Quản trị thương mại điện tử 1 Phần 1 - 19


- Cá nhân hóa: Người mua hàng thường đánh giá cao các đề xuất được cá nhân hóa và phần mềm trưng bày hàng hóa đưa ra các công cụ cho các website bán lẻ để cung cấp các đề xuất sản phẩm dựa trên lịch sử mua hàng. Cá nhân hóa có thể làm tăng tỉ lệ chuyển đổi và lòng trung thành, giúp khách hàng khám phá các sản phẩm mà họ có thể không tự tìm thấy.

- Đề xuất giỏ hàng: Giống như các đề xuất sản phẩm được cá nhân hóa, các đề xuất bổ sung với giỏ hàng của khách hàng có thể giúp tăng bán hàng nâng cấp trước khi khách hàng thanh toán.

- Thu thập dữ liệu: Phần mềm trưng bày hàng hóa có thể giúp doanh nghiệp thu thập dữ liệu về hành vi mua sắm của khách hàng, cũng như chiến lược bán hàng nào có lợi.

- Trí tuệ nhân tạo: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong phần mềm trưng bày hàng hóa có lợi đặc biệt vì khả năng tạo ra các đề xuất được cá nhân hóa. Sử dụng AI, phần mềm trưng bày điện tử có thể khuyến nghị người mua sản phẩm có khả năng mua dựa trên nhiều dữ liệu được thu thập bởi công cụ này. Và khi AI liên tục học hỏi, các dự đoán sẽ được cải thiện.

3.4.3. Phần mềm cá nhân hóa thương mại điện tử

Phần mềm cá nhân hóa thương mại điện tử tạo ra trải nghiệm phù hợp với người tiêu dùng mua sắm trực tuyến bằng nhiều công cụ. Phần mềm này ghi lại hành vi của người dùng trong thời gian thực trên nhiều kênh và cung cấp tin nhắn được cá nhân hóa để giúp người dùng khám phá và mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Phần mềm cá nhân hóa được sử dụng bởi các nhà tiếp thị và các nhà bán lẻ điện tử nhằm tăng doanh số bán hàng trực tuyến. Thông thường, phần mềm cá nhân hóa thường được phân phối dưới dạng một giải pháp độc lập tích hợp với các nền tảng thương mại điện tử, phần mềm giỏ hàng và phần mềm quản lý thông tin sản phẩm. Ngoài ra, một số nhà cung cấp kết hợp phần mềm cá nhân hóa


thương mại điện tử với phần mềm trưng bày hàng hóa hoặc phần mềm bán lẻ đa kênh.

Các yêu cầu chung của phần mềm cá nhân hóa thương mại điện tử:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

- Giám sát hành vi của người dùng trên các kênh như điện thoại di động, web hoặc thư điện tử (email).

- Cung cấp các tính năng để tạo tin nhắn cá nhân và đề xuất sản phẩm.

Quản trị thương mại điện tử 1 Phần 1 - 19

- Nhắm mục tiêu khách truy cập với tin nhắn tùy chỉnh dựa trên hành vi và lịch sử truy cập.

- Xác định và triển khai các chiến dịch cá nhân hóa để nhắm mục tiêu phân khúc người mua.

- Phân tích hiệu quả của các chiến dịch cá nhân hóa trên nhiều kênh.

Một số phần mềm cá nhân hóa thương mại điện tử được đánh giá cao các yêu cầu trên là: Emarsys, Nosto, AB Tasty, Optimizely, Evergage, iZooto, SheerID, Bronto…

3.4.4. Phần mềm quản lý thông tin sản phẩm

Phần mềm quản lý thông tin sản phẩm (PIM) là một tập hợp các quy trình và công cụ tập trung và quản lý thông tin sản phẩm kinh doanh thương mại điện tử để đảm bảo một cái nhìn chính xác, duy nhất về dữ liệu sản phẩm. PIM cung cấp một nền tảng tập trung để quản lý dữ liệu hiệu quả về chi phí trên một sản phẩm và dịch vụ kinh doanh thương mại điện tử. PIM tạo điều kiện cho việc duy trì dữ liệu và thông tin sản phẩm phù hợp và chất lượng.

PIM tập trung thông tin sản phẩm, sau đó có thể được điều chỉnh bằng công cụ/giải pháp trưng bày hàng hóa để tối đa hóa hiệu quả trưng bày. Trong khi PIM duy trì tính toàn vẹn của thông tin sản phẩm, các giải pháp trưng bày điện tử cung cấp thông tin theo cách hấp dẫn nhất có thể. Sự khác biệt lớn nhất giữa PIM và phần mềm quản lý danh mục là PIM


có tính toàn diện hơn và vượt xa hơn cả việc làm giàu dữ liệu. PIM thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn và định dạng dữ liệu và kết hợp chúng thành một nguồn dữ liệu chủ duy nhất, có khả năng xác định và sửa chữa dữ liệu có vấn đề và đẩy dữ liệu ra tất cả các kênh phân phối mong muốn. PIM cũng có thể tích hợp với phần mềm như quản lý danh mục, quản lý quy trình kinh doanh và chất lượng dữ liệu. Các yêu cầu chung của PIM là:

- Thu thập và thống nhất thông tin sản phẩm từ nhiều tệp khác nhau thành một nguồn.

- Chính xác và sửa chữa dữ liệu có vấn đề hoặc không nhất quán.

- Tự động hóa dữ liệu và quy trình kinh doanh thương mại điện tử.

- Có một thanh tìm kiếm làm việc hoặc chức năng lọc.

- Có một công cụ tìm kiếm hiệu quả.

- Tạo và quản lý danh mục để tổ chức sản phẩm.

- Đẩy sản phẩm/thông tin ra các kênh bán lẻ, truyền thông xã hội, tiếp thị hoặc kênh bán hàng.

Một số phần mềm quản lý thông tin sản phẩm được đánh giá cao hiện nay là Salsify, Syndigo Content Experience Hub, Akeneo PIM, Catsy, Plytix, Pimcore, inRiver PIM và Propel.

3.4.5. Phần mềm quản lý bán lẻ đa kênh

Phần mềm quản lý bán lẻ đa kênh đồng bộ hóa tất cả dữ liệu sản phẩm trong một doanh nghiệp thành một kho lưu trữ dữ liệu tập trung. Bán lẻ đa kênh là một chiến lược tiếp thị kỹ thuật số cung cấp cho khách hàng nhiều phương pháp để truy cập thông tin danh mục sản phẩm trước khi mua sản phẩm. Phần mềm quản lý bán lẻ đa kênh hợp lý hóa và kết nối ngoại tuyến với trải nghiệm mua sắm trực tuyến, để thống nhất hiệu quả hoạt động kinh doanh và hậu cần với dữ liệu sản phẩm.


Phần mềm quản lý bán lẻ đa kênh đảm bảo khách hàng nhận được trải nghiệm thống nhất trên tất cả các kênh - tự động hóa việc nhận và xử lý đơn đặt hàng và cung cấp cho chủ doanh nghiệp cái nhìn đầy đủ về hoạt động của mình để giúp tối ưu hóa quản lý kho hàng, đặt hàng và các quyết định kinh doanh trong tương lai. Phần mềm bán lẻ đa kênh hoạt động với phần mềm quản lý danh mục, PIM, vận hành chuỗi cung ứng và các công cụ kinh doanh thông minh.

Các yêu cầu chung của phần mềm quản lý bán lẻ đa kênh.

- Cung cấp thông tin sản phẩm phù hợp, giá cả và kinh nghiệm đặt hàng trên tất cả các kênh.

- Tạo điều kiện giao tiếp trên nhiều kênh, chấp nhận thanh toán ở mọi kênh.

- Thu thập dữ liệu sản phẩm và khách hàng vào một kho lưu trữ dữ liệu.

- Tự động hóa việc nhận và xử lý các đơn đặt hàng trực tuyến.

- Tạo báo cáo về các số liệu như trạng thái hàng tồn kho hoặc mẫu hành vi của khách hàng.

Một số phần mềm bán lẻ đa kênh được đánh giá cao hiện nay trên thế giới là Webgility, Sellbrite, Multiorders, SellerCloud và SellerActive.


Câu hỏi ôn tập, thảo luận và bài tập chương 3

A. Câu hỏi ôn tập và thảo luận

1) Phân biệt tên miền ASCII và tên miền quốc tế hóa.

2) Tại sao doanh nghiệp cần tên miền phụ. Nêu một vài ưu điểm của sử dụng tên miền phụ.

3) Phân tích vai trò của website bán lẻ điện tử.


4) Phân tích khái niệm website bán lẻ điện tử.

5) So sánh danh mục điện tử với danh mục giấy.

6) Phân tích hoạt động quản trị nội dung website.

7) Mô tả cấu trúc thông tin website bán lẻ điện tử. Cho ví dụ minh họa.

8) Nêu các cách thức quảng bá website bán lẻ điện tử.

9) Phân tích vai trò trưng bày hàng hóa website bán lẻ điện tử.

B. Bài tập thực hành

10) Truy cập một trong các website Sapo.vn, Vinadata.vn, Haravan.com, Kiotviet.vn, Bota.vn, Omnichannel.vn, Nhanh.vn, Viettelsale.com và tạo một gian hàng điện tử với các yêu cầu sau:

- Tên gian hàng điện tử.

- Mô tả các thông tin sản phẩm (hình ảnh, giá bán,..).

- Thông tin giảm giá, khuyến mãi, địa chỉ liên lạc.

- Các thông tin khác.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/02/2024