Biện Pháp 3: Tăng Cường Đội Ngũ Giáo Viên Trình Độ Cao Đồng Thời Bồi Dưỡng Năng Lực Giảng Dạy Cho Giảng Viên.


mặt nào. Từ đó có phương án xây dựng và bổ sung chương trình đào tạo cho phù hợp. Ngoài ra phải nắm bắt được xu hướng phát triển và năng lực cần đáp ứng của người lao động hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

Tham khảo chương trình đào tạo cũng như chất lượng sinh viên của các trường có cùng ngành nghề đào tạo. So sánh đánh giá với chương trình sinh viên của nhà trường từ đó tìm ra những ưu điểm và khuyển điểm, bổ sung kịp thời vào chương trình đào tạo cho những năm kế tiếp.

Tổ chức thảo luận, hội thảo nhằm tranh thủ ý kiến góp ý của chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về lĩnh vực đào tạo ngành thanh nhạc.

Xây dựng mục tiêu đầu ra bám sát thực tế đồng thời thiết kế chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực người học. Các hoạt động giáo dục phải xây dựng mô phỏng giống hoặc gần giống với thực tế. Tăng cường trải nghiệm cho sinh viên nhằm tích lũy kinh nghiệm và bước đầu làm quen với lao động nghề nghiệp.

Giảm thời lượng lý thuyết tăng cường các môn học trải nghiệm và thực hành chuyên sâu về nghề nghiệp cho sinh viên trên cơ sở phát huy năng lực của từng người. Chương trình đào tạo phải định hướng và phân loại được những sinh viên có năng lực và niềm đam mê trong từng chuyên ngành hẹp.

Khai thác có hiệu quả và tận dụng tối đa cơ sở vật chất và các nguồn lực khác vào quá trình đào tạo. Sắp xếp hợp lý, logic chương trình học cho sinh viên, đảm bảo sự kế thừa trong từng nội dung học tập nghiên cứu.

Có kế thừa và phát huy những giá trị, thành quả mà chương trình hiện hành đã đạt được. Cần chỉnh sữa những nội dung không còn phù hợp đồng thời cập nhật những nội dung mới nhất về các hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc ở trong nước cũng như trên thế giới.

3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường đội ngũ giáo viên trình độ cao đồng thời bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho giảng viên.‌

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Xã hội ngày càng phát triển cho nên nhu cầu về hưởng thụ văn hóa nghệ thuật chất lượng cao ngày càng khắt khe hơn. Nhà trường chuyên nghiệp là nơi đào tạo nên những lao động có tay nghề cao, trong đó trình độ và kỹ năng của giảng


Quản lí hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Cần Thơ - 14

viên đóng vai trò rất trọng trong việc đào tạo và giáo dục những sinh viên có khả năng thực hiện thành công các nhiệm vụ của cuộc sống. Suy cho cùng để nâng cao chất lượng đào tạo trước hết phải có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn.

Uy tín của cơ sở đào tạo phần lớn được tạo bởi chất lượng của đội ngũ tham gia công tác giảng dạy. Nâng cao chất lượng đội ngũ này chính là nâng cao vị thế của cơ sở đào tạo với xã hội và với phụ huynh học sinh. Đồng thời cũng khẳng định vị thế và uy tín về chất lượng đào tạo.

Góp phần thực hiện đổi mới chất lượng đào tạo mà Đảng và Nhà nước đã ra quyết sách cho ngành giáo dục nhằm thực hiện thành công sự nghiệp hiện đại hóa và công nghiệp hóa.

Giúp giáo viên đủ trình độ và kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

BGH lập kế hoạch về xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên theo từng giai đoạn thời gian cụ thể. Có đưa ra chỉ tiêu về trình độ cho từng giáo viên phấn đấu. Tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất cũng như tin thần nhằm giúp đội ngũ các bộ, giáo viên trong toàn trường học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ ttheo nguyện vọng cũng như bắt buộc.

Nắm bắt nhu cầu về lực lượng đội ngũ giáo viên dưới nhiều hình thức khác nhau như; khảo sát, dự đoán nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực, quy mô phát triển trường trong tương lai…để có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, nâng cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ giáo viên. BGH chỉ đạo các phòng chức năng dự trù kinh phí đồng thời lập kế hoạch huy động các nguồn lực xã hội vào việc tham gia nâng cao trình độ năng lực của giáo viên trong toàn trường.

Làm cho giáo viên nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình đối với kỹ năng nghề nghiệp của sinh cũng như những kỳ vọng của xã hội. Từ đó có kế hoạch nâng trình độ chuyên môn, năng lực tự học tự rèn luyện của bản thân nhằm thực hiện thành công và có hiệu quả các nhiệm vụ đào tạo được giao.

Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng định kỳ về phương pháp giảng dạy, sử dụng phương tiện, công cụ hỗ trợ dạy học. Nhằm tạo điều kiện cho giáo viên tiếp


cận các nội dung dạy học tiên tiến và sử dụng thành thạo mô hình học cụ phù hợp với nôi dung đào tạo hiện đại. Nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hàng năm, bao gồm: Mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương thức bồi dưỡng, thời gian, kinh phí, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan làm cơ sở cho việc thực hiện công tác bồi dưỡng. Cần xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho từng chuyên đề, từng đối tượng GV khác nhau.

Tích cực tổ chức trao đổi kinh nghiệm chuyên môn giữa giáo viên dưới nhiều hình thức khác nhau. Tổ chức các đợt tham quan học hỏi những đơn vị đào tạo có thành tích tốt trong nước cũng như trong khu vực.

Ghi nhận những ý kiến đóng góp của giáo viên cũng như tâm tư nguyện vọng của học về hoạt động tự học, tự bồi dưỡng và nâng cao trình độ.

Có cơ chế cho những giáo viên tích cực tham gia đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ sau khi học xong. Đồng thời có chế tài cụ thể đối với những giáo viên không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch chung của trường về trình độ chuyên môn theo lộ trình. Khuyến khích động viên giáo viên bằng vật chất cũng như tinh thần khi đạt được kết quả cao trong đào tạo bồi dưỡng.

Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, năng động, linh hoạt nhằm tạo bầu không khí thoải mái cho cán bộ giáo viên toàn tâm toàn ý công hiến cho nhà trường.

Công tác tổ chức cán bộ minh bạch công khai, công bằng tạo điều kiện cho mọi người tham gia lao động với tin thần và tâm thế thoải mái.

Tích cực liên kết đào tạo với các cơ sở có quy mô lơn hơn nhằm học hỏi kinh nghiệm quản lý chương trình đào tạo cũng như tranh thủ trình độ đội ngũ giảng viên chất lượng cao.

Có kế hoạch đưa giáo viên hoặc tuyển dụng những giáo viên được đào tạo từ các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới nhằm học hỏi những kinh nghiệm giảng dạy và đào tạo cũng như quy trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế cho sinh viên.


3.2.4. Biện pháp 4: Quản lý các hoạt động học tập của sinh viên.‌

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Quản lý các hoạt động học tập của sinh viên một mặt nhằm rèn luyện cho các em tính độc lập tương đối trong các vấn đề học thuật thông qua việc sưu tầm tài liệu, giáo trình để trình bày các nhiệm vụ học tập. Đồng thời trang bị cho sinh viên tính tự chủ, tự chịu trách nhiện trước những sản phẩm do năng lực của cá nhân hoàn thành. Thông qua các hoạt động này nhà quản lý có thể kiểm soát được các hoạt động chuẩn bị học tập cũng như hoạt động học tập trên lớp và ngoài giờ lên lớp. Căn cứ vào những hoạt động của sinh viên, có thể bổ sung, điều chỉnh những nội dung trong chương trình đào tạo cho phù hợp với năng lực của sinh viên.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Nâng cao nhận thức cho sinh viên về lợi ích của hoạt động tự học tự nghiên cứu. Hình thành thái độ tích cực về động cơ học tập của bảnh thân từ đó có các kế hoạch học tập phù hợp với từng giai đoạn được đào tạo.

Nhà trường có kế hoạch cho sinh viên tự học tự nghiên cứu. Tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất như; thư viện, phòng đọc, phồng tự học, phòng tự rèn luyện, các nhạc cụ hỗ trọ học tập… Khuyến khích sinh viên trao đổi học thuật với nhau và với giảng viên. Thực hiện các buổi thảo luận, tọa đàm với các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực đào tạo để sinh viên có cơ hội giao lưu tiếp xúc học thuật. Phân công các bộ phận chuyên trách, đặc biệt là đội ngũ cố vấn học tập hướng dẫn sinh viên cách thức lập kế hoạch tự học, tham gia điều chỉnh thực hiện kế hoạch cùng sinh viên nhằm tạo điều kiện cho các em nhanh chóng thích nghi với

môi trường độc lập tự chủ trong học tập, nghiên cứu.

Phòng đào tạo phối hợp với khoa chuyên môn và cán bộ phụ trách lớp học tổ chức đánh giá quá trình chuẩn bị học tập cũng như hoạt động học tập trên lớp. Tiến hành rút kinh nghiệm cho từng tổ nhóm nhằm chỉ ra những ưu điểm và khuyết điểm trong hoạt động tự nghiên cứu, tự rèn luyện của sinh viên.

Nhà trường khuyến khích đội ngũ giáo viên tiếp cận năng lực học tập của sinh viên trên cơ sở đánh giá sản phẩm trong quá trình học tập rèn luyện của các em. Từ đó có phương án sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với từng


nhóm sinh viên có cùng năng lực, sở thích và niềm đam mê, tạo điều kiện cho các em tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên nhằm phản ánh trung thực năng lực của từng cá nhân, từ đó giúp các em có kế hoạch học tập phù hợp với tiến độ chung của cả lớp và theo kịp chương trình đào tạo của nhà trường.

Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu học thuật giữa sinh viên các năm với nhau. Tạo điều kiện cho các em học hỏi kinh nghiệm và giao lưu kiến thức chuyên ngành đã được tích lũy của từng cá nhân. Thông qua hoạt động này sinh viên có thể tự nhìn nhận lại bản thân và có những điều chỉnh phù hợp đối với kế hoạch tu dưỡng rèn luyện của mình.

3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá‌

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Kiểm tra đánh giá là một hoạt động được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình đào tạo điễn ra. Kết quả của kiểm tra đánh giá vừa là động lực vừa là cơ sở để đổi mới và phát triển chương trình đào tạo.

Nếu kết quả kiểm tra đánh giá nhận được từ chương trình đào tạo là tích cực và phản ánh đúng thực trạng đào tạo của nhà trường thì cơ sở đào tạo lấy đó làm nền tảng để tiếp tục duy trì và phát triển chương trình. Còn nếu kết quả chưa đạt như mong muốn thì đây là cơ sở để kiểm tra lại toàn bộ quá trình và có phương pháp điều chỉnh cho phù hợp lại các nội dung của chương trình đào tạo.

Đổi mới kết quả kiểm tra đánh giá nhằm đưa chương trình đào tạo sát với thực tế đồng thời giúp phản ánh trung thực năng lực đào tạo của nhà trường sẽ tạo uy tín và nâng cao vị thế của nhà trường đối với người học và với xã hội.

Sự minh bạch, công khai, công bằng trong kiểm tra đánh giá sẽ giúp cho người học yên tâm học tập nghiên cứu vì công sức thành quả của bản thân được ghi nhận xứng đáng.

Đổi mới kết công tác kiểm tra đánh giá còn giúp cho các nhà quản lý nắm bắt được chất lượng đào tạo từ đó có kế hoạch phát triển nhà trường trong tương lai một cách bền vững và chính xác hơn.


Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá là tạo điều kiện cho nhà trường có cơ hội nhìn nhận năng lực thực sự của mình để có sự điều chỉnh phù hợp hơn các nội dung giáo dục sát với yêu cầu của thực tế của xã hội.

Đây cũng là cơ sở nhằm tạo cơ hội cho sinh viên phấn đấu rèn luyện bản thân nhằm tích lũy và rèn luyện những kỹ năng nghề nghiệp thông qua công tác kiểm tra đánh giá.

Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá một mặt nhằm cụ thể hóa mục tiêu đổi mới chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động trong thời gian vừa qua.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Tăng cường giáo dục nhận thức, trách nhiệm cho các bộ phận có liên quan. Quán triệt tinh thần đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá là nhằm nâng cao uy tính và vị thế của nhà trường với các lực lượng giáo dục và với người học. Thông qua đó mọi người tự ý thức trách nhiệm điều chỉnh hành vi và nhận thức nhằm thực hiện tốt hơn vai trò và vị trí của bản thân. Đối cán bộ quản lý, chỉ đạo các bộ phận phối hợp với nhau trong nhiệm vụ hỗ trợ các khoa chuyên môn và giảng viên cản tiến đổi mới kiểm tra đánh giá trong học tập. Đối với giảng viên xác định dạy học tiếp cận năng lực người học đồng thời phải đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá. Tăng cường thực hành trong dạy học và đánh giá trên sản phẩm của quá trình trải nghiệm.

Tổ chức tập huấn cho giáo viên về đổi mới chương trình dạy học nhằm phù hợp với yêu cầu đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời tổ chức xây dựng chương trình kiểm tra đánh giá phù hợp với sự thay đổi mục tiêu tiếp cận của chương trình mới. Trong đó chú trọng phát xây dựng các nội dung kiểm tra đánh giá trên năng lực thực hiện các nhiệm vụ học tập hoặc đánh giá trên sản phẩm do trải nghiệm trong quá trình rèn luyện của sinh viên. Kết hợp có chọn lọc các hình thức kiểm tra đánh giá cũ hỗ trợ cho nội dung kiểm tra đánh giá mới. Da dạng hóa các hình thức học tập trải nghiệm nhằm tạo cơ hội cho sinh viên thể hiện năng lực của bản thân đối với các vấn đề liên quan đến cuộc sống.


Công tác ra đề chấm thi phải được đổi mới đồng bộ với các nội dung chương trình mới. Cách thức thi không nên bó hẹp trong khuôn khổ kiểm tra trí nhớ của sinh viên mà nên tạo ra hướng mở nhằm giúp sinh viên có cơ hội thể hiện sự sáng tạo và đa dạng trong cách thể hiện trình bày một vấn đề nào đó. Các đề thi và đề kiểm tra nên theo xu hướng chung hiện nay là giải quyết một vấn đề của cuộc sống trên cơ sở tri thức đã được lĩnh hội chứ không nên bắt sinh viên phải trình bày lại các kiến thức đã được học. Đặc biệt là trong đào tạo ngành thanh nhạc, năng lực tiếp thu tri thức kỹ năng của sinh viên được thể hiện thông qua sự thẩm thấu, cảm nhận và thể hiện trên những tác phẩm được trình bày.

Thay đổi cách thi và kiểm tra thực hiện linh hoạt không nên bó buộc theo quy định như hiện nay. Trước hết phải thay đổi nhận thức và thói quen ra đề chấm thi của giảng viên trên cả hai mặt; ràng buộc về mặt pháp lý và làm cho giảng viên hiển được đổi mới cách ra đề là nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cũng là cách để thể hiện năng lực chuyên môn của bản thân. Khuyến khích giáo chủ động tìm tòi cách ra đề nhằm phát huy được khả năng sáng tạo của sinh viên trong việc giải quyết vấn đề.

Đổi mới công tác đánh giá cho giảng viên nhằm hiện thực hóa chủ trương, phát triển năng lực của sinh viên trên cơ sở phù hợp với các tố chất của người học đồng thời đáp ứng được kỳ vọng của xã hội đối với công tác đào tạo. Để làm được điều này ngoài việc thiết kế chương trình kiểm tra hợp lý thì cần phải có nội dung bồi dưỡng cho giáo viên về khả năng đánh giá khái quát năng lực cũng như nắm bắt được những phẩm chất tâm lý nổi bật của người học.

Tổ chức tập huấn cho các bộ phận liên quan đến hoạt động đào tạo về mục đích, ý nghĩa và nội dung đổi mới kiểm tra đánh giá. Thường xuyên phối hợp với các lực lượng trong cũng như ngoài trường tham gia hội nghị, hội thảo chuyên đề về kiểm tra đánh giá. Nhằm học hỏi kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn lẫn nhau.


3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường, cải thiện các điều kiện hỗ trợ học tập giảng dạy‌

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp

Sự phát triển của khoa học và công nghệ ngày càng nhanh chóng và sâu rộng. Đòi hỏi các điều kiện phương tiện hỗ trợ đào tạo cũng phải thay đổi cho phù hợp và theo kịp sự phát triển. Chính vì vậy đổi mới phương tiện kỹ thuật dạy học và hỗ trợ đào tạo chính là nhằm tạo điều kiện cho hoạt động dạy học được thực hiện tốt và có hiệu quả hơn.

Ngoài ra còn giúp giảng viên có nhiều cơ hội tiếp cận các phương pháp dạy học tiên tiến của thế giới, nhằm đưa đào tạo của Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Giúp sinh viên tiếp cận thì trường lao động của các nước một cách tự tin và chủ động hơn.

Giúp các nhà quản lý dễ dàng nắm bắt được những thay đổi về nhu cầu nhân lực nguồn lao động từ đó có kế hoạch điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp hơn vớ thực tế.

Tạo môi trường đào tạo thoải mái thân thiện giúp giáo viên và sinh viên có sự tương tác tốt với nhau về học thuật cũng như có cơ hội giao lưu học hỏi các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Đầu tư trang thiết bị dạy học hiện đại. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nhằm tối ưu hóa các phương pháp có sử dụng công nghệ hiện đại. Đồng thời nâng cấp, bổ sung các phần mềm chuyên dụng nhằn minh bạch hóa quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Tổ chức cho giảng viên cách thức sử dụng, khai thác có hiệu quả các công nghệ dạy học hiện đại. Thành lập bộ phận chuyên trách nhằm hỗ trợ giảng viên, sinh viên trong sử dụng thiết bị. Có cơ chế quản lý khai thác phù hợp đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho việc khai thác sử dụng.

BGH chỉ đạo bộ phận chuyên trách nhằm hỗ trợ tối đa các điều kiện giảng dạy cho giảng viên như; liên hệ các cơ sở học tập trải nghiệm cho sinh viên, phục vụ thiết bị dạy học, phòng học bãi tập. Đồng thời có kế hoạch mở rộng liên kiết với

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/12/2023