Các Vùng Được Chọn Phát Triển Loại Hình Du Lịch Nông Thôn

nghiệp, tình hình kinh tế xã hội đời sống cộng đồng tại các làng, xã, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Hội nông dân tỉnh An Giang, là cơ quan chính quyền có tầm quyết định tư tưởng trong bộ máy hành chính và trong người dân ở các địa phương. Sự quản lý của Hội nông dân có thể thay mặt cộng đồng địa phương họp bàn các chính sách, kế hoạch, phương hướng phát triển du lịch với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch,các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Bên cạnh đó cũng thay mặt cộng đồng góp ý những hạn chế, mong muốn của người dân khi tham gia vào hoạt động tại địa phương. Hội nông dân An Giang sẽ là cầu nối trực tiếp giữa các bên: cung cấp dịch vụ du lịch, khách du lịch và chính quyền địa phương trong thực tiễn kinh doanh để thay đổi, bổ sung các chính sách phù hợp nhằm đảm bảo lợi ích của các bên liên quan.

Tại các địa phương triển khai du lịch nông thôn tiến hành công khai họp đề cử ra các trưởng nhóm du lịch đại diện cho địa phương, là người tổ chức quản lý, xử lý các vấn đề phát sinh, đóng góp ý kiến, triển khai kinh doanh du lịch và liên hệ với ban quản lý dự án khi có vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động du lịch. Kết thúc giai đoạn hai của dự án, Hội nông dân đã đề xuất thành lập Trung tâm du lịch nông thôn lên UBND tỉnh An Giang. Nếu được cấp phép thành lập, trung tâm du lịch nông thôn sẽ là cơ quan chuyên trách, nhận định thành viên tổ chức, quy định chặt chẽ vai trò, nội quy tổ chức, làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng cơ quan chức năng, thành viên trong tổ chức. Là nơi các thành viên trong tổ chức có thể chia sẻ với nhau các kiến thức kinh nghiệm thực tiễn để ngày càng hoàn thiện quy trình phục vụ khách. Bên cạnh đó, trung tâm có tiền thân từ Hội nông dân nên hình thức, cũng như cách thức tổ chức phù hợp với người dân. Khuyến khích người dân địa phương phát biểu đóng góp ý kiến.

2.3.1.3. Thiết kế các sản phẩm dịch vụ du lịch

Các dịch vụ bao gồm homestay, nhà hàng nông gia, du thuyền trên sông, tham quan rừng tràm Trà Sư, săn cá bông lao,… thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Nối tiếp thành công của giai đoạn 1, Agriterra tiếp tục đầu tư dự án Phát triển du lịch giai đoạn 2. Dự án được triển khai trong giai đoạn 3 năm, từ ngày 1-7-2011 đến 30-6-2014 với tổng ngân sách 676.400 Euro (với khoảng hơn 18,4 tỷ

đồng), trong đó đóng góp của Agriterra là 328.000 Euro (khoảng 9 tỷ đồng). Mục tiêu của dự án là Xây dựng trung tâm du lịch nông thôn nằm trong Hội nông dân An Giang, góp phần thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch nông thôn của hội viên, đồng thời tăng thu nhập và tạo thêm việc làm cho nông dân trong vùng dự án. Hình thành một hệ thống tour du lịch nông thôn mang tính liên kết chặt chẽ giữa những điểm du lịch do nông dân với vai trò là điều phối của Trung tâm du lịch nông thôn; vừa nâng cao năng lực nông dân các điểm trong giới thiệu, quảng bá hình ảnh sông nước, con người An Giang với du khách trong và ngoài nước. Vừa giúp nông dân tăng thu nhập cho gia đình, thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng tiến bộ, bền vững.

Kết quả hoạt động bước đầu cho thấy, hoạt động của dự án phát triển du lịch nông thôn đạt hiệu quả cao, những tác động tích cực của chương trình đã tạo nên mô hình phát triển kinh tế - xã hội hữu ích, giúp nông dân có thêm mô hình kinh doanh mới. Thu nhập người dân tăng từ khi hoạt động du lịch nông thôn được đưa vào khai thác hoạt động. Đến nay, đã có 15/156 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh An Giang được chọn tham gia dự án gắn với các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa.

Bảng 2.7. Các vùng được chọn phát triển loại hình du lịch nông thôn


TT

Nông thôn được chọn

Xã, huyện

1

Châu Phong – Thánh đường hồi giáo

Tân Châu

2

Đa Phước – Làng bè

An Phú

3

Núi Sam – Miếu Bà Chúa Xứ

Châu Đốc

4

Văn Giáo – Rừng tràm Trà Sư

Tịnh Biên

5

An Hảo – Núi Cấm

Tịnh Biên

6

Di chỉ văn hóa Óc Eo

Thoại Sơn

7

Núi Sập – Hồ Ông Thoại

Thoại Sơn

8

Vàm Nao – săn cá Hô, cá Bông Lao

Phú Tân

9

Long Điền A - Làng nghề chạm khắc gỗ

Chợ Mới

10

Mỹ Hòa Hưng - Khu lưu niệm Bác Tôn

Long Xuyên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.


11

Thạnh Mỹ Tây - Tượng đài Quản cơ Trần Văn Thành

Châu Phú

12

Bình Phước Xuân - Lăng Ba Quan Thượng Đẳng

Chợ Mới

13

Ba Chúc - Chùa Phi Lai

Tri Tôn

14

An Tức - Di tích lịch sử văn hóa Đồi Tức Dụp

Tri Tôn

15

Trung tâm du lịch nông thôn

Châu Thành

Nguồn: Hội Nông dân tỉnh An Giang, 2014

Mỗi xã có từ 5 đến 10 hộ tham gia dự án, tổng số hộ tham gia hưởng lợi trực tiếp từ 75-100 hộ, chưa kể đến các hộ được hưởng lợi gián tiếp từ chương trình đào tạo, cùng tham gia các dịch vụ của dự án và bộ mặt nông thôn được thay đổi, phát triển của cộng đồng.

Việc đầu tư cho phát triển nông thôn, nông nghiệp được chú trọng trong tương lai. Nhiều dự án đầu tư cho phát triển du lịch nông thôn đã được quy hoạch: Dự án phát triển mạng lưới các điểm, tuyến du lịch sinh thái và nông thôn mới cù lao Mỹ Hòa Hưng với 9 điểm và 3 tuyến (2011-2020); đề án xây dựng điểm, tuyến du lịch đường sông An Giang (làng cá bè, cù lao, kênh đào,..). Việc phát triển loại hình du lịch nông thôn gắn với tín ngưỡng, lễ hội được đưa vào quy hoạch như một chương trình ưu tiên trọng điểm trong giai đoạn 2011-2020. Mặt khác, các chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển du lịch nông thôn được quan tâm. Ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, hiện nay tỉnh đang thu hút đầu tư khu vực ngoài nhà nước, xã hội hóa phát triển du lịch thông qua việc tổ chức các sự kiện xúc tiến đầu tư và chính sách ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng cho nhà đầu tư.

Du lịch nông thôn An Giang sau các giai đoạn chuẩn bị, đã hoàn chỉnh khả năng tiếp nhận khách du lịch tại các địa phương nông thôn. Các sản phẩm, dịch vụ du lịch bước đầu đã được đưa vào phục vụ số lượng khách trên quy mô nhỏ. Vừa thực hiện, vừa học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình phục vụ khách. Và bước đầu đã đạt được các kết quả khả quan.

2.3.1.4. Giám sát hoạt động du lịch nông thôn

Để du lịch nông thôn được tiến hành đúng tiến trình, hoạch định cần có sự giám sát, theo dõi của các bên liên quan trong hoạt động:

Giám sát của nhân viên trong trung tâm để điều chỉnh lại bảng giám sát các kết quả hoạt động của dự án theo ý kiến góp ý của các chuyên gia rút ra từ thực tiễn hoạt động ở các địa phương. Bên cạnh đó, Hội nông dân An Giang cũng cử 12 nhân viên giám sát các xã đã được đầu tư với các hộ đang tham gia hoạt động.

Giám sát bởi chính các hộ tham gia trong hoạt động du lịch. Tổ chức cho các hộ nông dân tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm trong hoạt động với các xã địa phương khác. Hoạt động tham quan các mô hình của địa phương bạn giúp hộ dân có thể học hỏi và kiểm tra các hoạt động lẫn nhau trong suốt quá trình tổ chức hoạt động du lịch.

Ngoài ra, thường xuyên tổ chức các cuộc họp tổng kết đánh giá theo định kì theo tháng và họp đột xuất để bàn giải pháp thực hiện, đẩy mạnh tiến độ dự án. Tổ chức sơ kết hằng năm để tổng kết các kết quả đạt được và đề ra các hướng phát triển tiếp theo của du lịch nông thôn. Làm việc đơn vị tư vấn để hoàn tất các báo cáo tư vấn về nâng cao năng lực trong điều hành tài chính dự án bao gồm: thiết lập, quản lý sổ sách, xây dựng quy chế chi tiêu dự án,.. Kí kết hợp đồng, làm việc với công ty kiểm toán CPA đánh giá về hiệu quả hoạt động của dự án.

2.3.2. Hiệu quả từ sự phát triển du lịch nông thôn ở An Giang

2.3.2.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh

Dựa trên cơ sở đánh giá tiềm năng du lịch nông thôn, tỉnh An Giang bước đầu đã thu hút các nhà đầu tư tiến hành triển khaihoạt động và đạt được những kết quả khả quan. Bước đầu tình hình hoạt động kinh doanh mang lại những hiệu quả đáng kể, giúp cho cộng đồng cư dân, chính quyền địa phương nhận thức được tiềm năng phát triển của loại hình du lịch, bổ sung thêm vào mô hình kinh doanh mới có hiệu quả cao, cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng vùng nông thôn trong thời gian tới.

Bảng 2.8: Kết quả kinh doanh du lịch nông thôn tỉnh An Giang giai đoạn 1


Chỉ tiêu

2007

2008

2009

2010

Tổng (Lượt khách)


Giai đoạn bắt đầu

800

1.000

3.000

Khách quốc tế

105

157

211

Khách nội địa

575

843

2.789

Doanh thu (triệu đồng)

80,6

103,99

308,97

Nguồn: Hội nông dân tỉnh An Giang, 2015

Thông qua bảng kết quả kinh doanh du lịch nông thôn tỉnh An Giang giai đoạn 1 thấy rằng: trong năm 2007 khi dự án mới được đưa vào nghiên cứu, thử nghiệm tại một số địa phương hầu như chưa nhận được sự quan tâm, tìm hiểu của khách du lịch. Trong thời gian này du lịch nông thôn được xem như là một loại hình du lịch mang tính chất hoàn toàn mới tại An Giang. Tuy nhiên, qua các năm tiếp theo của dự án, hoạt động du lịch bắt đầu thu hút được một số lượng khách tham gia, tìm hiểu. Kết quả bước đầu năm 2008 số lượt khách tham gia đạt 800 khách, đến năm 2010 lượt khách tham gia du lịch tăng gấp 3,75 lần. Doanh thu du lịch cũng tăng từ 80,6 triệu trong năm 2008 lên 308,97 triệu năm 2010, tăng gấp 3,83 lần. Kết quả kinh doanh đã mở ra cho các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang hướng đi mới trong việc tìm kiếm mô hình hoạt động kinh doanh mới ngoài các hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống.

Trong giai đoạn 2 hoạt động kinh doanh du lịch nông thôn tỉnh An Giang đã đạt được kết quả rất tốt khi lượt khách và doanh thu du lịch đều tăng một cách đáng kể. Tổng lượt khách tham gia năm 2011 là 5.000 lượt và đến năm 2014 thì số lượng khách đã tăng lên 42.848 lượt khách, tăng gấp 8,57 lần. Doanh thu cũng tăng từ 510,95 triệu đồng lên đến 4.370,06 triệu đồng, tăng gấp 8,55 lần.

Bảng 2.9: Kết quả kinh doanh du lịch nông thôn tỉnh An Giang giai đoạn 2


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

6/2015

Tổng (Lượt khách)

5.000

10.000

20.280

42.848

26.111

Khách quốc tế

810

837

885

1.909

2.904

Khách nội địa

4.190

9.163

19.395

40.939

23.207

Doanh thu (triệu đồng)

510,95

1.021,9

2.071,35

4.370,06

2.693,056

Nguồn: Hội nông dân tỉnh An Giang, 2015

Bảng 2.10: Khảo sát mục đích du lịch của khách đến tỉnh An Giang


STT

Mục đích chuyến viếng thăm của ông (bà) đến địa phương là gì?

Kết quả

Tỷ lệ (%)

1

Tham quan các thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, đền

chùa tại địa phương

191

22.6

2

Nghỉ ngơi, thư giãn.

116

20.4

3

Thưởng thức phong cảnh thiên nhiên nông thôn trong lành

98

17.4

4

Tìm hiểu về văn hóa, làng nghề truyền thống, ẩm thực của

61

10.7



địa phương



5

Tìm hiểu về đời sống nông thôn thông qua các hoạt động

sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt thường nhật của cư dân

58

10.2

6

Thăm viếng người thân, bạn bè

32

5.6

7

Mua sắm

12

2.1

Nguồn: Tác giả điều tra thống kê, 2014

Từ kết quả điều tra khảo sát, nhận thấy mục đích du lịch đến An Giang của khách hiện nay vẫn tập trung lớn vào loại hình du lịch tham quan di tích, đền, chùa vốn là thế mạnh của ngành du lịch tỉnh chiếm tỷ lệ 22.6% trên tổng số khách điều tra. Tuy nhiên, từ kết quả có thể nhận thấy mục đích khách du lịch đến An Giang tham gia vào các hoạt động du lịch liên quan đến vùng nông thôn, tham quan các làng nghề, tìm hiểu đời sống nông thôn thông qua các hoạt động nông nghiệp cũng đã phát triển, dần thu hút sự quan tâm, tham gia của khách. Hiện nay, loại hình du lịch gắn kết các hoạt động tham quan, tìm hiểu, khám phá vùng nông thôn lần lượt chiếm tỷ lệ 17.4%, 10.7%, 10.2% . Khi các loại hình du lịch tham quan thuần túy dần bão hòa thì sự phát triển của loại hình du lịch mới như du lịch nông thôn sẽ thu hút được sự quan tâm của khách du lịch nếu được quy hoạch phát triển đúng hướng.Các kết quả đạt được mang đến cho nông thôn An Giang nói riêng và các vùng nông thôn tiềm năng trong nước nói chung hướng phát triển bền vững dựa trên các tài nguyên sẵn có của địa phương. Phát triển một mô hình kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế, bên cạnh vẫn duy trì được môi trường cảnh quan, đảm bảo sản lượng lương thực, hoa màu cho cả nước, đồng thời cải thiện chất lượng môi trường nông thôn theo hướng bền vững.

2.3.2.2.Quá trình thay đổi bộ mặt xã hội vùng nông thôn

Hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao giúp tăng thêm thu nhập cho các hộ dân tham gia. Thu nhập bình quân của các hộ dân trong quá trình khảo sát cho thấy, kinh tế gia đình có sự gia tăng một cách đáng kể.Trước khi tham gia hoạt động du lịch, mức thu nhập trung bình của các hộ gia đình mỗi tháng dao động trong khoảng từ 2-4 triệu đồng/hộ, chiếm tỷ lệ 72.7% trong tổng số hộ được khảo sát. Từ khi tham gia kinh doanh các loại hình dịch vụ trong du lịch nông thôn theo hướng dẫn của các chuyên gia, Hội nông dân thì thu nhập của người dân đã tăng thêm trong

khoảng từ 1-5 triệu đồng/tháng.Người dân cải thiện được đáng kể chất lượng cuộc sống mà hoạt động kinh doanh lại nhẹ nhàng và mang đến niềm vui, sự tự hào cho chính các hộ dân tham gia.

Biểu đồ 2.1:Nguồn thu nhập thêm từ hoạt động du lịch nông thôn


Nguồn Tác giả điều tra thống kê 2014 Nguồn thu từ hoạt động du lịch nông 1

Nguồn: Tác giả điều tra thống kê, 2014

Nguồn thu từ hoạt động du lịch nông thôn mang lại chưa thật sự đáng kể. Tuy nhiên những kết quả ban đầu sẽ là nền tảng, cơ sở để người dân có những nhận thức tích cực khitham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch trong những lúc nông nhàn đến giai đoạn thực hiện song song hoạt động nông nghiệp và hoạt động du lịch như một trong những nguồn thu chính của gia đình.

Bên cạnh việc tạo thêm thu nhập thì loại hình du lịch nông thôn cũng giúp cải thiện, tạo bộ mặt mới cho các vùng nông thôntrên địa bàn tỉnh An Giang.Để phục vụ hoạt động đón tiếp, quảng bá, triển khai tham quan tìm hiểu địa phương. Dự án cũng đã dành ra một phần kinh phí để cải tạo xây dựng mới hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng du lịch cho các địa phương, vùng nông thôn có tiềm năng phát triển du lịch.

Bảng 2.11: Thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch nông thôn An Giang


Tiêu chí

Kinh phí

Văn phòng du lịch

Nhà xưởng, vật dụng, kiến trúc

93.825.000

Trang thiết bị

152.266.000

Đầu tư cho cộng đồng

Thùng đựng rác công cộng

100.000.000

Bảng tên làng du lịch, cổng chào

261.924.000

Máy vi tính

36.240.000



Lắp hệ thống đèn đường

370.859.000

Bến tàu, phao nổi

104.345.000

Nhà chờ bến xe (Điểm đón khách)

102.475.000

Nguồn: Hội nông dân tỉnh An Giang, 2014

Hội nông dân tỉnh An Giang phát động các phong trào như: dọn dẹp cảnh quan môi trường địa phương, phát quan bụi rậm, thu gom rác thải, cải tạo hệ thống giao thông nông thôn quanh vùng, lắp đặt hệ thống đèn đường, xây dựng cổng chào, trang bị các thùng rác công cộng quanh các địa điểm tập trung khách, trong vùng. Cải tạo hệ thống kênh rạch, bến bãi đỗ xe,..

Sự thay đổi theo chiều hướng tích cực đã được du khách đánh giá tốt trong quá trình khảo sát. Phần lớn du khách đánh giá tích cực vấn đề vệ sinh môi trường, môi trường an toàn, an ninh trong hoạt động du lịchđạt tỷ lệ chung là chấp nhận được và khá tốt.

Bộ mặt nông thôn dần được thay đổi theo hướng tích cực đã tạo được sự tin tưởng của cộng đồng địa phương về hiệu quả mang lại của dự án. Tạo sự quan tâm, tham gia ngày càng đông của người dân trong vùng. Bên cạnh đó, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường tại địa phương dần được người dân tham gia tích cực hơn. Qua hai giai đoạn, hiện trạng của 15 xã tham gia dự án đã thay đổi theo chiều hướng tốt, là bài học kinh nghiệm quý báucho các xã, địa phương khác học hỏi trong quá trình triển khai hoạt động du lịch nông thôn tại Việt Nam.

2.3.2.3. Đầu tư hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch nông thôn

a. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch

Bảng 2.12: Số lượng cơ sở lưu trú tại các huyện/TP của An Giang


Huyện/TP

Số lượng cơ sở

Số phòng

Số giường

TP. Long Xuyên

43

1.243

1.906

TP. Châu Đốc

36

990

1.775

Tân Châu

3

81

108

Châu Thành

4

77

86

Thoại Sơn

2

30

36

Châu Phú

2

74

121

Tịnh Biên

2

38

72

Chợ Mới

1

30

47

Tổng

93

2.563

4.151

Nguồn: Sở VH-TT&DL An Giang, 2014

Xem tất cả 174 trang.

Ngày đăng: 14/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí