp thể minuta. Dưới các ảnh hưởng khác nhau, các minuta này có thể trở lại thành bào nang. Gặp điều kiện thuận lợi, minuta trở thành thể ăn hồng cầu có khả năng gây bệnh. Chúng xâm nhập vào thành của đại tràng, tạo nên những ổ áp xe hình cúc áo gây
hội chứng lỵ với các triệu chứng đi ngoài phân nhầy máu, và các cơn đau quặn ở ruột. Một số trường hợp amip vào hệ thống tuần hoàn mạc treo và tới tĩnh mạch cửa vào gan, gây áp xe gan hoặc tới phổi gây bệnh amip ở phổi.
2. Trùng roi âm đạo (Trichomonas vaginalis)
Trùng roi là những nguyên sinh động vật có một hoặc nhiều roi. Trùng roi đứng về phương diện y học chia thành 2 nhóm: Nhóm ký sinh đường tiêu hoá và âm đạo gồm Trichomonas, Giardia, Chilomastix. Nhóm ký sinh đường máu gồm Trypanosoma, Leishmania. Ở Việt Nam chỉ có nhóm đường tiêu hoá và âm đạo gây bệnh cho người.
Trichomonas vaginalis chỉ có vật chủ là người, ký sinh chủ yếu ở âm đạo. Bệnh lây do tiếp xúc trực tiếp qua đường sinh dục, ngoài ra còn liên quan đến vệ sinh cá nhân, rửa nước ao hồ dễ bị bào nang xâm nhập vào đừơng sinh dục. T.vaginalis bám
chặt vào niêm mạc sinh dục, chuyển pH từ toan sang kiềm, do độ pH thay đổi nên tạo điều kiện cho vi khuẩn trong âm đạo sinh sản gây viêm âm đạo, phần phụ, viêm loét cổ tử cung dẫn đến vô sinh, viêm đường tiết niệu... Chu kỳ phát triển phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt, trước và sau ngày thấy kinh, nếu khám dễ thấy có nhiều ký sinh trùng. Ở nam giới bệnh không phổ biến.
3. Trùng lông
Mặc dù số người mắc bệnh trùng lông Balantidium coli chỉ chiếm 0,12% nhưng đây lại là một loại bệnh ký sinh trùng đường ruột có thể gây nên gây hội chứng lỵ với các biến chứng nặng nề như thủng ruột, xuất huyết đường tiêu hóa... làm cho bệnh nhân có nguy cơ tử vong nếu không được phát hiện và điều trị đúng.
3.1.Đặc điểm trùng lông Balantidium coli
Nguồn bệnh của trùng lông là những người bệnh bị nhiễm Balantidium coli cấp tính hoặc mạn tính và người lành mang trùng. Trùng lông Balantidium coli sống chủ yếu ở manh tràng, thỉnh thoảng phát hiện ở đoạn cuối của hồi tràng. Chúng ăn vi khuẩn, các tinh bột chưa tiêu hóa hết và đôi khi ăn cả cá thể đồng loại. Balantidium coli sinh sản bằng phương thức phân chia theo chiều ngang, ngoài ra còn thực hiện theo phương thức sinh sản tiếp hợp.
Trùng lông Balantidium coli (x) ký sinh trong ruột qua phim Xray.
Trùng lông Balantidium coli hình thành thể kén khi ở điều kiện môi trường bất lợi như gặp phân rắn, độ pH thay đổi... Kén sẽ theo phân ra ngoại cảnh, từ môi trường ngoại cảnh, kén xâm nhập cơ thể người qua đường tiêu hóa, di chuyển đến manh tràng và biến thành thể hoạt động. Bản chất của loại trùng lông Balantidium coli là sống hội sinh, chúng chỉ tấn công vào thành ruột để gây bệnh khi niêm mạc ruột bị tổn thương do một nguyên nhân nào đó như nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn, thương hàn, lỵ trực khuẩn...
3.2. Các thể của trùng lông Balantidium coli
Trùng lông Balantidium coli có hai thể là thể hoạt động và thể kén. Cả hai thể này đều là mầm bệnh.
Thể hoạt động: Trùng lông có hình trứng, không đối xứng, phía đầu hơi nhọn, phía đuôi hơi tròn. Kích thước trung bình chiều dài khoảng từ 50-70µm, chiều rộng khoảng từ 40-60µm. Thể hoạt động của trùng lông di chuyển rất nhanh và mạnh nhờ có những hàng lông luôn chuyển động như mái chèoThể hoạt động của trùng lông sống lâu ở ngoại cảnh và có thể xâm nhập đường tiêu hóa một cách dễ dàng mà không bị tiêu diệt.
Thể kén: Trùng lông có dạng hình cầu, kích thước trung bình từ 50-60µm. Với điều kiện khí hậu khô, không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào thì có thể sống được khoảng từ 1-2 tuần. Dưới ánh sáng mặt trời, chúng chỉ sống được khoảng 3 giờ. Các loại dung dịch như phenol 5% có thể diệt được thể kén sau 3 giờ, phenol 10% có thể diệt được thể kén sau 4 giờ.
3.3. Triệu chứng bệnh lý do nhiễm trùng lông Balantidium coli
Khi Balantidium coli chuyển sang dạng sống ký sinh, trùng lông gây hoại tử mô ở thành manh tràng, tại đây, Balantidium coli tiếp tục sinh sản, phá hủy mô thành ruột làm cho các thương tổn vết loét ngày càng rộng, sâu. Sự phá hủy thành ruột của Balantidium coli mạnh hơn vì có thêm tác động của yếu tố cơ học, do đó trùng lông có thể xâm nhập sâu vào thành ruột và gây thủng ruột.
Biểu hiện triệu chứng lâm sàng do loại trùng lông Balantidium coli gây ra thường ghi nhận những dấu hiệu như đau bụng, tiêu chảy có thể đến 15 lần mỗi ngày; mót rặn, phân có chất nhầy, máu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể tử vong. Tỷ lệ tử vong do bệnh trùng lông Balantidium coli gây nên có thể chiếm đến 29%. Nguyên nhân tử vong thường do biến chứng thủng ruột, xuất huyết đường tiêu hóa...
Hội chứng lỵ do nhiễm trùng lông Balantidium coli gây ra cũng có thể diễn biến thành mạn tính, thời gian mắc bệnh có khi kéo dài đến 20 năm và trong khoảng thời gian này thỉnh thoảng xuất hiện các đợt tái phát cấp tính.
Quá trình lây nhiễm trùng lông Balantidium coli.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Entamoeba histolytica hay gây các biến chứng:
a) Abces gan
b) Abces não
c) Abces ruột
d) Abces da
2. Bệnh amip phát triển nhiều ở:
A. Vùng ôn đới.
B. Vùng nhiệt đới.
C. Vùng hàn đới.
D. Không rõ rệt.
3. Chu trình không sinh bệnh của Entamoeba histolytica có thể trở thành chu trình sinh bệnh trong những điều kiện sau, Ngoại trừ:
A. Thay đổi đột ngột phép vệ sinh ăn uống.
B. Sử dụng kháng sinh.
C. Giảm sức đề kháng.
D. Sử dụng vitamin
4. Entamoeba histolytica thường gây áp xe ở:
A. Ruột non.
B. Gan.
C. Não.
D. Phổi.
5. Trong bệnh lỵ a-míp, phân có máu, nhầy nhớt, phải chú ý tìm thể:
A. Bào nang.
B. Tiền bào nang.
C. Hoạt động.
D. Thể Minuta.