Nhóm Biện Pháp Quản Lí Hoạt Động Học Tập Của Hs Trong Môn


Dự giờ giảng có báo trước: Tổ chuyên môn dựa theo TKB của từng tuần, lập kế hoạch và tổ chức triển khai dự giờ các giáo viên theo tổ chuyên môn với số tiết: tối thiểu mỗi GV môn ĐL là 1 tiết /tuần; GV tập sự môn ĐL 2 tiết/tuần (không tính số tiết đã đăng ký thao giảng). Dự giờ giảng không báo trước yêu cầu tổ chuyên môn và mỗi cá nhân bố trí thời gian tăng cường công tác dự giờ. Đặc biệt dự giờ đột xuất (báo trước 5 phút) CBQL, tổ trưởng và tổ phó chuyên môn mỗi tuần dự giờ đột xuất ít nhất 01 tiết/tuần.

Ngoài ra, CBQL cũng có thể sử dụng hình thức khảo sát đánh giá của HS về giờ dạy của GV. Biện pháp này sẽ cung cấp thêm cho CBQL những căn cứ từ nhiều phía để có thêm nhiều cơ sở dữ liệu cho việc QLHĐDH của GV.

* Quản lí đổi mới phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức DH môn Địa lí

Chỉ đạo, hướng dẫn, KTĐG việc đổi mới PPDH môn ĐL nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của HS bằng các PPDH tích cực khác; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học; bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho HS; chú ý việc tổ chức DH phân hóa theo năng lực của HS dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của CT môn Địa lí.

Thực tế chúng ta thấy PTDH còn nghèo nàn, sơ sài, không kích thích được hứng thú học tập cho HS....Yêu cầu GV ứng dụng CNTT trong soạn giảng, trang bị đầy đủ các PTDH cần thiết như SKG, sách hướng dẫn giảng dạy, tài liệu tham khảo, các tạp chí khoa học giáo dục có liên quan...

Tạo điều kiện, khuyến khích GV môn ĐL được tham gia tập huấn, học tập sử dụng các thiết bị mới, các phần mềm dạy học mới, để có thể nhanh chóng đưa các tiến bộ khoa học vào áp dụng trong từng bài dạy môn ĐL, giúp quá trình học tập môn ĐL theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật.


Quản lí đổi mới phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học môn ĐLphải đi đôi với việc trang bị CSVC-TBDH nhằm đảm bảo cho việc đổi mới phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học trong môn ĐL được thực hiện hiệu quả. Bên cạnh đó, CBQL cần chỉ đạo, khuyến khích GV và HS làm đồ dùng dạy học môn ĐL như tranh ảnh, bảng biểu, video clip,...để làm cho các phương tiện dạy học bộ môn ngày càng phong phú, đa dạng và phù hợp với thực tế dạy học tại đơn vị.

Chỉ đạo việc đổi mới PPDH đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù họp với nội dung môn ĐL.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

CBQL phải chỉ đạo, khuyến khích GV môn ĐL đa dạng các hình thức tổ chức dạy học như dạy theo nhóm, dạy cá nhân, dạy trên lớp, dạy ngoài lớp, dạy ngoài trường...; chỉ đạo đổi mới PPDH môn ĐL theo hướng tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn vào nội dung dạy học ĐL.

* Tăng cường quản lí hoạt động tổ/nhóm chuyên môn Địa lí

Quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí ở các trường thpt trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long - 12

Để tăng cường quản lí hoạt động của tổ/nhóm chuyên môn ĐL, CBQL cần tăng cường chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá sinh hoạt định kỳ, sinh hoạt chuyên đề của tổ/nhóm môn ĐL. Công tác này đòi hỏi CBQL phải thực hiện những việc cụ thể sau:

CBQL cần ban hành quy chế sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn ĐL, đảm bảo tổ/nhóm chuyên môn sinh hoạt 2 lần/tháng. Kiểm tra định kỳ hàng tháng, đột xuất các loại hồ sơ chuyên môn của tổ/nhóm chuyén môn, của GV môn ĐL.

Sinh hoạt chuyên đề của tổ/nhóm môn ĐL là một trong những nội dung hoạt động có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả dạy môn ĐL và học cho GV và HS ở môn ĐL. Kế hoạch chuyên đề đã được tổ/nhóm môn ĐL bàn bạc, thống nhất trên cơ sở kế hoạch chuyên môn chung của trường từ đầu năm học. Hàng tháng tổ trưởng chuyên môn ĐL có trách nhiệm lên kế hoạch và trình phó hiệu chuyên môn để lên kế hoạch chung trong tháng cho toàn trường.


Các chuyên đề môn ĐL phải thiết thực và có tính khả thi, gắn với những yêu cầu và nhu cầu cụ thể trong quá trình DH môn ĐL, phù hợp với đối tượng DH và đặc điểm tình tình của trường.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, CBQL cần chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra việc đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn theo hướng đổi mới KTĐG và phát huy năng lực HS. Thành viên trong tổ/nhóm ĐL cùng thảo luận, trao đổi rút kinh nghiệm về cách ra đề thi/kiểm tra theo hướng phát huy năng lực HS, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, chia sẻ bài dạy hay,...CBQL có thể cùng tham gia sinh hoạt để trực tiếp đánh giá hiệu quả đổi mới sinh hoạt của tổ/nhóm ĐL.

CBQL cũng cần quản lí hoạt động thao giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm tiết dạy của tổ/nhóm môn ĐL. Ngay từ đầu năm, trong bản đăng ký kế hoạch cá nhân của từng GV môn ĐL, yêu cầu phải đăng ký cụ thể: Tổng số tiết dự giờ trong năm; tổng số tiết thao giảng trong năm; thời gian, tên bài dạy thao giảng làm căn cứ để CBQL lên lịch dự giờ ở từng tuần. Để rút kinh nghiệm tiết dạy hiệu quả, Tổ trưởng sẽ trực tiếp thống nhất ý kiến đóng góp trái ngược nhau với các GV để đi đến kết luận và có thể chỉ đạo GV dạy lại tiết dạy đó để mỗi GV thực sự hết những thắc mắc băn khoăn về tiết dạy. Yêu cầu các GV môn ĐL đến dự các tiết dạy cùng nhau của các GV khác nhau, trên cơ sở đó GV môn ĐL dự giờ sẽ rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy và sẽ học được ở mỗi người dạy cách chủ động sáng tạo khi xử lí tình huống. Từ đó mỗi GV đã biết tự rút kinh nghiệm cho mình, phát huy ưu điểm, khắc phục các khuyết nhược điểm về nội dung, phương pháp sau mỗi giờ dạy, giờ dự.

Trong quá trình dạy học, công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS là một khâu quan trọng nhằm xác định mức độ chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, thái độ học tập cửa HS. Nó vừa đóng vai trò bánh lái, vừa giữ vai trò động lực của HĐDH. Cũng có nghĩa là nó tác dụng định hướng, thúc đẩy mạnh mẽ HĐDH và quản lí HĐDH. Việc đổi mới KTĐG theo hướng tiếp cận năng lực


HS sẽ đảm bảo đánh giá chính xác hơn năng lực chiếm lĩnh tri thức và kỹ năng vận dụng tri thức đó vào thực tế của HS

CBQL nên khuyến khích GV môn ĐL sử dụng hình thức KTĐG HS thông qua các hoạt động ngoại khóa, sản phẩm thực hành. Sau đó tổ chức trao đổi, đánh giá, học tập, rút kinh nghiệm về mức độ phù hợp và tính hiệu quả của nó.

Tổ chức tập huấn cho GV về các quy định KTĐG, cách thiết kế ma trận, đề kiểm tra và xây dựng ngân hàng đề theo hướng đổi mới KTĐG. CBQL chỉ đạo xây dựng kế hoạch, hướng dẫn thực hiện đổi mới KTĐG và tổ chức xây dựng nguồn đề kiểm tra để GV tham khảo và cung cấp cho các cơ quan quản lí giáo dục.

Quản lí hoạt động KTĐG và đánh giá hiệu quả môn ĐL của GV theo tinh thần vận dụng sáng tạo và phù hợp với đặc điểm đối tượng HS, không sao chép máy móc nguyên bản đề kiểm tra, giáo án của đồng nghiệp.

Đồng thời, chỉ đạo và kiểm tra việc chấm trả bài cho HS, nhận xét vào bài làm của HS, vào điểm trong sổ điểm điện tử đúng quy định, đúng thời gian, sử dụng mạng giáo dục để quản lí việc vào điểm của GV, ban giám hiệu xác nhận trên mạng theo tuần, tháng, học kì và cả năm theo quy chế.

3.2.3. Nhóm biện pháp quản lí hoạt động học tập của HS trong môn‌

Địa lí


3.2.3.1. Mục đích của hiện pháp

Trong quá trình dạy học, người học đóng vai trò trung tâm, vừa là đối

tượng, vừa là chủ thể của HĐDH. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS tự giác, tích cực tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng kỹ xảo; tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ DH. Nếu hoạt động học của HS kém hiệu quả thì HĐDH sẽ không đạt được mục tiêu đề ra. Vì vậy, quản líhoạt động học tập của HS làkhâu quan trọng trong công tác QLHĐDH môn ĐL.


Để quản lí hoạt động học tập của HS, chủ thể quản lí phải bao quát được cả không gian và thời gian học tập để điều hòa cân đối chung, điều khiển chúng hoạt động phù hợp với tính chất và quy luật hoạt động dạy học. Quản líhoạt động học của HS là quản lí từ trong lớp, ngoài lớp đến ở nhà; quản lí thời gian học trên lớp, thời gian học ở nhà và thời gian thực hiện các hoạt động học tập khác.“Dạy ít học nhiều” không làm mất đi vai trò chủ đạo của GV mặc dù HS làmtrung tâm mà tạo sự say mê học tập cho học sinh bằng cách vận dụng hiệu quả các nguyên tắc của học tập say mê. Trong quản lí hoạt động học tập môn ĐL của HS. CBQL và GV cần giúp HS xây dựng tinh thần, thái độ và động cơ học tập đúng đắn; phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập của HS; hình thành được nề nếp học tập cho HS; nâng cao chất lượng học tập cho toàn thể HS và từng HS.

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện các hiện pháp

* Xây dựng nề nếp học tập của HS và tăng cường giáo dục động cơ, thái độ học tập của học sinh

Xây dựng hệ thống phối hợp đồng bộ trong quản lí HS giữa Đoàn trường, GVCN, GV ĐL, phân công trách nhiệm của từng bộ phận nhằm đưa HS vào khuôn khổ, nề nếp học tập.

Chủ thể quản lí cần thông qua các hoạt động học tập trên lớp và ngoài lớp để tuyên truyền, giáo dục cho HS ý thức và động cơ học tập môn ĐL. GV môn ĐL cần phải tổ chức thật hiệu quả các hoạt động học tập trên lớp và ngoài lớp cho HS, giúp HS lĩnh hội các tri thức bộ môn một cách phù hợp và hiệu quả, đây là cách hữu hiệu nhất để giáo đục, nâng cao ý thức và động cơ học tập cho HS. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải biết gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống, của đất nước và địa phương, đảm bảo “lí luận phải gắn liền với thực tiễn” nhằm hình thành cho HS thái độ, tình cảm, niềm tin và có động cơ học tập đúng đắn.


* Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn HS xây dựng nội dung học tập phù hợp

Mục tiêu môn ĐL trong CT giáo dục phổ thông đã có sự thay đổi lớn, do đó CBQL cần phải đổi mới nội dung và hình thức kiểm tra, thái độ trung thực, hợp tác, cẩn thận khi làm bài. Đặt trọng tâm kiểm tra vào những nội dung liên quan đến ứng dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tế, đánh giá cao sự sáng tạo của HS trong việc vận dụng kiến thức kỹ năng vào những tình huống mới của cuộc sống, phù hợp với trình độ và năng lực của HS, đảm bảo thực hiện hiệu quả mục tiêu DH. Đồng thời, GV cũng phải giúp HS xây dựng nội dung học tập theo hướng tích hợp, vận dụng kiến thức liên môn.

* Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp và kỹ năng học tập môn Địa lí

GV môn ĐL có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức cho HS phương pháp học tập bộ môn như: nắm vững bài cũ, làm bài tập ở nhà, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Chú trọng phương pháp nghiên cứu SGK để biết chắt lọc những kiến thức cơ bản. Thống nhất quy định việc ghi chép, phát biểu, làm bài trên lớp.

Giáo viên môn ĐL phối hợp với GVCN trong việc kiểm tra lịch học tập ở nhà, nắm vững thời khoá biểu và các hoạt động khác, từ đó yêu cầu phụ huynh phải kiểm tra giờ giấc học tập, tư vấn với phụ huynh mua SGK, sách tham khảo, đồ dùng học tập đầy đủ cho HS. Đề nghị phụ huynh thường xuyên trao đổi với GVCN về tình hình tập của con em mình thông qua sổ liên lạc, điện thoại hay trang Web của trường nhằm kiểm tra việc tự học của HS một cách nghiêm túc, sẽ tạo nên thói quen và khả năng của HS, kích thích được sự nỗ lực, say mê trong học tập cho các em.

* Phát huy tính năng động, tích cực trong học tập môn ĐL của HS

CBQL và GV môn ĐL cần tăng cường tổ chức các hoạt động thi đua học tốt trong môn ĐL. Khuyến khích HS tham gia sinh hoạt câu lạc bộ(nếu có).

CBQL cần chỉ đạo, khuyến khích GV thiết kế, tổ chức đa dạng các hình thức học tập trên lớp, tăng cường hình thức học tập nhóm, cho HS thảo luận, phản biện.


CBQL cần chỉ đạo tổ/nhóm chuyên môn và GV tổ chức các hoạt động học tập ngoài lớp. Đồng thời tạo điều kiện cho HS tham gia các hoạt động học tập ngoài lớp để giúp HS nâng cao tính năng động, tích cực của bản thân trong học tập môn ĐL.

CBQL chỉ đạo và tổ chức thành lập câu lạc bộ ĐL, tạo môi trường lành mạnh giúp HS khắc sâu tri thức, rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong học tập bộ môn.

CBQL quản lí hoạt động học tập trên lớp của HS thông qua sổ ghi đầu bài, điểm, qua dự giờ thăm lớp,...

* Đảm bảo tính nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử

CBQL thông qua tổ/nhóm chuyên môn cần quán triệt cho GV xác định rõ việc tổ, chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS - SV thực hiện theo quy định hiện hành theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2012.

Đề thi soạn trên tinh thần không quá dễ, cũng không quá khó, phù hợp với chương trình đào tạo; phải có một nhóm chuyên môn gồm những GV nhiều kinh nghiệm trực tiếp chọn và phản biện đề thi, trình duyệt đề thi trước khi tổ chức thi; đề thi, kiểm tra phải phù họp với đối tượng, sao cho HS có thể vận dụng được kiến thức đã học.

CBQL tổ chức kiểm tra định kỳ tập trung đối với môn ĐL để đảm bảo tính nghiêm túc trong kiểm tra, việc chấm thi, kiểm tra chỉ được thực hiện sau khi bài thi đã được rọc phách và phải tuân thủ theo đúng quy trình, việc tính điểm, cộng điểm phải thực sự chuẩn xác, khách quan đúng trình tự quy định.

3.2.4. Nhóm biện pháp quản lí các điều kiện hỗ trợ‌

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Trong thư gửi các cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân, nhân viên, học sinh các cấp nhân dịp đầu năm học 1968-1969, Bác Hồ đã căn dặn: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnhđạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn


hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra, và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật”. Để thực hiện tốt lời dạy của người, chính mỗi chúng ta, những người ươm mầm xanh cho Tổ quốc phải biết đào sâu, suy nghĩ góp phần tìm ra những hướng đi mới cho nền giáo dục nước nhà. Tạo cho các em có tinh thần phấn chấn trong hành trình khám phá tri thức nhân loại, góp phần đưa nền giáo dục nước ta xứng tầm với nền giáo dục thế giới góp phần quan trọng đưa đến sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Các điều kiện hỗ trợ là rất cần thiết để giúp cho hoạt động dạy học diễn ra thuận lợi và phát huy hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy, công tác quản lí hoạt động dạy học môn ĐL không thể thiếu nội dung quản lí các điều kiện hỗ trợ.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện các biện pháp

* Tăng cường trang bị, KTĐG việc sử dụng CSVC-TBDH môn Địa lí

Hiện tại, thiết bị dạy học hiện đại của bộ môn ĐL thì còn quá ít, nhiều trường, PTDH hiện đại của môn ĐL không có, nếu có thì cũng chỉ được một vài thiết bị mà một số GV tâm huyết tự tìm kiếm để đưa vào giảng dạy.

CBQL cần trao đổi, thảo luận với tổ/nhóm và GV ĐL về nhu cầu trang bị CSVC-TBDH trong môn ĐL, trên cơ sở đó lập dự trù kinh phí và dự kiến kế hoạch quản lí CSVC-TBDH cho môn ĐL.

Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của GV ĐL trong việc khai thác, sử dụng và bảo quản CSVC-TBDH môn ĐL một cách hiệu quả. Yêu cầu tổ/nhóm chuyên môn và GV báo cáo tình hình sử dụng CSVC-TBDH. Định kỳ hàng tháng, lập sổ theo dõi về việc sử dụng CSVC- TBDH của GV môn ĐL.

Xây dựng thư viện đạt chuẩn, tăng cường thêm các đầu sách/tài liệu tham khảo của môn ĐL tại thư viện của trường, hướng dẫn GV và HS tra cứu dữ liệu môn ĐL trong thư viện điện tử.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2023