Khảo Nghiệm Tính Cấp Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Quản Lí Hoạtđộng Dạy Học Môn Địa Lí


* Tăng cường hỗ trợ kinh phí cho GV&HS tự làm đồ dùng dạy học

Tổ chức kiểm tra, rà soát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học (TBDH) để có kế hoạch sửa chữa và bổ sung kịp thời theo danh mục TBDH tối thiểu của Bộ (Thông tư số 15/2009/TT-BGDĐT ngày 16/7/2009), khai thác sử dụng có hiệu quả bộ thiết bị.

Đồ dùng dạy học tối thiểu theo quy định đã được trang bị, các nhà trường cần làm tốt công tác bảo quản và kiểm tra rà soát xác định sô TBDH môn ĐL bị hỏng, bị mất để có kế hoạch sửa chữa và bổ sung, tiếp tục đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng DH môn ĐL của GV và HS thông qua các hoạt động làm mới, cải tiến, sửa chữa đồ dùng dạy học; thu thập, tuyển chọn các sản phẩm tốt để phục vụ công tác dạy học môn ĐL.

Các trường tiếp tục trang bị thêm các loại sách giáo khoa, giáo viên, sách tham khảo môn ĐL còn thiếu; củng cố, đầu tư cơ sở vật chất để phấn đấu đạt thư viện tiên tiến và thư viện xuất sắc.

Khai thác các nguồn lực hổ trợ nhằm tăng cường các TBDH hiện đại, thiết bị dạy học môn ĐL có yếu tố công nghệ thông tin, phần mềm dạy học (như đĩa hình, đĩa hình giáo dục kĩ năng sống...)

* Tăng cường sự thiết kế bài dạy liên môn

Nhìn chung trên thế giới, nhiều nước có xu hướng tích hợp các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân...để tạo thành môn học mới, với hình thức tích hợp liên môn và tích hợp xuyên môn. Xu hướng thứ hai là việc thực hiện quan điểm tích hợp nhưng không tạo môn học mới. CBQL chỉ đạo phối hợp giữa môn ĐL với các môn học khác để xây dựng kế hoạch bài dạy liên môn.

Chỉ đạo và khuyến khích GV ĐL phối họp với các GV ở các bộ môn khác thiết kế bài dạy mẫu có nội dung kiến thức liên môn, GV phải chú trọng mối quan hệ giữa học sinh và nội dung DH phải coi đây là mối quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong cơ chế giờ học. Muốn vậy, giáo viên phải từ bỏ vai trò, chức


năng truyền thống là truyền đạt kiến thức có sẵn cho học sinh, còn HS không thể duy trì thói quen nghe giảng, ghi chép, học thuộc, rồi “làm văn” theo lối tái hiện, sao chép, làm mất dần năng lực tư duy trên văn bản, khả năng tự đọc, tự tìm tòi, xử lí thông tin, tổ chức các kiến thức một cách sáng tạo.

* Phối hợp với các Đoàn thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa môn Địa lí cho học sinh: Các đoàn thể trong nhà trường tích cực tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho HS bằng nhiều hình thức khác nhau.

Đoàn thanh niên chịu trách nhiệm nói chuyện các ngày lễ lớn trong giờ chào cờ mỗi tháng một lần cũng bằng nhiều hình thức khác nhau. Qua đó tạo sân chơi cho HS đồng thời cũng nhằm củng cố kiến thức và ôn lại những truyền thống, những thành quả của thế hệ đi trước qua các ngày lễ lớn để giáo dục, khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong học sinh, để các em có ý thức tự phấn đấu học tập và rèn luyện.Chi đoàn giáo viên tổ chức chương trình thi về kiến thức liên môn cho HS từng khối.

Thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, một số môn học có liên quan tuyên truyền Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, phong chách, đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo ” cuộc vân động “Hai không”

* Giáo viên Địa lí phối hợp với GVCN nhận xét, đánh giá HS cuối năm

Chỉ đạo và khuyến khích GV ĐL theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của HS trong quá trình học tập và rèn luyện. Đồng thời hướng dẫn GV ĐL lập phiếu theo dõi sự tiến bộ của HS.

Chỉ đạo và khuyến khích GV ĐL và GVCN phối hợp trong việc theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của HS vào cuối học kỳ và cuối năm.

* Phối hợp với CMHS tuyên truyền nâng cao ý thức học tập cho học sinh

Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của CMHS vào các buổi Hội nghị CMHS. Báo cáo kết quả học tập định kỳ cho CMHS thông qua phiếu liên


lạc, sử dụng mạng giáo dục để báo cáo kết quả thường xuyên cho CMHS. Thông qua đó phối hợp với CMHS quản lí việc học tập của HS.

* Quan tâm đến đời sống vật chất và tình thần của GV môn Địa lí, động viên,khuyến khích và khen thưởng kịp thời những GV&HS có thành tích tốt trong dạy và học môn Địa lí

CBQL cần chú ý quan tâm, trò chuyện, chia sẻ, động viên, khuyến khích GV ĐL khắc phục khó khăn trong công việc, không ngừng sáng tạo, vươn lên nâng cao thành tích trong giảng dạy.

Luôn gần gũi và chú ý lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, tình cảm chính đáng củaHS thông qua các buổi đối thoại trực tiếp, xây dựng hộp thư góp ý đểthu hồi ý kiến phản ánh của HS, xây dựng cho HS lối sống cần cù, trung thực, tạo ra các mối quan hệ nhiều mặt cho HS giúp các em tự hoàn thiện và phát triển nhân cách của mình, tăng cường mối quan hệ với gia đình HS và cộng đồng để giáo dục HS. Kịp thời đề xuất với lãnh đạo những biện pháp cần thiết để tạo lập môi trường DH có tính khích lệ giúp HS nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng, say mê học tập tốt.

Vấn đề chăm lo cho học sinh nghèo, học khá giỏi đã được các tổ chức đoàn thể quan tâm tạo thêm niềm tin vào cuộc sống và là động lực giúp các em say mê học tập, từ đó chất lượng bộ môn cũng được nâng lên.

Thường xuyên động viên, khuyến khích, khen thưởng và cấp học bổng kịp thời GV và HS có thành tích tốt trong hoạt động dạy và học môn ĐL. Giới thiệu GV và HScó thành tích nổi bật tham gia học lớp đối tượng Đảng và đề nghị kết nạp Đảng kịp thời nhằm động viên, khuyến khích các GV và HS nổ lực phấn đấu nhiều hơn trong hoạt động dạy, học tập và rèn luyện.

* Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu sư phạm ứng dụng trong môn Địa lí, tăng cường tổ chức cho GV Địa lí nghiên cứu các chuyên đề về đổi mới PPDH

Tổ chức hội nghị, hội thảo và khuyến khích động viên GV nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới PPDH và đổi


mới KTĐG, thực hiện các công trình nghiên cứu phục vụ cho HĐDH môn ĐL, đánh giá hiệu quả DH môn ĐL để phổ biến rộng rãi, ứng dụng CNTT trong DH, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn.

3.3. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Các nhóm biện pháp mà chúng tôi đưa ra là kết quả của một quá trình nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm từ thực tiễn quản lí HĐDH môn ĐL ở trường THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long. Sau khi xây dựng hệ thống các nhóm biện pháp, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đưa ra cho nhóm đối tượng là CBQL và GV môn ĐL đang công tác ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long. Tất cả các phiếu thu về đều ghi đầy đủ ý kiến, kết quả được tổng hợp tại bảng

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạtđộng dạy học môn Địa lí


STT


NỘI DUNG CÁC BIỆN PHÁP

ĐIỂM

TRUNG BÌNH

Tính

cấp thiết

Tính

khả thi

1

Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về vai trò môn ĐL

1.1

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến vai trò, môn

ĐL

3,09

3,22

1.2

Tăng cường tuyên truyên, giáo dục môn ĐL thông

qua các hoạt động dạy học

3,12

3,18

1.3

Tăng cường chỉ đạo các hoạt động giáo dục nhằm

xây dựng ý thức, thái độ và động cơ học tập cho HS

3,14

3,05

2

Nhóm biện pháp quản lí hoạt động dạy củagiáo viên Địa lí

2.1

Quản lí việc thực hiện chương trình dạy học



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí ở các trường thpt trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long - 13



Thường xuyên cập nhật và công khai các văn bản hướng dẫn của Bộ và Sở GD về việc xây dựng và

thực hiện kế hoạch, chương trình môn ĐL


3,09


3,32


Chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá việc xây dựng kế hoạch tháng, kế hoạch năm của GV môn ĐL và tổ

chuyên môn ĐL


3,12


3,19


Công khai kế hoạch và chương trình môn học trên

website của nhà trường ngay từ đầu năm học

3,22

3,19


Chỉ đạo thành lập kiểm tra đánh giá kế hoạch hoạt

động của câu lạc bộ môn ĐL

3,09

3,33

2.2

Quản lí việc chuẩn bị và thực hiện kế hoạch bài dạy của giáo viên môn

ĐL


Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng kế

hoạch bộ môn và bài dạy của GV

2,92

3,08


Chỉ đạo, kiểm tra, phê duyệt giáo án lên lớp của

GV

3,05

3,21


Dự giờ thăm lớp định kỳ và đột xuất

3,03

3,14


Khảo sát nhận xét, đánh giá của HS về giờ dạy của

GV

3,03

3,09

2.3

Quản lí đổi mới phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học

mốn Địa lí


Chỉ đạo, hướng dẫn, KTĐG việc đối mới PPDH

theo hướng phát huy tính tích cực sáng tạo của HS

3,10

3,13


Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc sử

dụng các phương tiện dạy học

3,05

3,15


Chỉ đạo, khuyến khích GV và HS tự làm đồ dùng

DH

3,14

3,10



Chỉ đạo, khuyến khích GV môn ĐL đa dạng các

hình thức tổ chức dạy học

3,06

3,08


Chỉ đạo việc đổi mới PPDH môn ĐL theo hướng

tích hợp, liên môn

3,09

3,03

2.4

Quản lí hoạt động tổ/nhóm chuyên môn Địa lí


Chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá sinh hoạt định kỳ,

sinh hoạt chuyên đề của tổ/nhóm ĐL

3,10

3,04


Chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá việc đổi mới sinh

hoạt tổ/nhóm ĐL theo hướng đổi mới pp giảng dạy và đổi mới kiểm tra đánh giá


3,06


3,00


Quản lí hoạt động thao giảng, dự giờ, rút kinh

nghiệm tiết dạy tại tổ/nhóm chuyên môn

3,05

3,14

2.5

Quản lí hoạt động kiếm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong

môn Địa lí


Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, hướng dân thực hiện

đổi mới KTĐG theo hướng phát huy năng lực HS

3,01

3,05


Chỉ đạo xây dựng ngân hàng đề theo hướng đổi

mới kiểm tra đánh giá

2,94

2,95


Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng sổ điểm

điện tử đúng quy định, đúng thời hạn

3,18

3,16

3

Nhóm biện pháp quản líhoạt động học tập của học sinh trong môn

Địa lí


Xây dựng nề nếp học tập của HS và tăng cường

động cơ, thái độ học tập của HS

2,95

2,80


Tăng cường chỉ đạo, hướng dân HS xây dựng nội

dung học tập phù hợp

2,97

3,30


Bồi dưỡng cho HS phương pháp và kỹ năng học

3,07

3,07



tập môn ĐL




Phát huy tính năng động, tích cực trong học tập

môn ĐL của HS

3,28

3,04


Đảm bảo tính nghiêm túc trong kiếm tra, thi cử

3,05

3,08

4

Nhóm biện pháp quản lí các điều kiện hỗ trợ trong môn Địa lí


Tăng cường trang bị, kiếm tra, đánh giá việc sử

dụng CSVC-TBDH môn ĐL

3,08

3,10


Tăng cường hỗ trợ kinh phí cho GV&HS tự làm đồ

dùng dạy học

3,10

2,70


Tăng cường sự phối hợp giữa môn ĐL với các môn

học khác trong việc thiết kế bài dạy liên môn

3,04

3,02


Phối hợp với các Đoàn thể tồ chức các hoạt động

ngoại khóa môn ĐL cho HS

2,95

3,00


Phối hợp với CMHS tuyên truyên, giáo dục nâng

cao ý thức học tập cho HS

2,80

3,25


Quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của

GV môn ĐL

3,11

3,06


Động viên, khuyến khích và khen thưởng kịp thời

cho GV và HS có thành tích tốt trong dạy và học môn ĐL


2,98


2,52


Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu sư phạm ứng

dụng trong môn ĐL

3,09

3,03


Tăng cường tổ chức cho GV môn ĐL nghiên cứu

các chuyên đề về đổi mới PPDH

3,05

2,87

Từ bảng số liệu 3.1 cho thấy mức độ “cần thiết” và “khả thi” đều đạt (mức độ cần thiết đạt từ điểm 2.92 đến 3.28 và mức độ khả thi đạt từ 2.70 điểm đến mức độ rất khả thi 3.33)


Nhóm biện pháp quản lí hoạt động dạy của GV môn ĐL được đánh giá mức độ “cần thiết” và “khả thi” đều đạt cao (mức độ cần thiết đạt từ điểm 3,09 đến 3.22 và mức độ khả thi đạt từ 3.19điểm đến mức độ rất khả thi 3.33). Như vậy, trong công tác QLHĐDH môn ĐL ở trường THPT, cần phải thực hiện tốt việc quản lí hoạt động dạy của GV.

Trong nhóm biện pháp quản lí hoạt động dạy của GV biện pháp có mục được đánh giá cao nhất ở tính cấp thiết (ĐTB = 3.22) và tính rất khả thi (ĐTB = 3.32) là biện pháp quản lí việc thực hiện chương trình DH. Các biện pháp còn lại cũng được đánh giá ở mức cấp thiết và khả thi. Kết quả khảo nghiệm này hy vọng có thể giúp CBQL ở các trường THPT cókế hoạch quản lí hiệu quả hơn hoạt động dạy học môn ĐL ở đơn vị mình bằng việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc quản lí hoạt động dạy học của GV môn ĐL một cách nghiêm túc và triệt để.

Kết quả khảo nghiệm đã xếp quản lí hoạt động học tập của HS môn ĐL được đánh giá mức độ “cần thiết” và “khả thi” đều đạt cao thứ hai (mức độ rất cần thiết đạt từ điểm 2.97 đến 3.28 và mức độ rất khả thi đạt từ 2.80 điểm đến 3.30). Hoạt động học tập của HS luôn gắn liền với HĐDH của GV. Vì vậy, quản lí hoạt động học của HS luôn song hành với quản lí hoạt động dạy của GV. Biện pháp được đánh giá cao nhất ở mức cấp thiết với ĐTB = 3.28 là biện pháp phát huy tính năng động, tích cực trong học tập môn ĐL của HS.

Nhóm biện pháp “nâng cao năng lực nhận thức” được xếp ở vị trí thứ ba được đánh giá mức độ “cần thiết” và “khả thi” đều đạt (mức độ cần thiết đạt từ điểm 3.09 đến 3.14 và mức độ khả thi đạt từ 3.05 điểm đến 3.22). Đây là công tác phải thực hiện thường xuyên và lâu dài.

Nhóm biện pháp quản lí các điều kiện hỗ trợ cũng được đánh giá mức độ “cần thiết” và “khả thi” đều đạt (mức độ cần thiết đạt từ điểm 2.9 đến 3.11 và mức độ khả thi đạt từ 2.70 điểm đến 3.25). HĐDH cũng như công tác quản lí HĐDH không thể thiếu các yếu tố hỗ trợ. Trong số các biện pháp trên, quan tâm

Xem tất cả 151 trang.

Ngày đăng: 13/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí