Đối Với Các Cấp Lãnh Đạo Ngành Giáo Dục Và Đào Tạo


Tiểu kết chương 3‌

Ở chương 3, tác giả đã đề xuất các biện pháp quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức tại các trường tiểu học trên địa bàn Quận 12. Căn cứ vào cơ sở lí luận về quản lí hoạt động đổi mới PPDH và các điều kiện thực tiễn giáo dục của địa phương, tác giả đưa ra 5 biện pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đổi mới PPDH môn Đạo đức ở các trường tiểu học Quận 12, bao gồm:

- Biện pháp 1: Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên về đổi mới PPDH môn Đạo đức.

- Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với tình hình nhà trường.

- Biện pháp 3: Tăng cường phân công, lãnh đạo thực hiện kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức.

- Biện pháp 4: Tăng cường các hình thức kiểm tra, đánh giá thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức.

- Biện pháp 5: Tăng cường quản lí các điều kiện hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ở trường tiểu học.

Các biện pháp đã được đa số CBQL và GV tham gia khảo sát xác nhận là cần thiết và khả thi ở mức cao. Mỗi biện pháp đều có thế mạnh riêng, có mối quan hệ chặt chẽ có tác động và hỗ trợ lẫn nhau. BGH cần được xem xét triển khai một cách đồng bộ, đồng thời vận dụng phải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và của từng trường nhằm nâng cao hiệu quả quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức.



1. Kết luận‌

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Đổi mới PPDH môn Đạo đức nằm trong xu thế chung của việc đổi mới PPDH nhằm đáp ứng với nhu cầu của xã hội hiện nay. Đổi mới PPDH môn Đạo đức ở tiểu học thực chất là sự lựa chọn hợp lí các PPDH trên cơ sở hoàn thiện, phát triển những phương PPDH truyền thống và tiếp thu, vận dụng các PPDH tiên tiến theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS trong học tập, từ đó các em có thái độ và kĩ năng ứng xử đúng đắn về mặt đạo đức trong cuộc sống.

Quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ dạy học môn Đạo đức, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Để công tác quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức đạt kết quả cao cần: Chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV; Xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH môn Đạo đức; Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH môn Đạo đức; Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đổi mới PPDH môn Đạo đức; Quản lí các điều kiện hỗ trợ đổi mới PPDH môn Đạo đức.

Trong những năm qua, các trường tiểu học ở Quận 12, TP.HCM đã áp dụng các PPDH tích cực vào môn Đạo đức. Tuy nhiên, việc đổi mới PPDH môn Đạo đức chưa được GV thực hiện thường xuyên; Năng lực thực hiện đổi mới PPDH môn Đạo đức của GV chưa đồng đều; GV chưa được bồi dưỡng đầy đủ và thường xuyên về đổi mới PPDH môn Đạo đức; Sĩ số HS/lớp đông nên GV khó thực hiện đổi mới PPDH môn Đạo đức, HS chưa thực sự được phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập.

Nguyên nhân của thực trạng trên do một số CBQL của trường chưa nắm vững cơ sở lí luận về quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức, một số tổ trưởng chuyên môn chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ kịp thời. Một số giáo viên còn ngại đổi mới, chưa tự giác, chưa đầu tư thiết kế bài giảng.

Trên cơ sở lí luận và khảo sát thực tế ở các trường tiểu học Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh tác giả đã đề xuất các biện pháp quản lí đổi mới PPDH môn Đạo đức nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới PPDH môn Đạo đức đó là: Biện pháp bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV về đổi mới PPDH môn


Đạo đức; Biện pháp xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH môn Đạo đức có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với tình hình nhà trường; Biện pháp tăng cường phân công, lãnh đạo thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH môn Đạo đức; Biện pháp tăng cường các hình thức kiểm tra, đánh giá thực hiện đổi mới PPDH môn Đạo đức; Biện pháp quản lí các điều kiện hỗ trợ đổi mới PPDH môn Đạo đức ở trường tiểu học.

Các biện pháp được đề xuất qua khảo sát ý kiến của CBQL và GV tại 10 trường tiểu học ở Quận 12 đều được đánh giá là cần thiết và khả thi.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với các cấp lãnh đạo ngành Giáo dục và Đào tạo

Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng cho CBQL và GV để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tổ chức các lớp tập huấn về PPDH tích cực để nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng với yêu cầu hiện nay của xã hội.

2.2. Đối với Ủy ban Nhân dân Quận 12

Hỗ trợ kinh phí cho đội ngũ GV khi tham gia học nâng cao trình độ chuyên, nghiệp vụ (học tiếp đại học, thạc sĩ).

Xây thêm trường học để giảm sĩ số học sinh/lớp. Duyệt kinh phí cho các trường để mua sắm thêm trang thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.

2.3. Đối với các trường tiểu học tại Quận 12, TP.HCM

CBQL và GV tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực bản thân.

CBQL xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH môn Đạo đức phù hợp với thực tế của trường mình; Tăng cường tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH môn Đạo đức; Tăng cường các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đổi mới PPDH môn Đạo đức; Tăng cường quản lí các điều kiện hỗ trợ đổi mới PPDH môn Đạo đức.

GV cần phải tự mình học hỏi, tự nâng cao trình độ chuyên môn, vận dụng linh hoạt các PPDH tích cực mang lại sự hứng thú học tập cho HS, khơi ngợi cho các em chủ động, tích cực trong việc tự tìm kiến thức cho bản thân.


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌

Bùi Hồng Dung. (2010). Thực trạng và biện pháp quản lí việc đổi mới phương pháp giảng dạy Tiếng Anh ở các trường Trung học phổ thông tại Quận 6, TP Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ giáo dục học. Chuyên ngành Quản lí giáo dục. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.

Đảng Cộng sản Việt Nam. (2011). Nghị quyết hội nghị TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo: Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Đặng Quốc Bảo. (1977). Một số khái niệm về quản lí giáo dục: Trường Cán bộ Quản lí Giáo dục, Hà Nội.

Hà Nhật Thăng, Nguyễn Phương Lan. (2006). Đạo đức và Phương pháp giáo dục đạo đức ở tiểu học: Nxb Giáo dục.

Luật Giáo dục sửa đổi. (2009).

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-duc/Luat-giao-duc-sua-doi-nam-2009- 98730.aspx

Lưu Thu Thủy (chủ biên), Nguyễn Thị Việt Hà, Lê Thị Tuyết Mai, Trần Thị Tố Oanh, Mạc Văn Trang, Vũ Uyển Vân. (2015). Đạo đức - Sách giáo viên: Nxb Giáo dục Việt Nam.

Nguyễn Bá Sơn. (2000). Một số vấn đề cơ bản về khoa học quản lí. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên), Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sỹ Thư. (2012). Quản lí giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Thị Thanh Trà. (2013). Quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học Nguyễn Tri Phương, quận Hồng Bàng - Hải Phòng. Luận văn Thạc sĩ quản lí giáo dục. Chuyên ngành Quản lí giáo dục. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Thành phố Hà Nội.

Nguyễn Trọng Hoàn. (2019), “Dạy cách học - một trọng tâm trong đổi mới tư duy giáo dục hiện nay”, Thế giới trong ta Tạp chí Khoa học của Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam, (200), 11-18.


Phạm Minh Hạc. (1986). Một số vấn đề giáo dục và Khoa học giáo dục: Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Phan Ngọc Trọng. (2010). Thực trạng quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh Bến Tre. Luận văn Thạc sĩ giáo dục học. Chuyên ngành Quản lí giáo dục. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.

Phan Trọng Ngọ. (2005). Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường: Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

Thái Duy Tuyên. (2008). Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới: Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Trần Kiểm. (1990). Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường: Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.

Trần Kiểm. (1997). Giáo trình quản lí giáo dục và trường học: Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.

Trần Kiểm. (2004). Khoa học quản lí giáo dục -Một số vấn đề lí luận và thực tiễn: NXB giáo dục, Hà Nội.

Trần Kiểm. (2005). Quản lí Giáo dục và trường học: Nxb Hà Nội.

Trần Kiểm. (2016). Những vấn đề cơ bản của khoa học Quản lý giáo dục: Nxb Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Trần Thị Hương. (2009). Giáo trình Giáo dục học đại cương: NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Trần Thị Hương. (2012). Dạy học tích cực: Nxb Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Yến Hoa. (2019), “Giáo viên “làm mới” bản thân”, Báo Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh, (2.258), 6.


PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho cán bộ quản lí và giáo viên dạy môn Đạo đức)

Kính thưa quí thầy (cô)!

Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu tình hình đổi mới phương pháp dạy môn Đạo đức ở trường tiểu học Quận 12, kính mong quí thầy (cô) vui lòng trả lời những câu hỏi bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng với câu trả lời của quí thầy (cô).

Bảng hỏi chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu khoa học. Trân trọng cám ơn sự giúp đỡ của quí thầy (cô)!

* Xin Thầy/ Cô vui lòng cho biết đôi điều về bản thân:

1. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học ………………………………………

2. Thầy (cô) là:

a. Giáo viên b. Tổ trưởng chuyên môn c. Hiệu phó d. Hiệu trưởng

Câu 1: Thầy (cô) có ý kiến gì về mục đích đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức hiện nay?


Mục đích

Các mức độ

Hoàn




Hoàn

toàn

Khôngđồng

Trung

Đồng

toàn

không

ý

lập

ý

đồng

đồng ý




ý

1. Phát huy tối đa tính tích cực, chủ

động, sáng tạo của HS.






2. Phát huy khả năng hợp tác nhóm của

HS.






3. Tri thức HS được mở rộng, phong

phú có được từ nhiều nguồn.






4. Nâng cao chất lượng dạy học môn

Đạo đức đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học hiện nay.






5. Thực hiện dạy học theo hướng tích

hợp.






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức ở các trường tiểu học Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh - 17


Câu 2: Ý kiến của thầy/cô về kết quả thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức hiện nay là:


Kết quả

Các mức độ

Hoàn toàn không

đồng ý


Không đồng ý


Trung lập


Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý

1. Trong môn Đạo đức cần cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống sang

dạy học phát huy tính tích cực của HS.






2. Sử dụng phối hợp các phương pháp

dạy học Đạo đức theo hướng phát huy tính tích cực của HS.






3. GV định hướng, tổ chức cho HS học

tập chiếm lĩnh kiến thức.






4. HS tự học tập, chiếm lĩnh kiến thức

dưới sự hướng dẫn của GV.






5. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp

với học hợp tác trong dạy học môn Đạo đức.






6. Kết hợp đánh giá của GV với tự đánh

giá của HS trong dạy học Đạo đức.






7.Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phương tiện dạy

học hiện đại trong dạy học Đạo đức.






8. Dạy học Đạo đức thông qua tổ chức

các hoạt động học tập của HS.






9. Dạy Đạo đức chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.







Câu 3: Thầy/cô vui lòng đánh dấu (X) vào 1 trong 5 mức độ thực hiện và đánh dấu X vào ô tương ứng với câu trả lời về kết quả thực hiện các phương pháp dạy học môn Đạo đức theo hướng đổi mới ở trường đang công tác:

Phương pháp dạy học môn Đạo đức

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

RKTX

KTX

Bình thường

TX

Rất

TX

Rất

Yếu

Yếu

TB

Tốt

Rất

Tốt

1. Phương pháp kể

chuyện











2. Phương pháp

động não











3. Phương pháp đàm

thoại











4. Phương pháp

đóng vai











5. Phương pháp trò

chơi











6. Phương pháp thảo

luận nhóm











7. Phương pháp dự

án











Xem tất cả 153 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí