Biện Pháp 3: Chỉ Đạo Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Các Chủ Đề Tự Chọn

- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng; tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên dạy học các chủ đề tự chọn nhằm đưa ra những bài học hay phục vụ cho việc dạy học đạt hiệu quả.

- Bồi dưỡng về PPDH các chủ đề tự chọn theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khả năng tự học của học sinh; hướng dẫn thiết kế, xây dựng kế hoạch dạy học, tổ chức các HĐDH.

Tổ chức thực hiện: Để công tác tuyên dụng, bồi dưỡng giáo viên đạt được mục tiêu đề ra thì người Hiệu trưởng phải xác định được yêu cầu của đổi mới GD hiện nay, nhất là việc dạy học theo hướng "phân hoá" , dạy học hướng đến cá nhân; đánh giá được thực chất đội ngũ và điều kiện thực tế của nhà trường để từ đó lựa chọn hướng tuyển dụng hoặc bồi dưỡng phù hợp (thể hiện trong bảng 3.1).

Tạo điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần cho các giáo viên được cử đi học nâng chuẩn để nâng cao trình độ.

Tổ chức cho giáo viên tự học, tự bồi dưỡng và có kế hoạch kiểm tra việc tự học của giáo viên; coi trọng sinh hoạt tổ chuyên môn, phát huy vai trò của TTCM trong việc tổ chức, sinh hoạt.

Công tác bồi dưỡng phải mang tính liên tục, kế thừa, có biện pháp giải quyết kịp thời những đòi hỏi cấp bách của việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.

3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học các chủ đề tự chọn

Mục tiêu:

- Giúp giáo viên nhận thức đầy đủ việc thực hiện chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức các chủ đề tự chọn là yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên.

- Giúp Hiệu trưởng thuận tiện trong việc kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giáo viên làm cơ sở cho việc xét thi đua và đánh giá công chức hàng năm.

- Giúp giáo viên tránh được sự tuy tiện trong việc thực hiện chương trình, sử dụng các phương pháp hoặc tổ chức các hình thức lớp học không phù hợp với trưng của bài dạy.

Nội dung:

- Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp theo từng giai đoạn cụ thể và phù hợp với đặc trưng bộ môn.

- Xây dựng phương án tổ chức các hình thức dạy học tự chọn mang tính thực tế và hiệu quả.

- Kiểm tra tình hình học tập của HS để điều chỉnh PPDH cho phù hợp.

Tổ chức thực hiện:

- Hiệu trưởng cung cấp đầy đủ tài liệu về nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học các chủ đề tự chọn của Bộ GD&ĐT cho giáo viên. Đông thời tổ chức quán triệt trong đội ngũ giáo viên về mục tiêu, ý nghĩa của dạy học các chủ đề tự chọn; nắm vững nội dung chương trình và những yêu cầu trong việc sử dụng các PHDH.

- Phó hiệu trưởng chuyên môn, TTCM tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ nhằm đánh giá việc thực hiện chương trình, hình thức dạy học cũng như việc sử dụng các PPDH ở từng chủ đề, từng khối lớp bằng nhiều hình thức như: dự giờ, đối chiếu sổ ghi bài đầu giờ, sổ báo giảng, giáo án, bài ghi của HS,... kiểm tra định kỳ, đột xuất.

- Hiệu trưởng chỉ đại giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học bộ môn ngay từ đầu năm và có sự kiểm tra nhằm điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, của tổ chuyên môn và các điều kiện thực hiện kế hoạch.

- Kiểm tra việc thực hiện đổi mới nội dung chương tình dạy học các chủ đề tự chọn thông qua hồ sơ chuyên môn của giáo viên: chỉ đạo PHT chuyên môn, TTCM ký duyệt giảo án hai lần trong tháng. Kết hợp với sinh hoạt tổ chuyên môn để kiểm tra giáo án có chất lượng, tránh tình trạng sao chép giáo án. Khuyến khích các hình thức soạn giảng mới, có hiệu quả, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại (việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng). Yêu cầu hướng dẫn giáo viên thực hiện các tiêu chuẩn soạn giảng đã được thống nhất trong phiên họp chuyên môn. Đối với lực lượng giáo viên giỏi, có kinh nghiệm và uy tín với đồng nghiệp được tập thể công nhận và tôn vinh thì cho phép soạn giáo án bổ sung để có thời gian nghiên cứu, phát huy được tính sáng tạo, chọn lọc những kinh nghiệm và giúp đỡ những đồng nghiệp khác.

- Đổi mới PPDH là một quá trình lâu dài và không thể nóng vội. Qua kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, đổi mới PPDH bước đầu sẽ không tránh khỏi những khó khăn. Thực tế cho thấy còn một số khó khăn và định hướng khắc phục như sau:

- Việc đổi mới quan niệm, một thói quen trong dạy học sẽ gặp phải những khó khăn cả về nhận thức và hành động. Cơ quan chỉ đạo các cấp cần đặt đúng tầm quan

trọng của đổi mới PPDH trong các hoạt động của nhà trường, trân trọng, ủng hộ, khuyến khích, hướng dẫn giáo viên vận dụng, cải tiến PPDH theo hướng tích cực hoạt động của HS. Giáo viên chủ động nghiên cứu nắm vững bản chất, đặc điểm của phương pháp tích cực, tìm hiểu các kinh nghiệm, vận dụng vào môn học để có những sáng kiến, kinh nghiệm dù nhỏ cho bản thân và đồng nghiệp.

- Phương pháp tích cực không hề hạ thấp vai trò của giáo viên. Giáo viên phải được đào tạo và bồi dưỡng chu đáo để vừa có tri thức bộ môn sâu rộng, vừa có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng xử tinh tế, biết vận dụng các phương tiện hiện đại, biết tự làm một số đồ dùng dạy học nhất định,... Bên cạnh nỗ lực của bản thân giáo viên, nhà trường cần có kế hoạch tổ chức công tác bồi dưỡng thường xuyên để giáo viên được nâng cao tay nghề.

Vì vậy định hướng đổi mới PPDH bao gồm:

- Đổi mới PPDH theo hướng phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức.

- Đổi mới PPDH theo hướng kết hợp một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo PPDH khác nhau (truyền thống và hiện đại) sao cho vừa đạt được mục tiêu dạy học, vừa phù hợp với đối tượng thực tiễn ở cơ sở.

- Đổi mới PPDH theo hướng phát triển khả năng tự học của học sinh.

- Đổi mới PPDH theo hướng kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm và phát huy khả năng của cá nhân.

- Đổi mới PPDH theo hướng tăng cường kỹ năng thực hành.

- Đổi mới PPDH theo hướng sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học.

- Đổi mới PPDH theo hướng đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Muốn thực hiện đổi mới PPDH theo định hướng trên và đảm bảo yêu cầu của HĐDH theo các chủ đề tự chọn thì giáo viên cần nghiên cứu, nắm vững những dấu hiệu đặc trưng và mối quan hệ giữa các yếu tố tâm lý: hứng thú, tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo và cũng cần chú ý đến đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THPT cũng như nội dung chương trình của loại hình dạy học này.

Là người chịu trách nhiệm đổi mới PPDH ở trường của mình, Hiệu trưởng cần chủ động nghiên cứu nắm vững bản chất của PPDH tích cực để vận dụng linh hoạt vào từng chủ đề. Hiệu trưởng cần có thái độ trân trọng, ủng hộ, khuyến khích mỗi sáng kiến cải tiến của giáo viên; xây dựng kế hoạch tổ chức hội thảo các chuyên đề

về đổi mới PPDH ngay từ đầu năm học và thực hiện một cách thường xuyên có hiệu quả, tránh phô trương hình thức; hướng dẫn và giúp đỡ giáo viên trong quá trình thực hiện, nhằm đẩy mạnh phong trào đổi mới PPDH ngày càng rộng rãi, thường xuyên và có hiệu quả hơn. Việc đổi mới PPDH cũng cần sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật, đây cũng là điều mà người Hiệu trưởng cần quan tâm để trang bị đầy đủ phương tiện phục vụ giảng dạy.

3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường kiểm tra đánh giả kết quả học tập của học sinh về các chủ đề tự chọn

Mục tiêu: Đánh giá đúng kết quả học tập, rèn luyện của học sinh làm cơ sở cho Hiệu trưởng tìm ra các biện pháp phù hợp nâng cao chất lượng dạy học các chủ đề tự chọn và là một trong những cơ sở để đánh giá thi đua của GV và HS. Nội dung:

- Xây dựng đề thi phù hợp với yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hiện nay cũng như phù hợp với trình độ của HS.

- Đưa vào quy ước thi đua những yêu cầu có liên quan đến việc kiểm tra, đánh giá xếp loại HS của GV.

Tổ chức thực hiện:

- HT tổ chức cho GV học tập Quy chế kiểm tra, đánh giá và xếp loại HS của Bộ GD&ĐT.

- Giao cho PHT chuyên môn, TTCM tổ chức tập huấn về xây dựng câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm, trắc nghiệm kết hợp với tự luận.

- Quy định về việc xây dựng ngân hàng câu hỏi phục vụ cho công tác kiểm tra, thi của các môn học chính khoa và cả các chủ đề tự chọn.

- Kiểm tra kế hoạch kiểm tra của GV được xác định trong kế hoạch dạy học, có biện pháp chấn chỉnh kịp thời những trường hợp sai quy chế.

- Xây dựng phần mềm quản lý điểm và đánh giá, xếp loại HS theo quy chế của Bộ GD&ĐT. Việc cập nhật phải được tiến hành đúng quy định về thời gian và được kiểm tra chặt chẽ để tránh sai sót. Do vậy, HT cần phân công một GV chuyên trách quản lý việc nhập và xử lý số liệu.

3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường quản lý phương tiện, điều kiện hỗ trợ HĐDH các chủ đề tự chọn

Mục tiêu: Tạo điều kiện cho việc triển khai chương trình dạy học tự chọn, là công cụ đắc lực hỗ trợ các HĐDH nói chung và các chủ đề tự chọn nói riêng; đáp ứng nhu cầu đổi mới nội dung và PPDH, nâng cao chất lượng giờ dạy.

Nội dung:

- Đầu tư kinh phí, mua sắm trang thiết bị, đảm bảo các điều kiện về CSVC phục vụ cho HĐDH tự chọn.

- Sắp xếp thời gian đúng quy định và phù hợp với điều kiện của nhà trường để hoạt động này mang lại hiệu quả cao nhưng không ảnh hưởng đến các giờ dạy học chính khoá.

- Huy động các nguồn kinh phí, các sự hỗ trợ khác để đầu tư về trang thiết bị, CSVC phục vụ cho HĐDH các chủ đề tự chọn như tổ chức tham quan học tập, thực hành trên các mô hình,...

Tổ chức thực hiện:

- HT tổ chức tuyên truyền, GD đến tập thể CB, GV, NV và HS về tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ tài sản, CSVC từ đó mọi người sẽ nâng cao được ý trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản.

- Chỉ đạo cho tổ chuyên môn, nhân viên thiết bị phải có kế hoạch sử dụng bảo quản thiết bị, ĐDDH ngay từ đầu năm và trước khi dạy ít nhất một tuần GV phải có kế hoạch để nhân viên thiết bị kiểm tra, cung cấp theo các yêu cầu.

- Bố trí, sắp xếp trang thiết bị, ĐDDH một cách khoa học, ngăn nắp, tránh để xảy ra mát mát, hư hỏng.

- Lập sổ theo dõi sử dụng trang thiết bị, ĐDDH, tổ chức kiểm tra, đánh giá và có chế độ báo cáo định kỳ về tình hình sử dụng của GV.

- Tổ chức tập huấn cho GV về cách thức sử dụng, đảm bảo an toàn khi sử dụng ĐDDH và các trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy học.

- Tổ chức phong trào tự làm ĐDDH, tham gia phong trào thi "ĐDDH tự làm" các cấp.

- Tăng cường bổ sung CSVC, ĐDDH theo hưởng hiện đại và đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu đổi mới của GD hiện nay cũng như yêu cầu của việc dạy học các chủ đề tự chọn.

- Đưa vào quy chế thi đua việc sử dụng ĐDDH, trang thiết bị dạy học cũng như việc tự làm ĐDDH.

- Kiểm tra thường xuyên việc bảo quản và sử dụng CSVC, trang thiết bị; kịp thời xử lý các vi phạm quy định tác hại đến CSVC, trang thiết bị nhà trường.

- Thực hiện tốt công tác xã hội hoá GD để huy động nhiều nguồn kinh phí từ nhân dân nhằm bổ sung CSVC, trang thiết bị dạy học.

3.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm

- Thăm dò ý kiến của các nhà quản lý và giáo viên về cách thực hiện của những biện pháp đề xuất.

- Xác định tính cần thiết và khả thi của các biện pháp.

3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm

Để kiểm chứng mức độ cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp quản lý nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học các chủ đề tự chọn ở các trường THPT huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã được đề xuất, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 80 người bao gồm: 18 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng ở 06 trường THPT trong 03 huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, 62 giáo viên trường THPT Bắc Sơn và THPT Vũ Lễ.

3.3.3. Nội dung khảo nghiệm

Để công tác quản lý hoạt động dạy học theo các chủ đề tự chọn ở các trường THPT huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đạt được chất lượng và hiệu quả, chúng tôi nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục những yếu tố còn tồn tại, ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động dạy học các chủ đề tự chọn.

3.3.4. Phương pháp khảo nghiệm

- Xin ý kiến các nhà quản lý và giáo viên về các biện pháp đề xuất.

- Phương pháp thống kê toán học.

3.3.5. Cách đánh giá

Rất cần thiết: 4 điểm; Cần thiết: 3 điểm; ít cần thiết: 2 điểm; Không cần thiết: 1 điểm Rất khả thi: 4 điểm; Khả thi: 3 điểm; ít khả thi: 2 điểm; Không khả thi: 1 điểm Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê toán học

3.3.6. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS về HĐDH các chủ đề tự chọn



Nội dung

Nhóm đánh giá

Sự cần thiết

Tính khả thi

RCT

CT

ICT

KCT

Điểm

TB1

RKT

KT

IKT

KKT

Điểm

TB2

1. Tuyên truyền cho CBQL, GV và HS về tàm quan trọng của HĐDH

các chủ đề tự chọn.

CB QL

TS

13

4

1


3,7

8

9

1


3,44

%

72,2

22,2

5,6


44,4

50,0

5,6



GV

TS

40

20

2



3,6

27

33

2



3,39

%

64,5

32,3

3,2


43,6

53,2

3,2


2. Nần cao tinh thần trách nhiệm của CBQL, GV trong việc định hướng cho HS trong việc lựa

chọn chủ đề.

CB QL

TS

10

8



3,56

8

10



3,45

%

55,6

44,4



44,4

55,6




GV

TS

21

34

6

1


3,25

20

35

6

1


3,20


%


33,9


54,8


9,7


1,6


32,3


56,4


9,7


1,6

3. Xác định mục tiêu, động cơ học tập cho HS tham gia học các chủ đề

tự chọn.

CB QL

TS

13

5



3,77

10

8



3,51

%

72,2

27,8



55,6

44,4




GV

TS

32

25

4

1


3,43

21

35

5

1


3,24

%

51,6

40,3

6,5

1,6

33,8

56,5

8,1

1,6

4. Tác động đến gia đình về vấn đề ủng hộ tạo điều kiện cho HS học các chủ

đề tự chọn.

CB QL

TS

8

9

1


3,44

4

11

2

1

3,12

%

44,4

50,0

5,6


22,2

61,1

11,1

5,6


GV

TS

24

29

8

1


3,22

12

34

13

3


2,91

%

38,7

46,8

12,9

1,6

19,4

54,8

21,0

4,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tự chọn ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn - 11


Qua kết quả khảo sát trên cho thấy hai nhóm đối tượng đánh giá rất cao sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp của nhóm giải pháp này; trong đó việc tuyên truyền cho CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của HĐDH các chủ đề tự chọn là (x

= 3,74; 3,44 và y = 3,62; 3,39) và xác định mục tiêu, động cơ học tập cho HS tham gia học các chủ đề tự chọn là (x = 3,77; 3,51 và y = 3,43; 3,24), chứng tỏ giải pháp này đáp ứng được yêu cầu của thực tế.

Bảng 3.2. Tổ chức các lực lượng tham gia dạy học các chủ đề tự chọn



Nội dung

Nhóm đánh giá

Sự cần thiết

Tính khả thi

RCT

CT

ICT

KCT

Điểm

TB1

RKT

KT

IKT

KKT

Điểm

TB2


1. Tuyển dụng giáo viên bộ mon có trình độ khá, giỏi.

CB QL

TS

6

10

1

1

3,19

2

10

5

1

2,74

%

33,3

55,5

5,6

5,6

11,1

55,5

27,8

5,6

GV

TS

23

28

5

6

3,09

9

35

11

7

2,76

%

37,0

45,1

8,1

9,8

14,5

56,5

17,7

11,3

2. Tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm giữa các GV dạy học các chủ đề tự chọn.

CB QL

TS

7

10

1



3,33

2

15

1



3,0

%

38,9

55,5

5,6


11,1

83,3

5,6


GV

TS

23

34

4

1

3,32

16

39

6

1


%

37,1

54,8

6,5

1,6

25,8

62,9

9,7

1,6


3. Đưa GV đi học tập các chuyên đề về dạy học các chủ đề tự chọn

CB QL

TS

10

8




3,56

4

13

1



3,19

%

55,6

44,4



22,2

72,2

5,6


GV

TS

21

35

2

4

3,19

10

46

2

4

3,01

%

33,9

56,5

3,2

6,4

16,2

74,2

3,2

6,4


4. Bồi dưỡng về PPDH tự chọn cho đội ngũ GV.

CB QL

TS

7

11



3,47

3

15



3,16

%

38,9

61,1



16,7

83,3



GV

TS

18

40

2

2

3,19

11

45

3

3

3,06

%

29,0

64,6

3,2

3,2

17,8

72,6

4,8

4,8

Qua kết quả khảo sát trên cho thấy hai nhóm đối tượng đánh giá cao sự cần thiết của các nhóm biện pháp. Tuy nhiên tính khả thi của biện pháp 1 ở mức độ vừa (ĐTB: x = 2,74; y = 2,76). Việc này phản ánh được thực tế hiện nay khi mà việc phân quyền đến Hiệu trưởng chưa được đầy đủ và rõ ràng. Biện pháp "tổ chức các hoạt động trao đổi, rút kinh nghiệm giữa các GV dạy học các chủ đề tự chọn", "bồi dưỡng về PPDH tự chọn cho đội ngũ giáo viên và "đưa GV đi học tập các chuyên đề về dạy học các chủ đề tự chọn" được đánh giá cao ở sự cần thiết và tính khả thi (x = 3,33; 3,0 - 3,56; 3,19 - 3,47; 3,16 và y = 3,32; 3,15 - 3,19; 3,01 - 3,19; 3,06).

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí