Khái Quát Về Kinh Tế - Xã Hội Và Gd&đt Thành Phố Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long


Kết luận Chương 1

Quản lí hoạt động dạy học với mục đích là quản lí việc chấp hành các quy định (điều lệ quy chế, nội quy v.v...) về hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập của HS đảm bảo cho hoạt động đó được tiến hành tự giác, có nề nếp ổn định, có chất lượng và hiệu quả cao.

Trên cơ sở tiếp cận các khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu, tác giả luận văn đi sâu xác định các nội dung dạy học môn Địa lí và quản lí dạy học môn Địa lí ở trường THPT,tức là quản lí việc xây dựng và thực hiện mục tiêu, nội dung dạy học, kế hoạch giảng dạy và nội dung chương trình giảng dạy, quản lí PPDH thực tế của GV, hoạt động học tập của HS, quản lí phương tiện dạy học, quản lí kiểm tra, đánh giá làm cho các kế hoạch giảng dạy, nội dung chương trình giảng dạy được thực hiện một cách đầy đủ, chính xác về nội dung và tiến độ thời gian, quán triệt được các yêu cầu của mục tiêu dạy học. Vì vậy, việc quản lí hoạt động dạy học môn ĐL ở trường THPT góp phần to lớn trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục chung của nhà trường.

Đây là cơ sở lí luận quan trọng để tác giả luận văn tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động dạy học môn Địa lí và quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí ở chương 2


CHƯƠNG 2


THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG‌

2.1. Khái quát về Kinh tế - Xã hội và GD&ĐT thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long‌

2.1.1. Khái quát về Kinh tế- Xã hội thành phố Vĩnh Long

Thành phố Vĩnh Long nằm phía Tây Bắc tỉnh Vĩnh Long. Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Tây Bắc giáp với tỉnh Tiền Giang, phía Bắc, phía Đông và phía Nam giáp huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Nằm cạnh bờ sông Cổ Chiên, một nhánh của sông Tiền. Thành phố Vĩnh Long có 4 tuyến quốc lộ chạy ngang qua gồm quốc lộ 1 nối với Tiền Giang và thành phố Cần Thơ, quốc lộ 53 nối Vĩnh Long với Trà Vinh, quốc lộ 57 từ Vĩnh Long đi Bến Tre và quốc lộ 80 từ thành phố Vĩnh Long đi Đồng Tháp.

Thành phố Vĩnh Long có diện tích 48,01 km2 và có 138.229 người (số liệu thồng kê 2011). Thành phố Vĩnh Long có 7 phường và 4 xã, trong đó gồm: Phường 1, 2, 3, 4, 5, 8, 9 và các xã Trường An, Tân Ngãi, Tân Hòa, Tân Hội. Thành phố Vĩnh Long cách Thành phố Hồ Chí Minh 135 km, cách thành phố Cần Thơ 33 km, đây là hai thị trường tiêu thụ lớn, là trung tâm hỗ trợ đầu tư kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và thông tin cho Vĩnh Long.

Vị trí như trên đã tạo thuận lợi cho thành phố Vĩnh Long phát triển sản xuất hàng hóa và mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội với các địa phương trong tỉnh và trong vùng.

Thành phố Vĩnh Long là trung tâm tỉnh lụy của tỉnh Vĩnh Long. Đây cũng cũng được xem trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa của tỉnh. Trong giai đoạn 2010 - 2015, thành phố Vĩnh Long đã đạt được những thành tựu quan trọng


trong phát triển kinh tế - xã hội. Kết cấu hạ tầng được kiện toàn để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố được giữ vững, phấn đấu đến năm 2020 TP Vĩnh Long sẽ trở thành đô thị loại II.

Lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, tỉ lệ học sinh ra lớp các bậc học hàng năm đạt trên 99%, toàn thành phố có 11 trường đạt chuẩn quốc gia; trên địa bàn thành phố Vĩnh Long có 5 trường THPT. Tỉ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn “gia đình văn hóa” trên 90%; 98 công sở đạt danh hiệu “công sở văn hóa”. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên 0,87%. Số hộ nghèo giảm hàng năm, thu nhập bình quân đầu người trung bình 35 triệu đồng/người/năm.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục, y tế được đầu tư đúng mức, đáp ứng yêu cầu dạy và học, nâng cao chất lượng khám, điều trị bệnh cho nhân dân. Tỉ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt 100%; tỉ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 100%.

Hiện nay thành phố tập trung các nguồn lực đầu tư cho kết cấu hạ tầng, khai thác có hiệu quả lợi thế tiềm năng hiện có. Trên địa bàn thành phố có nhiều đơn vị kinh tế hoạt động trong các ngành kinh tế nông nghiệp kỹ thuật cao, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

2.1.2. Khái quát về GD& ĐT thành phố Vĩnh Long


Từ khi chia tách tỉnh đến nay, giáo dục ở tỉnh Vĩnh Long nói chung và giáo dục của thành phố Vĩnh Long nói riêng đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VI của Đảng năm 1986 đã đề ra chủ trương, đường lối đổi mới toàn diện về kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế, cách nhìn đối với giáo dục có sự thay đổi. Giáo dục không đơn thuần là phúc lợi xã hội mà là điều kiện để phát triển. Quan niệm giáo dục là "Quốc sách hàng đầu", "đầu tư cho giáo dục là đầu tư để phát triển" được thể hiện trong các chủ trương, nghị quyết của Đảng, quyết định của Nhà nước nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Nghị quyết 4 Hội nghị Ban chấp


hành Trung ương Đảng khóa VII về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo, Nghị quyết 2 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về "Giáo dục đào tạo và khoa học - công nghệ", các Nghị quyết của Tỉnh ủy Vĩnh Long về công tác giáo dục và đào tạo, nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về cồng tác GD&ĐT... Chủ trương đa dạng hóa các loại hình trường lớp, xã hội hóa giáo dục đã tác động tích cực sự nghiệp giáo dục của tỉnh Vĩnh Long nói chung và thành phố Vĩnh Long nói riêng. Một số chính sách ưu đãi cho giáo viên, sự chăm lo hỗ trợ từ PHHS đã tạo điều kiện cho GV có phần yên tâm với nghề, gắn bó với HS, nâng cao trách nhiệm trong quá trình giáo dục và đào tạo.

Thuận lợi

- Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc, kịp thời của Bộ GD&ĐT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Thành ủy và UBND thành phố Vĩnh Long, sự phối họp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, đoàn thể, sự ủng hộ nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân, nhận thức của xã hội về vai trò của giáo dục ngày càng sâu sắc.

- Sự ổn định và phát triển của chất lượng giáo dục mấy năm gần đây đã tạo đà tốt để toàn ngành GD&ĐT tiếp tục tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

- CBQL, GV đều đạt chuẩn về trình độ, năng động, nhiệt tình, tận tâm với nghề. Tất cả CBQL, GV nhận thức sâu sắc về quan điểm chỉ đạo đối với cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, có tinh thần đoàn kết, trách nhiệm cao, tinh thần tự học để nâng cao trình độ, nghiêm túc trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Cơ sở vật chất ngày càng khang trang, trang thiết bị DH ngày càng hiện đại, các phòng thực hành thí nghiệm ngày càng được đầu tư và mở rộng theo quy mô đạt chuẩn Quốc gia.

- Có sự chỉ đạo kịp thời của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh Vĩnh Long, dưới sự hướng dẫn và quản lí của Sở GD&ĐT, về cơ bản tình trạng dạy thêm - học thêm ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long được kiểm soát chặt chẽ.


Khó khăn

- Tình hình kinh tế - xã hộitrong những năm qua còn gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến đời sống của cán bộ, GV, nhân viên trong toàn ngành, bên cạnh đó, việc huy động các nguôn lực xã hội, các nhà hảo tâm hỗ trợ cho phát triên giáo dục cũng như tăng cường csvc và thiết bị cho giáo dục còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là những năm trước đây, để chống tình trạng lạm thu, UBND tỉnh Vĩnh Long đã chỉ đạo không thực hiện thu xã hội hóa trong trường học nên các trường không huy động sự đóng góp của PHHS và các tổ chức.

- Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ở địa phương đa số nhỏ nên việc đóng góp cũng không đáng kể; đời sống nhân dân còn gặp nhiêu khó khăn, một số phụ huynh chưa nhận thức được vai trò của giáo dục nên chưa thực sự quan tâm, tạo điều kiện cho con em đi học.

- Cơ sở vật chất vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập của học sinh (nhất là ở bậc học mầm non và tiểu học).

- Các biểu hiện tiêu cực trong xã hội tác động không nhỏ tới công tác giáo dục đạo đức học sinh. Tình trạng học sinh đánh nhau tuy có giảm nhưng vẫn diễn ra khá phức tạp.

Trong những năm gần đây Giáo dục Vĩnh Long có bước phát triển bền vững về qui mô trường lớp, chất lượng nhà giáo và hiệu quả trong giáo dục. Chất lượng dạy học ngày càng được nâng cao, đội ngũ giáo viên và các điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng cho công tác giảng dạy đảm bảo làm cho hoạt động giáo dục ngày càng được đáp ứng được nhu cầu càng phát triển trong thời kì hội nhập.

Nhìn chung quy mô giáo dục phát triển nhanh, triển khai đồng bộ và có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào của ngành phát động, đặc biệt là việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã làm cho nhiều trường thực sự có môi trường giáo dục lành mạnh, không gian xanh, sạch, đẹp hấp dẫn HS tới trường.


Ngành đã triển khai mạnh mẽ việc đổi mới phương pháp dạy học, tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy, học và quản lí góp phần đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục.

Tổng số trường THPT đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn thành phố Vĩnh Long tính đến thời điểm báo cáo là: 03/05 trường, đạt tỷ lệ 60%.

2.2. Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng

Để tìm hiểu về quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long chúng tôi tiến hành khảo sát trên 3 nhóm đối tượng là CBQL, giáo viên môn Địa lí và học sinh ở 3 khối của 5 trường THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long.

Căn cứ trên tổng số CBQL, giáo viên Địa lí và học sinh của trường khảo sát, chúng tôi chọn 40 CBQL, GV Địa lí cùng với 300 học sinh để khảo sát. Cụ thể như thống kê trong bảng 2.1.

Bảng 2.1. Thống kê số lượng mẫu khảo sát



STT


TRƯỜNG

CBQL&GV

Học sinh

Cử nhân

Thạc sỹ

K10

K11

K12

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

THPT Chuyên

Nguyễn Bỉnh Khiêm

8

20

3

37,5

15

5,0

15

5,0

15

5,0

2

THPT Lưu Văn Liệt

8

20

2

25,0

25

8,3

25

8,3

25

8,3

3

THPT Nguyễn Thông

8

20

2

25,2

20

6,7

20

6,7

20

6,7

4

THPT Vĩnh Long

9

22,5

1

12,5

25

8,3

25

8,3

25

8,3

5

THCS- THPT

Trưng Vương

7

17,5

0

0

15

5,0

15

5,0

15

5,0

Tổng

40

100

8

100

100

33,3

100

33,3

100

33,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí ở các trường thpt trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long - 7


* Cách thức xử lí số liệu

Sau khi thu phiếu thăm dò ý kiến, sử dụng phần mềm Microsoft Office Excell và SPSS để tiến hành thống kê, tính điểm trung bình (ĐTB), tính tỷ lệ phần trăm cho tất cảcác mức độ khảo sát trong đề tài nghiên cứu.

Cách quy ước thang ĐTB ứng với từng mức độ khảo sát của phiếu điều tra như sau: ĐTB từ 3.26 4.00 = Rất quan trọng/Tốt/Rất thường xuyên/Rất nhiều/Rất cần thiết /Rất khả thi/Rất phù hợp.

ĐTB từ 2.51 3.25 = Quan trọng/Khá/Thường xuyên/Nhiều/Cần thiết/Khả thi/Phù hợp.

ĐTB từ 1.76 2.50 = ít quan trọng/Trung bình/Không thường xuyên/ít tác động/ít cần thiết/ít khả thi/ít phù hợp.

ĐTB từ 1.00 1.75 = Không quan trọng/Yếu/Không thực hiện/Không tác động/Không cần thiết/Không khả thi/Không phù hợp.

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Địa lí ở trường trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

2.3.1.Thực trạng nhận thức về vai trò và mục tiêu môn Địa lí


Để tìm hiểu thực trạng nhận thức về vai trò, môn ĐL chúng tôi đã tiến hành lập phiếu khảo sát ở hai đối tượng là CBQL và GV môn Địa lí với kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL&GV về vai trò môn Địa lí


STT

NỘI DUNG

ĐTB

HẠNG

1

Môn ĐL hình thành cho học sinh nhân cách con

người mới trong xã hội

3,22

2


2

Môn ĐL bồi dưỡng cho học sinh một thế giới

quan khoa họcvà những quan điểm nhận thức đúng đắn


3,10


3


3

Môn ĐL là phương tiện hữu hiệu để giúp học

sinh hình thành kỹ năng sống

2,78

6


4

Môn ĐL góp phần rèn luyện cho HS kỹ năng

hành động, thái độ ứng xử thích hợp với môi trường tự nhiên, xã hội


2,70


7


5

Môn ĐL có vai trò chủ đạo và trực tiếp trong việc giáo dục học sinh ý chí tự cường dân tộc, niềm tin vào tương lai của đất nước, sẵn sàng tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất

nước


3,09


4


6

Môn ĐL trang bị cho HS hệ thống tri thức cơ

bản về đặc điểm tự nhiên, dân cư và kinh tế xã hội


3,28


1

7

Môn ĐL giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, quê

hương, đất nước

2,80

5


Nhìn vào số liệu bảng thống kê, có thể thấy được việc nhận thức vai trò, môn ĐL trong nhà trường THPT hiện nay, ứng với ĐTB và thứ hạng của từng nội dung. Phổ điểm trung bình của các nội dung được khảo sát nằm trong khoảng từ 2,70 3,28 với thang điểm chuẩn ở mức quan trọng. Điều này cho phép chúng ta nhận định rằng CBQL&GV môn ĐL các trường THPT nhận thức tương đối đúng đắn về tầm quan trọng của môn ĐL trong việc hình thành cho học sinh nhân cách con người mới trong xã hội cho HS bậc THPT, đặc biệt hầu hết CBQL&GV môn ĐL cho rằng môn ĐL trang bị cho HS hệ thống tri thức cơ bản về đặc điểm tự nhiên, dân cư và kinh tế xã hội là rất quan trọng (ĐTB = 3,28). Cùng với việc khảo sát CBQL và GV môn ĐL, chúng tôi cũng đồng thời khảo sát nội dung này trên đối tượng HS và thu được kết quả đa số cho rằng môn ĐL có vai trò quan trọng trong nhà trường (ĐTB = 3,05).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2023