- Có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên nhằm giúp số giáo viên có ý thức nghề nghiệp, tiếp cận và vận dụng tốt những kiến thức, kỹ năng đã có.
- Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm trường bạn trong và ngoài thành phố theo kế hoạch thường xuyên hay định kỳ nhằm giúp giáo viên tiếp cận phương pháp mới, kỹ năng ứng dụng, giáo viên có cơ hội để tích lũy, cập nhật kịp thời kiến thức thực tiễn, đồng thời tự đánh giá năng lực của bản thân.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng nhà trường phải xác định việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của GV là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của nhà trường; tạo điều kiện về công việc, kinh phí, CSVC khác (máy tính, mạng Internet, sách, tài liệu tham khảo...) cho cán bộ, giáo viên nhà trường có cơ hội học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền giáo dục hiện đại.
Hiệu trưởng chủ động rà soát trình độ của từng cán bộ, giáo viên và xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trong cả nhiệm kỳ để có kế hoạch dài hạn và hàng năm cho đội ngũ CBQL đương chức và kế cận theo quy hoạch, cho từng tổ chuyên môn.
3.2.5. Bài học thư năm: Tổ chức chỉ đạo tăng cường quản lý đổi mới phương pháp dạy học của GV
3.2.5.1. Mục tiêu của bài học
Phát huy sự chủ động, sáng tạo của giáo viên trong thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong hoạt động dạy học ở nhà trường.
3.2.5.2. Nội dung bài học
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì việc đổi mới phương pháp dạy học là rất cần thiết.
Để cải tiến phương pháp dạy học đảm bảo có hiệu quả trước hết phải làm cho đội ngũ giáo viên ý thức rằng việc sử dụng phương pháp dạy học theo xu thế đổi mới là một tất yếu, phải quán triệt tư tưởng cho cán bộ, giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học trước yêu cầu mới, thách thức mới của xã hội và quá trình chuẩn hoá nhà trường, nhận thức được tính cấp thiết của việc cải tiến phương pháp dạy học trong nhà trường.
Thực hiện các chuyên đề về đổi mới và hiện đại hoá phương pháp dạy học nhằm tạo động lực cho đội ngũ giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Từ đó họ có năng lực quản lý, điều khiển giờ học theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học sao cho hoạt động của thầy và trò phối hợp nhịp nhàng hơn.
Phải có kế hoạch, chương trình về việc cải tiến phương pháp giảng dạy trong kế hoạch hàng năm của nhà trường.
3.2.5.3. Cách thức thực hiện
Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ bộ môn căn cứ vào kế hoạch năm học của nhà trường thảo luận, thống nhất đề ra kế hoạch giảng dạy chung của tổ. Trên cơ sở kế hoạch chung của tổ chuyên môn, mỗi giáo viên phải xây đựng kế hoạch cá nhân sao cho nội dung kế hoạch cá nhân phải hợp lý, khả thi, thể hiện được nội dung giảng dạy cho từng tuần, tháng, dự trù được các thiết bị sử dụng cho từng loại bài, kế hoạch và hình thức kiểm tra phù hợp và nhất là việc xác định các yêu cầu về phương pháp dạy học cần phải đổi mới.
Chỉ đạo việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học: Giáo án chính là kế hoạch dự trù cho việc chuyển tải kiến thức cho một đối tượng cụ thể và trong thời lượng nhất định với các bước phù hợp. Muốn đổi mới phương pháp dạy học, phải đổi mới cách soạn giáo án, trong đó phải có cách nhìn nhận học sinh như là chủ thể năng động và dạy học phải là một quá trình tác động biện chứng của các quan hệ thầy với trò, trò với thầy, trò với trò trong đó thầy luôn giữ vai trò người hướng dẫn, giúp trò tìm ra vấn đề và có khả năng đúc kết, nắm được tri thức.
Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá giờ dạy của giáo viên, cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng nhà trường cùng các phó Hiệu trưởng và đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp; nhận thức và xác định đổi mới phương pháp dạy học chính là yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục của HS.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà trường; triển khai tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế giáo án và giảng dạy.
Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập.
Nghiêm túc trong tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.
3.2.6. Bài học thứ sáu: Chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh Trung học cơ sở theo chuẩn QG
3.2.6.1. Mục tiêu của bài học
Đưa hoạt động học của HS vào nề nếp, nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập phát triển kỹ năng tự học tự đánh giá kết quả học tập. Phát hiện bồi dưỡng đội ngũ HS giỏi làm cơ sở cho thực hiện bồi dưỡng nhân tài.
Hình thành cho học sinh:
+ Hành vi đạo đức, cách cư xử có văn hóa phù hợp với yêu cầu chuẩn mực XH. Kỹ năng sống.
+ Quan điểm, niềm tin, thái độ đúng đắn với lao động, kỹ năng lao động cần thiết, kỹ năng nghề nhất định, hướng nghiệp cho HS.
3.2.6.2. Nội dung bài học
Hiệu trưởng chỉ đạo GV chủ nhiệm lớp, GV bộ môn giúp HS xây dựng động cơ học tập đúng đắn.
Hiệu trưởng QL chặt chẽ hoạt động học của HS, QL và tổ chức bồi dưỡng HS giỏi dự thi HS giỏi các cấp, QL việc GD ý thức đạo đức HS thể hiện trên cả 3 mặt: Nhận thức, Tình cảm, Hành vi đạo đức. GD ý thức lối sống tự chủ tích cực năng động sáng tạo.
Chỉ đạo quản lý hoạt động:
+ GD ngoài giờ lên lớp đảm bảo tính tự nguyện, tự giác, tự quản, tính tập thể và hiệu quả
+ GD thể chất hướng vào việc hoàn thiện cơ thể HS về mặt hình thái và chức năng, làm cho cơ thể thích nghi với môi trường.
+ GD môi trường thực hiện theo hướng lồng ghép trong chương trình dạy học.
+ Trang bị cho HS tri thức và kỹ năng lao động chung, lao động kỹ thuật cơ bản, lao động kỹ thuật, chuẩn bị cho nghề nghiệp, GV định hướng nghề cho HS theo yêu cầu phát triển của các nghề trong XH.
3.2.6.3. Cách tiến hành
Chỉ đạo đội ngũ GV chủ nhiệm lớp cho HS học tập nội qui học tập, tổ chức hội nghị hội CMHS để bàn biện pháp phối hợp QL học sinh.
Nhà trường tổ chức phát động các đợt thi đua phong trào giờ học tốt, tuần học tốt, phát hiện bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu. Xây dựng nề nếp HS tự quản. Đổi mới cách kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển tư duy học sinh và năng lực tự học.
Công khai kết quả học tập của từng HS lên website giúp CMHS thuận lợi trong việc theo dõi kết quả học tập của con em họ. Phát động phong trào xây dựng “Nhà trường thân thiện - HS tích cực”.
Hiệu trưởng xây dựng KH năm học bao gồm các nôi dung của giáo dục toàn diện học học sinh.
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng nhà trường cùng các phó Hiệu trưởng và đội ngũ giáo viên nhận thức và xác định giáo dục toàn diện là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong các nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của HS.
Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong các hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường.
Nghiêm túc trong tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục toàn diện của HS.
3.2.7. Bài học thứ bảy: Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, phòng GD&ĐT cung ứng các điều kiện vật chất, thiết bị đảm bảo yêu cầu xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia
3.2.7.1. Mục tiêu của bài học
Các tiêu chí về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là trở ngại lớn nhất trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Cẩm Phả.
Hiệu trưởng nhà trường cần chủ động và tham mưu kịp thời với cấp ủy, chính quyền địa phương, phòng GD-ĐT thành phố tập trung đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho nhà trường đảm bảo CSVC cho trường chuẩn Quốc gia.
3.2.7.2. Nội dung bài học
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ giảng dạy, kể cả tài liệu giảng dạy, học tập, sách giáo khoa, sách tham khảo là một trong những thành tố
của quá trình dạy học, là điều kiện không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng dạy học.
Trong phạm vi quyền hạn của mình, hiệu trưởng phải chủ động, tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, phòng GD-ĐT triển khai kịp thời đề án kiên cố hoá trường lớp học và huy động nguồn kinh phí của nhà nước và sự đóng góp của nhân dân nhằm tăng cường đầu tư xây dựng CSVC, thiết bị cho trường theo hướng đồng bộ, hiện đại, bền vững, đảm bảo quy định của trường chuẩn quốc gia.
Hiệu trưởng nhà trường phải làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị để các trường khắc phục khó khăn này. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, khắc phục tình trạng đầu tư dàn đều. Trường nào đăng ký đạt chuẩn trước thì được đầu tư trước. Thông báo lộ trình đầu tư cho các trường. Các trường còn lại vẫn được phân bổ kinh phí để duy trì hoạt động thường xuyên và bảo đảm hoạt động giáo dục theo yêu cầu.
3.2.7.3. Cách thức thực hiện
Hiệu trưởng xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường, trong đó bao gồm toàn bộ CSVC nhà trường trong một tổng thể thống nhất, hợp lý, khoa học. Sự phân bố các khối công trình, bố trí không gian, sân chơi, bãi tập, khu vệ sinh, khuôn viên phù hợp với điều kiện thực tế về diện tích, địa hình không gian, cảnh quan xung quanh. Có quy hoạch tổng thể mới có thể giúp cho xây mới, sửa chữa, phá cũ mà không lộn xộn, không manh mún, chắp vá. Quy hoạch phải theo từng khối công trình, hợp lý khoa học.
Hàng năm, hiệu trưởng tổ chức kiểm kê để có được số liệu đánh giá thực trạng tình hình cơ sở vật chất và thiết bị của nhà trường (thiếu, thừa, cần bổ sung và thứ tự ưu tiên), đề xuất với cơ quan có thẩm quyền đầu tư cơ sở vật chất, phòng học, phòng làm việc, phòng học chức năng, xây dựng thư viện, phòng thí nghiệm, trang thiết bị nhà trường theo hướng đồng bộ chuẩn hóa, hiện đại hóa. Đầu tư có trọng điểm, theo thứ tự ưu tiên không bình quân dàn trải cho tất cả các hạng mục, đầu tư đến đâu đạt chuẩn đến đó.
3.2.7.4. Điều kiện thực hiện
Người Hiệu trưởng cần phải nắm vững quan điểm đường lối giáo dục của Đảng, có lương tâm nghề nghiệp với bản lĩnh vững vàng dám nghĩ dám làm và dám chịu trách nhiệm.
Cần có sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên, của chính quyền và nhân dân địa phương, của các đơn vị kinh tế hoạt động trên địa bàn. Nguồn kinh phí phải được sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm, đúng mục đích, không bị thất thoát.
3.2.8. Bài học thư tám: Chỉ đạo quản lý thực hiện công tác Xã hội hóa giáo dục góp phần xây dựng trường chuẩn Quốc gia
3.2.8.1. Mục tiêu của bài học
Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền: Nâng nhận thức của các lực lượng XH hiểu rõ bản chất của XH hóa GD và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về XHH GD; nắm được mục tiêu, nội dung, PP thực hiện XHH GD.
Xây dựng nhà trường là trung tâm của sự phối hợp giữa 3 môi trường: Nhà trường - Gia đình - Xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò làm trung tâm.
Hoàn thiện cơ chế QL tài chính, phát huy hiệu quả nguồn lực tài chính huy động từ các lực lượng XH đóng góp xây dựng CSVC nhà trường chuẩn.
Thực hiện dân chủ hóa trong QL GD nhằm đẩy mạnh công tác XHH GD góp phần tích cực vào quá trình QL xây dựng nhà trường đạt chuẩn QG.
3.2.8.2. Nội dung bài học
Nâng cao nhận thức của toàn dân về hệ thống quan điểm của Đảng và các chính sách của Nhà nước ta về XHH GD. Nội dung chủ yếu của XHH GD bao gồm: GD cho mọi người, đa dạng hóa các loại hình trường lớp, các hình thức đào tạo, đa phương hóa các nguồn lực và thể chế hóa chính sách của nhà nước về XHH GD.
Tổ chức hội nghị CMHS hàng năm, phối kết hợp với chính quyền địa phương để tổ chức tốt đại hội GD.
Hiệu trưởng các trường THCS thực hiện tốt dân chủ hóa trong GD, phát huy tính tích cực tự giác trong QLGD; mọi hoạt động GD phải được thực hiện theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, dân chủ phải gắn với kỉ cương.
3.2.8.3. Cách tiến hành
Hiệu trưởng xây dựng KH phối hợp, tổ chức phổ biến tuyên truyền nhằm nâng nhận thức của các lực lượng XH và toàn thể nhân dân trên địa bàn về XHH GD.
Hiệu trưởng hình thành được các mối quan hệ với chính quyền đại phương, các cơ quan liên quan, các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội và nhân dân trong việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường.
Để huy động được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội trong công tác xã hội hóa giáo dục, không ngừng nâng cao vai trò của các tổ chức trong nhà trường như: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, hội cha mẹ học sinh, hội khuyến học. Phát huy vai trò của hội cha mẹ học sinh, tạo sự gắn bó chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để kịp thời giáo dục học sinh.
Hiệu trưởng phải thực hiện tốt nguyên tắc “thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" và nguyên tắc “tập trung dân chủ” trong quản lý trường học. Thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá người dạy, GV tham gia đánh giá CBQL.
Hiệu trưởng tổ chức QL toàn bộ nguồn kinh phí thu được từ nguồn đóng góp của mọi lực lượng trong XH theo qui định của cơ quan tài chính. Công khai QL, sử dụng các nguồn thu từ XHH GD.
Hàng năm nhà trường tổ chức tốt Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động để thông qua và hoàn thiện KH năm học, qui chế làm việc, qui chế chi tiêu nội bộ, qui chế phối hợp giữa chính quyền với công đoàn.
3.2.8.4. Điều kiện thực hiện
Phải có sự thống nhất về nhận thức, về đường lối chủ trương vì đó là cơ sở của sự đoàn kết và phối hợp giữa các lực lượng trong công tác xã hội hóa giáo dục. Đội ngũ cán bộ QLGD phải là tư vấn đắc lực cho hội đồng giáo dục cơ sở, từ đó có chương trình và quyết sách hợp lý để tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục, tránh hiện tượng phối hợp không nhịp nhàng, không thường xuyên sẽ không đem lại kết quả, có khi còn làm mất đi sự ổn định cân bằng của bộ máy, không đạt được hiệu quả xã hội hóa giáo dục như mong muốn.
Hiệu trưởng phải có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, phải được đào tạo về quản lý giáo dục; nắm vững các quy định của pháp luật về quản lý hành chính nhà nước, nhiệm vụ quyền hạn của nhà trường và của Hiệu trưởng thì mới có
thể phối hợp tốt với các lực lượng xã hội huy động cộng đồng xã hội ủng hộ, giúp đỡ nhà trường trong quá trình triển khai xây dựng trường chuẩn quốc gia.
3.3. Mối quan hệ giữa các bài học
Tám bài học kinh nghiệm quản lý trong việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia mà luận văn rút ra xuất phát từ thực tiễn quản lý của các trường THCS ở thành phố Cẩm Phả,tỉnh Quảng. Giữa các bài học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bài học này là tiền đề, cơ sở cho bài học kia, chúng tương tác, hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong hệ thống các bài học quản lý xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
Bài học 4 | ||
Bài học 5 | Bài học 8 | |
Trường THCS đạt chuẩn QG | ||
Bài học 6 | Bài học 7 | |
Bài học 2 | Bài học 3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ql Hoạt Động Học Tập Của Hs Thcs Thành Phố Cẩm Phả Theo Chuẩn Qg
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Quản Lý Xây Dựng Trường Trung Học Cơ Sở Đạt Chuẩn Quốc Gia Ở Thành Phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh Giai Đoạn 2010-2015
- Một Số Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Trong Quản Lý Xây Dựng Trường Thcs Đạt Chuẩn Quốc Gia Ở Thành Phố Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh
- Khảo Nghiệm Tính Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Bài Học Kinh Nghiệm
- Phiếu Khảo Sát Thực Trạng Nhà Trường Theo 5 Tiêu Chuẩn Của Trường Thcs Đạt Chuẩn Quốc Gia
- Kinh nghiệm quản lý trong xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia tại thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh - 14
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các bài học
Qua khảo sát thực tế đối với các trường THCS ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ta thấy cần ưu tiên kinh nghiệm “Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, ngành giáo dục đáp ứng các điều kiện vật chất, thiết bị đảm bảo yêu cầu của trường THCS đạt chuẩn quốc gia”.
Yếu tố cơ sở vật chất (phòng học,phòng chức năng, trang thiết bị, sân chơi, bãi tập diện tích đất bình quân trên mỗi học sinh) hiện là rào cản lớn nhất của quá trình chuẩn hóa các trường nói chung và trường THCS nói riêng trên địa bàn thành phố Cẩm Phả cũng như toàn tỉnh Quảng Ninh.