Thực Trạng Công Tác Kiểm Tra Đánh Giá Hoạt Động Đào Tạo Ngành Thanh Nhạc


học phải hiện đại đáp ứng được nhu cầu chương trình dạy học mới. Ngoài ra, cáp phòng ban chức năng của nhà trường phải thường xuyên hỗ trợ về cơ sơ vật chất, môi trường biểu diễn. Và cái quan trọng là đội ngũ giảng viên phải nhận thức được đổi mới phương pháp dạy học là nhằm mục đích đổi mới và khẳng định chính bản thân giáo viên”. Như vậy, để đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với thực tế thì đòi hỏi nhiều yếu tố. Quan trọng nhất là nhà quản lý phải biết kết hợp được các yếu tố và bộ phận lại với nhau thành một chỉnh thể.

Từ kết quả khảo sát của bảng 2.6 về thực trạng thực hiện hình thức tổ chức dạy học tại trường người nghiên cứu nhận thấy hoạt động này được thực hiện ở mức khá (TB = 2.86 và 2.87). Mức độ này đảm bảo phần nào chất lượng đào tạo của nhà trường đối với ngành thanh nhạc.

Chỉ số thống kê Cronbach’s Alpha 0.984 0.980 cho thấy thang đo trên có độ tin cậy cao.

2.3.4. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc‌

Hoạt động kiểm tra đánh giá là nhằm đảm bảo cho các hoạt động giáo dục thực hiện đúng các yêu cầu mà mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Nếu thực hiện nghiêm túc khâu này thì chất lượng đào tạo khôn những được đảm bảo mà hoạt động quản lý trên tất cả các lĩnh vực liên quan đến đào tạo sẽ có nhiều thuận lợi. Bảng 2.7 là kết quả khảo sát các nội dung liên quan đến công tác kiểm tra đánh giá hiện nay đang thực hiện tai trường đối với ngành đào tạo thanh nhạc.

Bảng 2.7. Đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc‌



STT


Nội dung

Kết quả thực hiện (%)


Trung bình

Độ

lệch chuẩn

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

I

Hình thức kiểm tra, đánh giá







1

Thực hiện các nội dung kiểm tra,

đánh giá thường xuyên

26

48

26

0

3.00

0.728


2

Thực hiện các nội dung kiểm tra,

đánh giá định kỳ (giữa kỳ, từng phần)


18


42


40


0


2.78


0.737

3

Thực hiện các nội dung kiểm tra,

24

42

34

0

2.90

0.763

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Cần Thơ - 11



đánh giá cuối kỳ







II

Phương pháp kiểm tra, đánh

giá







1

Kiểm tra viết

30

52

18

0

3.12

0.689

2

Kiểm tra trắc nghiệm khách quan

28

42

30

0

1.98

0.769

3

Kiểm tra vấn đáp

32

48

20

0

3.12

0.718

4

Kiểm tra thực hành biểu diễn

52

48

0

0

3.52

0.505

5

Kiểm tra thị phạm

12

42

46

0

3.34

0.688

III

Tổ chức kiểm tra, đánh giá và

phản hồi kết quả







1

Thực hiện kiểm tra công khai,

minh bạch và khách quan

24

38

38

0

2.86

0.783

2

Chấm thi và đánh giá kết quả

đúng quy trình

22

46

32

0

2.90

0.735


3

Kịp thời phản hồi kết quả kiểm tra cho SV đúng thời gian quy

định


30


48


22


0


3.08


0.724

Trung bình chung

2.96

Mức độ đánh giá chung

Khá

Độ tin cậy của thang đo (Cronbach's

Alpha)

0.984


Chỉ số kiểm nghiệm Cronbach’s Alpha 0.984 cho thấy thang đo trên có độ tin cậy cao. Độ tin cậy này cho phép tin tưởng vào kết quả khảo sát mà người nghiên cứu đã thực hiện về các nội dung của kiểm tra đánh giá như; hình tức kiểm tra đánh giá, phương pháp kiểm tra đánh giá và tổ chức kiểm tra đánh giá, phản hồi kết quả cho sinh viên.

Về hình thức kiểm tra đánh giá. Các ý kiến khảo sát chủ yếu tập trung ở mức nhận định khá. Một số nội dung chưa nhận đượng nhiều sự đồng tình như; Thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá định kỳ (giữa kỳ, từng phần), trung bình là 2.78 đạt mức trung bình hay Thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá cuối kỳ, trung bình

2.90 mức nhận định trung bình. Nội dung thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá thường xuyên có điểm số tương đối cao 3.00 đạt mức thực hiện khá. Như vậy từ kết quả này cho thấy hoạt động thực hiện các hình thức kiểm tra đánh giá hiện nay tại trường chỉ đạt mực đạt yêu cầu. Trong khi đó hình thức kiểm tra đánh giá có vai trò


quan trọng trọng đến kết quả của hoạt động này. Nếu các hình thức được tổ chức đa dạng và linh hoạt thì chất lượng của hoạt động này sẽ được đảm bảo. Đối với nhà trường, hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc là một ngành mang tính đặc thù cao nên các hình thức kiểm tra đánh giá cũng phải tương xứng thì mới phản ánh hết được tích chất của hoạt động đào tạo. Với thực trạng như hiện nay cần có những cải tiến về hình thức kiểm tra đánh giá nhằm đa dạng hóa hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng của kiểm tra đánh giá trong đào tạo ngành thanh nhạc.

Về phương pháp kiểm tra đánh giá. Đa số các nhận định về các nội dung này đều nằm ở mức khá. Mức độ đánh giá trên cho phép khẳng định các phương pháp kiểm tra đánh giá hiện nay của trường đều đạt yêu cầu so với chương trình đào tạo. Tuy nhiên, có nội dung kiểm tra bằng thị phạm và kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan chưa thực sự được đánh giá cao ở các mức nhận định tốt và khá. Đây là do đặc thù của chương trình đào tạo nên phương pháp đánh giá phải phù hợp với nội dung đào tạo cho nên một số phương pháp không thực sự cần thiết và phù hợp sẽ ít được sử dụng hơn.

Về tổ chức đánh giá và phản hồi kết quả. Điểm số của các nội dung khào sát cho thấy các nội dung này chủ yếu được nhận định ở mức trung bình. Nội dung được đánh cao hơn là kịp thời phản hồi kết quả kiểm tra cho SV đúng thời gian quy định, trung bình là 3.08 đạt mức khá trong đó có 30% nhận định tốt, 48% nhận định khá và 22% nhận định trung bình. Số liệu khảo sát nội dung thực hiện kiểm tra công khai, minh bạch và khách quan. Cho thấy hoạt động này chưa được hiện tốt chỉ có 24% nhận định tốt, 38% nhận định khá và có đến 38% cho rằng hoạt động này chỉ đạt mức trung bình. Ngoài ra nội dung chấm thi và đánh giá kết quả đúng quy trình, cũng có kết quả đánh giá tương tự. Như vậy, có thể thấy về công tác tổ chức kiểm tra đánh giá hiện nay của nhà trường cần có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động này. Vì đây là một trong những khâu quan trọng của quá trình thực hiện đánh giá chương trình và chất lượng đào tạo.

Mã số phỏng vấn QL05 cho rằng “Hoạt động kiểm tra đánh giá hiện nay chỉ mang tính đại trà, chưa phản ánh hết được năng lực của từng cá nhân. Để làm được điều đó thì nội dung chương trình phải thiết kế tiếp cận năng lực của người học. Rồi từ đó có nội dung đánh giá trên năng lực thực hiện các nhiệm vụ học của họ thì chính


xác hơn”. Theo mã số này, để cải thiện hoạt động kiểm tra đánh giá trì trước hết phải thiết kế chương trình học phù hợp với từ cá nhân. Để đánh giá đúng năng lực cần phải đánh giá trên sản phẩm của sinh viên.

Từ kết quả khảo sát bảng 2.7 người nghiên cứu nhận thấy mặc dùng được đánh giá ở mức độ khá điểm trung bình chung 2.96 nhưng với quy mô đào tạo cũng như tích chất mà nhiệm vụ đào tạo của nhà trường đối với ngành thanh nhạc thì cần phải nâng cao hơn nữa những hoạt động liên quan đến công tác kiểm tra đánh giá nhằm cải thiện chất lượng đào tạo cũng như giải quyết những nhu cầu của xã hội hiện nay đối với nguồn lao động thuộc lĩnh vực này.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc‌

Quản lý hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc là một bộ phận của hoạt động quản lý giáo dục nói chung và quản lý nhà trường nói riêng. Đây lòa hoạt động mang tính đặc thù của ngành nghề đào tạo. Nếu tổ chức quản lý tốt thì chất lượng đào tạo không ngừng được nâng cao. Để tìm hiểu thực trạng hoạt động quản lý đào tạo ngành thanh nhạc về kế hoạch chương trình, quản lý hoạt động dạy, quản lý hoạt động học và quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá, người nghiên cứu tiến hành khảo sát thực trạng các nội dung này.

2.4.1. Quản lý kế hoạch chương trình đào tạo‌

Quản lý kế hoạch chương trình là đảm bảo cho kế hoạch được thực hiện đúng với các yêu cầu về nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo đã đề ra trước đó. Bảng 2.8 là kết quả khảo sát công tác quản lý kế hoạch chương trình đào tạo ngành thanh nhạc.

Bảng 2.8. Thực trạng quản lý kế hoạch chương trình đào tạo‌



TT


Nội dung

Kết quả thực hiện (%)


Trung bình

Độ lệch chuẩn

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu


1

Phòng Đào tạo (P.ĐT) phối hợp với các Khoa/Bộ môn tổ chức phát triển CTĐT theo chương trình

khung.


8


34


52


6


2.44


0.733



TT


Nội dung

Kết quả thực hiện (%)


Trung bình

Độ lệch chuẩn

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

2

Các khoa chỉ đạo việc biên soạn đề

cương chi tiết học phần

14

38

44

4

2.62

0.780


3

BGH chỉ đạo P.ĐT phối hợp với các Khoa/Phòng xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm và quy

chế giảng viên của nhà trường


4


28


68


0


2.36


0.563


4

P.ĐT ban hành, phổ biến kế hoạch đào tạo và quy chế chuyên môn

đến GV


14


42


38


6


2.64


0.802


5

P. ĐT phối hợp với các Khoa để xây dựng kế hoạch giảng dạy (Thời khóa biểu) cho từng học kỳ

và năm học


8


34


52


6


2.44


0.733


6

Ban chủ nhiệm (BCN) Khoa chỉ đạo Tổ trưởng bộ môn (TTBM) lập kế hoạch giảng dạy của tổ chuyên

môn


6


38


42


14


2.36


0.802


7

TTBM tổ chức, hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch giảng dạy các học

phần


8


30


58


4


2.42


0.702

8

BCN khoa duyệt kế hoạch dạy học

của tổ môn và GV

0

34

60

6

2.28

0.573

Trung bình chung

2.45

Mức độ đánh giá chung

Trung bình

Độ tin cậy của thang đo (Cronbach's

Alpha)

0.976

Quản lý kế hoạch đào tạo một mặt đảm bảo cho kế hoạch được thực thi đúng với các tiêu chí được đề ra, mặc khác các bộ phận quản lý có thể điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế. Trong đó bao gồm cả việc thêm hay bớt


các phương tiện hỗ trợ hoặc các khâu của kế hoạch nhưng phải đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu đã định.

Kết quả khảo sát bảng 2.8 cho thấy các đánh giá chủ yếu tập trung ờ mức nhận định trung bình. Nhận được nhiều sự đánh giá cao là nội dung P.ĐT ban hành, phổ biến kế hoạch đào tạo và quy chế chuyên môn đến GV. Trung hình 2.64 điểm số này nằm trong khoảng đánh giá mức khá. Như vậy việc phòng chức năng của nhà trường thường phối hợp với giáo viên để trển khai các văn bản, quy định liên quan đến quá trình đào tạo được thực hiện khá tốt. Nội dung các khoa chỉ đạo việc biên soạn đề cương chi tiết học phần, cũng nhận được sự đánh giá mức khá, điểm trung bình là 2.62. Mức độ đánh giá và điểm số trên cho thấy có sự quan tâm nhất định của BCN khoa đối với công tác chỉ đạo, phối hợp trong việc soạn thảo đề cương giảng dạy môn thanh nhạc. Đây là hoạt động cần thiết nhằm đảm bảo chương trình giảng dạy phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ đào tạo của chuyên ngành. Các nội dung khác không nhận được sự đánh giá cao là; Phòng Đào tạo (P. ĐT) phối hợp với các Khoa/Bộ môn tổ chức phát triển CTĐT theo chương trình khung, TB 2.44, P. ĐT phối hợp với các Khoa để xây dựng kế hoạch giảng dạy (Thời khóa biểu) cho từng học kỳ và năm học, TB 2.44. Ban chủ nhiệm (BCN) Khoa chỉ đạo Tổ trưởng bộ môn (TTBM) lập kế hoạch giảng dạy của tổ chuyên môn, TB 2.36. Từ kết quả trên đây có thể thấy thực trạng công tác quản lý các nội dung liên quan đến chương trình đào tạo của nhà trường hiện nay chỉ được thực hiện ở mức trung bình. Mức độ này chưa tương xứng với quy mô và nhiệm vụ đào tạo của nhà trường. Cần có những giải pháp tăng cường công tác quản lý ở tất cả các bộ phận đặc biệt là BGH và BCN khoa chuyên môn. Vai trò của BGH trong công tác quản lý chương trình là chỉ đạo sự kết nối giữa các phòng, ban chức năng của nhà trường phối hợp với khoa đào tạo xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình một các đồng bộ nhằm đảm bảo cho toàn bộ kế hoạch đào tạo được thực hiện đúng với yêu cầu nhiệm vụ mà nhà trường được giao. Đối với khoa đào tạo ngoài việc tuân thủ sự chỉ đạo của BGH phối hợp với phòng ban còn phải đảm bảo đội ngũ giảng viên của mình thực hiện nghiêm túc kế hoạch dạy học cũng như tham mưu cho các bộ phận nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho công tác tổ chức đào tạo được triển khai đúng với yêu cầu đã quy định.


Theo kế nội dung phỏng vấn của mã số QL01 thì “Các hoạt động quản lý nội dung dung chương trình hiện nay còn gặp nhiều bất cập như; sự phối hợp giữa các bộ phận chưa đồng đều, phòng đào tạo và khoa chuyên môn chưa thực sự gắn kết với nhau về cách thức thực hiện các nội dung giảng dạy. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý chưa thực phối hợp tốt với nhau về lên kế hoạch giảng dạy cũng như điều chỉnh các nội dung liên quan đến đào tạo chuyên ngành”.

Từ kết quả khảo sát bảng 2.8 điểm trung bình chung của các nội dung quản lý chương trình kế hoạch là 2.45 đạt mức đánh giá thực hiện trung bình. Như vậy hoạt động này chưa thực được quan tâm thực hiện tốt.

2.4.2. Quản lý hoạt động dạy học của giảng viên‌

Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên là việc đảm bảo cho công tác tổ chức các hoạt động dạy - học được thực hiện theo đúng với kế hoạch đào tạo, nhằm mang lại kết quả cao và đảm bảo theo đúng các yêu cầu quy định. Bảng 2.9 là kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên.

Bảng 2.9. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của giảng viên‌



STT


Nội dung

Kết quả thực hiện (%)


Trung bình

Độ lệch chuẩn

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

1

Phân công giảng dạy hợp lý

6

34

50

10

2.36

0.749

2

Kiểm soát chặt chẽ tiến độ thực

hiện thời khóa biểu

0

30

58

12

2.18

0.629

3

Đảm bảo đủ số tiết và giờ dạy

theo phân bổ chương trình

4

34

54

8

2.34

0.688

4

Bù giờ phù hợp với tiến độ chung

của chương trình

4

38

48

10

2.36

0.722

5

Tổ chức dự giờ góp ý chuyên môn

0

28

60

12

2.16

0.618

6

Thường xuyên đổi mới hình

thức dạy học

4

34

58

4

2.38

0.635

7

Đổi mới phương pháp dạy học

0

28

64

8

2.20

0.571


8

Sinh hoạt tổ chuyên môn

14

38

42

6

2.60

0.808

9

Tổ chức bồi dưỡng chuyên

môn, nghiệp vụ cho GV

4

28

56

12

2.24

0.716

Trung bình chung

2.31

Mức độ đánh giá chung

Trung bình

Độ tin cậy của thang đo

(Cronbach's Alpha)

0.982

Nội dung nhận được nhiều sự đánh giá cao trong quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên là; Sinh hoạt tổ chuyên môn, TB 2.60. Đây là hoạt động được thực hiện thường xuyên và có quy mô nhất. Vì quản lý được hoạt động của tổ chuyên môn vừa đảm bảo cho tiến độ giảng dạy được thực hiện, thông qua hoạt động này nhà quản lý có thể nắm bắt được tình hình về công tác tổ chức giảng dạy của giáo viên cũng như hoạt động học tập của sinh viên, rồi từ đó có những điều chỉnh cần thiết nhằm đảm bảo cho hoạt động này được thực hiện đúng tiến độ. Nội dung bù giờ phù hợp với tiến độ chung của chương trình, cũng nhận được ý kiến đánh giá khá cao TB 2.36. Hay nội dung phân công giảng dạy hợp lý, TB 2.36. Như vậy, có thể thấy thực trạng công tác quản lý về mộ số nội dung liên quan đến hoạt động giảng dạy được thực hiện khá tốt. Các nội dung chưa nhận được đánh giá cao bao gồm; Kiểm soát chặt chẽ tiến độ thực hiện thời khóa biểu, TB 2.18 điểm số này chỉ đạt mức đánh giá trung bình. Thời khóa biểu là sự cụ thể hóa kế hoạch đào tạo nếu hoạt động này không nhận được sự quan tâm đúng mức thì dẫn đến tình trạng không kiểm soát được toàn bộ quá trình đào tạo của chương trình cũng như chất lượng giảng dạy của giáo viên. Cho nêu việc khảo sát đánh giá chưa cao hoạt động này các nhà quản lý cần xem xét, tháo gỡ những khó khăn tồn tại nhằm đảm bảo cho hoạt động này được thực hiện nghiêm túc và quy định. Nội dung quản lý hoạt động dạy học được đánh giá khá thấp của bảng 2.9 là đổi mới phương pháp dạy học, TB 2.20 điểm trung bình chỉ đạt mức nhận định trung bình. Đây là hoạt động quyết định rất nhiều đến hiệu quả của công tác quản lý đào tạo. Nhu cầu về nguồn lao động hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật ngày càng cao, cho nên chất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/12/2023