Biện Pháp Quản Lí Hoạt Động Đào Tạo Ngành Thanh Nhạc Tại Trường Cao Đẳng


Kết quả khảo sát cho thấy các ý kiến đánh giá đồng tình khá cao ở mức độ rất nhiều. Trong đó nội dung nhận được nhiều sự đồng tình nhất là chế độ chính sách của Nhà nước và của cơ quan chủ quản, TB 3.30. Nội dung này liên quan đến các hoạt động quản lý nhà nước thuộc các cơ quan khác nhau của bộ máy, nhưng lại có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình quản lý, nếu chế độ chính sách thông thoáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà quản lý trong việc chủ động điều hành và triển khai kế hoạch đào tọa. Ngược lại nếu chế độ chính sách chưa phù hợp với thực tế sẽ làm cho các nhà quản lý bị bó buộc và làm mất sự năng động. Nội dung hợp tác trong đào tạo cũng có tác động lớn đến hoạt động quản lý, TB 3.52. Hay nội dung sự phát triển của khoa học công nghệ, TB 3.00. Như vậy, các nội dung mà người nghiên cứu khảo sát bảng 2.14 đều có sự đánh giá khá cao về mức độ ảnh hưởng.

Từ kết quả đánh giá trên đây, các nhà quản lý cần phải có những giải pháp khắc phục những hạn chế của những yếu tố tác động đến quá trình quản lý, để thực hiện thành công mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo ngành thanh nhạc.


Kết luận chương 2

Với kết quả khảo sát tại chương 2 người nghiên cứu nhận thấy công tác quản lý chương trình đào tạo ngành thanh nhạc tại Trường cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ, bước đầu đã có những hiệu quả nhất định. Với thực trạng quản lý như hiện nay thì việc nhà trường hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra là tương đối khó khăn. Trong khi đó xã hội ngày càng phát triển và đòi hỏi cao về chất lượng đào tạo. Quản lý chương trình đào tạo là một bộ phận tạo nên chất lượng đào tạo, cho nên cần phải có những giải pháp cụ thể, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của hoạt động này.

Về chương tình đào tạo. Thực trạng hiện nay cho thấy chương trình đào tạo còn nhiều bất cập như; nặng về lý thuyết, thiếu thực hành. Chủ yếu chú trọng về nội dung mà chưa quan tâm nhiều đến năng lực tiếp thu của sinh viên. Mặt khác, nội dung đào tạo chưa phát huy được sự chủ động sáng tạo của giáo viên và tạo sự năng động cho sinh viên khi tham gia học tập nghiên cứu. Do áp lực về số lượng đào tạo khi chưa khảo sát nhu cầu thực sự của xã hội nên dẫn đến chương trình đào tạo còn một số nội dung không bám sát được thực tế cuộc sống.

Về quản lý chương trinh đào tạo. Nhìn chung hiện nay công tác quản lý chương trình đào tạo ngành thanh nhạc đã đạt được một số thành quả nhất định về hình thức tổ chức, phương pháp đào tạo, sự dụng phương tiện… Tuy nhiên vẫn còn một số nội dung chưa thực sự được quản lý tốt như; hình thức kiểm tra đánh giá, phương pháp kiểm tra đánh giá. Hoạt động quản lý kế hoạch chương trình cũng có một số nội dung cần khắc phục như: công tác chỉ đạo việc biên soạn đề cương chi tiết học phần, xây dựng kế hoạch giảng dạy. Đối với hoạt động quản lý giảng dạy của giáo viên cần chú ý một số nội dung sau; kiểm soát tiến độ thực hiện thời khóa biểu, tổ chức dự giờ góp ý chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học. Đây là những nội dung có ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động quản lý, cho nên cần có những biện pháp cụ thể khắc phục trong thời gian tới.

Trên cơ sở khung chương trình lý luận đã trình bày ở chương 1 cùng với khảo sát và phân tích thực trạng quản lý chương trình đào tạo ngành thanh nhạc ở chương 2, người nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động này ở chương 3.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGÀNH THANH NHẠC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG‌

VĂN HÓA NGHỆ THUẬT CẦN THƠ

Quản lí hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Cần Thơ - 13

3.1. Cơ sở và nguyên tắc đề xuất các biện pháp‌

Cơ sở và nguyên tắc đề xuất biện pháp là kim chỉ nam định hướng cho việc lựa chọn các biện pháp nhằm nâng cao hoạt động quản lý chương trình đào tạo ngành thanh nhạc.

3.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp‌

Văn bản pháp lý cao nhất chi phối trực tiếp các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục là luật giáo dục 2005 và luật giáo dục sửa đổi 2009. Ngoài ra, những văn bản dưới luật sau đây cũng là cơ sở để thực hiện các thay đổi liên quan đến hoạt động quản lý và đào tạo tại trường cao đẳng và đại học.

- Điều lệ trường cao đẳng (Ban hành kèm theo Thông tư số: 46/2016/TT- BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016)

- Luật Giáo dục Đại học (2012) (Ban hành kèm theo Luật số: 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 của Chủ tịch Quốc hội)

- Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ)

- Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013)

- Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số: 17/VBHN-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

- Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số: 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ)


- Chương trình giáo dục phổ thông. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TỔNG THỂ (Ban hành kèm theo thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Các biện pháp đề xuất còn căn cứ vào mục tiêu sứ mệnh và những cam kết của nhà trường đối với các cơ quan liên quan và với xã hội dưới đây;

Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội”, và đổi mới quản lý nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), Trường Cao Đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ tiến hành triển khai và công bố chuẩn đầu ra các ngành học bậc trung cấp. Chuẩn đầu ra bao gồm các chuẩn về sức khỏe, kiến thức, kỹ năng, thái độ, trình độ tiếng Anh, công nghệ thông tin, vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp.

Nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng chương trình đào tạo hiện có và phát triển chương trình đào tạo mới, nhằm đáp ứng một phần nhu cầu nhân lực ngành Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch cho tỉnh nhà và trong cả nước. Đồng thời, không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên, cán bộ ở bậc Đại học, Cao học đảm bảo nguồn lực vững vàng về chuyên môn.

Nhà trường luôn xác định mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo các thế hệ học sinh đủ điều kiện, để đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng trong nước về văn hóa, nghệ thuật và du lịch. Việc xây dựng và công bố chuẩn đầu ra chính là sự cam kết của nhà trường với xã hội về chất lượng đào tạo và khả năng của học sinh sau khi tốt nghiệp.

3.1.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp‌

3.1.2.1. Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ

Nguyên tắc đồng bộ là một trong những nguyên tắc được áp dụng trong quản lý hoạt động ĐTTN đối với HSSV tại trường CĐ Văn hoá Nghệ thuật Cần Thơ. Theo nguyên tắc này, các giải pháp triển khai đều được quan tâm, đầu tư và thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả. Nhưng từng giai đoạn có sự ưu tiên và đầu tư những giải pháp cụ thể, cũng như việc vận hành chúng phải logic, khoa học và đồng bộ trong bộ máy của tổ chức, gồm các giải pháp về cơ chế quản lý, vai trò, chức năng quản lý ĐTTN. Sự thành công của một lĩnh vực, một đơn vị tạo nên sức mạnh


tổng hợp của hệ thống, cần đảm bảo các biện pháp không mâu thuẫn nhau, không được tách rời, riêng rẽ mà phải tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau trong mối quan hệ biện chứng chặt chẽ để tạo thành một hệ thống chỉnh thể nhằm tác động tới nhiều mặt khác nhau của vấn đề đang được quản lý. Các biện pháp quản lý đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ sẽ đem lại tính khả thi và tính hiệu quả. Đảm bảo tính hệ thống của các biện pháp cần chú ý đến các yếu tố tác động tham gia vào các biện pháp của đội ngũ cán bộ, giáo viên, cơ sở vật chất – thiết bị dạy học. Việc quản lý hoạt động ĐTTN ở trường CĐ VHNT Cần Thơ cần được làm tốt từ cán bộ, giáo viên đến học sinh sinh viên. Việc làm này nhất thiết phải có sự quản lý, giám sát chặt chẽ của lãnh đạo nhà trường. Chỉ khi nào thực hiện hệ thống, đồng bộ các biện pháp mới phát huy thế mạnh của từng biện pháp trong việc nâng cao chất lượng hoạt động ĐTTN của trường CĐ VHNT Cần Thơ.

3.1.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Khi thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi phải tuân thủ các yêu cầu về những điều kiện và thực trạng của nhà trường.

Nguyên tắc thực tiễn cũng được áp dụng trong việc triển khai quản lý hoạt động đào tạo thanh nhạc, căn cứ vào tình hình thực tiễn phải phù hợp với mục tiêu ĐTTN, với môi trường sư phạm. Các giải pháp đưa ra dựa trên điều kiện thực tiễn của nhà trường về nguồn lực, các quy chế, quy định của Bộ GD – ĐT. Các chính sách của trung ương và địa phương đối với người dạy, người học đáp ứng với yêu cầu cho quản lý hoạt động ĐTTN cho HSSV tại nhà trường.

3.1.2.3. Đảm bảo tính khả thi

Các đề xuất nhằm nâng cao hoạt động quản lý chương trình đào tạo được thực hiện dựa trên tình hình thực tế của nhà trường về cơ sở vật chất, trình độ của giáo viên, chất lượng của đội ngũ các bộ quản lý, nhân viên và năng lực đào tạo. Đây là những tiền đề cho người nghiên cứu đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng quản lý.

Việc xây dựng mô hình quản lý hoạt động ĐTTN dựa trên cơ sở của Luật Giáo dục và những văn bản quy phạm của Bộ GD – ĐT. Bên cạnh đó, cần căn cứ vào những điều kiện cụ thể của nhà trường về khả năng về tài chính, về tổ chức, về


đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, các điều kiện bảo đảm, các tổ chức quản lý, rèn luyện học viên để bảo đảm tính thực tiễn và tính khả thi. Các giải pháp đưa ra vừa sát thực tế vừa có tính khả thi cao.

3.1.2.4. Đảm bảo chất lượng và tính hiệu quả

Đây là nguyên tắc nhằm đảm bảo các đề xuất phải mang lại hiệu quả chắc chắn, bền vững và đồng thời phải đảm bảo quá trình hoạt động đạt được theo các kế hoạch đã đề ra. Khi thực hiện nguyên tắc này cần lưu ý không phải bằng mọi cách để đạt hiệu quả mà phải căn cứ trên năng lực của nhà trường

Hiện nay, nguyên tắc chất lượng và hiệu quả vô cùng quan trọng vì nó quyết định sự tồn tại của một đơn vị và của hệ thống giáo dục nói chung. Việc quản lý hoạt động ĐTTN nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo HSSV một cách toàn diện, mang lại tương lai tươi sáng cho HSSV sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, nguyên tắc này luôn được đề cao trong quá trình xây dựng các biện pháp triển khai để nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình ĐTTN cho học sinh, sinh viên nhà trường.

3.2. Nhóm các biện pháp nhằm nâng cao hoạt động quản lý đào tạo ngành thanh nhạc tại trường Cao đẳng Văn háo Nghệ thuật Cần Thơ‌

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về quản lý chương trình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội‌

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Xã hội ngày càng phát triển, sự hội nhập về kinh tế, văn hóa xã hội càng sâu rộng. Cho nên nhu cầu về học tập, thưởng thức các giá trị văn hóa ngày càng cao. Vì vậy cán bộ quản lý các cấp phải nhận thức đúng đắn thực trạng này nhằm nâng cao công tác đào tạo, một mặt thực hiện các nhiệm vụ được giao của nhà trường đối với xã hội. Mặt khác để không ngừng mở rộng và nâng cao uy tính của cơ sở đào tạo đối với người học.

Qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng sự nhận thức của các cấp quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động ĐTTN còn hạn chế. Vì vậy cần có sự tác động về nhận thức của các lực lượng tham gia HĐ ĐTTN tại trường.


3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

BGH chỉ đạo các phòng chức năng phối hợp với các khoa chuyên môn xây dựng các nội dung cần triển khai cho những đối tượng có liên quan để nâng cao nhận thức về quản lý và thực hiện chương trình đào tạo. Trong đó chú trọng kế hoạch triển khai các loại văn bản giấy tờ có liên quan đến hoạt động đào tạo tới cán bộ, nhân viên và giáo viên trong toàn trường.

Cần phải giáo dục tuyên truyền về tính khoa học, tính thực tiễn và những điều cần thiết trong định hướng về nghề nghiệp thanh nhạc cho giáo viên và sinh viên.

Cải tiến công tác thông tin tuyên truyền trên cơ sở làm rõ vị trí, sự cần thiết của hoạt động ĐTTN một bộ phận quan trọng của giáo dục nghề nghiệp hiện nay. Nó là điều kiện cần thiết góp phần chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển nghệ thuật của đất nước. Bên cạnh đó công tác thông tin tuyên truyền còn nhằm góp phần giáo dục nhận thức, giáo dục thái độ đúng đắn với nghề nghiệp giúp học sinh thấy rõ được ý nghĩa giá trị nghề thanh nhạc sau khi tốt nghiệp, có trách nhiệm với nghề nghiệp, hài lòng với kết quả học tập và làm việc, tôn trọng nội quy kỷ luật học tập và làm việc, có ý thức rèn luyện tính kỉ luật, tác phong chuyên nghiệp....

Nội dung và phương pháp tuyên truyền phải ngắn gọn, hấp dẫn, bổ ích, làm rõ và phù hợp quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về ĐTTN, nhằm phục vụ chiến lược phát nghệ thuật chuyên nghiệp cho thành phố Cần Thơ nói riêng, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đất nước nói chung.

Các hình thức tuyên truyền cần đa dạng hóa như: Phối hợp với các phòng, ban khác tại nhà trường, các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, các trung tâm âm nhạc, các nhà hát, các đoàn thể, hội cha mẹ HSSV để tổ chức hội nghị về thanh nhạc. Phối hợp với các báo, tạp chí, xây dựng phim phóng sự, phim chuyên đề nhằm phản ánh hoạt động ĐTTN ở các trung tâm, trường học, giới thiệu các gương mặt tiêu biểu đã thành công trong nghề nghiệp thanh nhạc.


BGH chỉ đạo các bộ phận phòng ban huy động các nguồn lực cần thiết tham gia tích cực và có hiệu quả hoạt động như; Cung cấp văn bản tài liệu, điều động cơ sở vật chất, lập dự trù nguồn tài chính, huy động ngũ tham gia tập huấn.

Quá trình thực hiện cần gắn trách nhiệm và hiệu quả cho từng bộ phận tham gia. Công tác kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm về hoạt động nâng cao nhận thức phải được thực hiện thường xuyên và liên tục.

Căn cứ vào kết quả thực hiện theo thời gian quy định. BGH cần có chế tài nhằm động viên khuyến khích những cá nhân có thành tích và đồng thời nhắc nhỏ những đối tượng chưa hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng chương trình phù hợp với thực tế nhằm tiếp cận và phát triển năng lực cho sinh viên‌

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Cập nhật những thành tự mới nhất về nội dung chuyên ngành đào tạo cũng như các hình thức, phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại. Nhằm tăng cường khả năng thích ứng với nhu của xã hội sao khi sinh viên tốt nghiệp ra trường. Ngoài ra, bổ sung những nội dung còn thiếu theo các thức tiếp cận đối tượng trong dạy học mới. Nhằm cá nhân hóa chương trình dạy học đến từng đối tượng sinh viên.

Biện pháp này giúp các nhà quản lý chỉ đạo xây dựng, bổ sung chỉnh sửa chương trình đào tạo ngành thanh nhạc hiện nay một các hiệu quả, khoa học và sát với nhu cầu thực tế về năng lực của sinh viên cũng như đòi hỏi của xã hội về chất lượng đào tạo.

Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên lĩnh hội kiến thức và rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp trong môi trường sát với thực tế cuộc sống.

Đáp ứng mục tiêu sứ mạng của nhà trường cũng như tôn chỉ mục đích đào tạo và thỏa mãn các tiêu chí về chuẩn đầu ra hiện nay nhà trường đang thực hiện.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

BGH thành lập các bộ phận chức năng khảo sát, tìm hiểu nhu cầu của xã hội đối với chuyên ngành mà nhà trường đang đào tạo. Quá trình tìm hiểu khảo sát cần nắm bắt được năng lực của những sinh viên mà nhà trường đã đào tạo trước đây, đã đáp ứng được bao nhiêu phần trăm công việc được giao. Còn thiếu và yếu ở những

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/12/2023