* Mức độ khả thi của các biện pháp được đề xuất
Bảng 3.2. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Biện pháp | Mức khả thi | ||||
Trung bình | Độ lệch chuẩn | Thứ hạng | Mức đánh giá | ||
1 | BP1. Nâng cao nhận thức về chất lượng quản lý chương trình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội | ||||
1 | Đổi mới xây dựng kế hoạch thiết kế chương trình nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên | 3.38 | 0.567 | 2 | Rất khả thi |
2 | Huy động các nguồn lực trong cũng như ngoài nhà trường | 3.42 | 0.609 | 1 | Rất khả thi |
3 | Tham quan học hỏi từ những trường có cùng chuyên ngành đào tạo | 3.24 | 0.591 | 3 | Rất khả thi |
4 | Cơ chính sách khen thưởng, khuyến khích kịp thời phù hợp | 2.96 | 0.727 | 4 | Rất khả thi |
2 | BP2. Xây dựng chương trình phù hợp với thực tế nhằm tiếp cận và phát triển năng lực cho sinh viên | ||||
1 | Nắm bắt nhu cầu của xã hội về những yêu cầu đào tạo thanh nhạc | 3.44 | 0.705 | 2 | Rất khả thi |
2 | Mục tiêu đào tạo rõ ràng, cụ thể sát với thực tế cuộc sống. | 3.40 | 0.728 | 3 | Rất khả thi |
3 | Xây dựng chuẩn đầu ra dựa trên nhu cầu của xã hội | 3.50 | 0.647 | 1 | Rất khả thi |
4 | Có kế thừa những tinh hoa của chương trình đào tạo truyền thống | 3.18 | 0.72 | 5 | Rất khả thi |
Có thể bạn quan tâm!
- Biện Pháp Quản Lí Hoạt Động Đào Tạo Ngành Thanh Nhạc Tại Trường Cao Đẳng
- Biện Pháp 3: Tăng Cường Đội Ngũ Giáo Viên Trình Độ Cao Đồng Thời Bồi Dưỡng Năng Lực Giảng Dạy Cho Giảng Viên.
- Khảo Nghiệm Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi
- Nâng Cao Nhận Thức Về Chất Lượng Quản Lý Chương Trình Đào Tạo Nhằm Đáp Ứng Yêu Cầu Của Xã Hội
- Quản lí hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Cần Thơ - 18
- Quản lí hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Cần Thơ - 19
Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.
Biện pháp | Mức khả thi | ||||
Trung bình | Độ lệch chuẩn | Thứ hạng | Mức đánh giá | ||
5 | Tăng cường rèn luyện năng lực nghề nghiệp trong môi trường thực tế | 3.34 | 0.688 | 4 | Rất khả thi |
3 | BP3. Tăng cường đội ngũ giáo viên trình độ cao đồng thời bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên. | ||||
1 | Khuyến khích tiếp cận kỹ thuật mới về đào tạo thanh nhạc. | 3.30 | 0.678 | 4 | Rất khả thi |
2 | Bố trí giảng dạy phù hợp với năng lực chuyên môn và chuyên ngành được đào tạo. | 3.32 | 0.713 | 3 | Rất khả thi |
3 | Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên và định kì | 3.18 | 0.72 | 5 | Rất khả thi |
4 | Tạo điều kiện cho GV đi học nâng cao trình độ | 3.38 | 0.697 | 2 | Rất khả thi |
5 | Tạo môi trường, điều kiện và khuyến khích GV tham gia NCKH nhằm tự nâng cao năng lực | 3.14 | 0.729 | 6 | Rất khả thi |
6 | Xây dựng môi trường giảng dạy chuyên nghiệp | 3.46 | 0.646 | 1 | Rất khả thi |
4 | BP4. Quản lý các hoạt học tập của sinh viên | ||||
1 | Tạo điều kiện cho sinh viên tự học tự nghiên cứu | 3.22 | 0.764 | 4 | Rất khả thi |
2 | Hướng dẫn sinh viên hình thức, phương pháp tự học tự nghiên cứu. | 3.24 | 0.797 | 3 | Rất khả thi |
Biện pháp | Mức khả thi | ||||
Trung bình | Độ lệch chuẩn | Thứ hạng | Mức đánh giá | ||
3 | Khuyến khích sinh viên tích cực tương tác với nhau và với giảng viên | 3.62 | 0.49 | 1 | Rất khả thi |
4 | Phòng đào tạo phối hợp với khoa có biện pháp đánh giá hoạt động tự học của sinh viên. | 3.22 | 0.764 | 4 | Rất khả thi |
5 | Cải tiến nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá nhằm thể hiện được kết quả tự học của sinh viên | 3.58 | 0.499 | 2 | Rất khả thi |
5 | BP5. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập | ||||
1 | Giáo dục ý thức trách nhiệm về kiểm tra đán giá cho các đối tượng có liên quan | 3.42 | 0.609 | 1 | Rất khả thi |
2 | Cập nhật kỹ thuật đánh giá dựa trên chương trình đào tạo mới | 3.36 | 0.663 | 4 | Rất khả thi |
3 | Kết quả kiểm tra đánh giá phản ánh đúng năng lực của sinh viên | 3.42 | 0.642 | 1 | Rất khả thi |
4 | Ứng dụng công nghệ thông tin vào KTĐG | 3.38 | 0.635 | 3 | Rất khả thi |
5 | Công bố đầy đủ kịp thời các nội dung kiểm tra đánh giá. | 3.36 | 0.693 | 4 | Rất khả thi |
6 | BP6. Đổi mới, cải tạo các điều kiện hỗ trợ học tập giảng dạy | ||||
1 | Huy động tối đa các nguồn lực phục vụ công tác đào tạo, học tập | 3.12 | 0.746 | 6 | Rất khả thi |
2 | Xây dựng môi trường học tập thân thiện, chuyên nghiệp trong sinh viên | 3.22 | 0.708 | 4 | Rất khả thi |
Biện pháp | Mức khả thi | ||||
Trung bình | Độ lệch chuẩn | Thứ hạng | Mức đánh giá | ||
3 | Xây dựng môi trường sư phạm chuyên nghiệp | 3.38 | 0.697 | 2 | Rất khả thi |
4 | Tăng cường CSVC phục vụ cho hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên | 3.30 | 0.678 | 3 | Rất khả thi |
5 | Hiện đại hóa thư viện, phát triển và hoàn thiện thư viện điện tử | 3.42 | 0.575 | 1 | Rất khả thi |
6 | Tạo mối quan hệ tốt với các cơ quan, đơn vị nhằm tìm kiếm môi trường thực tập thực tế cho sinh viên. | 3.22 | 0.708 | 4 | Rất khả thi |
Trung bình chung | 3.33 | ||||
Mức đánh giá chung | Rất khả thi | ||||
Độ tin cậy của thang do (Cronbach's Alpha) | 0.994 |
Kết quả khảo sát mức độ cần thiết ở bảng 3.2 cho thấy đa số các ý kiến được hỏi đều cho rằng những nội dung đề xuất đều có mức khả thi rất cao. Cụ thể các nội dung khảo sát được đánh giá như sau.
Về BP1 Nâng cao nhận thức về chất lượng quản lý chương trình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Đa số các nội dung của biện pháp này có kết quả đánh giá rất cao, trong việc Huy động các nguồn lực trong cũng như ngoài nhà trường tham gia vào quá trình đổi mới chương trình đào tao, có điểm TB 3.42. Đây là hoạt động xã hội hóa nhằm tranh thủ các nguồn lực và trí tuyệ của xã hội góp sức xây dựng nhà trường ngày một vững mạnh và toàn diện. Theo đánh giá nội dung này có tính khả thi rất cao. Hay nội dung Đổi mới xây dựng kế hoạch thiết kế chương trình nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên, điểm TB là 3.38. Điểm số này đạt mức đánh giá rất khả thi.
Từ đó có thể thấy nhận thức về chất lượng quản lý chương trình đào tạo đóng vai trò tương đối quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chương trình. Với thực trạng như nhận xét của khảo nghiệm cùng với tình hình thực tế, người nghiên cứu nhận thấy đề xuất về biện pháp này hoàn toàn có mức khả thi cao khi áp dụng thực tế.
BP2 Xây dựng chương trình phù hợp với thực tế nhằm tiếp cận và phát triển năng lực cho sinh viên. Các nội dung của biện pháp đều nhận được đánh giá ở mức độ rất khả thi. Trong đó việc Xây dựng chuẩn đầu ra dựa trên nhu cầu của xã hội, TB 3.50, Nắm bắt nhu cầu của xã hội về những yêu cầu đào tạo thanh nhạc, TB
3.44. Đây là những nội dung cần có sự thay đổi sâu sắc công tác quản lý chương trình đào tạo. Nêu xây dựng chương trình đảm bảo các yêu cầu trên thì không những chất lượng đào tạo đượng nâng cao mà vị thế và uy tính của nhà trường cũng được khẳng định. Từ kết quả khảo sát người nghiên cứu cho rằng với các nội dung phù hợp với xu thế hiện nay của đào tạo chất lượng cao những biệm pháp đề xuất là hoàn toàn hợp lý và tính ứng dụng rất cao.
BP3 Tăng cường đội ngũ giáo viên trình độ cao đồng thời bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên. Đây là cơ sở khẳng định giá trị bền vững cho một cơ sở đào tạo cho nên biện pháp này nhận được hầu hết các ý kiến đánh giá rất khả thi. Trong đó nội dung Xây dựng môi trường giảng dạy chuyên nghiệp, TB 3.46 và Tạo điều kiện cho GV đi học nâng cao trình độ, TB 3.38, được đặc biệt quan tâm. Vì chỉ khi có đội ngũ giảng dạy nhiệt huyết và trình độ chuyên sư phạm cao cùng với năng lực truyền thụ tốt cộng với môi trường học tập chuyên nghiệp thì lúc đó giá trị về bằng cấp của sinh viên mới được xã hội công nhận và sử dụng. Cho nên, biện pháp này nhận được sự đồng tình cao khi triển khai tực hiện là hoàn toàn phù hợp.
BP4 Quản lý các hoạt học tập của sinh viên. Đây là biện pháp nhằm kiểm tra chất lượng đào tạo của chương trình. Khi chương trình đào tạo phù hợp với khả năng của sinh viên thì kết quả các hoạt động được thể hiện trên năng lực của sinh viên thông qua các hoạt động mà các em chuẩn bị và tiến hành. Đối với nhóm biện pháp này các ý kiến được hỏi đều cho rằng có tính khả thi khi triển khai thực hiện. Nội dung được đánh giá cao nhất là Khuyến khích sinh viên tích cực tương tác với
nhau và với giảng viên, TB 3.62, và nội dung Cải tiến nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá nhằm thể hiện được kết quả tự học của sinh viên, TB 3.58. Tử kết quả nhận được của khảo nghiệm người nghiên cứu nhận thấy biện pháp 4 hoàn toàn có thể thực hiện được đối với thực trạng hiện nay tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ.
BP5 Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Đây là nội dung giúp các nhà quản lý vửa kiểm tra được tiến trình đào tạo vừa phản ánh được chất lượng thực hiện chương trình. Nếu công tác kiểm tra đánh giá được đổi mới và cải tiến phù hợp với nội dung chương trình mới thì tính đồng bộ của chương trình đào tạo được đảm bảo và chất lượng giảng dạy cũng như học tập cũng được nâng cao. Chính vì vậy khi khảo sát nội dung này đa số các ý kiến đều cho rằng biện pháp đều xuất có tính khả thi cao.
BP6 Đổi mới, cải tạo các điều kiện hỗ trợ học tập giảng dạy. Về cơ bản biện pháp này cũng nhận được đa số các ý kiến tích cực ủng hộ. Các nội dung có liên quan như; Xây dựng môi trường sư phạm chuyên nghiệp, Hiện đại hóa thư viện, phát triển và hoàn thiện thư viện điện tử, Tăng cường CSVS phục vụ cho hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên. Đều nhận được đánh giá rất khả thi.
Như vậy có thể thấy khảo sát tính khả thi của 6 biện pháp đề xuất, nhằm nâng cao chất lượng quản lý chương trình đào tạo ngành Thanh nhạc tại Trường cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ đều nhận được đánh giá rất khả thi. Căn cứ vào thực trạng và tình hình đào tạo của nhà trường trong những năm gần đây người nghiên cứu nhận thấy các biệp pháp đề xuất là hoàn toàn hợp lý và có tính ứng dụng cao.
* Về mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Nhằm tìm hiểu mối tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các nội dung, người nghiên cứu tiến hành kiểm nghiệm chỉ số tương quan Pearson. Chỉ số này được thể hiện ở bảng 3.3 dưới đây.
Bảng 3.3. Mức độ tương quan
Mức độ cần thiết | Mức độ khả thi | ||
Mức độ cần thiết | Tương quan Pearson | 1 | 0.877** |
Sig. (2-tailed) | .000 | ||
N | 31 | 31 | |
Mức độ khả thi | Tương quan Pearson | 0.877** | 1 |
Sig. (2-tailed) | .000 | ||
N | 31 | 31 | |
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). |
Kết quả bảng 3.3 cho thấy mức độ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi là rất cao. Chỉ số 0.877 cho thấy mức độ tương quan thuận và chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa những ý kiến lựa chọn các nội dung ở mức độ cần thiết và mức độ khả thi. Độ tin cậy của mối liên hệ giữa hai lựa chọn lên đến 99% (**). Như vậy, có thể kết luận các biện pháp đề xuất là hoàn toàn có căn cứ và tính ứng dụng tương đối cao.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở định hướng của lý luận và khảo sát thực trạng công tác quản lý chương trình đào tạo. Người nghiên cứu đã đề xuất 6 nhóm biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý chương trình đào tạo ngành Thanh nhạc tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ. Các nhóm biện pháp đó là;
1. Nâng cao nhận thức về chất lượng quản lý chương trình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội
2. Xây dựng chương trình phù hợp với thực tế nhằm tiếp cận và phát triển năng lực cho sinh viên.
3. Tăng cường đội ngũ giáo viên trình độ cao đồng thời bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên.
4. Quản lý các hoạt học tập của sinh viên
5. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập
6. Đổi mới, cải tạo các điều kiện hỗ trợ học tập giảng dạy
Các biện pháp đề xuất được căn cứ triên kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý chương trình đào tạo ngành Thanh nhạc hiện nay tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ. Mỗi biện pháp đề xuất là những nội dung cần thiết để nâng cao chất lượng quản lý nhằm đưa chương trình đào tạo đáp ứng thiết thực hơn với yêu cầu của xã hội. Các biện pháp đã được khảo sát tính cần thiết và tính khả thi. Kết quả khảo sát đều nhận được sự đồng thuận tích cực của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên.