Thơ ca dân tộc Hmông - Từ truyền thống đến hiện đại - 10


phù hợp với đặc trưng tâm lí của người Hmông, nó cũng khác với thơ ca dân gian của người Kinh chủ yếu hát trong môi trường tập thể, diễn xướng.

Trong không gian bó hẹp, thường là ở bên suối hay giữa rừng, khi đi rẫy hay trước nhà người yêu trong những đêm trăng tình tứ và thơ mộng, những chàng trai, cô gái Hmông thường hát để bày tỏ nỗi lòng, bày tỏ tình cảm với người mình yêu bằng cả "tâm hồn hoà tan trong tiếng hát" (Chế Lan Viên- Lời giới thiệu cuốn Dân ca Hmông)[123]:

Gió về gió thổi lá cây lật ngả nghiêng bên khe Nếu ta là hạt mưa hạt sương

Ta xin tan trên bàn tay nàng;

Gió về gió thổi lá cây lật ngả nghiêng bên suối Nếu ta là hạt mưa hạt sương

Ta xin tan dưới bàn chân nàng [122]

Tình yêu của những chàng trai cô gái Hmông thật là mãnh liệt, đã yêu là yêu đến mê mẩn cả tâm hồn:

Đêm đã qua, sao lượn vòng đổi chỗ Ngày đã rạng, lối đi đã tỏ

Ta lê bước về nhà

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

Mà hồn như còn ngủ ở thắt lưng em Đêm đã qua, sao lượn vòng đổi chỗ Ngày đã rạng, đường đi sáng rò

Ta quay gót về nhà

Thơ ca dân tộc Hmông - Từ truyền thống đến hiện đại - 10

Mà hồn như còn ngủ trong tà áo em..[122]

"Những bài thơ này-có hàng trăm bài như vậy- có thể nằm không hổ thẹn trong những tuyển tập thơ hay của thế giới" (Chế Lan Viên). Vẫn biết trong tình yêu, cần nhất là sự chân thật, nhưng không phải ai cũng có thể bày tỏ sự chân thật bằng cách phơi gan phơi ruột của mình để chứng minh tình yêu như chàng trai Hmông. Cảm giác hạnh phúc khi được đáp lại tình yêu thật là ngọt ngào: Em trao

bàn tay anh cầm/ Gan phổi anh như cây rung trước gió [122, tr.80]. Từ cuộc sống


nghiệt ngã và lịch sử đầy thăng trầm cuả dân tộc mình, người Hmông ưa triết lí. Hãy nghe chàng trai Hmông thổ lộ:

Mình ạ!

Con đường trẻ không dài Con đường già chóng đến

Đời người như bóng râm từ từ ngả bên đồi [122, tr.45]

Vào những năm ba mươi của thế kỉ trước, thi sĩ Xuân Diệu cũng đã từng thốt lên nỗi niềm tiếc nuối cuộc đời khi nhận ra một chân lí vĩnh hằng: Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi/ Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.(Vội vàng). Không biết bài thơ của Xuân Diệu viết trước hay bài dân ca này có trước, nhưng họ đã gặp nhau bằng những rung động có cùng tần số của những trái tim đang yêu. Người Hmông triết lí về cuộc đời thật giản dị nhưng cũng rất sâu sắc: Đời người như củ cải phơi nắng/ Già cứ dần, trẻ lại qua mau [122;58]. Cuộc đời hữu hạn là nguyên nhân của đau khổ. nhưng đau khổ hơn là sự trói buộc của những hủ tục phong kiến đã làm nảy sinh những bi kịch tình yêu. Trong dân ca Hmông có những bài hát về những hoàn cảnh trớ trêu của số phận, thường là các bài hát của nam giới với những phụ nữ đã có chồng (hoặc bỏ chồng), nhưng không phải vì thế mà tình cảm của họ kém phần mãnh liệt:

Ta muốn yêu mình, sợ chồng mình biết Lá thông nhỏ lăn tăn, dễ lầm thân cỏ tơ Ta muốn yêu mình, sợ chồng mình ghen

Chim nồng chay ăn quả cây sơn dính mỏ đỏ chót Ta muốn yêu mình, sợ chồng mình cầm gươm Đón ta trên đường bản [122, tr.51]

Đôi khi, sự bày tỏ hay không bày tỏ tình cảm cũng không còn là quan trọng khi cô gái đã thuộc về người khác. Nhưng tình yêu không phải bao giờ cũng chịu sự chi phối của lí trí, nhiều khi, nó chỉ làm cho tình cảm thêm rối bời mà thôi:

Chim hoạ mi ăn quả nho rừng Mỏ nhuộm màu đỏ thắm

Ta không nói, không nát tim


Ta càng nói càng nát tim. Chim hoạ mi ăn quả nho rừng Mỏ nhuộm màu đỏ tía

Ta chẳng nói, chẳng nát gan

Ta càng nói, càng nát gan [122, tr.58]

Thơ ca dân gian Hmông khắc họa con người và cuộc sống của dân tộc Hmông trên hai phương diện: đời sống vật chất (những sinh hoạt hàng ngày) và đời sống tinh thần (những cung bậc tình cảm). Từ đó, bức tranh toàn cảnh về con người và cuộc sống của người Hmông được hiện lộ một cách sinh động, đầy bản sắc và cá tính. Thơ ca dân gian Hmông có một mảng riêng biệt để phản ánh cuộc sống bi thương, cay cực của dân tộc Hmông trên hành trình đi tìm hạnh phúc, trong sự trói buộc, chèn ép của giai cấp thống trị, bóc lột, và cả những hủ tục, đó chính là Truyện thơ Hmông (Luk tẩu Hmôngz). Như chúng tôi đã trình bày, truyện thơ Hmông là những bài ca mang yếu tố trữ tình -tự sự. Nói cách khác, truyện thơ Hmông là quá trình tự sự hoá dân ca trữ tình. Trong các cuốn Dân ca Mèo (1967) và Dân ca Hmông (1984) của Doãn Thanh, Tiếng hát mồ côi Tiếng hát làm dâu được nhiều nhà nghiên cứu coi là truyện thơ Hmông. Chúng tôi cũng tán đồng với quan điểm này. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu về thơ ca dân gian Hmông, chúng tôi bổ sung thêm hai truyện thơ nói trên vào nội dung nghiên cứu truyện thơ Hmông.

Trong xã hội cũ, người Hmông là nạn nhân của giai cấp thống trị, bị bóc lột, và tệ hại hơn, bị trói buộc vào những hủ tục lạc hậu, khắc nghiệt của chính dân tộc mình. Vì thế, trong thơ ca dân gian Hmông, ta thấy bóng dáng lịch sử đau thương của cả một dân tộc. Từ nguyên nhân của cuộc hành trình bất tận tạo ra lối sống du canh du cư, thực chất là né tránh khỏi sự đè nén, cai trị của người Hán:

Người Hmông ta ở Quí Châu đến Vì người Hmông ta không biết chữ

Thua kiện người Hán ta mới đi [122]

Cho đến sự bất bình trước thực tại xã hội bị chìm đắm trong sự đày đoạ của cái xấu, cái ác. Những bất công và hủ tục đè nặng lên cuộc đời, được bộc lộ một


cách cay đắng và chua xót trong những bài dân ca than thân trách phận. Những cảnh ngộ mồ côi, những thân phận tôi đòi, những kiếp người bất hạnh, tủi cực được bộc lộ qua lời ca:

Mồ côi không cha, không mẹ, không anh, không em Ngày chẳng có nơi trú, đêm không có chỗ ngủ

Bất hạnh trùm lên cuộc đời những con người bé nhỏ: Ôi thân cô đơn, ăn xong thui thủi bê mâm đặt lên sàn Ăn hết chẳng biết theo ai mà đòi thêm

Ôi thân cô quạnh, ăn đoạn lủi thủi bê mâm đặt lên chạn Ăn hết không biết ai mà hỏi nữa [15]

Kiếp mồ côi đã khổ, kiếp làm dâu đâu có sướng hơn. Biết bao cảnh những cô gái Hmông tuổi nụ, tuổi hoa đi làm dâu nhà người mà không bao giờ biết thế nào là hạnh phúc, không được nếm trải trái ngọt của tình yêu, họ chỉ như là một món hàng để mẹ cha trao đổi, thậm chí, như một vật thế thân, cầm cố của cha mẹ cho người giàu:

Bố mẹ gầu Hmông

Phải chăng thích người ta con bò trắng chân Đem gầu Hmông đi gả làm dâu

Con đường lạ không biết tên

Phải chăng muốn người ta con bò trắng rốn Đem gầu Hmông gả đi làm dâu

Con đường lạ không biết chốn...[103]

Có gì tủi hổ và đau đớn hơn nghịch cảnh trớ trêu này:

Gầu Hmông làm dâu đường xa tít mù Thế mà chú rể gầu Hmông

Lại đi gọi luôn người yêu xưa của gầu Hmông Để làm người giúp gánh đồ...[103]

Đau đớn thế, vậy mà đôi lứa yêu nhau không thể làm gì hơn, cả một điều nhỏ nhất để an ủi người mình yêu: Người yêu xưa/ Không dám chìa tay/Lau giúp gầu


Hmông giọt nước mắt. Đường làm dâu thay vì rộng mở, hạnh phúc, lại là con đường "ống đũa, ống tre" chật hẹp, tù túng như một sự giam cầm và đầy đoạ:

Đường làm dâu con đường như ống đũa Đường làm dâu đường nước mắt giàn giụa Đường làm dâu con đường như ống tre Đường làm dâu con đường rơi nước mắt [104]

Hệ luỵ của những tập tục và gánh nặng cuộc sống đè nặng lên đôi vai người con dâu Hmông. Thơ ca dân gian Hmông chan hoà những giọt nước mắt thống thiết của người con gái Hmông bị ép duyên, bị gả bán, bị phân biệt đối xử như những người hầu, như đứa ở:

Nàng len lén tới gần chuồng gà

Mẹ chồng nghiệt, quắc mắc đen ngòm nhìn gườm gườm Nàng rón rén bước tới phía sân

Mẹ chồng ác, lừ mắt đen ngòm nhìn quằm quặm Nàng sợ run, len lét nép vào trong nhà

Nàng vội vớ cái mẹt sẩy thóc nuôi gà Mẹ chồng lại đay:

-"Con này lóng ngóng!"

Nàng vội vớ cái sàng sàng cám cho lợn Mẹ chồng vẫn nghiến:

-"Con này vụng tay!"...[122]

Truyện thơ Hmông bộc bạch nỗi khổ của những con người có số phận éo le: Những người mồ côi phải sống cuộc đời cực khổ từ nhỏ (Truyện Giàng Giao Câu- Pạ Nhia); những người vợ cả bị chồng ruồng rẫy, phụ bạc (Cuộc đời của Chứ Dạ Lia, Chế Phệnh, Tú Tủa và Gầu Dụ, Nụ Do và Gầu Nú...); những đôi trai gái yêu nhau không lấy được nhau do cô gái bị ép gả cho người khác, hoặc do một người phụ tình (Gầu Li- Nụ Dia, Chàng Vàng Cha...). Cảnh những cô bé bị ép gả rồi bị gia đình chồng hành hạ, do chưa đủ lớn khôn để thông thạo việc nhà. Có thể nói, đây là bức tranh phản ánh hiện thực của người Hmông xưa. Qua đây, người Hmông muốn tỏ thái độ ngợi ca, khuyến khích những người chăm chỉ, thật thà, nhân hậu, chung thuỷ, biết cùng nhau chăm lo hạnh phúc gia đình, đồng thời phê phán những kẻ


nghiện ngập, lười nhác, chỉ biết ăn chơi, hưởng thụ; những kẻ bạc tình bạc nghĩa; khuyến khích người ta làm việc thiện, tránh xa cái xấu, cái ác...Đồng bào Hmông hát Luk tẩu chứ không kể luk tẩu. Luk tẩu của người Hmông có cốt truyện, có nhân vật với lời diễn xướng riêng, mang âm điệu buồn, khi hát lên dễ đi vào lòng người, khiến ngưới ta thấm ngấm với những đạo, những đời trong đó.

Cuộc sống du canh du cư của người Hmông luôn thường trực nỗi lo toan như những thử thách lớn lao, khắc nghiệt nhất của số phận. Du canh du cư tưởng trốn được cái nghèo nhưng rốt cuộc Người trốn đất Mèo cũng khổ/ Người ở đất Mèo thêm nghèo. Không phải họ không nhận ra một hệ quả tất yếu Giàu di cư thì nghèo/ nghèo di cư thì chết (tục ngữ Hmông), nhưng sự bần cùng vẫn luôn dẫn dắt người Hmông lựa chọn cuộc sống di cư như một con đường định mệnh.

Bước sang thời kì hiện đại, thơ ca Hmông có sự thay đổi và mở rộng về đề tài, gắn liền với việc mở rộng phạm vi hiện thực phản ánh. Đời sống cộng đồng với không khí tươi vui, lạc quan được tập trung ca ngợi. Con người không còn là những cảnh đời, những thân phận cùng khổ, mà xuất hiện với tư thế của người làm chủ. Con người cá nhân được giải phóng, ý thức cá nhân được coi trọng, được đề cao.

Sống giữa một thiên nhiên vừa hùng vĩ hoang sơ, vừa thơ mộng trữ tình, con người dân tộc Hmông mang những đặc trưng riêng cả về diện mạo, tâm hồn và tính cách, dễ nhận ra và khó có thể trộn lẫn với bất cứ một dân tộc nào khác. Thơ ca dân tộc Hmông thời kỳ hiện đại đã phần nào khắc hoạ được những hình ảnh con người Mông đầy cá tính và bản lĩnh. Đó là những con người vừa chân thật, chất phác đến thơ ngây, vừa mạnh mẽ phóng túng đến ngang tàng; khéo léo đến độ tài hoa; vừa chan hoà giữa thiên nhiên vừa nổi bật giữa thiên nhiên như những nghệ sĩ của núi rừng.

Chân thật, chất phác là đặc điểm dễ nhận thấy ở người miền núi nói chung và người dân tộc Hmông nói riêng. Những người Hmông dù mang họ Mã, họ Thào, họ Sùng hay họ Giàng đều có thể đối xử với nhau một cách chân thành, đều là “người Mông ta”(pêz HMôngz) như câu nói cửa miệng hàng ngày, hay cách nói hình ảnh mà rất đỗi thân thương: “Ta cùng một giống lanh với nhau”. Có thể khẳng định một điều, trong tâm thức người Hmông, không có một niềm tin nào lớn hơn niềm tin vào những người cùng dòng tộc. Giao tiếp với các dân tộc khác, người Hmông có thể ít lời nhưng khi đã quây quần giữa những người Hmông với nhau, bên chén rượu ngô ngất


ngây men đất men rừng thì ít ai có thể cởi mở, nồng nhiệt bằng họ. Chân thật đến hồn nhiên là đặc tính của người Hmông. Những người con của núi cao “hồn nhiên như chim khướu chim ri” (Mã A Lềnh) thách thức những khó khăn, thách thức cả những buồn khổ lo toan trong cuộc sống. Bản tính của người Hmông chất phác đến ngây thơ, luôn “sống hiền hậu như con gà nhà”, “sống hiền lành như con chim núi”(Hùng Đình Quí). Hồn nhiên giữa cao nguyên đá, những mái nhà, những xóm làng, những con người dân tộc Hmông chụm vào nhau mà “sống tưng bừng như một tổ ong mật”, “sống ầm vang như một tổ ong khoái”. Hình dáng, trang phục của người Hmông là sự tự biểu hiện nét chân thực hồn nhiên, dường như chưa có sự pha trộn của cuộc sống hiện đại. Hình ảnh những cô gái Hmông với đôi gò má ửng hồng, với ánh mắt tinh anh và cái nhìn vừa rụt rè, vừa táo bạo; với bắp chân to khoẻ và dáng đi uyển chuyển, mềm mại trong chiếc váy Hmông rực rỡ, trông tựa như những bông hoa di động trên các đỉnh non cao. Cô gái Hmông trắng đẹp trắng xinh như hoa mạch hoa lan nở lưng rừng (Hùng Đình Quí) với những khát khao mơ ước thầm kín và mãnh liệt: … đã từng thao thức/ vẽ vào gấu váy của mình/ Và thêu ngọn gió hoang thổi vào mơ ước, dẫu cho đầu ngón tay em kim nhọn đâm nát biết bao lần (Mã A Lềnh). Hình ảnh những chàng trai Hmông mắt sáng, mày sắc, mạnh mẽ và tài hoa, cốt cách như dao chém đá, ý chí như những ngọn núi cao. Khi yêu, yêu đến nồng nàn đam mê với trái tim chân thành và một sự chung thuỷ hiếm thấy. Sau tiếng khèn khắc khoải chờ đợi bạn tình, sau những phút giây đắm say tình tự đến thâu đêm, chàng trai Mông…lê bước về nhà/ Mà hồn như còn ngủ ở thắt lưng em (Dân ca Hmông). Người Hmông chân thật, chất phác nhưng cũng thẳng thắn bộc bạch lòng mình bằng tình yêu mạnh mẽ đến tan chảy, đến “chín rụng còi lòng”:

Nếu ta là bông tuyết trắng

Ta xin tan dưới bàn chân nàng Là chàng trai rừng núi

Ta xin tan trên thân thể nàng [65]

Con người dân tộc Hmông không chỉ chân thật, chất phác đến hồn nhiên mà còn mạnh mẽ đến quyết liệt. Mạnh mẽ từ bước đi chắc nịch với “đôi chân trần đạp trên đá sắc. Mạnh mẽ trong lao động sản xuất để làm ra từng bắp ngô, hạt thóc nơi đỉnh núi cao nguyên khắc nghiệt: Muốn bật đất lên trời để mà Be bờ ruộng


bậc thang mỗi năm một vụ (Mã Én Hằng). Không khuất phục là bản lĩnh của người Hmông đã được kiểm chứng từ trong lịch sử bằng các cuộc khởi nghĩa chống lại sự áp bức, đô hộ của người Hán, người Mãn. Ý chí mạnh mẽ cũng chính là một thứ vũ khí được tôi luyện từ bản năng sinh tồn của người Hmông trước sự đe dọa của thú dữ và thiên nhiên. Cuộc sống du canh, du cư trước đây đã hun đúc cho người Hmông những phẩm chất và ý chí, dám đương đầu với những khó khăn, khốc liệt nhất, can hệ đến cả sinh mạng của cá nhân và dòng tộc. Không có bản lĩnh mạnh mẽ thì không thể có được triết lý vừa giản dị vừa sâu sắc như thế này: Chỉ có con cóc mới đi không hết đường/ trở về chết dưới bàn chân vợ (Hùng Đình Quí). Quan niệm về lẽ sống chết ở đời của các anh hùng hào kiệt xưa nay như "chết vinh còn hơn sống nhục" hay "ngọc nát còn hơn giữ ngói lành", xem ra cũng không phải là xa lạ với người Hmông, bởi họ có quan niệm về sống chết rò ràng, như một chân lý: Có chết/ chết trên lưỡi sắc/ chớ chết sau sống dao (Hùng Đình Quí). Chính vì vậy mà người Hmông luôn thường trực một tư thế hiên ngang, ngẩng đầu mà sống, mà thách thức với cuộc đời, thể hiện rò ràng, dứt khoát một phong cách mạnh mẽ đến ngang tàng: nghênh ngang, xù xì như hòn đá tảng giữa ngàn lau (Mã A Lềnh).

Người Hmông không chỉ "sống hiền lành như con chim núi" cũng không phải chỉ là những "thợ rừng" lành nghề. Ở người Hmông còn tiềm ẩn và thường trực một tâm hồn nghệ sĩ rất mực tài hoa. Không phải ngẫu nhiên mà dân tộc Hmông lại sở hữu những điệu khèn, những tiếng kèn lá, đàn môi hết sức độc đáo và đặc sắc. Con người dân tộc Hmông không chỉ cần mẫn siêng năng mà còn rất khéo léo. Bàn tay người đàn ông Hmông chai sạn thô ráp, khai phá ruộng nương, săn bắn chim muông thú dữ. Đôi bàn tay rèn ra khẩu súng, con dao, cũng là đôi bàn tay tạo nên những chiếc khèn Hmông và sử dụng tài tình, mở ra những thanh âm ngọt ngào tình tứ. Những chiếc lá trên cây đâu có vô tri, đâu phải vô tình, qua bàn tay của chàng trai, cô gái Hmông là có thể "đặt lên môi thành tình tứ thành lời":

Nhớ buổi tiễn chân ta qua đồi Em ngắt lá thổi bài kèn réo rắt

(Dân ca Mông)

Xem tất cả 186 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí