Thống Kê Bậc Đào Tạo Và Số Ngành Đào Tạo Trong Năm 2018


Phòng thực hành với 10 phòng từ năm 2014-2016, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đào tạo của trường.

Hệ thống thư viện nhìn chung còn chật hẹp, chưa cập nhật nhiều sách, giáo trình mới để phục vụ nhu cầu tìm hiểu và học tập của người học, để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu tài liệu, nhà trường đã mở rộng diện tích thư viện từ 50 m2đến 80 m2 từ năm 2017.

Ký túc xá của nhà trường với 40 phòng, căn bản đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cho học sinh, sinh viên của nhà trường.

Phòng làm việc cũng như số lượng máy vi tính đã đáp ứng tốt nhu cầu công việc của CBCNV, GV tại trường. Một số cán bộ đầu ngành như: Ban giám hiệu, trưởng phòng, trưởng khoa, trưởng bộ môn, được nhà trường hỗ máy tính xách tay riêng.

Phòng máy vi tính phục vụ cho việc giảng dạy với số lượng từ 2 phòng trong năm 2016 tăng thêm 3 phòng trong năm 2017, đến nay nhà trường có tổng cộng là 5 phòng máy, đáp ứng đầu đủ nhu cầu học tập, thực hành của HSSV.

Có thể nói cơ sở vật chất của trường khá đầy đủ và tương đối hiện đại để đáp ứng cho nhu cầu đào tạo của trường.

2.1.4. Hình thức đào tạo và quy mô đào tạo‌

2.1.4.1. Hình thức đào tạo

Bảng 2.2. Thống kê bậc đào tạo và số ngành đào tạo trong năm 2018‌


TT

Bậc đào tạo

Số lượng ngành đào tạo

1

Cao đẳng

04 ngành

2

Trung cấp

14 ngành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

(Nguồn: Phòng TC-HC-QT)

Từ bảng thống kê trên cho thấy, hiện nay nhà trường có 02 bậc đào tạo từ Cao đẳng đến trung cấp, trong đó bậc đào tạo cao đẳng với 04 ngành đào tạo và 14 ngành đào tạo cho bậc trung cấp. Ngoài hai bậc đào tạo chính là CĐ, TC nhà trường tổ chức tuyển sinh và đào tạo các ngành ngắn hạn từ 3 đến 6 tháng theo nhu cầu của người học và xã hội.


2.1.4.2. Quy mô đào tạo

Quy mô đào tạo của một trường cũng là một trong những yếu tố thể hiện sự uy tín về công tác đào tạo của trường đó, bởi uy tín về chất lượng của nhà trường càng cao thì người học càng nhiều, ngược lại nếu một trường không có uy tín thì chắc chắn sẽ không có người học dẫn đến phá sản. Với phương châm coi người học là trọng tâm, hiện nay nhà trường đã có tạo được uy tín nhất định trong xã hội, điều này thể hiện qua quy mô số lượng học sinh sinh viên (HSSV) qua các năm.

Dưới đây là biểu đồ thống kê số lượng HSSV trong 5 năm từ năm học 2013– 2014 đến năm học 2017 - 2018 của nhà trường như sau:

Hình 2 2 Thống kê số lượng HSSV của trường phân theo loại hình đào tạo‌ 1

Hình 2.2. Thống kê số lượng HSSV của trường phân theo loại hình đào tạo‌

(Nguồn: Phòng Đào tạo)

Do trường được nâng cấp lên từ trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật Cần Thơ theo quyết định số 249/QĐ-LĐTBXH ngày 28 tháng 02 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nên từ năm học 2013 – 2014 đến năm 2016 – 2017 nhà trường chỉ tổ được tổ chức tuyển sinh và đào tạo hệ Trung cấp, đến năm học 2017 – 2018 nhà trường bắt đầu tổ chức tuyển sinh hệ Cao đẳng với số lượng tuyển sinh đầu vào là 70 em, lý giải số lượng sinh viên ít là do tình hình khó khăn chung về tuyển sinh, hơn nữa hiện tại công tác tuyển sinh của nhà trường vẫn do phòng đào tạo thực hiện, nhà trường vẫn chưa có bộ phận tuyển sinh chuyên trách.

Như đã nói trên, do khó khăn chung về tình hình tuyển sinh những năm gần đây, số lượng học sinh hệ Trung cấp cũng có xu hướng giảm qua các năm học, cụ


thể: Năm học 2013 – 2014 nhà trường 350 học sinh, giảm dần đến năm học 2015 – 2016 còn 250 học sinh, đến năm học 2017 – 2018 chỉ còn lại 200 em. Qua đó, lãnh đạo nhà trường cần có kế hoạch và phương án tuyển sinh hiệu quả hơn cho năm tiếp theo.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng‌

Nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý đào tạo ngành thanh nhạc tại trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật Cần Thơ, người nghiên cứu tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn.

2.2.1. Mục đích khảo sát‌

Mục đích của khảo sát bẳng bảng hỏi là nhằm thu thập các thông tin về thực trạng hoạt động quản lý trên số đông. Đây là những thông tin chính phục vụ cho mục đích phân tính, bình luận nhằm nắm bắt thực trạng hiện nay về hoạt động quản lý công tác đào đạo tại trường.

Câu hỏi phỏng vấn nhằm mục đích xác nhận lại các thông tin đã được thu thập thông quan bảng hỏi, ở một số nội dung mà người nghiên cứu chưa thực sự hiểu rõ. Mục đích khác của phỏng vấn là nhằm cung cấp cho người nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nghiên cứu nhưng khảo sát bằng bảng hỏi không thể thể hiện hết. Mặt khác phỏng vấn sâu còn cung cấp cho đề tài những vấn đề liên quan đến nghiên cứu trên phương diện là những yếu tố tác động, hay môi trường ảnh hưởng.

2.2.2. Nội dung khảo sát‌

Bảng hỏi được thiết kế khảo sát trên các nội dung sau; Thực trạng quản lý mục tiêu nhiệm vụ đào tạo. Quản lý nội dung đào tạo, hình thức và phương pháp đào tạo. Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch đào tạo. Để hiểu rõ hơn các vấn đề liên quan đến công tác quản lý người nghiên cứu tiến hành thu thập các số liệu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý.

2.2.3. Xử lý số liệu khảo sát‌

Số liệu khảo sát được xử lý bằng cách tổng hợp những câu hỏi có cùng nội dung được người tham gia khảo sát trả lời. Quá trình tổng hợp số liệu được thực hiện trên phầm mềm SPSS và phầm mềm Microsoft Excel.


Để dễ dàng cho quá trình phân tích và bình luận và minh chứng số liệu nghiên cứu cho đề tài, chúng tôi sử dụng một số chỉ số thống kê sau đây;

Độ tin cậy của thang đo. Nhằm mục đích xem xét các thang đo có đội cậy cho quá trình khảo sát hay không.

Hệ số tương quan. Nhằm so sánh các đối tượng khác nhau về cùng một nội dung khảo sát có sự tương quan ý nghĩa hay có sự khác biệt.

Điểm trung bình khảo sát. Nhằm định lượng ở mức tương đối vị trí định tâm so với khoảng phân chia điểm số của các nội dung khảo sát bằng phương pháp định tính.

Điểm trung bình chung. Là cộng điểm trung khảo sát có cùng nội dung nhằm xách định vị trí của các nhận định theo khung phân chia khoảng điểm số.

Tần số khảo sát; Nhằm xem xét các lựa chọn nào được nhiều hay ít người được hỏi lựa chọn

Phần Trăm; Xác định số lượng người được hỏi chủ yếu hay không chủ yếu tập trung vào lựa chọn nào của khảo sát.

2.2.4. Quy ước xử lý số liệu‌

Số liệu khảo sát được quy ước như bảng dưới đây.

Bảng 2.3. Quy ước xử lý số liệu‌


Định khoảng đánh giá

(ĐTB)

Kết quả thực hiện

Mức độ ảnh hưởng

Mức độ cần thiết

Mức độ khả thi

Quy ước mã hóa

1,00 – 1,75

Yếu

Không hạn

chế

Không cần

thiết

Không khả

thi

1

1,76 – 2,50

Trung bình

Ít hạn chế

Ít cần thiết

Ít khả thi

2

2,51 – 3,25

Khá

Hạn chế

nhiều

Cần thiết

Khả thi

3

3,26 – 4,00

Tốt

Hạn chế rất

nhiều

Rất cần

thiết

Rất khả thi

4

Công thức tính khoảng điểm số như sau;

Khoảng cách của khoảng = (Tổng số lựa chọn – 1)/tổng số lựa chọn


Đối với số liệu phỏng vấn người nghiên cứu tiến hành mã hóa các phiếu phỏng vấn theo nguyên tắc; phiếu số 1 = QL 01, phiếu số 2 = QL02, phiếu số 3 = QL03… nhằm đảm bảo thông tin cho người được phỏng vấn.

2.2.5. Mẫu khảo sát thực trạng‌

Để có cơ sở phân tích và đánh giá về thực trạng công tác quản lý hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Cần Thơ, tác giả tiến hành điều tra khảo sát 140 ý kiến của cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên nhà trường, cụ thể:

- Cán bộ, giáo viên nhà trường: 50 phiếu

- Học sinh, sinh viên nhà trường: 90 phiếu

2.3. Thực trạng hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật Cần Thơ.

2.3.1. Thực trạng mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo ngành thanh nhạc‌

Mục tiêu đào tạo ngành thanh nhạc là nhằm giúp cho sinh viên hình thành những phẩm chất cao đẹp về các giá trị âm nhạc truyền thống cũng như hiện đại. Thông qua đó định hình các giá trị thẩm mỹ tích cực và rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với cuộc sống hiện tại. Ngoài ra nhiệm vụ đào tạo là cung cấp cho xã hội nguồn lao động chất lượng cao hoạt động trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật.

Để tìm hiểu thực tế thực hiện mục tiêu đào tạo và nhiệm vụ đào tạo ngành thanh nhạc tại Trường cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ hiện nay, người nghiên cứu tiến hành khảo sát thực trạng các nội dung liên quan đến mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo. Bảng 2.4 là kết quả thực hiện khảo sát.

Bảng 2.4. Thực trạng mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo ngành thanh nhạc‌



STT


Nội dung

Kết quả thực hiện (%)

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

1

Mục tiêu chung








1.1

Hình thành cho sinh viên những phẩm chất, năng lực


24


36


40


0


2.84


0.792



STT


Nội dung

Kết quả thực hiện (%)

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu


của một người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ

thuật








1.2

Đảm bảo thỏa mãn các yêu

cầu về chuyên môn khi hành nghề.


18


34


48


0


2.70


0.763

2

Mục tiêu cụ thể







2.1

Kiến thức







2.1.1

Hiểu biết về chính trị, xã hội

và Pháp luật của nhà nước

6

42

52

0

2.54

0.613


2.1.2

Nắm vững kiến thức cơ bản kỹ thuật phù hợp với ngành được đào tạo trong lĩnh vực

thanh nhạc


24


42


14


20


2.70


1.055


2.1.3

Được trang bị về kiến thức nhóm ngành, kiến thức cơ sở chung và kiến thức chuyên sâu về các chuyên ngành

trong lĩnh vực âm nhạc


32


38


30


0


3.02


0.795


2.1.4

Có đủ trình độ ngoại ngữ đáp

ứng nhu cầu việc làm và học tập ở bậc học cao hơn.


24


42


34


0


1.90


0.763

2.2

Kỹ năng








2.2.1

Khả năng hoạt động độc lập và tự chủ trong việc giải quyết những vấn đề thuộc

lĩnh vực chuyên môn;


18


42


40


0


2.78


0.737


2.2.2

Thực hành và vận dụng các kiến thức đã tích luỹ trong quá trình học vào nghề nghiệp

trong thực tế;


26


48


26


0


3.00


0.728



STT


Nội dung

Kết quả thực hiện (%)

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu


2.2.3

Biết xử lý linh hoạt các tình huống và có kỹ năng giải quyết vấn đề thuộc lĩnh vực

được đào tạo.


12


16


52


20


2.20


0.904

2.2.4

Khả năng làm việc và kết nối

nhóm chuyên nghiệp

10

46

44

0

2.66

0.658


2.2.5

Biết ứng dụng các loại nhạc cụ khác nhau vào xử lý thanh

nhạc


24


48


28


0


2.96


0.727

2.3

Thái độ








2.3.1

Phẩm chất đạo đức tốt, ý thức nghề nghiệp chuyên nghiệp; làm tròn trách nhiệm của

công dân;


10


28


58


4


2.44


0.733


2.3.2

Có tác phong làm việc, hợp tác, thân thiện phục vụ cộng

đồng;


14


32


54


0


2.60


0.728


2.3.3

Cầu tiến trong học tập nâng cao trình độ, sáng tạo trong

công việc.


10


38


52


0


2.58


0.673


2.3.4

Chấp hành nghiêm túc pháp luật của Nhà nước và quy

định của nơi làm việc.


6


46


48


0


2.58


0.609

Trung bình chung

2.63

Mức độ đánh giá chung

Khá

Độ tin cậy của thang đo

(Cronbach's Alpha)

0.986

Theo kết quả đánh giá của khảo sát về mục tiêu chung thì nhà trường đã thực hiện tốt mục tiêu đào tạo sinh viên ngành thanh nhạc là nhằm hình thành cho sinh viên những phẩm chất đảm bảo các chuẩn mực yêu cầu của xã hội. Đồng thời trang


bị cho sinh viên những năng lực cơ bản và chuyên sâu của một người hoạt động động trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật. Điểm số khảo sát là 2.84 điểm số này tương tương mức đánh giá khá. Ngoài ra việc đảm bảo chương trình đào tạo thỏa mãn các yêu cầu về chuyên môn cũng được các ý kiến đánh giá khá cao. Trung bình

2.70 độ lệch chuẩn là 0.763 không có sự biến động nhiều về các ý kiến đánh giá. Như vậy, về mục tiêu chung kết quả khảo sát cho thấy nhà trường hiện nay thực hiện đúng với các yêu cầu mà nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo đề ra.

Về mục tiêu cụ thể. Nhìn chung các đánh giá về mục tiêu kiến thức khá cao, các nội dung khảo sát có điểm trung bình khảo sát chủ yếu tập trung ở mức khá. Tuy nhiên có một vài nội dung điểm trung bình đánh giá chỉ ở mức trung bình. Nhận được nhiều đánh giá tích cực là thực trạng đào tạo kiến thức cơ sở chung và kiến thức chuyên sâu về các chuyên ngành âm nhạc, điểm trung bình là 3.02. Mục tiêu trang bị kiến thức cơ bản cũng như rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên cũng được đánh giá khá cao TB 2.70. Với điểm số khảo sát này thì các mức đánh giá đạt khá. Những nội dung chưa được đánh giá cao là, khả năng hiểu biết về chính trị xã hội của sinh viên TB 2.54 hay trình độ ngoại ngữ để đáp ứng các điều kiện về nghề nghiệp và có thể học tập nghiên cứu ở bậc học cao hơn thì không được đánh giá cao, TB chỉ 1.90 điểm số này chỉ đạt mức đánh giá trung bình. Như vậy, theo kết quả đánh giá của khảo sát mục tiêu cụ thể về kiến thức hiện nay mà nhà trường đang thực hiện đạt ở mức trung bình khá. Với các yêu cầu hiện nay về nguồn lao động và chất lượng đào tạo thì hoạt động này cần phải được nâng cao hơn nữa.

Đánh giá về mục tiêu kỹ năng, các khảo sát chủ yếu tập trung ở mức nhận định loại khá cũng có những ý kiến trái chiều, nhưng tỉ lệ này không nhiều. Kỹ năng được đánh giá cao nhất là tổ chức thực hành và vận dụng các kiến thức được học vào giải quyết các tình huống cuộc số gia định, trung bình là 3.00. Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng biết vận dụng các loại nhạc cụ khác nhau nhằm xử lý các tình huống trong học tập và nghiên cứu thanh nhạc cũng được đánh giá khá cao trung bình 2.96. Hay thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm rèn luyện khả năng làm việc độc lập và tự chủ trong các tình huống khác nhau cũng nhận được nhiều ý kiến đồng thuận cao, trung bình 2.78. Tuy nhiên vẫn còn không ít những nhận định chưa

Xem tất cả 167 trang.

Ngày đăng: 15/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí