quản lí ở một vài trường đôi khi còn mang tính hình thức, đối phó, chưa thật sự đi sâu vào quản lí nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn ĐL.
Công tác phát triển đội ngũ giáo viên môn Địa lí còn hạn chế, đội ngũ GV môn ĐL còn hạn chế về năng lực, ít GV đạt trình độ trên chuẩn. Tuy có kiến thức môn ĐL, nhưng kĩ năng xây đựng kế hoạch giảng dạy và thực hiện kế hoạch chưa được tốt. CBQL chưa có quy định hoặc cơ chế khuyến khích cho cán bộ, GV môn ĐL tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho hoạt động dạy và học.
Đội ngũ CBQL các trường chưa tạo ra được một phong trào đổi mới mạnh mẽ trong hoạt động dạy học môn ĐL ở các trường trên địa bàn thành phố Vĩnh Long về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá. Chưa chỉ đạo mạnh mẽ việc tổ chức các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt và phong trào tự làm đồ dùng dạy học trong môn ĐL và tăng cường chỉ đạo việc nghiên cứu khoa học trong môn ĐL.
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Các yếu tố khó khăn tiêu biểu là nội dung, chương trình môn ĐL còn nặng nề, để thay đổi quan niệm và thói quen dạy học môn ĐL của GV là việc không đơn giản, GV ít viết SKKN, ít tự làm đồ dùng dạy học, CBQL và tổ trưởng môn ĐL chưa quản lí tốt việc xây dựng kế hoạch hoạt động của giờ học, hệ thống câu hỏi và bài tập, công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS chưa kích thích tính chủ động, tích cực và khả năng tự đánh giá của HS, chậm đổi mới trong công tác quản lí HĐDH môn ĐL, trong khi đó nguồn sách và tài liệu tham khảo tại thư viện dành cho môn ĐL còn đơn điệu thiếu csvc, trang thiết bị, phương tiện dạy học môn ĐL.
Tình trạng thiếu CSVC-TBDH môn ĐL ở hầu hết các trường THPT. GV lại ít tự làm đồ dùng dạy học nên chủ yếu GV ĐL vẫn “dạy chay” với bảng, phấn, và SGK truyền thống, ít sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học hiện
đại. Trong khi đó, nguồn kinh phí từ công tác xã hội hóa lại rất hạn chế do nhân dân ở đây có mức thu nhập chỉ ở mức trung bình. Những trang bị hiện đại như tivi, máy chiếu, bảng tương tác...vẫn chưa thể đáp ứng yêu cầu của hoạt động dạy học môn ĐL do những mặt hạn chế của các thiết bị này. Những TBDH phù hợp và có tình năng sử dụng cao như tranh ảnh, bảng biểu, phim tư liệu... rất thiếu, việc tự làm đồ dùng dạy học lại rất hạn chế do GV lớn tuổi, ngại đổi mới, thời gian học của HS quá nhiều, không có thời gian cho việc làm đồ dùng dạy học...
Có thể bạn quan tâm!
- Khảo Sát Cbql&gv Về Thực Hiện Mục Tiêu Môn Địa Lí
- Thực Trạng Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Dạy Học Môn Địa Lí
- Khảo Sát Quản Lí Hoạt Động Học Tập Môn Địa Lí Của Học Sinh
- Nhóm Biện Pháp Quản Lí Hoạt Động Học Tập Của Hs Trong Môn
- Khảo Nghiệm Tính Cấp Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Quản Lí Hoạtđộng Dạy Học Môn Địa Lí
- Mối Quan Hệ Giữa Các Biện Pháp Và Điều Kiện Thực Hiện
Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.
Vấn đề năng lực số ít đội ngũ CBQL còn hạn chế dẫn đến chậm đổi mới trong quản lí hoạt động dạy học môn ĐL. Do nhận thức về vị trí và vai trò của môn ĐL ở một vài trường còn chưa cao nên một bộ phận CBQL vẫn xem đây là môn học phụ, không quan tâm đến việc quản lí hoạt động dạy học môn này, mặt khác do khả năng sử dụng CNTT còn hạn chế của GV môn ĐL trong việc thiết kế giáo án điện tử.
Cùng với đó là sự lúng túng, thiếu kinh nghiệm quản lí trong bối cảnh hiện đại của một bộ phận CBQL, khiến cho hoạt động quản lí kém hiệu quả.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS chưa kích thích được năng lực học tập của HS; nội dung chương trình môn ĐL hiện nay còn nặng nề và thiếu thực tế, nguồn sách và tài liệu tham khảo tại thư viện dành cho môn ĐL còn đơn điệu.
Kết luận Chương 2
Trên cơ sở lí luận đã xác lập ở chương 1, tác giả luận văn tiến hành khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động dạy học môn ĐL và thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn ĐL ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, kết quả cho thấy:
Nhận thức của đa số CBQL - GV - HS về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của môn ĐL đã bước đầu được nâng lên, nhưng việc thực hiện mục tiêu môn ĐL trong nhà trường hiện nay chưa được đánh giá cao. Các trường nghiêm túc trong việc thực hiện kế hoạch, nội dung, chương trình dạy học môn ĐL nhưng việc đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá trong môn ĐL còn hạn chế.
Trong công tác quản lí, CBQL các trường đã chủ động nắm vững mục tiêu, kế hoạch và nội dung chương trình môn ĐL, trên cơ sở đó chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, việc quản lí hoạt động dạy của GV, quản lí hoạt động học của HS và quản lí các điều kiện hỗ trợ theo hướng đổi mới thì vẫn còn nhiều vấn đề chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới hoạt động dạy học môn ĐL nói riêng.
Từ thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn ĐL ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, vấn đề cần đặt ra trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động dạy học môn ĐL là cần phải có những biện pháp quản lí cần thiết, phù hợp để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt yếu kém, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học môn ĐL, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn điện trong nhà trường THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐVĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG
3.1. Những nguyên tắc trong việc đề xuất các biện pháp
3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp
Các nhóm biện pháp phải đảm bảo trình tự nhất định, nhóm biện pháp trước là tiền đề để thực hiện nhóm biện pháp sau. Đồng thời, các nhóm biện pháp không thực hiện đơn lẻ mà luôn có mối quan hệ mật thiết, gắn kết và tác động lẫn nhau
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp
Các biện pháp phải đảm bảo tính thực tiễn, gắn với thực trạng và điều kiện thực tế ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long hiện nay. Bên cạnh đó, các biện pháp còn phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của CBQL, GV, HS và CMHS các trường THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long.
3.1.3. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp
Các biện pháp phải đảm bảo tính khả thi, có thể thực hiện được trong điều kiện thực tế ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long. Đồng thời, các biện pháp phải đảm bảo tính hiệu quả, giúp nâng cao chất lượng công tác quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
3.2. Biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí ở trường trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
3.2.1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về vai trò môn Địa lí
3.2.1.1. Mục đích của biện pháp
Quản lí hoạt động dạy học môn ĐL ở trường THPT là một công tác quan
trọng và phải thường xuyên thực hiện của CBQL và GV môn ĐL. Tuy nhiên, do nhận thức về vai trò, môn ĐL trong nhà trường còn chưa cao nên công tác quản lí hoạt động dạy học môn ĐL cũng ít được quan tâm và thực hiện đầy đủ. Chính vì vậy chất lượng của hoạt động dạy học môn ĐL cũng chưa cao.
Nâng cao nhận thức về vai trò, môn ĐL được thực hiện thông qua việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến về vai trò, môn học, thông qua hoạt động dạy học, đồng thời xây dựng ý thức, thái độ và động cơ học tập đúng đắn cho học sinh.
Qua thực tế cho thấy có một bộ phận học sinh chưa thật sự chú ý học tập môn ĐL, chưa ý thức được vai trò và vị trí của môn học, học theo hình thức đối phó. Hệ quả đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ phía phụ huynh và học sinh, thậm chí là chính đội ngũ giáo viên chưa nhận thức đúng vị trí, vai trò và tầm quan trọng của môn ĐL trong việc hình thành những kiến thức cơ bản, phổ thông trong mỗi học sinh. Để có thể nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động dạy học môn ĐL, trước tiên cần có sự thay đổi về nhận thức của các cấp quản lí, GV, HS, CMHS và của toàn xã hội về tầm quan trọng của môn ĐL trong việc trang bị kiển thức và hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện các biện pháp
* Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về vai trò của môn Địa lí
Đối với CBQL và GV: cần tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị, học tập quán triệt, triển khai sâu rộng các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách đổi mới của Nhà nước; các cuộc vận động lớn của ngành; những định hướng và tầm nhìn phát triển của trường để giúp CBQL-GV thấy được vai trò của môn ĐL và sự cần thiết phải quản lí hoạt động dạy học môn ĐL một cách hiệu quả. Trong các buổi Hội nghị CBCC-VC, Đại hội các đoàn thể vào đầu năm học, cần đưa nội dung quản lí hoạt động dạy học môn ĐL vào nội dung trao đổi, thảo luận. Việc này sẽ giúp CBQL- GV thấy được tầm quan trọng của công tác quản lí hoạt động học tập môn ĐL, đồng thời họ cũng có thể thấy được vai trò và
nhiệm vụ của mình trong công tác này.
Đối với cha mẹ học sinh: tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của CMHS vào các buổi Hội nghị CMHS, cần thay đổi nhận thức của CMHS về vai trò và vị trí của môn ĐL trong việc trang bị kiến thức và giáo dục nhân cách toàn diện cho HS, từ đó kêu gọi CMHS phối hợp với trường trong việc quản lí và tổ chức hoạt động học tập môn ĐL của HS. Thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ ĐL (nếu có) để tuyên truyền, phổ biến về vai trò của môn ĐL.
* Tăng cường tuyên truyền, giáo dục môn Địa lí thông qua các hoạt động dạy và học
Để nâng cao nhận thức về môn ĐL chính là tổ chức hiệu quả các hoạt động dạy và học trong nhà trường. Việc chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện kỹ năng trong môn ĐL một cách có hiệu quả sẽ giúp HS tự nhận thức về vai trò của môn ĐL. Tùy vào nội dung kiến thức của từng bài học để xác định lựu chọn đâu là phương pháp tối ưu, phù hợp với từng nội dung đó. Thậm chí còn phải chú ý đến cả đổi tượng HS và hoàn cảnh, điều kiện của từng vùng, từng địa phương để xác định PPDH cho phù họp. Nói cách khác, phương pháp là nắm vững quy luật và hành động theo quy luật.
* Tăng cường chỉ đạo các hoạt động giáo dục nhằm xây dựng ý thức, thái độ và động cơ học tập đúng đắn cho học sinh
CBQL và GV môn ĐL cần tăng cường tổ chức các cuộc thảo luận, tranh luận hoặc các biện pháp kích thích tính tự giác, tích cực từ HS. Tổ chức các hoạt động thi đua trong học tập môn ĐL. Những hoạt động này sẽ góp phần tạo động lực tích cực cho HS trong việc học tập môn ĐL, khiến HS tham gia các hoạt động học tập một cách chủ động, tự giác và mang lại hiệu quả cao.
3.2.2. Nhóm biện pháp quản lí hoạt động dạy của giáo viên
3.2.2.1. Mục đích của biện pháp
Công tác nâng cao nhận thức về dạy học môn ĐL nhằm giúp cho CBQL, GV và HS trong nhà trường thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề này để
cùng tham gia một cách tích cực trong việc giảng dạy môn ĐL trong nhà trường, trong công tác quản lí hoạt động dạy học, CBQL cần đặc biệt quan tâm đến quản lí hoạt động dạy của GV. Mỗi GV ĐL thực sự là tấm gương sư phạm mẫu mực để HS học tập và noi theo, cần nâng cao chất lượng giờ giảng, tích cực soạn giáo án, chuẩn bị kỹ bài trước khi lên lớp. Đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao năng lực sư phạm, giúp HS hiểu bài, nắm vững kiến thức, phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực làm việc độc lập cũng như năng lực làm việc tổ, nhóm.
3.2.2.2.Nội dung và cách thực hiện các biện pháp
* Tăng cường quản lí việc thực hiện chương trình dạy học
Để quản lí CT môn ĐL, CBQL cần nghiên cứu, nắm vững kế hoạch, nội dung CT chung của môn ĐL ngay từ đầu năm học. Cập nhật và công khai hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐTvề việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, CT môn ĐL. Sử dụng trang web, mail nội bộ để công khai các kế hoạch, nội dung CT.
Tiến hành thảo luận với tổ/nhóm chuyên môn ĐL để xây dựng kế hoạch, nội dung CT và khung thời gian thực hiện CT cụ thể ở đơn vị. Dự kiến những vấn đề nảy sinh trong việc thực hiện chương trình và những giải pháp có thể thực thi, những điều kiện vật chất kỹ thuật cần có để việc thực hiện chương trĩnh không bị trở ngại.
Tiếp theo phải phối hợp với tổ/nhóm trưởng chỉ đạo và hướng dẫn GV lập kế hoạch cá nhân theo tháng, học kỳ và cả năm. CBQL phải phê duyệt kế hoạch của GV, cùng GV trao đổi, thảo luận, điều chỉnh những nội dung chưa hợp lí trong kế hoạch đó.
Để việc quản lí được thuận lợi và hiệu quả, CBQL cần phải xây dựng các biểu mẫu báo cáo, yêu cầu tổ/nhóm chuyên môn báo cáo tình hình thực hiện chương trình hàng tháng. Xây dựng các công cụ theo dõi việc thực hiện chương trình (lịch báo giảng hàng tuần của GV và tổ/nhóm chuyên môn, sổ đầu bài của
các lớp, lịch kiểm tra hàng tháng, lịch kiểm tra học kỳ, dự giờ thăm lớp), theo dõi GV thực hiện thời khóa biểu.
Công khai kế hoạch và CT môn học trên website của nhà trường ngay từ đầu năm học tạo điều kiện cho PHHS, HS giám sát kế hoạch, nội dung CT.
Câu lạc bộ là nơi GV- HS cùng nhau trao đổi, chia sẻ, thảo luận những vấn đề liên quan đến kế hoạch, nội dung CT môn học, qua đó nâng cao ý thức và năng lực DH cho GV&HS. Chính vì vậy, CBQL các trường cần chỉ đạo thành lập Câu lạc bộ ĐL, hướng dẫn, giám sát và đánh giá hoạt động định kỳ của CLB này. Quản lí hoạt động của câu lạc bộ môn ĐL sẽ góp phần tăng cường quản lí CT môn ĐL. Chỉ đạo tất cả GV môn ĐL tham gia sinh hoạt và tư vấn cho hoạt động của câu lạc bộ.
* Tăng cường quản lí việc chuẩn bị và thực hiện kế hoạch bài dạy của giáo viên môn Địa lí
Để quản lí việc chuẩn bị và thực hiện kế hoạch bài dạy của GV môn ĐL, CBQL cần chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy của GV, phổ biến những yêu cầu của việc chuẩn bị bài dạy, qui định chất lượng một bài soạn đối với từng thể loại bài, duyệt kế hoạch bài dạy của GV.
Chỉ đạo, kiểm tra, phê duyệt giáo án lên lớp của GV thông qua công tác kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất của tổ phó, tổ trưởng và BGH. Giáo án của mỗi giáo viên phải được tổ trưởng, tổ phó kiểm tra hàng tuần và BGH kiểm tra giáo án của tổ trưởng chuyên môn, hàng tháng BGH đánh giá, xếp loại giáo án theo quy định của Sở GD&ĐT; kịp thời động viên những GV ĐL đầu tư công sức và trí tuệ để soạn giáo án có chất lượng, đồng thời nhắc nhở, phê bình những giáo viên thực hiện chưa tốt.
Dự giờ thăm lớp định kỳ và đột xuất để nâng cao hiệu quả quản lí nội dung này, CBQL cần phối hợp với tổ/nhóm chuyên môn dự giờ có báo trước và tăng cường dự giờ đột xuất để xem xét việc chuẩn bị đồ dùng của học sinh nhằm đánh giá khâu dặn dò tiết trước thông qua đó đánh giá tiết dạy trước đó của GV.