Thực Trạng Thực Hiện Nội Dung Chương Trình Đào Tạo Ngành Thanh Nhạc


thực sự tốt về mục tiêu đào tạo hiện nay của nhà trường như; khả năng làm việc và kết nối nhóm chưa chuyên nghiệp và biết xử lý linh hoạt các tình huống hay khả năng linh hoạt, mềm dẻo trong kỹ thuật xử lý thanh nhạc, trung bình 2.20. Từ đó có thể thấy mục tiêu về rèn luyện kỹ năng hiện nay của nhà trường được thực hiện khá tốt, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về mục tiêu đào tạo.

Đánh giá thấp nhất trong nhóm mục tiêu cụ thể là mục tiêu về thái độ. Đa số các nhận định đều tập trung ờ mức trung bình trung bình khá. Từ đó có thể thấy, nhà trường chủ yếu tập trung các nguồn lực đào tạo vào trong bị chuyên môn cho sinh viên. Trong khi đó thái độ về nghề nghiệp của những lao động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật có ảnh hưởng tương đối đến sự thành công hay thất bại của học sinh. Cho nên, cần có những giải pháp đồng bộ về đào tạo kỹ năng và trang bị kiến thức sao cho có sự hài hòa giữa phẩm chất và năng lực.

Từ kết quả khảo sát bảng 2.4, người nghiên cứu nhận thấy thực trạng thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo của nhà trường đối với ngành thanh nhạc hiện nay đạt ở mức khá, trung bình chung của khảo sát là 2.63. Mức độ này thực sự chưa tương xứng với quy mô và tiềm lực của nhà trường hiện nay. Cần có những giải pháp cụ thể nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo.

Chỉ số thống kê Cronback’s Alpha đo được là 0.986 cho thấy độ tin cậy của thang đo là hoàn toàn có thể tin tưởng được.

2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung chương trình đào tạo ngành thanh nhạc‌

Nội dung chương trình đào tạo là toàn bộ kế hoạch giảng dạy của nhà trường, nhằm đảm bảo cho quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục thực hiện đúng với mục đích yêu cầu đào tạo ngành thanh nhạc đã đề ra trước đó. Bảng 2.5 là kết quả đánh giá thực hiện nội dung chương trình đào tạo tại Trường cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ.


Bảng 2.5. Thực trạng thực hiện nội dung chương trình đào tạo‌



STT


Nội dung

Kết quả thực hiện(%)

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu


1

Đảm bảo các mục tiêu đào

tạo trình độ trung cấp, cao đẳng


8


38


54


0


2.54


0.646


2

Nội dung chương trình được XD trên cơ sở khung chương trình của bộ có tham khảo nhu cầu của xã

hội


14


42


44


0


2.70


0.707

3

Đáp ứng chuẩn đầu ra về

kiến thức, kỹ năng, thái độ

6

12

62

20

2.04

0.755


4

CTĐT đảm bảo cân đối giữa lý thuyết và thực

hành


10


34


42


14


2.40


0.857


5

CTĐT được xây dựng dựa trên năng lực của người

học


4


30


48


18


2.20


0.782


6

Nội dung đào tạo được xây dựng đồng bộ với phương pháp giảng dạy và

đánh giá kết quả học tập


10


38


52


0


2.58


0.673


7

Đảm bảo liên thông với các trình độ ĐT và giữa các CTĐT trong cùng một

trình độ


14


42


34


10


2.60


0.857

8

Được bổ sung, điều chỉnh

định kỳ

36

50

14

0

2.22

0.679

9

Phù hợp với nguồn lực

của nhà trường

8

42

46

4

2.54

0.706

Trung bình chung

2.42

Mức độ đánh giá chung

Trung bình

Độ tin cậy của thang đo

(Cronbach's Alpha)

0.977

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Cần Thơ - 10


Nội dung đào tạo xét cho cùng là thước đo năng lực đào tạo của nhà trường. Nếu nội dung đào tạo phong phú phù hợp với thực tiễn thì năng lực của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ được xã hội chấp chấp nhận và vị thế của nhà trường được khẳng định. Vì vậy, nội dung đào tạo một mặt phải phản ánh được nhu cầu của xã hội và kỳ vọng của người học. Theo kết quả đánh giá ở bảng 2.5 thì việc thực hiện các nội dung đào tạo chưa thực sự được đánh giá cao. Có khoảng chưa tới 50% đánh giá ở mức độ thực hiện khá. Trên 50% thực hiện ở mức trung bình. Một số đánh giá tích cực về việc thực hiện nội dung đào tạo là: Nội dung chương trình được xây dựng trên cơ sở khung chương trình của bộ có tham khảo nhu cầu của xã hội, điểm trung bình 2.70. Đảm bảo liên thông với các trình độ ĐT và giữa các CTĐT trong cùng một trình độ, điểm trung bình 2.60. Đảm bảo các mục tiêu đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, điểm số là 2.54. Đây là những nội dung nhận được nhiều sự đánh giá cao trong quá trình thực hiện. Những nội dung chưa nhận được nhiều sự đồng tình là; Đáp ứng chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, thái độ, trung bình là 2.04 điểm số này thuộc khoảng đánh giá trung bình điều này cho thấy việc đảm bảo đào tạo đạt chuẩn đầu ra của nhà trường chưa thực tốt. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng đảm bảo năng lực của cơ sở đào tạo đối với xã hội. Nội dung CTĐT được xây dựng dựa trên năng lực của người học cũng không được đánh giá cao, điểm trung bình khảo sát là 2.20 mức nhận định của nội dung này cũng chỉ đạt trung bình. Sự cá thể hóa trong quá trình đào tạo là một trong những mục tiêu mà cơ sở đào tạo nào cũng mong muốn hướng tới. Vì đây vừa thể hiện khả năng tiếp cận người học một cách bài bản, chuyên nghiệp và đồng thời cũng thể hiện năng lực đào tạo có chiều sâu của nhà trường. Hay nội dung chương trình được bổ sung, điều chỉnh định kỳ cũng không được các nhận định đánh giá cao. Điểm trung bình 2.22.

Từ kết quả khảo sát của bảng 2.5 có thể thấy đa số các nội dung khảo sát về việc thực hiện nội dung chương trình đào tạo tại trường hiện nay được đánh giá không cao. Trung bình chung của khảo sát là 2.42 điểm số này năm ở mức đánh giá thực hiện trung bình. Môi trường hoạt động chủ yếu của sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành thanh nhạc là môi trường chủ yếu tương tác nhiều với xã hội. Cho nên


năng lực của những lao động trong lĩnh vực này thường có tác dụng trực tiếp và thường có tính nhạy cảm cao. Cho nên chương trình đào tạo một mặt phải đảm bảo những kỹ năng nghề nghiệp cơ bản đồng thời phải thường xuyên cập nhật những đòi hỏi, nhu cầu, thị hiếu của xã hội để đưa vào chương trình đào tạo một cách kịp thời và phù hợp nhất.

Theo kết quả phỏng vấn mã số QL04 thì “nội dung chương trình hiện nay còn nặng về lý thuyết ít thực hành, cần phải có những điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Không nên vì số lượng mà ít quan tâm đến năng lực và nhu cầu thực tế. Mả số QL02 cho rằng “thời lượng lý thuyết hiện nay chiếm khá nhiều thời gian của giáo viên. Việc tổ chức các tiết rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp chưa tương xứng với một số sinh viên nên dẫn đến hiện tường đồng nhất hóa chất lượng của một số bộ môn. Như vậy, các ý kiến phỏng vấn của cán bộ quản lý chưa thực sự đồng ý với cấu trúc nội dung chương trình hiện nay.

Nhìn chung với thực trạng như khảo sát trên đây thì việc thực hiện các nội dung chương trình đào tạo hiện nay tại Trường cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ chưa thực sự đáp ứng đầy đủ mục tiêu đào tạo cũng như kỳ vọng của xã hội vào ngành thanh nhạc mà nhà trường đang thực hiện tào tạo. Để nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ sinh viên ra trường cần có những giải pháp phù hợp nhằm cải tiến đồng bộ quá trình đào tạo hiện nay.

2.3.3. Thực trạng hình thức tổ chức, phương pháp đào tạo và phương tiện phục vụ đào tạo‌

Cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục cũng như việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đối với quá trình đào tạo ngành thanh nhạc có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Bảng 2.6 là kết quả khảo sát về thực trạng thực hiện các hình thức và phương pháp dạy học.


Bảng 2.6. Đánh giá về thực trạng hình thức tổ chức dạy học của cán bộ quản lý, giáo viên và của sinh viên‌


STT


Nội dung

Sinh viên

CBQL & GV

Trung bình

Độ

lệch chuẩn

Trung bình

Độ

lệch chuẩn

I

Hình thức tổ chức đào tạo (dạy học)

1

Đa dạng hóa các hình thức dạy học

2.42

0.67

2.18

0.691

2

Học nhóm nhỏ theo từng chủ đề có

sự hướng dẫn của GV

2.27

0.632

2.84

0.792

3

Thảo luận nhóm tại lớp

2.54

0.639

2.24

0.744

4

Thực tập, thực hành của sinh viên

dưới sự hướng dẫn của GV

3.16

0.598

3.40

0.606

5

Sinh viên tự kèm cặp lẫn nhau trên

giáo án của GV

2.68

0.615

3.34

0.626

6

Tự nâng cao năng lực và rèn luyện

kỹ năng nghề nghiệp

2.73

0.632

2.82

0.800

II

Phương pháp đào tạo (dạy học)


1

Vận dụng nhóm phương pháp dạy học dùng lời: thuyết trình, đàm thoại, làm việc với sách giáo khoa

và tài liệu tham khảo…


2.66


0.639


2.88


0.799


2

Vận dụng nhóm phương pháp dạy học trực quan: quan sát sự vật, hiện tượng; dựa trên các phương tiện

trực quan


3.07


0.845


2.90


0.763


3

Vận dụng nhóm phương pháp dạy học

thực hành: luyên tập, ôn tập và thí nghiệm


3.28


0.719


3.08


0.778


4

Vận dụng nhóm phương pháp dạy học hiện đại: giải quyết vấn đề; dạy học theo nhóm nhỏ; dạy học

dự án


3.08


0.707


2.26


0.443

III

Sử dụng phương tiện dạy học

1

Khai thác nhóm các dụng cụ hỗ trợ

dạy học thanh nhạc của nhà trường

3.03

0.71

3.06

0.767



STT


Nội dung

Sinh viên

CBQL & GV

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

2

Tận dụng tốt đa thiết bị hỗ trợ học

tập của cá nhân

2.70

0.726

3.22

0.708

3

Trao đổi chia sẻ phương tiện học tập

giữa các cá nhân với nhau

3.20

0.584

3.02

0.714

4

Khai thác ứng dụng công nghệ

thông tin vào học tập nghiên cứu

3.19

0.559

2.90

0.707

Trung bình chung

2.86

2.87

Mức độ đánh giá chung

Khá

Khá

Độ tin cậy của thang đo

(Cronbach's Alpha)

0.984

0.980

Bảng 2.6 là kết quả đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên và của sinh viên về hình thức dạy học, phương pháp dạy học đang được thực hiện hiện nay tại Trường cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ.

Tuy các đánh giá xuất phát từ các góc độ khác nhau, nhưng về cơ bản không có sự chênh lệch đáng kể về các nội dung thực hiện. Chỉ ở một số nội dung do cách tiếp cận và kỳ vọng khác nhau nên những nhận xét mang tích chủ quan của đối tượng được hỏi. Sự khác biệt này không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của khảo sát.

Về hình thức dạy học. Nhìn chung các đánh giá chủ yếu tập trung vào mức độ thực hiện trung bình và mức khá. Cán bộ quản lý và giáo viên nhận định mức độ trung bình ít hơn sinh viên. Việc đa dạng hóa các hình thức dạy điểm trung bình của sinh viên là 2.42, cán bộ quản lý và giáo viên là 2.18. Như vậy sinh viên cho rằng quá trình học tập giảng viên có sử dụng nhiều hình thức dạy học khác nhau. Nhưng nhận định của cán bộ quản lý và giáo viên mức độ sử dụng chưa nhiều, chưa tương xứng với nội dung đào tạo hiện nay. Hoạt động thảo luận nhóm tại lớp điểm trung bình của sinh viên là 2.54 của cán bộ quản lý và giáo viên là 2.24. Điểm số cho thấy sinh viên đánh giá cao về hoạt động tổ chức thảo luận nhóm của giáo viên. Nhưng cán bộ quản lý cho rằng hoạt động này còn thiểu về quy mô và cách thức tổ


chức chưa linh hoạt đồng thời chưa phù hợp với đối tượng học. Tuy nhiên nội dung thực tập, thực hành của sinh viên dưới sự hướng dẫn của GV, lại nhận được sự đánh giá chưa cao của sinh viên. Trung bình khảo sát là 3.16 của CBQL và GV là 3.34. Mức độ đánh giá của GV ở mức thực hiện tốt còn của sinh viên chỉ ở mức khá. Nội dung tự nâng cao năng lực và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của sinh cũng được CBQL &GV đánh giá khá cao 2.82, trong khi đó điểm trung bình của sinh viên chỉ

2.73. Như vậy, từ kết quả khảo sát về hình thức tổ chức đào tạo hiện nay của nhà trường người nghiên cứu nhận thấy cả về quy mô lẫn kết quả thực hiện hiện nay chỉ mới đạt ở mức đạt yêu cầu. Trong khi đó hình thức tổ chức dạy học có ý nghĩa rất lớn đến kết quả truyền thụ tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Nếu hoạt động này được quan tâm của các cấp quản lý trong từng khâu như; lập kế hoạch, triển khai thực hiện, kiểm tra đánh giá thì hiệu quả của hoạt động này sẽ không ngừng được nâng cao và đảm bảo được các tiêu chí đào tạo mà nhà trường đã đề ra trước đó.

Về phương pháp đào tạo. Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên đánh giá các phương pháp mà giảng viên sử dụng trong quá trình dạy học cao hơn đánh giá của CBQL&GV. Đối với nhóm phương pháp dạy học dùng lời: thuyết trình, đàm thoại, làm việc với sách giáo khoa và tài liệu tham khảo… điểm trung bình của SV là 2.66 của CBQL&GV là 2.88. Sự chênh lệch về điểm số cho thấy, sinh viên cần được cung cấp thiết thực hơn về chất lượng và cách thức thể hiện của giáo viên đối với nhóm phương pháp dạy học này. Đối với nhóm phương pháp dạy học trực quan: quan sát sự vật, hiện tượng; dựa trên các phương tiện trực quan, Điểm trung bình của SV là 3.07 của CBQL&GV là 2.90. Sự chênh lệch về nhận định là không cao nhưng cũng cho thấy từ góc độ của người dạy và các nhà quản lý mong muốn nhóm phương pháp này phải được thực hiện quy mô và bài bản hơn. Vì đây là nhóm phương pháp có ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên đến đặc thù đào tạo ngành thanh nhạc. Đối với nhóm phương pháp dạy học hiện đại: giải quyết vấn đề; dạy học theo nhóm nhỏ; dạy học dự án. Có sự khác biệt tương đối về các nhận định. Trung bình của sinh viên là 3.08 đạt mức độ đánh giá thực hiện khá. Trung bình của CBQL&GV 2.26 đạt mức độ đánh giá trung bình. Như vậy theo kết quả khảo


sát thì sự kỳ vọng của những người làm công tác quản lý cũng như giảng dạy là rất lớn đối với nhóm phương pháp dạy học hiện đại. Họ mong muốn giáo viên phải không ngừng cập nhật những thành tự mới nhất về các phương pháp dạy học thuộc chuyên ngành của mình. Đây cũng là một trong những yếu tố thể hiện năng lực của giáo viên và chất lượng đào tạo của nhà trường. Nhìn chung, qua kết quả khảo sát về phương dạy học chúng ta thấy đa số sinh viên đánh giá chưa thực sự cao về những nội dung có liên quan đến hoạt động dạy học mà nhà trường và giáo viên áp dụng thời gian qua. Để hoạt động này đáp ứng được yêu cầu giảng dạy cũng như đảm bảo hiệu quả mục tiêu đã đề ra thì cần phải có những giải pháp đồng bộ.

Về sử dụng các phương tiện dạy học. Kết quả khảo sát cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa hai đối tượng được hỏi đối với các nội dung liên quan đến sử dụng phương tiện dạy học. Nội dung khai thác nhóm các dụng cụ hỗ trợ dạy học thanh nhạc của nhà trường, có kết quả khảo sát tương tương nhau SV 3.03 của CBQL & GV là 3.06. Điểm số này đạt mức nhận định thực hiện khá. Nội dung tận dụng tốt đa thiết bị hỗ trợ học tập của cá nhân, có sự khác biệt đáng kể. Trung bình điểm số của SV là 2.70 điểm số này đạt mức thực hiện trung bình. Của CBQL&GV là

3.02 đạt mức độ Khá. Nội dung trao đổi chia sẽ phương tiện học tập giữa các cá nhân với nhau, cũng có sự khác nhau trong nhận định. SV 3.20 đạt mức khá, CBQL&GV 3.02 đạt mức khá. Đối với nội dung khai thác ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập nghiên cứu, cũng có kết quả tương đương. Từ đó cho thấy sự kỳ vọng của giáo viên đối với sinh viên trong quá trình học tập nên tận sử dụng tối đa thiết bị hỗ trợ học tập là tương đối cao. Thiết bị hỗ trợ một mặt vừa giúp sinh viên lĩnh hội kiến thức nhanh hơn và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp bài bản hơn nó còn thể hiện sự hiểu biết nhanh nhạy với những sự biến đổi và mong muốn của xã hội đối với ngành nghề mà các em theo học. Nếu tiếp cận đúng và nhanh chóng thì sinh viên sẽ dễ dàng lĩnh hội được những giá trị và chuẩn mực mà các em sẽ trải nghiệm trong quá trình học cũng như sau khi tốt nghiệp.

Mã số phỏng vấn QL01 cho rằng “Muốn đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay cần phải đổi mới đồng bộ. trước hết trình độ của giảng viên phải được cập nhật thường xuyên và phù hợp với xu thế của cuộc sống. Trang thiết bị hỗ trợ dạy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/12/2023