Nâng Cao Nhận Thức Về Chất Lượng Quản Lý Chương Trình Đào Tạo Nhằm Đáp Ứng Yêu Cầu Của Xã Hội



1. Kết luận

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Hoạt động đào tạo là toàn bộ các kế hoạch hoạt động nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng cho người học về một chuyên ngành nào đó, còn quản lý hoạt động đào tạo là đảm bảo cho kế hoạch chương trình được thực hiện theo đúng mục tiêu đã đề ra ban đầu. Quản lý kế hoạch đào tạo là quản lý về mục tiêu đào tạo, nhằm đảm bảo cho quá trình đào tạo luôn bám sát mục tiêu đã được quy định như ban đầu. Quản lý nội dung đào tạo là đảm bảo nội dung trong quá trình đào tạo được thực hiện đầy đủ và phù hợp với mục tiêu. Quản lý phương pháp phương tiện là đảm bảo cho quá trình chuyển tải nội dung được thuận tiện và phù hợp với nhận thức của người học. Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên là nhằm hỗ trợ tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện chương trình giảng dạy, rèn luyện cho sinh viên một cách thuận lợi và hiệu quả nhất. Quản lý hoạt động học tập của sinh viên là nhằm nắm bắt được quá trình tiếp thu và lĩnh hội kiến thức của sinh viên một các nhanh chóng từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tiếp nhận tri thức của các em. Quản lý các điều kiện phương tiện, môi trường giảng dạy là nhằm đảm bảo cho các hoạt động đào tạo được diển ra thuận lợi và đạt hiệu quả như mục tiêu đã đề ra.

Quản lý chương trình đào tạo ngành thanh nhạc tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ hiện nay đã đạt được một số thành tích đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để đáp ứng tốt hơn yêu cầu đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao thì đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cần khắc phục được những hạn chế về công tác quản lý đang tồn tại như; quản lý mục tiêu đào tạo, quản lý nội dung chương trình đào tạo, quản lý đội ngũ giáo viên, quản lý hoạt động học tập của học sinh và quản lý tốt các điều kiện tác động đến quá trình đào tạo ngành Thanh nhạc.

Về chương tình đào tạo. Thực trạng hiện nay cho thấy chương trình đào tạo còn nhiều bất cập như; nặng về lý thuyết, thiếu thực hành. Chủ yếu chú trọng về nội dung mà chưa quan tâm nhiều đến năng lực tiếp thu của sinh viên. Mặt khác, nội dung đào tạo chưa phát huy được sự chủ động sáng tạo của giáo viên và tạo sự năng


động cho sinh viên khi tham gia học tập nghiên cứu. Do áp lực về số lượng đào tạo khi chưa khảo sát nhu cầu thực sự của xã hội nên dẫn đến chương trình đào tạo còn một số nội dung không bám sát được thực tế cuộc sống.

Về quản lý chương trình đào tạo. Nhìn chung hiện nay công tác quản lý chương trình đào tạo ngành Thanh nhạc đã đạt được một số thành quả nhất định về hình thức tổ chức, phương pháp đào tạo, sự dụng phương tiện… Tuy nhiên vẫn còn một số nội dung chưa thực sự được quản lý tốt như; hình thức kiểm tra đánh giá, phương pháp kiểm tra đánh giá. Hoạt động quản lý kế hoạch chương trình cũng có một số nội dung cần khắc phụ như; công tác chỉ đạo việc biên soạn đề cương chi tiết học phần, xây dựng kế hoạch giảng dạy. Đối với hoạt động quản lý giảng dạy của giáo viên cần chú ý một số nội dung sau; kiểm soát tiến độ thực hiện thời khóa biểu, tổ chức dự giờ góp ý chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học.

Trên cơ sở định hướng của lý luận và khảo sát thực trạng công tác quản lý chương trình đào tạo. Người nghiên cứu đã đề xuất 6 nhóm biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý chương trình đào tạo ngành thanh nhạc tại Trường cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ. Các nhóm biện pháp đó là;

1. Nâng cao nhận thức về chất lượng quản lý chương trình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội

2. Xây dựng chương trình phù hợp với thực tế nhằm tiếp cận và phát triển năng lực cho sinh viên.

3. Tăng cường đội ngũ giáo viên trình độ cao đồng thời bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên.

4. Quản lý các hoạt học tập của sinh viên


5. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập


6. Đổi mới, cải tạo các điều kiện hỗ trợ học tập giảng dạy


Các biện pháp đã được khảo sát tính cần thiết và tính khả thi. Kết quả khảo sát đều nhận được sự đồng thuận tích cực của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh


viên và có thể áp dụng triển khai tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ trong thời gian tới.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Bộ LĐTB&XH

Rà soát các loại văn bản về quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng nghề, bổ sung chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế nhằm tạo cơ chế mở cho các trường thực hiện đào tạo theo năng lực.

Hỗ trợ về chuyên môn thông qua việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chất lượng cao trong dạy nghề, theo tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế, nhằm tạo điều kiện cho các trường tham gia đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bổ sung, điều chỉnh chương trình khung về các ngành nghề cho phù hợp với nhu cầu của thực tế, để các trường làm căn cứ xây dựng chương trình chi tiết và bổ sung tài liệu giáo trình giảng dạy.

Tạo điều kiện cho các trường tham gia vào các buổi tọa đàm hội thảo về quản lý và xây dựng chương trình mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

2.2. Đối với Sở văn hóa thể thao và du lịch Thành phố Cần Thơ

Khảo sát, dự báo tiềm năng sử dụng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Tư vấn cho nhà trường các lĩnh vực mà tỉnh đang còn thiếu nguồn lực nhà trường có thể đào tạo.

Đưa ra những yêu cầu về tiêu chuẩn phẩm chất, năng lực của lao động mà nhà trường đào tạo cho nhu cầu sử dụng của tỉnh.

Phối hợp với nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên thực tế và thực tập nghề nghiệp tại các cơ quan văn hóa trên địa bàn quản lý của sở.

Kiến nghị UBND tỉnh trích những phần kinh phí đầu tư cho lĩnh vực văn hóa xã hội của tỉnh cho nhà trường cử giảng viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

2.3. Đối với trường cao đẳng VHNT Cần Thơ

Thẩm định lại chương trình đào tạo, đồng thời bổ sung chỉnh sử các nội dung cho phù hợp với thực tế nhu cầu đòi hỏi của xã hội đối với ngành đào tạo Thanh


nhạc hiện nay.

Tổ chức tập huấn, học tập nâng cao trình độ quản lý chương trình cho các bộ phận có liên quan.

Mời chuyên gia thanh nhạc về trường trao đổi, nói chuyện với các em, giúp cho các em hiểu được nhiều hơn về nghề nghiệp thanh nhạc.

Tuyên truyền đến Giáo viên và HS hiểu biết tầm quan trọng của Hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc.

Thường xuyên tồ chức cho các em đi tham quan và được thể nghiệm ở các đơn vị nghệ thuật ở địa phương, nhằm giúp các em có một cái nhìn đúng đắn, và hướng đi đúng về nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Chú trọng việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm HĐ ĐTTN, cần xây dựng các tiêu chí kiểm tra cụ thể, rõ ràng để việc đánh giá được khách quan, công bằng và chính xác.

Có kế hoạch lâu dài, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng đội ngũ có trình độ chuyên môn về thanh nhạc.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Giáo dục và Đào tạo (Dự án phát triển giáo viên tiểu học). (2006). Âm nhạc và phương pháp dạy học âm nhạc (tài liệu giáo viên). Hà Nội. NXB Giáo dục.

Bộ giáo dục và đào tạo (2018) Chương trình giáo dục phổ thông – môn âm nhạc,

Hà Nội tháng 1 2018, Tr 4

Bùi Chí Bình. (2014). Kinh tế học giáo dục - Cách tiếp cận và các vấn đề phức tạp.

Khoa Giáo dục, Đại học KHXH & NV TP. HCM.

Bùi Hiền. (2001). Từ điển Giáo dục học. Hà Nội. NXB Khoa học và Kỹ thuật.

Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quýnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển giáo dục học, NXB từ điển bách khoa, Tr 436.

C. Mác, Ph. Ăng-ghen. (1995). C. Mác và Ph. Ăng-ghen toàn tập, Hà Nội. NXB Chính trị Quốc gia.

Điều 5 luật giáo dục 2012

Điều 36 luật giáo dục 2012.

Đoàn Phi. (2005). Chỉ huy dàn dựng hát tập thể, Hà Nội. NXB Đại học Sư phạm. Giáo trình khoa học quản lý (2001), tập I, Trường ĐH KTQD, Hà Nội 2001

Harol Koontz (1993), Những vấn đề cốt yếu của quản lý. NXB khoa học - Kỹ thuật. Hà Thị Mai. (2013). Giáo dục học đại cương. Hà Nội. NXB Giáo dục.

Huy Du. (2000). Âm nhạ khởi nguồn từ những cảm xúc chân thành. Trò chuyện với 100 ca sĩ, nhạc sĩ Việt Nam (2006). TP. Hồ Chí Minh. NXB Văn hóa Sài Gòn.

Lại Minh Lương. (2004). Ba ngàn năm cung điệu Việt Nam. TP Hồ Chí Minh. NXB Tổng hợp.

Lê Xuân Sinh. (2014). Bài giảng Quản trị nhân lực. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Lê Thị Minh Xuân. (2015). Đổi mới đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. Số 375.

Luật giáo dục Việt Nam năm 2015.

Nguyễn Duy. (2015). Học nhạc không khó – Từ nhạc lý đến hòa âm. TP. Hồ Chí Minh. NXB Thanh niên.

Nguyễn Thụy Kha. (1998). Nửa thế kỷ tân nhạc. Đà Nẵng. NXB Đà Nẵng.


Nguyễn Trung Kiên. (2012). Bộ giáo trình thanh nhạc gồm phần đệm và nhạc mẫu tác phẩm nước ngoài. Hà Nội. Bộ VHTT&DL.

Nguyễn Lang. (1984). Bước đầu tìm hiểu âm nhạc. TP Hồ Chí Minh. NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Phúc Linh. (2013). Đề cương bài giảng Phương pháp sư phạm Âm nhạc.

Hà Nội. NXB Giáo dục.

Nguyễn Thị Nhung. (2005). Hình thức, thể loại âm nhạc, Hà Nội, NXB Đại học Sư phạm.

Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Nguyễn Như Ý (2011). Đại từ điển Tiếng Việt. Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Trọng Hậu - Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Sỹ Thư (2012), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn.

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.


Nhiều tác giả. (1995). Từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội, NXB Từ điển Bách Khoa.

Nhiều tác giả. (1999). Khoa học quản lý (Tập 1). Hà Nội. NXB Khoa học kỹ thuật. Quốc hội. (2001). Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của

Quốc hội khóa X về Luật giáo dục.

Trần Kiểm. (2007). Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục. Hà Nội. NXB Đại học Sư phạm.

Trọng Bằng. (2000). Phấn đấu cho một nền âm nhạc chính thống. Trò chuyện với 100 ca sĩ, nhạc sĩ Việt Nam (2006). TP. Hồ Chí Minh. NXB Văn hóa Sài Gòn. Trương Ngọc Thắng. (2015). Kỹ thuật Bel Canto trong đào tạo thanh nhạc Việt

Nam, Tạp chí Nghiên cứu khoa học. Số 8.

Từ điển Giáo dục học (2001), Nxb Bách khoa toàn thư, Hà Nội

Y.A Va.Khrameep. (1982). Vũ Tự Lân dịch. Lý thuyết âm nhạc cơ bản. Hà Nội. NXB Văn hóa.



Kính thưa quý thầy (cô)!‌

PHỤ LỤC

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÍ)

Chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Quản lí hoạt động đào tạo ở Trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Cần Thơ”, kính mong quý thầy (cô) vui lòng trả lời những câu hỏi bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng với câu trả lời phù hợp của quý thầy (cô). Bảng hỏi chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu khoa học, không nhằm đánh giá cá nhân hay đơn vị. Trân trọng cám ơn sự giúp đỡ của quý thầy cô!

* Xin thầy cô vui lòng cho biết một số thông tin chung:

1. Đơn vị công tác:......................................................................................................

2. Giới tính: a. Nam b. Nữ

3. Thầy/Cô đang là:

a. Trưởng phòng b. Phó trưởng phòng c. Trưởng khoa d. Phó trưởng khoa e. Tổ trưởng bộ môn f. Giảng viên

4. Thâm niên công tác của quý Thầy/Cô cho đến nay (2018):

a. Dưới 5 năm b. Từ 5 – 10 năm c. Từ 10 – 15 năm d. Trên 15 năm

5. Trình độ chuyên môn:

a. Cử nhân b. Thạc sĩ c. Tiến sĩ d. Khác

Phần 1: HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

Câu 1:Thầy/Cô vui lòng cho biết ý kiến đánh giá về mục tiêu, yêu cầu đào tạo trình độ đại học ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ?


STT


Nội dung

Kết quả thực hiện

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

1

Mục tiêu chung

1.1

Hình thành cho sinh viên những phẩm chất, năng lực của

một người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật

12

18

20

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Cần Thơ - 17



STT


Nội dung

Kết quả thực hiện

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

1.2

Đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu về chuyên môn khi hành

nghề.

9

17

24

0

2


2.1

Kiến thức





2.1.1

Hiểu biết về chính trị, xã hội và Pháp luật của nhà nước

3

21

26

0

2.1.2

Nắm vững kiến thức cơ bản kỹ thuật phù hợp với ngành

được đào tạo trong lĩnh vực thanh nhạc

12

21

7

16


2.1.3

Được trang bị về kiến thức nhóm ngành, kiến thức cơ sở

chung và kiến thức chuyên sâu về các chuyên ngành trong lĩnh vực âm nhạc


16


19


15


0

2.1.4

Có đủ trình độ ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu việc làm và

học tập ở bậc học cao hơn.

0

12

21

17

2.2

Kỹ năng





2.2.1

Khả năng hoạt động độc lập và tự chủ trong việc giải

quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn;

9

21

20

0

2.2.2

Thực hành và vận dụng các kiến thức đã tích luỹ trong quá

trình học vào nghề nghiệp trong thực tế;

13

24

13

0

2.2.3

Biết xử lý linh hoạt các tình huống và có kỹ năng giải

quyết vấn đề thuộc lĩnh vực được đào tạo.

6

18

26

10

2.2.4

Khả năng làm việc và kết nối nhóm chuyên nghiệp

5

23

22

0

2.2.5

Biết ứng dụng các loại nhạc cụ khác nhau vào xử lý

thanh nhạc

12

24

14

0

2.3

Thái độ





2.3.1

Phẩm chất đạo đức tốt, ý thức nghề nghiệp chuyên

nghiệp; làm tròn trách nhiệm của công dân;

5

14

29

2

2.3.2

Có tác phong làm việc, hợp tác, thân thiện phục vụ cộng

7

16

27

0

Xem tất cả 167 trang.

Ngày đăng: 15/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí