lượng đào tạo cũng phải thích nghi và đáp ứng những đòi chính đáng đó. Cho nên, chỉ có thể đổi nội dung chương trình và phương pháp đào tạo thì mới cải thiện được chất lượng của nguồn lao động được đào tạo. Đánh giá của những người được khảo sát cho thấy việc đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay củagiáo viên chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về đổi mới. Đây là trở ngại cho quá trình quản lý chương trình theo hướng phát triển và đáp ứng nhu cầu của xã hội mà nhà trường đang xây dựng và theo đuổi.
Điểm trung bình mức độ đánh giá chung các nội dung khảo sát bảng 2.9 là
2.31 điểm số này đạt mức nhận định hoạt động quản lý dạy học của giáo viên hiện nay của các nhà quản lý chỉ đạt mức trung bình. Mức độ quản lý này chưa thực sự cao và đáp ứng đầy đủ mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo ngành thanh nhạc hiện nay tại trường. Cần phải có những sự quan tâm hơn của các cấp quản lý về chế độ thực hiện thời khóa biểu, tổ chức dự giờ góp ý chuyên môn và khuyến khích giáo viên đổi mới và vận dụng các phương pháp dạy học tiên tiến vào quá trình giảng dạy.
2.4.3. Quản lý hoạt động học tập của sinh viên
Quản lý hoạt động học tập của sinh viên là đảm bảo cho các hoạt động học tập của sinh viên đáp ứng đầy đủ và hiệu quả nội dung chương trình đào tạo về chuyên ngành theo học. Bảng 2.10 là kết quả khảo sát các nội dung quản lý hoạt động học tập của sinh viên.
Bảng 2.10. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên
Nội dung | Kết quả thực hiện (%) | Trung bình | Độ lệch chuẩn | ||||
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | ||||
1 | Phổ biến quy chế đào tạo cho sinh viên | 12 | 30 | 52 | 6 | 2.48 | 0.789 |
2 | Quản lý hoạt động học tập của sinh viên | 0 | 24 | 64 | 12 | 2.12 | 0.594 |
3 | Hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu | 0 | 28 | 72 | 0 | 2.28 | 0.454 |
4 | Quản lý xây dựng mục tiêu và kế | 0 | 26 | 74 | 0 | 2.28 | 0.432 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Bậc Đào Tạo Và Số Ngành Đào Tạo Trong Năm 2018
- Thực Trạng Thực Hiện Nội Dung Chương Trình Đào Tạo Ngành Thanh Nhạc
- Thực Trạng Công Tác Kiểm Tra Đánh Giá Hoạt Động Đào Tạo Ngành Thanh Nhạc
- Biện Pháp Quản Lí Hoạt Động Đào Tạo Ngành Thanh Nhạc Tại Trường Cao Đẳng
- Biện Pháp 3: Tăng Cường Đội Ngũ Giáo Viên Trình Độ Cao Đồng Thời Bồi Dưỡng Năng Lực Giảng Dạy Cho Giảng Viên.
- Khảo Nghiệm Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi
Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.
hoạch học tập, NCKH cho sinh viên. | |||||||
5 | Giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi của sinh viên | 26 | 64 | 0 | 10 | 3.06 | 0.818 |
6 | Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên | 10 | 34 | 44 | 12 | 2.42 | 0.835 |
7 | Các phong trào thi đua học tập trong sinh viên | 22 | 72 | 0 | 6 | 3.10 | 0.678 |
Trung bình chung | 2.53 | ||||||
Mức độ đánh giá chung | Khá | ||||||
Độ tin cậy của thang đo (Cronbach's Alpha) | 0.949 |
Điểm số của các khảo sát chủ yếu tập trung ở mức khá. Nghĩa là các hoạt động quản lý học của sinh viên được các bộ phận quan tâm thực hiện. Nội dung được đánh giá cao là thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua học tập trong sinh viên, TB 3.10 đạt mức nhận định khá. Trong học tập sinh viên cần có môi trường học tập có sự tranh đua lành mạnh. Một mặt tạo điều kiện cho các em thể hiện năng lực mặc khác sự ghi nhận của thầy cô, bạn bè cũng là một động lực cho các em phấn đấu rèn luyện phẩm chất đạo đức cũng như trau dồi kỹ năng nghề nghiệp. Vì vậy các bộ phận quản lý nên thường xuyên tổ chức những hoạt động mang tính cộng đồng để sinh viên có cơ hội bộc lộ những khả năng của mình. Nội dung giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi của sinh viên cũng nhận được nhiều ý kiến đánh giá tích cực, TB 3.06 diểm số này đạt mức đánh giá hoạt động quản lý ở mức khá. Ngoài ra các nội dung như; Phổ biến quy chế đào tạo cho sinh viên và Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng có điểm số khá cao. Chứng tỏ các nội dung này được các bộ phận quản lý quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, vẫn còn không ít ý kiến đánh giá chưa cao về quản lý học tập của sinh viên, TB 2.12, quản lý hướng dẫn sinh viên tự học TB 2,28, quản lý xây dựng mục tiêu và kế hoạch học tập, NCKH cho sinh viên, TB 2.28. Đây là 3 nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý của sinh viên về học tập. Nhưng các hoạt động này chưa thực sự được tổ chức có kết quả tốt. Cho nên, các đánh giá của khảo sát là chưa cao.
Để có kết quả học tập tốt trước hết phải biết tổ chức học tập nghiên cứu phù hợp. Nghĩa là biết cách tổ chức hợp lý các hoạt động chuẩn bị học tập cũng như cách thức vận dụng, huy động tài liệu, học cụ tham gia vào quá trình. Nhưng theo đánh giá, hoạt động này chưa được quản lý đúng mức nên việc học tập và nghiên cứu chưa thực sự có kết quả cao. Đây là điều mà những bộ phận có liên quan cần lưu ý và tổ chức tốt hơn trong thời gian tới.
Với điểm trung bình chung các nội dung quản lý hoạt động học tập của sinh viên là 2.53 đạt mức nhận định khá. Người nghiên cứu nhận thấy để hoạt động này đồng bộ với các nội dung quản lý khác, nhằm đảm bảo cho hoạt động đào tạo được thực hiện có hiệu quả thì cần phải có những cải tiến về công tác quản lý chuẩn bị học tập của sinh viên. Hướng dẫn sinh viên cách thức tổ chức học tập, nhằm hướng dẫn các em cách thức thực hiện lập kế hoạch, huy động các nguồn lực, đồng thời giúp đỡ sinh viên về cơ sở vật chất phục vụ rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp.
2.4.4. Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy học tập
Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập một mặt phản ánh năng lực đào tạo của nhà trường đối với sinh viên, mặt khác đây là thước đo năng lực học tập và rèn luyện của những người được đào tạo. Nếu công tác này được tổ chức bài bản, đúng yêu cầu thì đây sẽ là một trong những yếu tố giúp các nhà quản lý nhìn nhận lại toàn bộ hoạt động đào tạo để có những điều chỉnh phù hợp hơn. Bảng 2.11 và bảng 2.10 là kết quả khảo sát các nội dung về thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá của trường đối với chuyên ngành đào tạo thanh nhạc.
Để có những số liệu khách quan, người nghiên cứu lấy ý kiến trên cả hai đối tượng cán bộ quản lý và giảng viên (bảng 2.11) và sinh viên (bảng 2.12). Kết quả khảo sát được thể hiện dưới đây.
Bảng 2.11. Thực trạng đánh giá quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy học tập (của cán bộ quản lý và giáo viên)
Nội dung | Kết quả thực hiện (%) | Trung bình | Độ lệch chuẩn | ||||
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | ||||
1 | Nâng cao nhận thức của CBQL và GV về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên | 6 | 34 | 48 | 12 | 2.34 | 0.772 |
2 | Phối hợp xây dựng quy chế, quy định về kiểm tra, đánh giá KQHT | 36 | 46 | 0 | 18 | 3.00 | 1.050 |
3 | Khoa/Bộ môn trong công tác biên soạn đề kiểm tra, xây dựng ngân hàng câu hỏi thi | 24 | 34 | 42 | 0 | 2.82 | 0.800 |
4 | BCN khoa chỉ đạo GV phổ biến cho sinh viên các quy định và hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá KQHT | 22 | 36 | 42 | 0 | 2.80 | 0.782 |
5 | Đảm bảo quy định trong việc chấm bài, trả kết quả và nhập điểm | 16 | 28 | 52 | 4 | 2.56 | 0.812 |
Trung bình chung | 2.70 | ||||||
Mức độ đánh giá chung | Khá | ||||||
Độ tin cậy của thang đo (Cronbach's Alpha) | 0.95 |
Theo CBQL và GV nội dung quản lý được thực hiện tốt nhất hiện nay là phối hợp xây dựng quy chế, quy định về kiểm tra, đánh giá KQHT, TB 3.00. Như vậy BGH có quan tâm và chỉ đạo các phòng ban chức năng phối hợp với các khoa chuyên môn xây dựng, hoàn thiện các nội dung về KTĐG. Các khoa có phân công giảng viên tham gia biên soạn đề kiểm tra, xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, TB
2.82. Ngoài ra việc BCN khoa chỉ đạo GV phổ biến cho sinh viên các quy định và hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá KQHT cũng nhận được nhiều ý kiến tích cực, TB 2.80. Từ đó có thể thấy công tác quản lý về các nội dung biên soạn, phối hợp và
triển khai các nội dung kiểm tra đánh giá hiện nay được thực thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số đánh giá chưa cao về Đảm bảo quy định trong việc chấm bài, trả kết quả và nhập điểm, TB 2.56 và Nâng cao nhận thức của CBQL và GV về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên, TB 2.34.
Như vậy CBQL & GV đa số cho rằng hoạt động quản lý kiểm tra đánh giá hiện nay của nhà trường là phù hợp và đảm bảo yêu cầu phù hợp với quy định đào tạo ngành thanh nhạc.
Bảng 2.12. Thực trạng đánh giá quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy học tập (của sinh viên)
Nội dung | Kết quả thực hiện (%) | Trung bình | Độ lệch chuẩn | ||||
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | ||||
1 | Phổ biến đầy đủ, kịp thời quy chế thi cử kiểm tra. | 15.6 | 32.2 | 41.1 | 11.1 | 2.52 | 0.89 |
2 | Hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với từng môn học | 18.9 | 42.2 | 32.2 | 6.7 | 2.73 | 0.845 |
3 | Phương pháp kiểm tra viết (tự luận) | 0.00 | 40.0 | 48.9 | 11.1 | 2.29 | 0.658 |
4 | Phương pháp trắc nghiệm khách quan | 25.6 | 31.1 | 32.2 | 11.1 | 2.71 | 0.974 |
5 | Phương pháp kiểm tra vấn đáp | 27.8 | 50 | 22.2 | 0.00 | 3.06 | 0.709 |
6 | Phương pháp kiểm tra thực hành (đồ án) | 32.2 | 55.6 | 12.2 | 0.00 | 3.20 | 0.640 |
7 | Phương pháp quan sát | 42.2 | 53.3 | 4.4 | 0.00 | 3.38 | 0.572 |
8 | Công khai minh bạch trong kiểm tra | 16.7 | 41.1 | 42.2 | 0.00 | 2.74 | 0.728 |
Trung bình chung | 2.83 | ||||||
Mức độ đánh giá chung | Khá | ||||||
Độ tin cậy của thang đo (Cronbach's Alpha) | 0.972 |
Kết quả khảo sát bảng 2.12 cho thấy đa số các ý kiến của sinh viên cho rằng công tác quản lý kiểm tra đánh giá hiện nay của nhà trường đạt mức khá. Trong đó nội dung được đánh giá cao nhất là phương pháp quan sát quá trình thực hành của sinh viên rồi giáo viên cho điểm nhận xét, TB 3.38. Nội dung phương pháp kiểm tra thực hành, TB 3.20 và phương pháp kiểm tra vấn đáp, TB 3.06. Như vậy những phương pháp thiên về đánh giá trực tiếp bằng năng lực thực hành hiện nay được đánh giá khá cao.
So sánh kết quả khảo sát của bảng 2.11 (của CBQL&GV) với kết quả bảng
2.12 (của sinh viên) Cho thấy không có sự chênh lệch về mức độ nhận định hoạt động quản lý kiểm tra đánh giá của nhà trường đối với chuyên ngành đào tạo thanh nhạc hiện nay. Điểm số trung bình chung của CBQL&GV là 2.70 của sinh viên là
2.83 cả hai đều đạt mức nhận định khá. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung quản lý chưa được đánh giá cao như; Nâng cao nhận thức của CBQL và GV về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên, Phổ biến đầy đủ, kịp thời quy chế thi cử kiểm tra. Công khai minh bạch trong kiểm tra. Đây là những nội dung cần khắc phục và có giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động quản lý kiểm tra đánh giá, nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường về chuyên ngành thanh nhạc.
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đào tạo ngành thanh nhạc tại trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật Cần Thơ
Quá trình đào tạo chịu sự chi phối và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và điều kiện chủ quan cũng như khách quan. Nếu nhận diện đầu đủ các yếu tố ảnh hưởng thì sẽ giúp cho các nhà quản lý dễ dàng hơn trong công tác điều hành cũng như quản lý chương trình đào tạo một cách phù hợp và hiệu quả hơn. Dưới đây là kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý đào tạo ngành thanh nhạc.
2.5.1. Các yếu tố chủ quan
Các yếu tố chủ quan là những điều kiện nằm trong nội tại nhà trường và có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động điều hành của các bộ phận chức năng liên quan đến hoạt động đào tạo.
Bảng 2.13. Đánh giá các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quá trình đào tạo
Nội dung | Mức độ ảnh hưởng (%) | Trung bình | Độ lệch chuẩn | ||||
Rất nhiều | Nhiều | Ít | Không HC | ||||
1 | Các phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL trường | 46 | 38 | 12 | 4 | 3.26 | 0.828 |
2 | Vai trò của BGH và thủ trưởng các đơn vị | 52 | 36 | 12 | 0 | 3.40 | 0.700 |
3 | Năng lực chuyên môn, sự tận tình của giảng viên. | 60 | 40 | 0 | 0 | 3.60 | 0.495 |
4 | Đội ngũ làm công tác hỗ trợ học tập | 42 | 52 | 0 | 6 | 3.30 | 0.763 |
5 | Cơ sở vật chất của nhà trường | 58 | 42 | 0 | 0.00 | 3.58 | 0.499 |
Trung bình chung | 3.43 | ||||||
Mức độ đánh giá chung | Rất nhiều | ||||||
Độ tin cậy của thang đo (Cronbach's Alpha) | 0.942 |
Theo kết quả khảo sát bảng 2.13 thì những yếu tố chủ quan, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý quá trình đào tạo của nhà trường được đánh giá khá cao. Trong đó yếu tố năng lực chuyên môn, sự tận tình của giảng viên có ảnh hưởng lớn nhất đến công tác quản lý. Tb 3.58 điểm số này đạt mức nhận định rất nhiều. Như vậy, nếu năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên không đồng đều hoặc có những hạn chế thì ngoài việc không đảm bảo chuất lượng đào tạo mà còn gây cản trở rất lớn đến các hoạt động quản lý chuyên môn cũng như quản lý nhà nước của BGH. Nội dung có mức đánh giá khá cao về yếu tố gây ảnh hưởng là cơ sở vật chất của nhà trường, TB 3.58 điểm số ở mức đánh giá rất nhiều. Đào tạo ngành thanh nhạc là ngành đặc thù, trong đó công cụ hỗ trợ học tập là một thành tố không thể thiếu của quá trình tiếp thu tri thức và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Cho nên, các ý kiến khảo sát cho rằng đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý là
hoàn toàn hợp lý. Ngoài ra, nội dung Vai trò của BGH và thủ trưởng cơ quan, TB
3.40 và đội ngũ làm công tác hỗ trợ học tập, TB 3.30. Cũng là những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động quản lý chương trình đào tạo.
2.5.2. Các yếu tố khách quan
Những yếu tố khách quản ảnh hưởng đến quá trình quản lý hoạt động đào tạo là những yếu tố có khi chỉ xuất hiện ngẫu nghiên, nhưng cũng có những yếu tố thuộc phạm vi quản lý nhà nước ở các cấp khác nhau. Nhưng có những tác động nhất định đến hoạt động quản lý của nhà trường đối với chương trình đào tạo. Bảng
2.14 là kết quả khảo sát các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động quản lý.
Bảng 2.14. Đánh giá các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quá trình đào tạo
Nội dung | Mức độ ảnh hưởng (%) | Trung bình | Độ lệch chuẩn | ||||
Rất nhiều | Nhiều | Ít | Không HC | ||||
1 | Chế độ chính sách của Nhà nước và của cơ quan chủ quản | 46 | 38 | 16 | 0 | 3.30 | 0.735 |
2 | Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương | 38 | 42 | 20 | 0 | 3.18 | 0.748 |
3 | Sự phát triển của khoa học công nghệ cùng ngành nghề | 26 | 48 | 26 | 0 | 3.00 | 0.728 |
4 | Sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong hoạt động đào tạo của nhà trường | 24 | 38 | 38 | 0 | 2.86 | 0.783 |
5 | Hợp tác trong đào tạo | 52 | 48 | 0 | 0 | 3.52 | 0.505 |
Trung bình chung | 3.17 | ||||||
Mức độ đánh giá chung | rất nhiều | ||||||
Độ tin cậy của thang đo (Cronbach's Alpha) | 0.954 |