Một Số Tồn Tại, Hạn Chế Của Việc Áp Dụng Biện Pháp Bảo Lĩnh Trong Luật Tố Tụng Hình Sự

Năm 2008 – 2013 huyện Từ Liêm có tất cả 3.126 bị can bị khởi tố, trong số bị can bị khởi tố thì có tới 77,8% số bị can bị tạm giam, số còn lại áp dụng các biện pháp thay thế tạm giam như là: Cấm đi khỏi nơi cư trú có 21,5%, biện pháp bảo lĩnh được áp dụng rất ít với con số 0,60% và không có bị can nào được áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.

Để có những đánh giá thuyết phục hơn, bên cạnh quá trình tìm hiểu tình hình áp dụng biện pháp bảo lĩnh tại các quận, huyện, tác giả đã nghiên cứu ngẫu nhiên 164 đối tượng trong 100 vụ án trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2008 đến năm 2014 do VKSND thành phố Hà Nội quản lý, nhận thấy 98,8% các vụ án đều không được áp dụng biện pháp bảo lĩnh, 1,2% các vụ án được áp dụng biện pháp bảo lĩnh, còn lại chủ yếu là biện pháp tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú. Quá trình thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá số liệu trên đã phản ánh sinh động tình hình áp dụng biện pháp bảo lĩnh trong TTHS thời gian qua, từ đó cho phép tác giả chỉ ra một số điểm sau:

- Biện pháp bảo lĩnh ít được các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với các bị can, bị cáo mặc dù nó đã chính thức được ghi nhận từ BLTTHS năm 1988. Nhà nước cho phép các cơ quan THTT áp dụng các BPNC trong những trường hợp cần thiết, đặc biệt là khi áp dụng các biện pháp có tính nghiêm khắc như tạm giam thì càng phải áp dụng thận trọng hơn. Nhưng nếu như các cơ quan THTT vẫn tiếp tục giữ quan điểm cho rằng chỉ tạm giữ, tạm giam mới bảo đảm bị can không bỏ trốn, không cản trở hoạt động THTT… thì các biện pháp thay thế tạm giam nói chung và biện pháp bảo lĩnh nói riêng sẽ còn ít và lâu hơn nữa mới được áp dụng phổ biến.

- Mỗi một BPNC đều có giá trị và vai trò cụ thể, bất cứ chế định nào đã được pháp luật ghi nhận đều phải được kiểm tra, giám sát thi hành trong thực tiễn. Nhưng tình hình áp dụng biện pháp bảo lĩnh trên toàn quốc cho thấy các số liệu phản ánh thực trạng áp dụng các BPNC không được phân loại rõ ràng,

tất cả đều bị gói lại trong một nhóm “biện pháp khác”. Nếu không ghi nhận các con số cụ thể thì nhà làm luật không thể nắm bắt được biện pháp nào thi hành hiệu quả trong thực tiễn, biện pháp nào còn vướng mắc, cần tháo gỡ...

- Qua tìm kiếm, nghiên cứu thực tiễn cho thấy, các biện pháp thay thế biện pháp tạm giam ít được tổng kết thực tiễn. Tổng kết thực tiễn cho biết mức độ thực hiện các quy định của pháp luật thông qua thu thập, xem xét, đánh giá, phân tích, sơ kết, tổng kết từ cấp cơ sở, địa phương cho đến cấp trung ương, từ những số liệu nhỏ nhặt nhất. Tuy nhiên, hiện nay tình hình áp dụng biện pháp bảo lĩnh còn nhiều bất cập. Vấn đề đặt ra là phải thu thập cụ thể kết quả từng biện pháp, xem biện pháp nào được áp dụng nhiều, biện pháp nào ít được áp dụng, xem xét lý do vì sao không áp dụng, nên hủy bỏ hay bổ sung quy định đó… Từ đó tìm ra những kẽ hở về mặt lập pháp về chế định bảo lĩnh. Đây cũng là tấm gương phản ánh sự hạn chế, thiếu sót các quy định về biện pháp bảo lĩnh, từ đó, đặt ra cho các nhà làm luật, các cơ quan áp dụng pháp luật những cái nhìn đúng đắn, chính xác hơn trong việc xây dựng.

Những vi phạm, thiếu sót trên đều xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có những nguyên nhân thuộc về những người có thẩm quyền trong việc bắt và ra lệnh áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam; có những nguyên nhân thuộc về công tác xây dựng pháp luật… Vì thế, muốn hoàn thiện biện pháp bảo lĩnh trong lý luận cũng như thực tiễn thì đỏi hỏi phải làm sáng tỏ các nguyên nhân đó.

Nguyên nhân từ công tác xây dựng pháp luật

Trải qua hơn 20 năm xây dựng và sửa đổi, bổ sung, kỹ thuật lập pháp nước ta đã được nâng lên từng bước rõ rệt, biện pháp bảo lĩnh cũng được thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, nó vẫn chưa được khoa học pháp lý nghiên cứu một cách đầy đủ: Chưa đưa ra khái niệm thế nào là biện pháp bảo lĩnh trong BLTTHS dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về

biện pháp này; Căn cứ áp dụng biện pháp bảo lĩnh chưa được quy định rõ ràng, cụ thể loại tội phạm được áp dụng; Các BPNC áp dụng không phù hợp với đối tượng, không phù hợp với mục đích áp dụng; Quy định về tiêu chuẩn chủ thể nhận bảo lĩnh còn nhiều bất cập chưa phù hợp với thực tiễn; Vấn đề trách nhiệm của người nhận bảo lĩnh và chế tài đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ cam đoan đang bị bỏ ngỏ, chưa có một cơ chế ràng buộc cụ thể…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Nguyên nhân từ các cơ quan tiến hành tố tụng

Các cơ quan THTT chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của biện pháp bảo lĩnh trong hoạt động TTHS cũng như trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm dẫn đến áp dụng biện pháp này một cách thiếu căn cứ, thiếu tính hợp lý. Công tác chỉ đạo của lãnh đạo các cơ quan THTT chưa kịp thời và chưa sâu sát. Chế định bảo lĩnh đã được BLTTHS quy định từ năm 1988, nhưng chưa hề có tổng kết thực tiễn. Nếu có ý thức trách nhiệm cao trong công việc và hiểu được giá trị cốt lõi của biện pháp báo lĩnh thì có lẽ, biện pháp này đã được giải quyết và làm sáng tỏ từ lâu.

Biện pháp bảo lãnh trong luật tố tụng hình sự Việt Nam - 11

Công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực giam giữ ở nhiều địa phương chưa được kiểm tra thường xuyên, rộng khắp nên chưa phát hiện và kịp thời các biện pháp khắc phục những biểu hiện vi phạm tố tụng. Nhiều trường hợp do nể nang, sợ trả thù hoặc đã nhận hối lộ nên những người có thẩm quyền đã lờ đi các quy định của pháp luật tố tụng mà tạm giam những người không phải là đối tượng bị tạm giam, cho tại ngoại những đối tượng mà theo quy định của pháp luật TTHS là phải tạm giam. Sự phối hợp giữa các cơ quan THTT cũng như với những người có trách nhiệm trong công tác quản lý người bị tạm giam còn thiếu chặt chẽ, linh hoạt.

Do tâm lý chủ quan của các cơ quan THTT cho rằng với số lượng tội phạm ngày càng gia tăng thì việc tạm giam, tạm giữ họ sẽ dễ dàng kiểm soát, thuận lợi lấy lời khai hơn cho việc điều tra, truy tố thay vì để họ tại ngoại, vì

thế có những nơi gần 100% bị can, bị cáo bị tạm giam mà trong đó có những trường hợp không cần thiết. Một phần cũng vì những hướng dẫn thiếu cụ thể và chặt chẽ về biện pháp bảo lĩnh đã dẫn đến tâm lý e ngại, dè dặt áp dụng biện pháp có tính ưu việt này, mặc dù đây là biện pháp đã được áp dụng phổ biến tại nhiều nước trên thế giới.

Nguyên nhân từ phía bị can, bị cáo

Nguyên nhân cần phải kể đến là sự hạn chế hiểu biết pháp luật của công dân. Bị can, bị cáo bị tạm giam phải một mình trong trại tạm giam, tâm lý của họ khi đứng trước cơ quan THTT là khúm núm, lo sợ, nếu như cơ quan THTT không giải thích pháp luật cho họ, thì họ cũng không biết loại tội phạm mà mình đã phạm phải có cần thiết phải tạm giam không? Từ đó, có thể thấy nguyên nhân sâu xa ở công tác tuyên truyền, phổ biến, giải thích, giáo dục pháp luật cho công dân là thiếu sâu sắc.

Nguyên nhân từ phía người nhận bảo lĩnh

Nguyên nhân chủ quan đến từ phía gia đình bị can, bị cáo. Lý do biện pháp bảo lĩnh được áp dụng ít hoặc không áp dụng là do biện pháp bảo lĩnh dựa trên cơ sở tự nguyện của người bảo lĩnh, nhiều gia đình cho rằng họ không kiểm soát được bị can, bị cáo vì nhiều lý do (do mải lao động, kiếm sống, do họ nghĩ con em mình không thể giáo dục được…) nếu để ở trong trại tam giam sẽ giảm được mối lo không hoàn thành nghĩa vụ đã cam đoan, hơn là để bị can, bị cáo tại ngoại có thể xảy ra trường hợp tiếp tục phạm tội. Hoặc, gia đình chấp nhận bảo lĩnh cũng vì lý do khi gia đình gặp hoàn cảnh, tình huống nào đó, hay dịp Tết cổ truyền vì tình cảm gia đình, quê hương mà họ đến cơ quan điều tra xin bảo lĩnh cho người thân của mình về đoàn tụ cùng nhau. Hoặc nếu có cho bảo lĩnh thì bị can, bị cáo cũng là người nhà của những vị có quyền, có chức trong xã hội đứng ra nhận bảo lĩnh.

Bên cạnh đó, cũng có những cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ tiêu chuẩn

lợi dụng danh nghĩa, uy tín của cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc vẫn xin nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo nhằm tạo điều kiện cho bị can, bị cáo bỏ trốn.

3.1.2. Một số tồn tại, hạn chế của việc áp dụng biện pháp bảo lĩnh trong Luật tố tụng hình sự

3.1.2.1. Về căn cứ áp dụng

Qua nghiên cứu quy định của BLTTHS năm 2003 và thực tiễn áp dụng trong thời gian qua cho thấy nội dung quy định về căn cứ áp dụng BPNC còn có những hạn chế như tồn tại mâu thuẫn, chồng chéo giữa căn cứ chung và căn cứ riêng, còn có sự nhầm lẫn giữa căn cứ áp dụng và mục đích của việc áp dụng biện pháp bảo lĩnh. Cụ thể:

a) Chồng chéo giữa căn cứ chung và căn cứ cụ thể áp dụng biện pháp ngăn chặn

Theo BLTTHS hiện hành thì căn cứ áp dụng các BPNC được quy định tại Điều 79: “Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án” [34]… Bên cạnh những căn cứ chung được nhà làm luật ghi nhận trong Điều 79 BLTTHS, thì các Điều luật cũng có những căn cứ riêng. Ví dụ, Điều 92 quy định: “Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo”… Điều 93 quy định: “Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo” [34]… Chính vì quy định này, hiện nay còn một số quan điểm chưa thống nhất trong việc sử dụng các căn cứ áp dụng. Các quan điểm xoay quanh vấn đề là nên căn cứ theo quy định tại Điều 79 BLTTHS hay theo điều luật cụ thể, hay là áp dụng cả hai? Hơn nữa, các điều luật về căn cứ áp dụng các BPNC thay thế biện pháp tạm giam đều có những quy định chưa cụ thể dẫn đến việc áp dụng các BPNC trong thực tiễn gặp nhiều khó khăn, do đó xảy ra

tình trạng nhiều địa phương muốn áp dụng biện pháp ít nghiêm khắc hơn tạm giam mà không biết phải dựa vào căn cứ nào, thế là gần như chủ yếu áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo [2].

b) Căn cứ áp dụng biện pháp bảo lĩnh chưa được quy định cụ thể

Qua nghiên cứu pháp luật thực định thấy rằng, quy định “căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân bị can, bị cáo” còn mang tính chung chung, phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của người có thẩm quyền áp dụng. Thực tế các cơ quan THTT đã áp dụng biện pháp bảo lĩnh đối với tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng do vô ý, phạm tội lần đầu, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, có nơi cư trú rõ ràng vì những loại tội phạm này đa số là do nhất thời phạm tội, họ khó có thể gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án hoặc nếu để ở ngoài xã hội thì họ cũng không có điều kiện tiếp tục gây án. Mặt khác, loại tội phạm này dễ kiểm soát, dễ giáo dục, thuyết phục. Vậy tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội như thế nào, đến đâu, nhân thân của bị can, bị cáo như thế nào được áp dụng biện pháp bảo lĩnh cần phải làm rõ để tránh trường hợp bảo lĩnh không đúng đối tượng, hoặc tạm giam nhầm người.

Ví dụ vụ án buôn lậu 336 kg vàng xuyên quốc gia từ Camphuchia về Việt Nam xảy ra tại tỉnh Tiền Giang, gây chấn động cả nước năm 2010. Theo điều tra của cơ quan công an tỉnh Tiền Giang: Ngày 4/2/2010, trên đường cao tốc, thuộc địa phận xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang), kiểm tra chiếc ô tô mang nhãn hiệu Ford Everest, BKS 67M - 2029, do Trần Phi Toàn, 30 tuổi, ngụ xã Vĩnh Ngươn, thị xã Châu Ðốc (An Giang), điều khiển, Công an huyện Châu Thành, Tiền Giang phát hiện trên xe có tổng cộng 92 thỏi vàng. Mỗi thỏi cân nặng 1 kg, được giấu dưới ghế ngồi, trong các hộc đựng hàng hóa. Tại cơ quan điều tra, những người có liên quan không chứng minh được nguồn gốc số vàng trên là hợp pháp. “Trùm” vụ án chính là

Nguyễn Ngọc Luân, 53 tuổi, ngụ tại số 50 đường Bạch Ðằng và Nguyễn Thị Tuyết Vân, còn gọi là Út Vân, 45 tuổi, ngụ tại 25B Chi Lăng, cùng ở phường Châu Phú A, thị xã Châu Ðốc. Theo trưng cầu của cơ quan điều tra, ngày 12/5/2010, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đã giám định 92 thỏi vàng nói trên có hàm lượng vàng 99,99%, với tổng trọng lượng là 24.533,99 chỉ, tương đương 92 kg. Mặc dù việc mua bán vàng được tính bằng kg, nhưng Nguyễn Ngọc Luân và Nguyễn Thị Tuyết Vân đều không có giấy phép kinh doanh vàng theo quy định.

Theo cáo trạng do Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Tiền Giang Trần Văn Anh ký truy tố Nguyễn Ngọc Luân, Nguyễn Thị Tuyết Vân về tội Buôn lậu theo khoản 4 Điều 153 BLHS với hành vi đặc biệt nghiêm trọng, tổng số vàng buôn lậu là 336 kg vàng, đã tiêu thụ trót lọt 244 kg vàng, gây thất thu thuế hơn 21,48 tỷ đồng. Mặc dù hành vi buôn lậu của Luân, Vân là đặc biệt nghiêm trọng nhưng ngày 31/1/2011, ông Anh ký quyết định số 05/KSĐT cho bà Nguyễn Thị Điệp và Trương Thị Kiện bảo lĩnh bị can Luân. Điều đáng nói là bà Điệp, vợ ông Luân đã từng có tiền án về tội Buôn lậu năm 1998. Theo ông Anh, xét thấy bị can Luân có nơi cư trú rõ ràng, gia đình đã có đơn xin bảo lĩnh và hiện đang mắc bệnh nên được tại ngoại, không cần thiết phải tiếp tục tạm giam. Ngày 2/2/2011 (tức 30 Tết Tân Mão) ông Anh ký tiếp quyết định số 06/KSĐT, cho bị can Vân rời trại tạm giam. Lý do thay đổi BPNC đối với bị can này hoàn toàn giống với bị can Luân. Trước đó, 2 bị can này từng bị cơ quan điều tra Công an tỉnh An Giang khởi tố và bắt tạm giam vào ngày 19/5/1998 về tội Buôn lậu. Kết luận điều tra khẳng định: Đây là vụ án buôn lậu, mua bán vàng trái phép qua biên giới với phương thức thủ đoạn tinh vi, cấu kết chặt chẽ, hoạt động trong một thời gian dài, có hệ thống, bất chấp pháp luật gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm các quy định pháp luật về xuất nhập khẩu hàng hóa, tiền tệ, ảnh hưởng đến việc quản lý nền kinh tế vĩ mô của đất

nước. Với những hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng của bị can Luân và Vân (có thể bị xử mức án cao nhất là chung thân), Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Tiền Giang căn cứ vào các quy định pháp luật nào khi ký quyết định “thay thế BPNC” và “cho bảo lĩnh” đối với 2 bị can này? Chưa hết, bà Nguyễn Thị Điệp có đủ “tư cách, phẩm chất tốt và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật” để đứng ra bảo lĩnh theo Điều 92 BLTTHS? [48; 49].

c) Điều kiện để áp dụng biện pháp bảo lĩnh.

Điều kiện để áp dụng biện pháp bảo lĩnh là việc cơ quan THTT dựa vào các căn cứ trên, xem xét nếu thấy “không cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam” mà vẫn đảm bảo bị can, bị cáo không tiếp tục phạm tội, không bỏ trốn, có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan THTT. Đây là điều kiện không thể thiếu để xem xét áp dụng có hay không áp dụng một biện pháp khác thay thế biện pháp tạm giam. Tuy nhiên, cũng chưa có giải thích rõ ràng trường hợp nào thì thấy cần thiết, trường hợp nào không cần thiết? Vấn đề đặt ra là, với thủ tục người THTT phải cân nhắc, xem xét “cần thiết hay không cần thiết” liệu có ảnh hưởng tới việc đánh giá thay đổi BPNC một cách khách quan, công tâm? Có phải khi đáp ứng đủ các căn cứ do luật định và có đơn xin bảo lĩnh thì không cần thiết tạm giam?

d) Chưa có nhận thức rõ ràng giữa căn cứ áp dụng và mục đích áp dụng

Căn cứ áp dụng và mục đích áp dụng biện pháp bảo lĩnh là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Căn cứ là cái làm chỗ dựa, làm cơ sở, mục đích là cái vạch ra nhằm đạt được. Tương tự như vậy, căn cứ áp dụng là cơ sở để áp dụng BPNC, còn mục đích áp dụng là cái được đặt ra nhằm đạt được khi áp dụng BPNC theo những căn cứ nhất định. Vì xuất hiện một sự vật, sự việc, hiện tượng đe dọa hoặc có khả năng đe dọa nên mới đặt ra mục đích để ngăn chặn, phòng ngừa hậu quả xấu có thể xảy ra. Có thể hiểu căn cứ áp dụng quy định mục đích áp dụng. Tuy nhiên, trong thực tiễn, nhiều trường hợp người có

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 30/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí