Quản lý cơ sở vật chất ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Quy mô giáo dục cấp tiểu học huyện Nậm Pồ 31

Bảng 2.2: Số lượng TBDH và các phòng chức năng các trường tiểu học huyện Nậm Pồ (16 trường tiểu học) 33

Bảng 2.3: Thực trạng sử dụng cơ sở vật chất 37

Bảng 2.4: Kết quả thống kê đánh giá về cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn trường

TH đạt chuẩn quốc gia 39

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát điều tra về thực trạng chất lượng cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn trường TH chuẩn quốc gia 41

Bảng 2.6: Công tác qui hoạch xây dựng CSVC theo tiêu chuẩn trường TH đạt chuẩn quốc gia 44

Bảng 2.7: Công tác lập kế hoạch xây dựng CSVC theo tiêu chuẩn trường TH

đạt chuẩn quốc gia 45

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Bảng 2.8: Công tác triển khai xây dựng CSVC theo tiêu chuẩn trường TH đạt chuẩn quốc gia 46

Bảng 2.9: Công tác triển khai sử dụng CSVC theo tiêu chuẩn trường TH đạt chuẩn quốc gia 46

Quản lý cơ sở vật chất ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia - 2

Bảng 2.10: Công tác cải tạo, sửa chữa CSVC theo tiêu chuẩn trường TH đạt chuẩn quốc gia 47

Bảng 2.11: Công tác bảo quản, kiểm kê, thanh lý cơ sở vật chất nhằm đảm bảo tiêu chuẩn trường TH đạt chuẩn quốc gia 47

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản

lý CSVC theo tiêu chuẩn trường TH đạt chuẩn quốc gia 69

Bảng 3.2: Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp được đề xuất 70

DANH MỤC BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH


Biểu đồ 2.1: Chất lượng và sự đồng bộ 42

Biểu đồ 2.2: Số lượng CSVC và thiết bị 42

Biểu đồ 2.3: Nhận xét của cán bộ quản lý, giáo viên về kết quả thực hiện các công đoạn trong chu trình quản lý CSVC theo tiêu chuẩn trường TH

đạt chuẩn quốc gia 43

Biểu đồ 2.4: Kết quả dự báo ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý CSVC theo tiêu chuẩn trường PTDT Bán trú tiểu học đạt chuẩn quốc gia 49

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ mối quan hệ giữa các biện pháp 68

Sơ đồ 1.1: Vị trí của trường PTDT Bán trú trong hệ thống giáo dục quốc dân 9

Hình 1.1: Sơ đồ khái quát vị trí của CSVC trong hoạt động ĐT 13

Hình 2.1: Tương quan giữa các nội dung quản lý CSVC và tiêu chuẩn về CSVC

của trường PTDT Bán trú tiểu học đạt chuẩn quốc gia 48

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ "Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung phương pháp dạy và học; thực hiện "Chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá" chấn hưng nền giáo dục Việt Nam" [16]. Muốn đổi mới được giáo dục đáp ứng được nhu cầu của người học thì phải làm cho giáo dục trở thành nhu cầu của nhân dân, có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến đất nước, đến đời sống, lao động sản xuất của mỗi con người trong xã hội. Nhà nước đã và đang thực hiện đổi mới chương trình giáo dục. Trong quá trình thực hiện này, cần huy động sự đóng góp sức lực, trí tuệ của các lực lượng xã hội tham gia giáo dục để giáo dục phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và tiến tới xây dựng xã hội học tập. Trong hoàn cảnh như vậy, mọi người, mọi nhà, mọi ngành đều phải có trách nhiệm quan tâm chăm lo cho giáo dục chứ không hoàn toàn trông chờ, dựa vào Nhà nước hoặc khoán trắng cho ngành giáo dục.

Nhà nước đã phối kết hợp với các tổ chức, cá nhân, các nhà tài trợ trong và ngoài nước, đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách, cơ chế để huy động các nguồn lực cho giáo dục như: huy động tài chính, đất đai, cơ sở vật chất... huy động mọi lực lượng tham gia làm giáo dục nhằm đạt được những mục tiêu giáo dục đã đề ra, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Hơn nữa, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ định hướng: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo”; “Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo”. Chất lượng giáo dục, đào tạo đang là mối quan tâm lớn của cả hệ thống giáo dục nước ta, là trọng trách của từng nhà trường.

Để nâng cao chất lượng giáo dục, cùng với việc đổi mới mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, các trường trường PTDT Bán trú tiểu học nói riêng trong hệ thống giáo dục quốc dân cần đầu tư cải tiến công tác quản lý các nguồn lực, cải tiến các dịch vụ hỗ trợ và phục vụ giáo dục, đào tạo. Sự nỗ lực chung của đội ngũ thuộc các bộ phận khác nhau cùng tham gia vào hoạt động giáo dục tạo nên hiệu quả của hệ thống quản lý trong cơ sở giáo

dục. Một trong những nội dung đó chính là quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu của trường PTDT Bán trú tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

Nhận thức rõ vai trò của cơ sở vật chất trong quá trình dạy học, nhiều năm qua Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo chuẩn cho các nhà trường phổ thông cũng như các cơ sở giáo dục ngoài công lập đáp ứng những yêu cầu tối thiểu về một số môn học, tiết học. Có thể nói, chất lượng giáo dục và hiệu quả quản lý các nguồn lực trong giáo dục, đào tạo có mối liên hệ chặt chẽ. Khó có thể kỳ vọng vào sự bền vững của chất lượng giáo dục, nếu nhà trường không quan tâm đúng mức đến việc nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn lực. Quản lý cơ sở vật chất, một lĩnh vực công tác rất đặc thù của bất cứ nhà trường nào, là lĩnh vực quản lý nguồn lực quan trọng trong hoạt động của nhà trường.

Tuy nhiên, công tác quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, đặc biệt theo tiêu chuẩn trường PTDT Bán trú tiểu học đạt chuẩn quốc gia hiện nay ở các trường PTDT Bán trú tiểu học vẫn còn nhiều bất cập, nhất là trong công tác quản lý trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học. Ngành Giáo dục huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên đã có thành công đáng kể khi nhiều trường đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Song cho đến nay vẫn có nhiều trường chưa đạt chuẩn quốc gia. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân của vấn đề là do công tác quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở các trường PTDT Bán trú tiểu học trên địa bàn huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên vẫn còn nhiều bất cập, cần được giải quyết.

Từ các lý do nêu trên, đề tài được lựa chọn là: “Quản lý cơ sở vật chất ở các trường PTDT Bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, đề xuất biện pháp quản lý cơ sở vật chất và thiết bị đáp ứng yêu cầu của trường PTDT Bán trú tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

* Khách thể nghiên cứu:

Quản lý cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn trường PTDT Bán trú tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

* Đối tượng nghiên cứu:

Thực trạng và biện pháp quản lý cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn trường PTDT Bán trú tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên.

4. Giả thuyết khoa học

Cơ sở vật chất hiện nay ở nhiều trường PTDT Bán trú huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của Trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia ở mức độ 1, do nhiều nguyên nhân. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia như: Kế hoạch hóa công tác quản lý cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; Quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí của nhà nước cấp để đầu tư, mua sắm, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất và thiết bị; Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục trong việc trang bị cơ sở vật chất và thiết bị,... sẽ góp phần nâng cấp các trường tiểu học ở huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên đạt chuẩn quốc gia.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

- Đề xuất biện pháp quản lý cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

6. Giới hạn nghiên cứu

6.1. Giới hạn về khách thể nghiên cứu

- Khách thể điều tra thử: 7 giáo viên và 7 cán bộ quản lý, 7 cán bộ xã

- Khách thể điều tra chính thức: 32 cán bộ quản lý, 65 giáo viên và 12 cán bộ xã. Trong đó: Điều tra bằng bảng hỏi: 36 cán bộ quản lý, 65 giáo viên; Phỏng vấn sâu: 5 hiệu trưởng, 9 giáo viên và 5 cán bộ xã.

- Đề tài chỉ chọn nghiên cứu trên những cá nhân có trách nhiệm và thể hiện thái độ quan tâm thực sự đến việc xây dựng trường PTDT Bán trú tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

- Trong xây dựng trường PTDT Bán trú tiểu học đạt chuẩn quốc gia có nhiều chủ thể tham gia quản lý nhưng đề tài tập trung vào chủ thể quản lý là các cán bộ quản lý trong nhà trường TH mà đứng đầu là hiệu trưởng.

6.2. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu

- Chỉ nghiên cứu quản lý 1 tiêu chuẩn trong các tiêu chuẩn của trường PTDT Bán trú tiểu học đạt chuẩn quốc gia là cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.

- Nghiên cứu cơ sở vật chất với những khía cạnh biểu hiện theo tiêu chuẩn trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia qua 2 hình thức: hiện hữu (các cơ sở vật chất, thiết bị) và không hiệu hữu (tài chính: sự vận động của đồng tiền khi mua sắm cơ sở vật chất và thiết bị) dưới tiếp cận nội dung quản lý.

- Chỉ đề xuất khuyến nghị biện pháp chứ không tổ chức thực nghiệm biện pháp.

6.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu đại trà ở các trường PTDT Bán trú tiểu học tại huyện Nậm Pồ và nghiên cứu trường hợp ở 2 trường PTDT Bán trú tiểu học chưa đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 2 trường PTDT Bán trú tiểu học đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 trên địa bàn huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên.

6.4. Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2017 đến năm 2018.

7. Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận:

Phương pháp luận lựa chọn trong nghiên cứu đề tài là tiếp cận hệ thống. Luận văn xem xét các mặt của vấn đề quản lý CSVC theo tiêu chuẩn trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trong hệ thống tổng thể - quản lý hoạt động giáo dục của nhà trường. Quá trình giáo dục của nhà trường bao gồm nhiều thành tố có mối liên kết hữu cơ. Chất lượng của mỗi thành tố (được tổ chức, quản lý như một tiểu hệ thống) ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của cả quá trình (hệ thống tổng thể). Biện pháp quản lý CSVC phục vụ hoạt động giáo dục, dạy học, do vậy, được nghiên cứu trong môi trường quản lý chung của nhà trường, trong mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố thành phần của hoạt động này và hướng đến mục tiêu chung: nâng cấp nhà trường thành trường đạt chuẩn quốc gia.

* Phương pháp cụ thể:

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp nghiên cứu lý luận bao gồm phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những lý thuyết cũng như những công trình nghiên cứu của các tác giả

trong và ngoài nước được đăng tải trên các sách báo, tạp chí, website về những vấn đề liên quan đến đề tài luận văn.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: nhằm thu thập thông tin thực tiễn từ CBQL, GV, cán bộ xã về quản lý cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn trường PTDT Bán trú tiểu học đạt chuẩn quốc gia; trên cơ sở đó phân tích và đánh giá thực trạng.

7.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu: nhằm thu thập thông tin bổ sung, làm rõ hơn kết quả nghiên cứu bằng bảng hỏi qua việc phỏng vấn sâu khách thể khảo sát của đề tài.

7.2.3. Phương pháp quan sát: thu thập dữ liệu định tính một cách khách quan thực trạng quản lý và yếu tố ảnh hưởng đến quản lý cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn trường PTDT Bán trú tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

7.2.4. Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu thực tiễn

Các phép toán thống kê mô tả và thống kê suy diễn được sử dụng trong xử lý kết quả nghiên cứu thực tiễn. Nhờ các phép toán thống kê mà có thể rút ra được những kết luận khoa học, chuẩn xác, phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài. Xử lý số liệu thu được bằng chương trình SPSS for Windows 22.0.

8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung nghiên cứu đề tài được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý cơ sở vật chất trường PTDT Bán trú tiểu học theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia.

Chương 2. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất ở các trường PTDT Bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia.

Chương 3. Biện pháp quản lý cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn trường PTDT Bán trú tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG PTDT BÁN TRÚ TIỂU HỌC THEO TIÊU CHUẨN TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA‌‌

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề cơ sở vật chất trong nhà trường

Quá trình tổng quan của tác giả luận văn cho thấy, chưa tìm thấy công trình nào trực tiếp nghiên cứu về cơ sở vật chất đáp ứng tiêu chuẩn của trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Do đó, chúng tôi tiến hành tổng quan các nghiên cứu liên quan đến cơ sở vật chất cũng như quản lý nguồn lực này trong nhà trường.

Từ cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, ở nhiều nước Châu Âu và Bắc Mỹ, sự mở rộng giáo dục đại trà đã dẫn đến sự gia tăng rất đông số lượng người học. Trong điều kiện nguồn lực không tăng tỷ lệ thuận với qui mô đào tạo, mỗi nhà trường phải quan tâm nhiều đến hiệu suất sử dụng các nguồn lực. Các cách làm khác nhau nhằm khai thác tối đa công suất CSVC và thiết bị của nhà trường trên thế giới đã được phản ánh và phân tích trong nhiều công trình nghiên cứu: Bautista O. [52] với việc chuyển đổi hệ thống một học kỳ sang ba học kỳ; Hirsh E. [53] với chiến lược nâng cao tỷ lệ HS tốt nghiệp và giảm bỏ học; Lockwood G. và Davies G. [55] với cơ chế khuyến khích điều tiết, chuyển đổi CSVC giữa các khu vực trong nhà trường... Đặc biệt, vào năm 1995, UNESCO đã tiến hành một cuộc khảo sát khá toàn diện về hiệu quả khai thác diện tích sử dụng (diện tích hữu dụng và các thiết bị kèm theo) của các trường trong nhiều khu vực, châu lục trên thế giới. Trong một công trình nghiên cứu liên quan, học giả Sanyal B.C. [53] đã trình bày khá cụ thể về tình hình quản lý khai thác giảng đường, phòng học, phòng thí nghiệm... của một số trường học ở Hoa Kỳ, Canada, Bỉ, Nga, Phần Lan, Hà Lan, Anh và Châu Mỹ La tinh, đồng thời phân tích ưu, nhược điểm của một số trường hợp.

Ở Việt Nam, quản lý CSVC và thiết bị trong giáo dục được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau. Các tác giả Vũ Trọng Rỹ [45], Nguyễn Phúc Châu [9] và một số nhà nghiên cứu khác trình bày về vấn đề này dưới dạng giáo trình hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý. Tác giả Phạm Quang Sáng [86] phân tích việc quản lý nguồn tài lực, vật lực của trường ĐH trên cơ sở kinh tế học giáo dục. Nhà nghiên cứu Phạm Phụ [dẫn theo 45] khái quát vấn đề quản lý nguồn lực theo quan điểm đáp ứng cơ chế vận động của nền kinh tế thị trường trong bối cảnh mới của giáo dục nước ta. Tác giả Đặng Quốc Bảo [2] nhìn nhận vấn đề hiệu quả sử dụng nguồn lực CSVC trong phạm trù tổng thể về quản lý nhà trường, dưới góc độ kinh tế - xã hội - sư phạm. Cùng với

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/05/2022